Không lâu sau bữa tiệc ở Hồng Môn, Lưu Bang được Sở Hoài Vương phong là Hán Vương. Để tránh sự đối chọi ác liệt với Hạng Vũ và cũng là để làm tê liệt quân địch, lúc quân Hán tiến vào vùng đất được phong là Ba Thục, đã đốt hết sạn đạo theo sự sắp đặt của Trương Lương. Sạn đạo là con đường dựa vào vách núi cao và được làm bằng cọc gỗ lót ván. Đi vào Thục còn khó hơn lên trời. Thời xưa giao thông không thuận tiện, muốn ra vào Ba Thục đều phải đi trên những sạn đạo hiểm trở. Nay sạn đạo đã bị đốt, người đời cho rằng quân Hán tiến vào Thục giống như một đi không trở lại. Đây vừa là kế hoãn binh vừa là kế nghi binh.
Nay theo kế hoạch chiến lược trong "Hán trung đối" của Hàn Tín, đầu tiên phải chiếm được Quan Trung, sau đó mới nghĩ đến việc giành thiên hạ. Muốn tiến quân về phía đông thì trước tiên phải xây lại sạn đạo. Thế là Hàn Tín sai một số người ngựa giả vờ đi xây sạn đạo. Chương Hàm lập tức biết được tin này nhưng trong lòng không hề lo lắng: "Sạn đạo rất dài, không biết phải xây đến ngày tháng năm nào đây? Bọn họ cứ từ từ mà làm!". Ai ngờ sạn đạo chưa xây được bao nhiêu, quân Hán đã vào đến Trần Thương. Sự thất kinh của Chương Hàm khiến mọi người kinh hoàng khiếp sợ. Thế là, ông ta vội vàng dẫn quân đi chống cự, chuẩn bị quyết chiến với quân Hán. Chương Hàm trong lòng hiểu rất rõ quân Hán sẽ đánh vào địa bàn của ông ta trước.
Phàn Khoái, Quán Anh đem quân tiến công theo hai đường trước sau, Chương Hàm thấy đánh không lại liền rút quân vào trong thành, định dựa vào thành trì để cố thủ. Quân Hán bắc thang mây đánh thành, thế tiến công như vũ bão. Chương Hàm không có cách nào đành phải rút về Phế Khâu, một điểm nhỏ hơn, làm nơi kháng cự cuối cùng.
Đích thân đại tướng Hàn Tín đến Phế Khâu xem xét địa hình. ông nghĩ ra một kế. Lúc này, cha con Chương Hàm đã vô cùng hoảng loạn, lúc nào họ cũng cảnh giác địch tấn công. Ai biết rằng đến đêm, dân trong cứ điểm náo loạn không yên. Cha con Chương Hàm ra xem chỉ thấy nước không biết từ đâu dâng lên càng ngày càng cao, xem ra sắp dâng cao đến mấy thước. Thế nước ngày càng mạnh như tiếng vó gầm thét của muôn ngựa, không thể ngăn nổi.
Cha con Chương Hàm biết không thể giữ nổi Phế Khâu đành dẫn tàn quân chạy đến rừng đào ở gần đó. Thế nước kia dường như chỉ đối chọi với riêng họ. Họ vừa trốn đi nước lập tức rút xuống. Chương Hàm lúc này mới biết có người cố ý dùng thế nước để đánh thành. Xem chừng không còn đường thoát nên Chương Hàm rút kiếm tự vẫn, con trai ông ta là Chương Bình bó tay chịu trói. Đổng ế, Tư Mã Hân là hai Vương khác của Quan Trung thấy Chương Hàm thất thủ tự biết mình không phải là đối thủ của Lưu Bang cũng lần lượt đầu hàng. Không đến một tháng, toàn bộ Quan Trung đều rơi vào tay Lưu Bang, từ đó hoàn thành mục tiêu chiến lược bước một trong "Hán trung đối" của Hàn Tín.
Sáng xây sạn đạo, tối vào Trần Thương đó là điển cố nổi tiếng thời Hán. Nó thể hiện được một mưu trí tuyệt vời: "Mê hoặc đối phương bằng vẻ bề ngoài, tấn công nhân lúc đối phương không ngờ đến để giành chiến thắng”. Đây là một loại mưu kế đòi hỏi phải có trí tuệ cao mới nghĩ ra được, trừ phi là một trí tuệ giống đại tướng Hàn Tín. Trong thương trường hiện nay mưu kế này cũng có thể vận dụng nhưng phải có khả năng quan sát và khống chế tình hình một cách tài tình.
Nước Đức từng là quốc gia sản xuất bia nổi tiếng thế giới. Bia do họ sản xuất khác với các nước khác. Nó có một hương vị đặc biệt. Có lẽ là do nước quả lê ở bên các bờ sông và hương thơm thuần khiết của cây Hoa bia trên lãnh thổ Đức mà bia do nước Đức sản xuất trở thành một trong những đồ uống ngon nhất thế giới.
Có ông chủ của một công ty Nhật Bản rất quan tâm tới chuyện này. Ông ta hy vọng có thể phát tài nhờ sản xuất bia. Song người Đức không tiết lộ qui trình sản xuất bia, làm sao có thể biết được bí mật này? Vị giám đốc này vắt óc suy nghĩ, cuối cùng nghĩ ra một kế.
Hôm đó, tổng giám đốc nhà máy bia ở Đức đi ra ngoài. Lúc xe của ông ta vừa ra khỏi cổng nhà máy, thì bỗng nhiên xuất hiện một người quần áo rách rưới, từ phía đông đi lại. Lái xe vội vàng dừng xe bước xuống xem. Một chân của người đó đã bị cán gãy. Theo pháp luật của Đức, ô tô cán người bị thương phải bị xử lý. Tổng giám đốc hỏi thăm thì ra đó là một người Nhật đang gặp khó khăn nhưng ông ta lại rất biết điều, nghĩa là chỉ cần chữa trị cho ông ta, ông ta sẽ không nói chuyện này ra. Tổng giám đốc đồng ý. Ông đưa người Nhật đó vào viện chữa trị, tất cả chi phí đều do Tổng giám đốc trả.
Mấy tháng sau, vết thương của người đó đã khỏi nhưng trở thành tàn phế, Tổng giám đốc nói rằng có yêu cầu gì. ông ta nước mắt lưng tròng nói rằng: "Tôi đã là người tàn phế, không có nhà để về, nhưng tôi sẽ không dựa vào chức vị giám đốc của ông để làm khó dễ. Chỉ cần nhà máy không chê tôi là vô tích sự cho tôi cơm ăn là tôi mãn nguyện rồi." Yêu cầu này hoàn toàn không quá đáng nên tổng giám đốc sắp xếp ông ta làm ở phòng thường trực của nhà máy.
Trong nháy mắt đã ba năm trôi qua. Có một hôm vị tổng giám đốc bỗng phát hiện ra, người Nhật đó không biết đã đi đâu. Ba năm sau, Nhật Bản ngừng nhập khẩu bia của nhà máy này. Có chuyện gì vậy. Hóa ra, Nhật Bản đã sản xuất được loại bia này nên không cần nhập khẩu của Đức nữa.
Nhật vốn là một quốc gia nhập khẩu nhiều, chuyện làm ăn này không phải là nhỏ. Vị tổng giám đốc này quyết định đến Nhật Bản xem có khả năng tiếp tục xuất khẩu sang không. Lúc ông ta thăm hỏi các bạn người Nhật và bắt tay giám đốc nhà máy bia Nhật Bản, bất giác giật mình, đứng đối diện với ông chính là người đàn ông Nhật Bản bị ô tô của ông đâm gãy chân, trở thành tàn phế và đã từng làm bảo vệ ba năm ở nhà máy ông.
Màn "khổ nhục kế” này cũng giống với việc Hàn Tín xây sạn đạo cho Chương Hàm xem. Khi Chương Hàm vẫn còn say trong tiếng trống thì Hàn Tín đã tiến quân vào đến Trần Thương. Vở kịch của người đàn ông Nhật Bản kia cũng diễn rất đạt khiến cho vị tổng giám đốc nhà máy bia của Đức không hề biết gì. Lúc vị tổng giám đốc hiểu ra tất cả đều đã muộn, việc buôn bán đã bị Nhật Bản cướp mất.