Michael Faraday

PHẦN III- NHÀ BÁC HỌC -CHƯƠNG I

Docsach24.com

ai-cơn hối hả đóng cửa phòng thí nghiệm để về nhà. Anh muốn chia sẽ nỗi vui mừng với mẹ và anh trước khi đến lớp. Anh vui là phải. Cách đây đăm năm anh còn náo nức, ước ao đi dự những lớp học buổi tối. Thế mà hốm nay chính anh lại sắp sửa giảng bài đầu tiên cho những thanh niên nghèo ham học. Một người thợ chưa học hết lớp hai tiểu học như anh, bây giờ sắp sửa bước lên diễn đàn đóng vai người thầy giáo!

Mai-cơn đã nhìn thấy mẹ và anh ra cửa đón mình. Anh vội vã rảo bước đi nhanh. Anh ôm choàng lấy mẹ, trong mắt ánh lên một niềm hân hoan cao độ:

- Mẹ! Chân mẹ có đỡ tê không? Hôm qua anh Ghèc-xtê-bcm có đến khám bệnh cho mẹ không?

Bà Mác-ga-rít hiền từ nhìn con:

- Anh bạn bác sĩ của con có đến thăm bệnh và cho thuốc. Anh ấy bắt mẹ nằm nghỉ, nhưng nằm mãi cũng chán nên mẹ ra kéo bễ đỡ anh con một tay cho vui.

Mai-cơn quay lại phía anh trai và nói:

- Anh cố thu xếp nghỉ buổi tối có được không? Em muốn mời mẹ và anh đến nghe bài giảng đầu tiên của em ở lớp học buổi tối do Hội triết học chúng em tổ chức. '

Anh Rô-bớc cười ha hi:

- Chà! Khá nhi! thế là em đã thành ông giáo rồi đấy hả?

Mai-cơn sung sướng, đỏ mặt lên đáp:

- Ông Ta-tum trước đây vẫn phụ trách lớp học này. Nhưng bây giờ ông già yếu rồi nên không nhận giảng nữa. Anh Ma-gơ-ra giữ chức thư ký của Hội yêu cầu em thay ông Ta-tum, anh ạ! Em phải chuẩn bị bài giảng này suốt một tháng trời cơ đấy.

Anh vừa nói vừa thò tay vào túi áo lấy ra một tập giấy dày đưa cho Rô-bớc. Người anh đỡ lấy tập giấy mở ra xem. ở giữa trang đầu tiên là một hàng tiêu đề lớn: “ Mô tả những tính chất của vật chất, các dạng vật chất và những chất đơn giản “. Mở tiếp sang trang sau, anh lầm nhẫm đọc những dòng đầu tiên:

“ Hóa học là khoa học về các lực và các tính chất của các chất và về các tác dụng do những lực đã gây ra. Như vậy là tôi sẽ nói về các chất và về những tính chất của chúng... “.

Rô-bớc đưa trả tập giấy cho em và nói:

- Những vấn đề này anh nghe có hiểu được không?

Mai-cơn cười:

- Em cố bắt chước bà Mác-xê và giáo sư Đê-vi trình bày vấn đề khoa học chính xác thế nào cho những người mới học cũng có thể hiểu được. Ngày xưa em cũng chỉ như anh, thế mà cứ cố gắng vừa làm vừa học rồi cũng vỡ vạc dần ra đấy.

Bà mẹ nghe con nhắc đến ngày xưa liền thoáng nghĩ đến hỉnh ảnh đứa con gầy yếu cặm cụi học hành. Bà nói, giọng cảm động:

- Ai cũng bì được với con ư? Hổi ấy mẹ cứ cho rằng con chỉ ao ước viển vông. Mẹ chẳng bao giờ tin là con có thể làm nên, nhưng vì thương con nên không dám ngăn trừ con học hành. Thế mà bây giờ...

Mai-cơn nắm chặt lấy tay mẹ:

- Không phải thế đâu mẹ ạ! Những người nghèo khổ như chúng ta thật khó có điều kiện học bành. Nếu không nhờ sự giúp đỡ của mẹ và anh Rô-bớc thì chắc chắn con không thể có ngày nay được. Nhưng ai cũng là người có bộ óc, có bàn tay. Việc học chẳng phải là độc quyền của ai cả.

Anh căm tức, nhấn mạnh:

- Bọn người giàu có chỉ muốn cho chúng ta suốt đời dốt nát, để cho họ có thể làm bất cứ điều gì cũng được. Chúng ta phải học, phải hiểu biết!

Anh quay sang nói tiếp với Rô-bớc:

- Chính vì thế mà chúng em tổ chức ra Hội triết học, tập hợp những thanh niên nghèo nhưng ham bọc, để giúp họ hiểu biết khoa học. Anh cũng phải học thêm nhiều nữa mới được.

Rô-bớc cười:

- Ừ! Anh sẽ học. Thế mà điều em ước ao thuở nhỏ “cà nhà đi học” nay đã thành sự thực rối đấy.

Mai-cơn sung sướng nói:

- Ước mơ nhất định có thể trở thành sự thực, miễn là mình quyết tâm thực hiện ước mơ. Anh có biết không, em còn mơ ước nhiều hơn nữa, muốn học nhiều hơn nữa, truyền đạt lại cho người khác nhiều hơn nữa. Và cm còn mong muốn tìm ra được những điều mới mẻ, có ích cho nhân loại nữa cơ!

2

Mấy người bạn quây quần quanh chiếc bàn nhỏ trong căn phòng của Áp-bốt. Họ họp nhau rút kinh nghiệm về bài diễn giảng của Mai-Cơn Pha-ra-đây.

Ma-gơ-ra nhân danh thư ký của Hội triết học lên tiếng trước:

- Thú thật với các anh, khi đề nghị Mai-cơn phụ trách các bài diễn giảng thay ông Ta-tum, tôi rất lo ngại. Nhưng sau buổi hôm nay. Thì tôi hoàn toàn yên tâm rồi!

Áp-bốt gật đầu, tán thành:

- Nhiều vấn đề Mai-cơn trình bày mọi người đều đã biết, và nhiều vấn đề khác mới mẻ thì không phải dễ tiếp thu. Tuy nhiên tôi thấy người nghe ai cũng chăm chú và ghi chép. Bài nói của diễn giả hoàn toàn hấp dẫn.

Ghếc-xtê-bơn cũng nói:

- Tôi nhận thấy Mai-Cơn có hai điểm thành công xuất sắc. Một là cách đặt vấn đề thật rõ ràng và cách giải quyết thật chặt chẽ. Hai là anh đã khéo dựa vào những điều mọi người thường gặp trong cuộc sống hàng ngày để khêu gợi mọi người suy nghĩ. Tôi rất thích đoạn anh khêu gợi óc tò mò khoa học của con người. Ghèc-xtê-bơn đứng dậy, sửa sang lại điệu bộ rồi thong thả nhắc lại đoạn văn đó của Mai-Cơn:

“Vị trí của chúng ta trong thế giới này thật đáng ngạc nhiên xiết bao! Chúng ta sinh ra được giáo dục, được nuôi nấng trong thế giới đó, và chúng ta quen coi những điều đó như những sự tất yếu. Thật đáng lạ lùng biết mấy nếu không bao giờ chúng ta kinh ngạc trước những sự bất ngờ của thế giới. Mỗi người trẻ tuổi thường ngạc nhiên trước hình dạng của một thác nước hay một ngọn núi cao nhiều hơn là ngạc nhiên về vằn để lý do tồn tại của nó, về vấn đề tại sao nó xuất hiện trên quả đất này, nó sống cuộc đời ra sao, và vì sao nó di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Chính vì vậy mà tuy chúng ta đang sống trong thế giải này nhưng vẫn không chịu mất công suy nghĩ xem mọi việc đang diễn ra như thế nào. Và nếu như không có những người đi sâu tìm hiểu những câu hỏi đó, khám phá ra những định luật quan trọng, điều khiển sự tồn tại của chúng ta trên trái đất thì có lẽ sẽ chẳng có cái gì đáng làm cho chúng ta ngạc nhiên nữa cả! ”.

Mấy người bạn đều gật gù lắng nghe đoạn văn đó. Mai-cơn cảm động nói:

- Những lời khen rộng lượng của các anh khuyến khích tôi nhiều lắm. Tôi chỉ trình bày những điều mà do kinh nghiệm bản thân khi tự mình mò mẫm học tập, tôi đã thấy là cần chú ý tới. Như đoạn văn này chẳng hạn, đó chính là những ý nghĩ chân thực của tôi khi ở Giơ-ne-vơ, trong lúc đi thăm thác nước Đi-ô-dơ và ngắm cảnh hoàng hôn buông dần trên những ngọn núi lô nhô và trên đỉnh ngọn Bạch sơn cao vút.

Ma-gơ-ra chuyển sang vấn đề khác:

- Nhận xét về sự thành công như thế cũng đủ rồi đấy! Nhưng theo tôi, ta cũng nên để cập tới những nhược điểm, hạn chế của bài diễn giảng.

Gioóc-giơ Bác-ằng, một hội viên tích cực, liền nói:

- Anh Mai-cơn rất cố gắng trình bày nhiều thí nghiệm để làm sáng tỏ các vấn đề. Nhưng vừa nói lại vừa phải chuẩn bị và biểu diễn thí nghiệm nên vất vả quá.

Áp-bốt gật đầu:

- Có lẽ Hội ta nên tìm cho Mai-cơn một người giúp việc!

Mai-cơn giãy nãy lên, từ chối:

- Làm như thế sao được? Ai lại tìm người giúp việc cho một anh phụ tá!

Ghếc-xtê-bơn cười, ngắt lời bạn:

- Nhưng là anh phụ tá cánh tay phải của giáo sư Đê-vi. Nếu anh chưa đồng ý thì vấn đề này ta sẽ bàn sau. Còn một điều rõ hơn là: nếu Mai-Cơn cứ tiếp tục diễn giảng như buổi vừa rồi thì tôi e rằng chỉ sau một tháng là... Anh sẽ vào bệnh viện mất!

Mai-cơn ngượng nghịu nói:

- Tôi chưa nắm được thuật nói chuyện. Hôm đó quả thật tôi rất mệt.

Ma-gơ-ra suy nghĩ một chút rồi nói:

- Có lẽ Mai-cơn nên đi học thêm về thuật hùng biện. Nếu anh đồng ý, tôi sẽ giới thiệu anh với luật sư Xmác-tơ. Ông ta có thể hướng dẫn cho anh.

Mai-cơn vui mừng nhận lời đi học thêm mặc dầu anh rất bận. Hình như đối với anh, điều gì cũng đáng khật khao hiểu biết. Một ngày làm việc mười hai đến mười bốn tiếng đồng hồ, lại còn công việc của Hội triết học. Nhưng hễ nói đến học là không bao giờ Mai-cơn ngần ngại. Bởi vì anh đang chạy đua với thời gian, gấp rút học tập để mở cho mình con đường riêng đi vào khoa học.

3

Giáo sư Đê-vi gọi. Người phụ tá của mình lại gần. Và bảo:

- Những thí nghiệm mà chúng ta cùng tiến hành hơn nửa tháng nay đã đủ cho phép tôi quyết định về nguyên tắc cấu tạo của chiếc đèn mỏ an toàn rồi đấy.

Mai-cơn rất vui mừng. Anh hiểu rằng hàng vạn người phụ mỏ và những người trong gia đình họ cần đến những cây đèn an toàn biết mấy! Những chất khí nổ sinh ra ở trong các đường hầm lò than cứ luôn luôn gây ra những vụ nổ làm sập hầm, đem đau thương tang tóc đến cho bao gia đình nghèo khổ. Nhưng những người phụ mỏ vẫn cứ phải chui xuống hầm lò, bởi vì họ không còn có cách nào khác nuôi sống được bản thân và vợ con họ.

Mai-cơn thông cảm sâu sắc nỗi mong chờ của những người phụ mỏ. Cho nên khi nhà bác học Đê-vi nhận đơn đặt hàng của Liên hiệp công ty than Đại Anh quốc nghiên cứu về chiếc đèn mỏ an toàn thì Mai-Cơn hết sức sốt sắng tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo sư Đê-vi nghiên cứu nhanh chóng nhất. Có khi nửa đêm anh cũng vui vẻ vùng dậy khi Đê-vi gọi anh đi chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm nhằm kiểm tra một ý nghĩ nào đó mới nảy ra trong đầu óc ông. Và kết quả của những ngày đêm làm việc căng thẳng là bây giờ nhà bác học đã rút ra được kết luận về nguyên tắc cấu tạo của chiếc đèn mỏ an toàn!

Đê-vi nói với người phụ tá:

- Các khí nổ chỉ nổ khi gặp nhiệt độ cao thích hợp. Muốn khống chế các vụ nổ trong hầm lò thì các cây đèn an toàn phải không tạo ra nhiệt độ cao nguy hiểm đó. Bản thân ngọn lửa đèn vốn có nhiệt độ cao hàng ngàn độ. Tôi nghĩ rằng phải làm cách nào “giam kín” được nhiệt độ cao đó lại. Những thí nghiệm của chúng ta với các mạng lưới kim loại cho phép ta làm được việc đó. Tôi quyết định đùng mạng lưới kim loại bọc kín lấy ngọn lửa đèn. Ánh sáng vẫn lọt được ra ngoài qua các mắt lưới. Còn nhiệt độ thì truyền cho lưới kim loại và nhanh chóng tản mát vào không gian nên không kịp tập trung đến độ cao nguy hiểm. Cây đèn mỏ an toàn của tôi chỉ đơn giản như vậy thôi!

Mai-cơn mỉm cười khi nghe câu nói đó. Cái gì cũng vậy, sau khi đã khám phá ra rồi thì đều đơn giản! Nhưng anh hiểu rõ hơn ai hết cái đơn giản của cây đèn an toàn đáng giá bao nhiêu ngày đêm lao động căng thẳng của thầy trò anh.

Giáo sư Đê-vi đã ngắt ngang dòng suy nghĩ của anh:

- Tất nhiên tôi còn phải tiếp tục thí nghiệm nghiên cứu mọi mặt của vấn đề. Tôi không muốn giải quyết việc gì khác trước khi hoàn thành cây đèn mỏ an toàn này. Nhưng tôi lại vừa nhận được một yêu cầu không thể chối từ...

Ông đưa cho Mai-Cơn xem một bức thư và một hộp nhỏ rồi nói tiếp:

- Công tước Mông-tơ-rôi-xơ từ nước Ý đề nghị tôi phân tích giúp những mẫu đá vôi này để có thể gấp rút quyết định công việc xây dựng những xí nghiệp hóa học mới. Tôi dự định giao việc đó cho anh. Anh hoàn toàn có năng lực đảm nhiệm công việc này.

Mai-cơn đọc nhanh bức thư và ngắm nghía những mẫu đá trong hộp. Anh ngần ngại trả lời nhà bác học:

- Thưa giáo sư, tôi chỉ sợ công việc vượt quá khả năng...

Đê-vi mỉm cười vỗ vai người phụ tá:

- Không cần phải quá khiêm tốn! Anh đã có đủ điều kiện làm việc độc lập rồi. Anh hãy bắt tay nghiên cứu ngay đi rồi viết cho tôi một bản báo cáo ngắn. Tôi sẽ giúp đỡ ý kiến khi cần thiết, và có thể sẽ gửi bài của anh cho đăng trên tờ “ Tạp chí khoa học” của Học viện!

Mai-cơn cảm động cảm ơn vị thầy học của mình. Anh mang hộp mẫu đá trở về phòng thí nghiệm, trong lòng rộn lên niềm vui xen lẫn hồi hộp khác thường. Anh tự hứa sẽ hoàn thành xuất sắc công việc nghiên cứu độc lập đầu tiên này để không phụ lòng tin cẩn của giáo sư Đê-vi, và cũng là để mở đầu thắng lợi cuộc tiến công của mình vào khoa học. Nghĩ đến hai chữ “tiến công”, Mai-Cơn bỗng cảm thấy phấn chấn hẳn lên. Các bình cổ cong, các ống nghiệm, các thuốc thử bây giờ đối với anh không chỉ là những công cụ thí nghiệm bình thường. Đó còn là những vũ khí thực thụ của người chiến sĩ chiến đấu với thiên nhiên để khám phá ra những điều bí mật mà thiên nhiên cố tình che giấu.