NGÀY TÀN NGỤY CHÚA

Chương 24

Docsach24.com

ư dinh nhà họ Ngô Đình, nơi mà “Lãnh chúa Trung phần”, Ngô Đình Cẩn sống một mình với bà mẹ già nua ở bên kia bờ sông Hương, cách Kinh thành khoảng một dặm đường đã được xây dựng từ nửa cuối của Thế kỷ 19. Nhìn bề ngoài, ngôi biệt thự này mang dáng vẻ giản dị một cách giả tạo với hai tầng lầu và chiều ngang khoảng 15 m nhưng không có vườn. Vậy nhưng nó rất rộng với hai dãy phòng liên tiếp kế bên nhau theo một hành lang tối lờ mờ ở giữa.

Khi họ cho xe tiến từ từ vào thẳng ngôi nhà, D. Marnin đã nghĩ rằng ngưòi đang đứng đợi để chào đón họ ở trên đầu cầu thang là một người giúp việc. Nhưng ông Bửu nói vói họ rằng đó chính là ông Ngô Đình Cẩn. Họ ra khỏi xe và trèo lên mấy bậc thang. Quanh đó không có bóng dáng một người cận vệ nào nhưng ai cũng hiểu là họ đang lẩn khuất ở đâu đó rất gần chỗ này. Cứ nhờ vào danh tiếng của ông Cẩn, D. Marnin nghĩ rằng ông ta phải là một mẫu người thật nham hiểm và độc ác giống như một nhân vật Fu Manchu [15] của Việt Nam vậy. Nhưng trong tất cả mấy anh em nhà Ngô Đình thì ông Cẩn có vẻ là ngưòi khiêm tốn và ăn nói nhỏ nhẹ nhất. Ông ta cũng là người khổ hạnh nhất - rất nổi tiếng với thói quen ngủ trên nền nhà mà không cần đến đệm; hay gối đầu lên một chiếc gối bằng sứ, chỉ xuất hiện trước tất cả các quan khách hay công chúng vói một kiểu quần áo truyển thống cho các quan lại thời phong kiến Việt Nam. Các món ăn hảo hạng cũng không phải là thứ khiến ông ta quan tâm nhiều lắm. Không giống như những người anh em khác của mình, ông ta gầy gò như một xác chết vói dáng đi cúi gập về phía trước. Với thân hình khá cao so vói khổ người Việt Nam, khoảng hơn 1,7m, ông ta ăn mặc trông gần giống vói một anh chàng phu khuân vác đi đôi dép xăng đan có quai làm bằng dây da; quần Tây màu đen, áo khoác cũng màu đen có cổ áo giống như áo của các quan lại phong kiến. Ông ta không dùng đồng hồ đeo tay. Giống như tất cả các anh mình, ông ta cũng là một ngưòi nghiện thuốc rất nặng và có thói quen dùng chiếc bật lửa Zippo để châm hết điếu Salem này đến điếu Salem khác. Ông ta chỉ ngừng hút thuốc mỗi khi có một cơn ho luôn bất chợt kéo đến.

Ông Cẩn chào hai người bằng một nụ cười nhạt nhẽo, bí hiểm; bắt tay họ rất trang trọng và nhìn thẳng vào mắt mỗi người như muốn đo hết các dự định của họ vậy. Ngay sau đấy, ông ta quay lưng lại phía họ và bật ho rũ rượi cho tới gần một phút sau mới dứt. Khi đã bình thường trở lại, ông ta bước xuống mấy bậc hành lang, vịn tay vào hàng rào bằng gỗ khạc một tiếng thật lớn rồi nhổ toẹt vào mấy bụi cây ở phía bên kia. Làm như thể không hề có điều gì bất thường xảy ra, ông ta thong thả quay lại và nói chuyện với ông Bửu bằng tiếng Việt, hỏi ông ấy là ai, ông ấy quê ở đâu, ông ấy đến Huế được bao lâu rồi và cha mẹ ông ấy là ai. Khi ông Bửu đã kể hết về thân thế và gia đình mình, ông Cẩn cũng cho biết là ông ta có mối quan hệ khá mật thiết với hai người chú của ông Bửu và mấy đứa cháu trai của ông ấy, tất cả bọn họ đều có những cửa hàng tạp phẩm rất lớn ở Đà Nẵng. Tới khi đó ông Cẩn mói ra hiệu mời họ đi vào trong nhà.

Họ được dẫn vào căn phòng thứ ba nằm bên phải của lối đi tối lờ mờ dài gần 20m và được mời ngồi xuống những chiếc ghế bành bọc nhung màu xanh nước biển lộng lẫy. Căn phòng được bài trí hết sức sơ sài, giống như ngôi nhà, nó dài sâu vào bên trong và hẹp về bề ngang. Nó như có mùi ẩm mốc vì không được sử dụng mấy khi. Trên tường treo mấy bức tranh cuốn vải của Trung Quốc vẽ hình những con chim, con khỉ và những bông hoa. Căn phòng chỉ có hai cửa sổ nhưng cả hai đều được khép lại một cánh. Vì nó hơi tối nên D. Marnin phải mất một lúc mói nhận ra rằng có một ngưòi khác mặc bộ quần áo theo kiểu các thương gia người phương Tây đang đứng ở góc xa nhất trong gian phòng. Ông Cẩn ra hiệu cho người đàn ông bước lại gần và giới thiệu ông ta là bác sỹ Phát, một nhà nghiên cứu bệnh học thuộc Bệnh viện Trung phần. Ông ta nói bằng tiếng Việt để cho ông Bửu dịch.

- Bác sĩ Phát đã được đào tạo ở Paris từ trước chiến tranh - ông Cẩn nói và ông Bửu dịch nguyên những gì ông ta nói sang tiếng Anh - ông ấy là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh học và giám định pháp y.

Ông Cẩn yều cầu ông Bửu dịch sang tiếng Pháp nếu như có thể. Còn nếu không ông Phát sẽ làm giúp họ. Ông ta cũng giải thích rằng mặc dù ông ta không thể nói được tiếng Pháp nhưng ông ta có thể hiểu được nó và điều đó sẽ tiết kiệm được thời gian cho tất cả mọi người và nếu mấy vị khách người Mỹ không phản đối thì buổi nói chuyện có thể được thực hiện bằng cách dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại.

- Cả tôi và anh D. Marnin đây đều rất thạo tiếng Pháp - Freddie nói. Anh ta cũng thêm vào là cả hai người đều rất vui mừng có được cơ hội tiếp kiến với ông Cẩn và rằng anh ta cũng đã rất muốn có cơ hội gặp một nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng nhất trong khu vực kể từ khi tới nhậm chức ở Huế, nhưng anh ta cũng đành cáo lỗi vì chưa có dịp thích hợp để làm điều đó.

- Đấy đúng là một thảm kịch đấy - ông Cẩn nói - nó là điều tồi tệ nhất xảy đến với tôi trong suốt 50 năm tôi sống tại thành phố này.

- Những sự việc ấy thật sự là cú sốc kinh hoàng - Freddie ung hộ thêm.

- Phải chứng kiến những sự kiện đẫm máu ấy quả là một thử thách rất lớn cho bất cứ một ai, thậm chí với cả một người nước ngoài.

Nói rồi, ông ta chỉ tay về phía Marnin. Rõ ràng là ông ta cũng đã biết rằng D. Marnin đã từng có mặt ở quảng trường đêm hôm đó.

- Nhưng với các ông - ông ta nói tiếp - nó rất là trừu tượng. Với tôi... tôi cũng cảm thấy đau đớn cho cha mẹ những đứa trẻ đó. Bởi vì tôi biết họ là những ai, họ làm việc ở đâu và cả cha mẹ của họ nữa...

- Đấy đúng là một trấn động khủng khiếp - Freddie nhắc lại.

- Nếu tôi có nói với các ngài rằng cuộc đời tôi sẽ không phải gặp một lần như vậy nữa thì các anh sẽ chẳng nghi ngờ gì mà nghĩ rằng tôi có ý ngả theo cái thảm kịch ấy - ông Cẩn trả lời - nhưng các ông nhầm hết rồi.

- Tôi cũng rất hiểu nỗi khó khăn của ngài. - Freddie nói - như ngài cũng biết, tồi có trách nhiệm phải báo cáo chuyện gì đã xảy ra ở đây cho Chính phủ tôi ở Washington. Ngay chính Tổng thống Kennedy cũng muốn được báo cáo cụ thể nhất về cái thảm kịch này. Vậy nhưng vẫn còn nhiều điều mà chúng tôi chưa rõ ràng lắm. Và cũng bởi vì ngài là người biết rõ nhất những gì đang diễn ra ở đây, tôi rất hy vọng là ngài có thể giúp tôi biết một cách càng chính xác càng tốt. Theo ngài thì điều gì đã xảy ra? Ngài sẽ cáo buộc ai chịu trách nhiệm trước việc này? Tướng Nghiêm và Đại tá Nghĩa đều cho rằng Việt Cộng phải chịu trách nhiệm. Nhưng hình như chẳng ai trông thấy một tay Cộng sản nào ở gần quảng trường hết.

- Tôi đã mời hai anh đến đây bởi vì tôi có một bức thông điệp khẩn, tuyệt mật muốn gởi tới ngài Đại sứ Corning.

- Ngài có thể tin tưởng hoàn toàn vào phía chúng tôi, thưa ngài.

Ông Cẩn đưa mắt nhìn ông Bửu một cách thăm dò

- Có thể tốt hơn là ông Bửu đây nên đợi chúng tôi ở ngoài xe được không? - Freddie nói.

Ngô Đình Cẩn quay sang ông Bửu nói bằng tiếng Việt. Ông Bửu cúi đầu chào và lặng lẽ rời khỏi gian phòng.

- Các anh sẽ thấy là ông Phát đây cũng là một nhà phiên dịch rất giỏi đấy - ông Cẩn nói - anh ấy sẽ nói lần lượt bằng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt cho tất cả chúng ta. Các anh hỏi là cái gì đã xảy ra. Các anh hỏi là buộc tội ai ư? Đầu tiên tôi sẽ buộc tội mấy ông anh tôi trước. Lỗi của ông Diệm là đã không quyết đoán để cho anh Thục và anh Nhu chơi một trò không thích hợp với đất An Nam chút nào. Ông ấy đã rất ngu khi không chịu thừa nhận sự khác nhau giữa người An Nam chúng tôi, giữa những người ủng hộ Bắc Kỳ và những người ủng hộ Nam Kỳ. Những ngưòi ủng hộ Bắc Kỳ phần đông là những người nông dân, những người chiến binh, những tầng lớp nghèo hèn trong xã hội. Những người ủng hộ Nam Kỳ là những ngưòi lái buôn, những ngưòi giàu có, những người trước đó đang nắm quyền lực trong xã hội. Họ rất dễ bị mua chuộc và bị thay đổi nếu có tiền dụ dỗ họ. Nhưng những người An Nam thì rất tinh tế, nhạy cảm và luôn tự hào là biết cách sử dụng tất cả những vấn đề giữa cái đúng và cái sai.

Chính anh Thục đã là người gây ra sự đối đầu của những người theo đạo Phật tại đây chứ trước kia làm gì có chuyện đó. Ông ấy đã thuyết phục Tổng thổng cho những người theo đạo Thiên Chúa có được nhiều đặc ân hơn trong khi quy hoạch lại ruộng đất cũng như phân phối hàng viện trợ, ưu đãi thương mại, giấy phép xuất nhập khẩu và cả trong tuyển dụng công chức cho Chính phủ. Chính ông Thục đã là người làm rấy lên cái sự cố treo cờ này chứ ai. Sự khác nhau giữa nhóm tôn giáo này hay nhóm tôn giáo kia được treo cờ trong ngày lễ hội của họ thì gây ra những cái gì? Và điều đó thì tổn hại đến đâu?

Ngô Đình Cẩn dùng lại châm một điếu thuốc khác rồi nói tiếp:

- Tất cả các cuộc cách mạng đã từng xảy ra ở đất nước này đều đã bắt nguồn từ đây, từ chính cái mảnh đất mà các ông đang ngồi đày này. Khi tôi mới bắt đầu có quyền kiểm soát nơi này năm 1954, cả cái vùng rộng lớn này đều có nguy cơ bị thổi tung bất cứ lúc nào. Bảy năm tiếp theo đó, tôi đã cố gắng xoa dịu sự bất đồng. Năm 1961, tình hình ở đây vẫn còn yên ả hơn hẳn những gì mà nó đã xảy ra trong cả thế kỷ trước đó. Mọi thứ vẫn được kiểm soát.

Và rồi, bỗng đâu Vatican quyết định bổ nhiệm ông Thục tới đây với tư cách là Tổng giám mục. Lúc đó Tổng thống Diệm đã hỏi tôi rằng tôi nghĩ thế nào thì tôi trả lời ràng điều đó là niềm hạnh phúc đối với cả gia đình nhưng lậi là nỗi buồn cho thành phố Huế. Bởi vì ông Thục chẳng bao giờ biết rằng mọi thứ đang được giữ ở thế cân bằng. Điều này không phải là vì bệnh nhân đã khỏe trở lại mà còn vì cơn sốt cũng đã qua rồi. Bệnh ung thư chỉ có thể được kiểm soát thông qua việc nắm được các lưu chất. Phá hỏng sự cân bằng đó sẽ khiến bệnh nhân chết ngay tức khắc. Và tối hôm qua mọi thứ đã bị phá vỡ thật sự rồi. Mà chẳng vì một lý do gì mới đáng buồn chứ. Kết quả là chúng tôi đã bị mất hết uy tín trong khu vực này.

- Vậy là ông chủ yếu cáo buộc thảm kịch này cho ngài Tổng giám mục. - Freddie hỏi tiếp.

- Nếu chỉ có mỗi ông Thục thôi thì mọi việc đã có thể dễ giải quyết rồi. Mà nó còn có cả phần của ông Nhu ở trong ấy nữa. Anh ấy đã rời mảnh đất này để sang du học ở Pháp từ khi anh ấy còn rất trẻ và cũng chẳng bao giờ quay lại sống ở đây từ lúc đó cho tới nay. Đó cũng chính là anh ấy đã liên tục khuyến khích ông Thục khuấy hết mọi thứ lên. Cũng chính là anh ấy muốn sử dụng Đảng Cần Lao như là một thứ công cụ kiểm soát và theo dõi tất cả các lực lượng khác, trong đó có cả bản thân tôi nữa và coi họ đều như một trở ngại để anh ấy thâu tóm được quyền lực lớn hơn. Phục hồi họ và làm cho Đảng Cần Lao lớn mạnh hơn thì cũng là lúc mà ta đang phục hồi lại Đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc dân Đảng và chính điều đó đang đẩy chúng tôi đến chỗ rắc rối như hồi năm 1955 và 1956. Ta sẽ khiến cho các tổ chức Đảng Cần Lao trở nên giống như những củ cải - người của Đảng Cần Lao sẽ có màu đỏ thì ở bên ngoài còn người của Đảng Đại Việt và VNQDĐ thì màu trắng và ở phía trong.

- Nói vậy nghe có vẻ hay lắm đấy - Freddie trả lời -vậy ông định giải thích về những sự kiện ngày hôm qua theo cách nào?

- Tất cả hành động bạo lực ấy đểu có nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp - ông Cẩn giải thích - nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất chính là sự thối nát và nhão nhoét trong xã hội Châu u. Còn nguyên nhân trực tiếp chính là vụ ám sát Hoàng tử nước Áo ở Sarajevo. Chúng ta đã biết được những nguyên nhân sâu xa của cái gì đã xảy ra buổi tối hôm qua, nhưng những nguyên nhân trực tiếp vẫn còn là điều bí ẩn. Dưới ao vẫn còn đầy bùn nên chúng ta chưa thể nhìn thấy đáy của nó.

- Vậy ông không tin là Việt Cộng phải chịu trách nhiệm chứ? - Freddie hỏi - Cả tướng Nghiêm và Đại tá Nghĩa đều đổ lỗi cho những người Cộng Sản.

- Bất cứ ai cũng có thể là người gây ra - Ngô Đình Cẩn nói tiếp

- Vậy ngài nghĩ thế nào? - Freddie hỏi luôn - Ngài có nghĩ rằng Việt Cộng phải chịu trách nhiệm không?

- Tôi không biết. Tôi không chắc chắn lắm. Chính vì thế tôi mời bác sĩ Phát đến đây. Người ấy là một chuyên gia rất giỏi trong lĩnh vực pháp y.

- Để cho rõ ràng hơn, tôi hy vọng các ngài nên biết qua đôi chút về chuyên môn của tôi - ông Phát nói bằng tiếng Pháp một cách rất lịch sự - trong Đại chiến thế giới lần thứ II tôi đã từng là một bác sĩ chiến trường trong Lực lượng Quân đội Pháp tự do ở khu vực Bắc Phi và tôi làm việc trong một quân y viện ở đó. Chính vì vậy, tất cả các loại vết thương do đạn súng, do thuốc nổ, do mìn, do mảnh bom, mảnh đạn trên thịt hay trên xương người đều quá quen thuộc đối với tôi. Đêm hôm qua tôi đã được giao nhiệm vụ cùng tổ pháp y tiến hành khám nghiệm tử thi của 6 đứa trẻ và 2 người lớn bị giết ngay trước đài phát thanh. Bằng tất cả kinh nghiệm của mình, tôi thừa nhận là tôi chưa bao giờ được chứng kiến những vết thương như vậy. Áp lực của hai vụ nổ khủng khiếp đã xé nát gần như toàn thể cơ thể họ.

- Nếu tôi hiểu đúng - Freddien ngắt lời ông ta - ông đang muốn nói là qua kinh nghiệm của ông thì quân của ông Đặng Sĩ không thể gây ra những vết thương và cái chết như vậy.

- Chính xác là như thế.

- Vậy từ đó ông có kết luận nào không, thưa bác sĩ?

- Đây nhất định là một loại chất nổ mới và là loại chất dẻo có sức công phá lớn hơn rất nhiều so với những loại mà tôi từng biết trước đó.

- Vậy nó có thể là loại chất nổ mà bọn Việt Cộng sử dụng, - Freddie nói.

- Hoặc là người Mỹ cũng nên - ông Cẩn thêm vào.

- Người Mỹ là thế nào?

- Đúng vậy đấy. Có một sỹ quan quân đội Mỹ, một ông Đại úy Scott nào đó đã lảng vảng quanh khu quảng trường vào lúc sẩm tối để quan sát cuộc biểu tình. Mọi người đều nghĩ rằng việc anh ta có mặt ở đó đúng là rất lạ.

- Thế thì lạ thật đấy - Freddie sửng sốt - nó ngớ ngẩn ở chỗ tại sao người Mỹ lại muốn đánh bom vào một nhóm người Việt theo đạo Phật để làm gì cơ chứ?

- Có rất nhiều người Mỹ muốn chống lại anh Diệm của tôi. Cuộc đảo chính tháng 11 năm 1960 cũng chẳng có người Mỹ đứng hậu thuẫn đằng sau là gì. Khi nó xảy ra, Đại sứ Mỹ lúc bấy giờ là ông Durbrow đã chẳng tuyên bố rằng ông ta đang áp dụng chính sách trung lập đó sao. Tại sao người ta lại giữ vai trò trung lập trước một cuộc đảo chính chống lại một đổng minh của mình? Có rất nhiều người Mỹ muốn khuấy động tinh thần của lực lượng đối lập với ông Diệm, những người muốn tàn sát cả gia đình chúng tôi.

- Nhưng chắc chắn là có nhiều người Việt Nam có khả năng làm việc đó hơn người Mỹ - Freddie cãi lại.

- Đúng vậy, nhưng những người Việt Nam ấy không thể có khả năng xử lý một loại chất nổ quá phức tạp và quá mới đến như vậy.

Vì vậy tôi vẫn phải gặp các anh ngày hôm nay để qua các anh gửi hai bức thông điệp khẩn tới thẳng ngài Đại sứ Corning. Không một người Việt Nam nào có thể hiều được nó rõ hơn bác sĩ Phát. Trước hết, hãy tìm hiểu về Đại úy Scott...

- Được chúng tôi sẽ làm việc đó, tôi bảo đảm với ngài là như vậy.

- Thứ hai là, tình hình này sẽ còn trầm trọng hơn nhiều. Nếu như xử lý nó không tốt, tất cả những gì mà người Mỹ các ông đã dồn vào đất nước này và tất cả những gì mà Chính phủ đã làm được sẽ bị hủy hoại hoàn toàn. Cách duy nhất để giải quyết điều này là xoa dịu những người dân bằng cách đáp ứng tất cả các đòi hỏi của họ cho dù điều đó có công bằng hay không công bằng. Ông Thục anh tôi mù tịt trước mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo. Ông Nhu và vợ anh ấy vẫn tin rằng cho dù bất cứ cái gì xảy ra thì Tổng thống vẫn phải sử dụng những biện pháp mạnh nhất. Họ sẽ thuyết phục anh Diệm không thừa nhận một cái gì hết và không bao giờ thoái lui để sử dụng lực lượng quân sự nếu thấy cần phải đưa cánh Phật giáo vào khuôn khổ. Những chính sách đó sẽ dẫn đến những thảm họa không thể lường hết được. Trong những vấn đề như thế này, không người Việt Nam nào có thể thuyết phục được anh Diệm rằng anh Thục và anh Nhu đều sai hết. Tôi sẽ cố gắng nhưng chắc chắn tôi sẽ không thành công đâu. Tổng thống sẽ chỉ nghe lời một người ngoài duy nhất, Đại sứ Corning. Nếu Đại sứ Corning không thuyết phục nổi anh ấy, tất cả chúng tôi sẽ bị tiêu diệt, tiêu diệt. Đó là thông điệp của tôi.

[15] Fu Manchu: nhân vật nổi tiếng xấu xa, độc ác trong một loạt các tác phẩm rất ăn khách hồi đầu thế kỷ 20 của nhà văn Sax Rohmer.