Nhìn từ bên ngoài, Triệu Cao lúc này vẫn tận trung với Hồ Hợi. Mọi người nghĩ xem, ông ta nói rằng muốn dâng cho hoàng thượng một con ngựa tốt. Hồ Hợi không biết bị lừa vội nói: "Thừa tướng đã tặng nhất định phải là ngựa tốt". Nhưng khi được dẫn vào thì xuất hiện trước mắt không phải là ngựa mà là một con hươu.
"Thừa tướng nói nhầm rồi! Đây đâu có phải là ngựa. Rõ ràng là hươu mà!" Hồ Hợi vừa cười vừa nói:
"Không! Bệ hạ nhìn kỹ lại xem, đây làm sao có thể là hươu được? Bệ hạ ngay cả con ngựa cũng không nhận ra được sao?" Triệu Cao tỏ vẻ nghiêm túc.
Hồ Hợi bị làm cho mơ hồ rối cả lên. Nhìn quanh hai bên, những vị đại thần trên triều, các quan thái giám trong nội cung ai nấy đều đưa mắt nhìn nhau. Khiếp sợ trước uy thế của Triệu Cao, người nào dám nói đây là hươu. Mọi người đều nói là ngựa một cách "biết điều”.
Triệu Cao đã đạt được mục đích. Từ đó, Hồ Hợi hoàn toàn nghe theo sự chi phối của ông ta. Những lời ông ta nói, Hồ Hợi rất tin tưởng, không nghi ngờ, nói một là một không thể là hai. Song, những ngày cuối cùng của Triệu Cao cũng sắp đến. Lưu Bang lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phản Tần đã áp sát Hàm Cốc Quan, Triệu Cao quả thực không thể giấu tình hình thật nữa, đành phải báo cáo hết với Hồ Hợi. Hồ Hợi thất kinh, vội vàng hạ lệnh điều quân đi chống cự.
Triệu Cao là một cao thủ lại có khí phách, giở trò mưu mô rất lợi hại, nếu muốn điều quân đi chống cự quả thực phải có lệnh của ông ta. Trong lúc hoảng loạn, ông ta nghĩ ra một độc kế: giá họa cho hoàng đế đời thứ hai, giảng hòa với Lưu Bang. Ý đã quyết, ông ta liền tìm đến tâm phúc của mình là con rể Diêm Nhạc.
Diêm Nhạc chỉ huy binh lính bất ngờ tập kích quét sạch quân bảo vệ cung đình với thế nhanh như chớp, tuân theo ý chỉ của Triệu Cao buộc Hồ Hợi phải tự vẫn. Hồ Hợi đến lúc này, mới biết thế lớn đã mất đành phải tự kết liễu.
Triệu Cao làm việc này một mặt là muốn tranh công với Lưu Bang, mặt khác là để khôi phục lại chế độ phân phong trước khi Tần thống nhất. Nhưng, làm nhiều việc bất nghĩa ắt phải rước họa vào thân. ông ta tự cho mình là người thông minh, đắc kế, không ngờ lại bị Tử Anh - Tần Vương mới lên ngôi - dùng mưu giết chết.
Triệu Cao chính là dùng uy thế của mình để thi hành kế gian nên mới có thể đạo diễn ra vở kịch bi hài "chỉ hươu nói ngựa". Thương trường hiện nay giống như chiến tranh quân sự và đấu tranh chính trị cũng rất coi trọng "thế" này. Chỉ có hình thành lên một khí thế hùng mạnh, một tình thế áp đảo tất cả mới có thể mở ra cục diện, đưa sản phẩm của mình ra thị trường một cách thành công.
Trong suy nghĩ của người Trung Quốc, nho khô là thứ quà vặt cho trẻ con, người lớn nói chung rất ít khi ăn. Một người buôn bán nho khô ở California, Mỹ để có thể xâm nhập vào thị trường Đài Loan đã áp dụng chiến lược tạo "thế” rất hiệu quả một cách kiên trì. Họ không vội vàng làm quảng cáo mà trước tiên là thay đổi thói quen cũ từ xưa để lại trong suy nghĩ của người dân Đài loan. Chỉ đến lúc đó, nho khô mới có thể bán chạy.
Cửa hàng Good cho in nhiều tờ rơi giới thiệu cách làm nho khô đẹp để tặng cho người tiêu dùng. Thực đơn bao gồm hai mươi món, đều là do các chuyên gia nấu ăn nổi tiếng được mời riêng chế biến ra trong đó tập trung giới thiệu các món như cá sốt nước hoa quả, gà hầm nho, bò tái lăn, cá hấp rượu trắng... đều là những món ăn và điểm tâm đặc sắc mà người Đài Loan thường ngày yêu thích, đồng thời thể hiện được hương vị đặc biệt của nho khô ở trong đó. Mỗi món ăn, mỗi món điểm tâm đều có tờ giới thiệu cách chế biến chi tiết.
Những việc làm này rất có hiệu quả. Sau một thời gian trù hoạch rộng rãi, người dân Đài Loan đã có sự hiểu biết tương đối đầy đủ về nho khô Gacho. Như thế người đến cửa hàng bánh kẹo, cửa hàng thực phẩm chủ động mua nho khô Gacho dần dần nhiều lên.
Có lúc sau khi hình thành được một tình thế, nhất định nhờ vào lực lượng của người khác rồi cứ theo đó mà làm cũng có thể xem là một kế sách hay.
Từ thập kỷ 60 đến thập kỷ 70 của thế kỷ này, ở Mỹ có một số công ty máy tính nhỏ rất tinh nhanh. Họ không chú trọng khai thác thị trường máy tính mà tập trung tinh lực phát triển linh kiện phần mềm, và thiết kế ra các linh kiện cứng mới. Từ trước đến nay, rời bỏ thị trường để phát triển sản phẩm là một điều cấm kỵ trên thương trường bởi vì làm như vậy rất dễ dẫn đến sự khai phá mù quáng. Nhưng ngành máy tính lại không giống vậy vì chi phí cho việc khai thác thị trường trước khi bán sản phẩm là tương đối lớn. Ví dụ, muốn đào tạo nhân viên thao tác cho các gia đình sử dụng, lắp đặt chạy thử cho khách hàng, tổ chức các lớp học huấn luyện, tuyên truyền quảng cáo số lượng lớn cần phải trả một chi phí khổng lồ. Nói chung các công ty nhỏ đều không đủ lực chịu khoản tiền này, nhưng các công ty lớn như IBM để làm ăn phát đạt lại không thể làm những công việc này, chấp nhận khoản chi phí khổng lồ. Việc khai thác thị trường của các công ty lớn trên thực tế cũng là gạt bỏ chướng ngại vật cho các công ty nhỏ.
Kết quả, sau khi thị trường được mở ra, các công ty lớn vì phải trả chi phí quá cao cho việc tìm thị trường nên luôn phải tăng giá thành sản phẩm, trái lại còn không đủ khả năng cạnh tranh với các công ty nhỏ về mặt giá cả. Rất nhiều công ty nhỏ vì tiết kiệm được những khoản chi phí này, giá thành sản phẩm thấp nên sức cạnh tranh về giá cả rất mạnh.
Đây là một biện pháp hay, biết đứng trên vai người khổng lồ, lợi dụng tình thế do công ty lớn tạo ra "đáp xe thu lời". Sử dụng biện pháp này, kẻ yếu vẫn có thể thắng kẻ mạnh, đứng ngang hàng với họ trong sự cạnh tranh thị trường khốc liệt, thậm chí vượt qua kẻ mạnh giành lấy ưu thế.