Sở Hoài Vương là con cờ do chú cháu họ Hạng dựng lên. Sau khi Trần Thắng bị Trạng Giả thuộc hạ của ông ta giết chết, lực lượng phản Tần như rắn mất đầu. Thế là, chú cháu họ Hạng tìm đến con cháu của Sở Hoài Vương trước đây, xem anh ta là lãnh tụ tinh thần của mình, anh ta cũng được xưng là Sở Hoài Vương. Đi cứu nước Triệu lần này, Sở Hoài Vương giao sứ mệnh cho Tống Nghĩa và Hạng Vũ. Tống Nghĩa làm thượng tướng, Hạng Vũ làm thứ tướng.
Ở chỗ của chú cháu họ Hạng, Tống Nghĩa chẳng qua chỉ là một mưu sĩ. Sở Hoài Vương làm sao có thể giao trọng trách làm thượng tướng cho anh ta mà để Hạng Vũ chịu sự chỉ huy của Tống Nghĩa? Trước trận chiến ở Bộc Dương, Tống Nghĩa đã từng tiên đoán rằng quân của Hạng Lương tràn đầy sự kiêu căng tự mãn mà kiêu binh thì ắt bại. Quả nhiên đúng như lời dự đoán không may của Tống Nghĩa, Hạng Lương đã chết trong trận chiến lần đó. Hạng Vũ vì thiêu chết Đại Tứ sau khi tiến vào Quan Trung nên rất không được lòng người. Hơn nữa, Sở Hoài Vương cũng không muốn biến mình thành con rối của họ Hạng liền nhân dịp này tìm cách khống chế Hạng Vũ. Trước tình hình này Hạng Vũ rất tức giận nhưng không biết làm thế nào.
Đội quân sau khi xuất phát đúng giờ, liền dừng lại ở giữa đường một cách khó hiểu. Binh lính ở Cự Lộc đang sốt ruột mong mỏi quân cứu viện nhưng Tống Nghĩa lại cho nghỉ liền ở trên đường 46 ngày, do dự không tiến lên. Hạng Vũ không chịu nổi liền vào trướng xin đi đánh nhưng gặp phải sự chế giễu của Tống Nghĩa. Xem ra mùa đông giá rét sắp đến, mưa tuyết ào ào quân lính vừa rét vừa đói nhưng Tống Nghĩa lại ngồi yên trong trướng, ngày ngày cùng các tướng ăn no ngủ say. Trong binh lính có rất nhiều lời ngầm trách về việc này.
Hạng Vũ nghe được những lời bất mãn của binh sĩ đối với Tống Nghĩa và ngày càng tăng, cảm thấy thời cơ đã chín muồi. Sáng sớm hôm đó, anh ta đi vào trong trướng của Tống Nghĩa. Tống Nghĩa đang rửa mặt súc miệng, chưa kịp phản ứng lại liền bị Hạng Vũ rút kiếm đâm chết. Sau đó anh ta xách thủ cấp ra ngoài trướng thị chúng: "Tống Nghĩa tư thông với Tề, tôi phụng mệnh của Hoài Vương đã chặt đầu anh ta" và còn tự xưng là Giả thượng tướng quân (thay mặt cho thượng tướng), sau đó báo cáo với Hoài Vương. Sở Hoài Vương biết rõ Hạng Vũ cướp đoạt binh quyền, nhưng chẳng biết làm thế nào, đành truyền lệnh phong Hạng Vũ làm thượng tướng quân.
Sau khi có binh quyền không dễ dàng giành được, bước tiếp theo tác chiến chỉ có thể thắng, không thể bại, nếu không làm sao thể hiện được sức mạnh là thượng tướng của Hạng Vũ? Thế là Hạng Vũ nảy lòng lang dạ sói, hạ lệnh dìm thuyền, đập vỡ nồi đốt phòng, chỉ mang theo quân lương dùng cho ba ngày quyết một trận sống còn với quân Tần, không được sống sót trở về. Điển cố "Đập nồi dìm thuyền" chính là bắt nguồn từ đây.
Quân đi vào chỗ chết, không thể sống sót. Đến lúc này, các tướng sĩ đều biết rõ đã không còn đường rút. Mọi người liều mình giết giặc với niềm tin sẽ chết. Trong trận chiến ở Cự Lộc, chủ lực quân Tần do Chương Hàm dẫn đầu đã đại bại. Sự thoái trào về mặt quân sự từ khi Trần Thắng khởi nghĩa đến nay cuối cùng đã xoay chuyển. Lấy đây là cơ hội chuyển biến, một cục diện có lợi trong đó cuộc khởi nghĩa phản Tần thừa thắng truy kích, thế như chẻ tre đã xuất hiện. Nhà Tần bị lật đổ trở thành việc trong ngày một ngày hai.
Giả như Hạng Vũ không giết Tống Nghĩa, không nắm quyền chỉ huy quân sự trong tay thì có thể giành thắng lợi huy hoàng như vậy trong trận chiến ở Cự Lộc không?
Có lúc dồn nén đủ lòng hăng hái, thề làm được điều gì đó để đối thủ nhìn vào. Theo đuổi thương trường với tâm tư tình cảm như vậy, có lẽ quả thực sẽ giành được thành công ngoài dự đoán. Willie là giám đốc điều hành của công ty gang thép quốc tế ở Mỹ. Từ con người anh ta toát lên sự tự tin, lòng dũng cảm và tinh thần tiến thủ của một nhà doanh nghiệp không ai sánh được.
Thời trẻ, cuộc sống của Willie nghèo khổ buồn chán nhưng anh ta rất quyết tâm, thề nhất định phải xây dựng được công ty của riêng mình. Trí tuệ của anh được ông chủ của công ty sắt tây ở Mỹ phát hiện và ông lập tức đưa anh lên làm phó giám đốc công ty. Năm 1901, công ty gang thép của Mỹ sát nhập với công ty sắt tây, Willie trở thành người phụ trách nhà máy gang thép Pittsburgh lớn nhất của công ty. Năm đó anh mới 28 tuổi.
Willie không thích chế độ làm việc theo thời gian truyền thống, anh thực hiện sự quản lý định lượng đối với mỗi người. Phương pháp quản lý không giống với thông lệ này đã làm cho chủ tịch hội đồng quản trị của công ty, ông Morgan không hài lòng. Hai người đã cãi nhau vì chuyện này. Morgan chế giễu anh một cách cay nghiệt: "Xem ra, anh hình như cũng có một chút tài năng nhưng cả đời anh sẽ không thể tạo dựng được một sự nghiệp vĩ đại như tôi".
Willie đáp lại ông ta: "Công ty gang thép này của ông không thể lúc nào cũng là lớn nhất. Nếu một ngày nào đó ông phát hiện ra có một công ty còn lớn hơn công ty của ông thì nó nhất định là do tôi sáng lập" Willie kiên quyết xin từ chức, anh đến một thị trấn nhỏ ở Calyfornia mua lại nhà máy sắt tây quy mô nhỏ và bắt đầu sự nghiệp của mình từ đây. Tuy đây là một thị trấn nhỏ, một nhà máy nhỏ nhưng nó thuộc về anh, là nơi anh thực sự khởi đầu sự nghiệp của bản thân mình.
Mọi người tỏ ra nghi ngờ không hiểu việc Willie chọn thị trấn này, nhà máy nhỏ này. Thực ra, lúc chọn vùng đất nhỏ này, trong đầu anh đã sớm có sự tính toán kỹ càng từ trước. Nơi đây cách xa Pittsburgh, dễ dàng phát triển độc lập, đồng thời nó lại rất gần mỏ than nên có thể hạ thấp tối đa giá thành nhiên liệu; giao thông thuận lợi nên vận chuyển nhiên liệu, hàng hóa cũng rất tiện. Chính sự thiên thời địa lợi này đã thu hút không ít nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn. Willie đặt tên cho công ty mới thành lập là công ty gang thép Quốc tế, từ đó có thể thấy rằng anh đã chiến thắng công ty gang thép của Mỹ.
Willie vận dụng hết những kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật tiên tiến mà anh học được ở công ty lớn, đồng thời mời các chuyên gia có tiếng họp thành tổ nghiên cứu, không ngừng đưa ra kỹ thuật mới, sản phẩm mới. Không lâu sau, công ty của anh đã có thể đứng ngang hàng với công ty lớn.
Cùng với sự tiêu điều của nền kinh tế những năm 30, các ngành nghề đều không khởi sắc, các công ty gang thép đều lấy công ty gang thép của Mỹ làm tiêu chuẩn để giảm lương. Nhưng Willie nói thẳng thắn với nhân viên của mình rằng: "Nếu giảm lương dựa vào tiêu chuẩn của công ty khác thì không đến một năm công ty đó sẽ phải đóng cửa. Tôi muốn biên độ giảm lương của các bạn phải lớn hơn. Tuy cuộc sống của mọi người có vất vả một chút nhưng chúng ta có thể yên tâm làm việc. Tôi mong các bạn hãy tin tưởng, sự phân tích thống kê của tôi chưa bao giờ sai."
Thực tiễn chứng minh Willie nói đúng, có vài công ty giảm lương ít chỉ một năm sau đã phải đóng cửa trong khi đó công ty của Willie lại phục hồi nhanh hơn các công ty khác. Khi tình trạng tiêu điều của nền kinh tế qua đi, anh là người đầu tiên tăng lương cho nhân viên, đạt đến 35%, Tỷ lệ như vậy ngay cả công ty gang thép của Mỹ cũng phải kinh ngạc. Nếu như không phải là công ty của Willie không phải là công ty do anh ta hứa thì Willie có thể làm được những việc này không? Tự tin, khai phá, tiến thủ vẫn luôn cần được bảo đảm bằng quyền lực nhất định. Chỉ khi nào có được quyền sở hữu kinh doanh thì mới có thể nắm quyền chủ động vận mệnh của mình ở trong tay.