ăm 1858, nhờ sự vận động của bạn bè, nhà bác học được nữ hoàng Vích-to-ri-a tặng một tòa biệt thự nhỏ tại Khem-tơn Coóc-tơ. Trước đây con người nổi danh toàn thế giới đó vẫn sống ở hai căn phòng dưới gầm cầu thang của Học viện hoàng gia.
Hôm dọn sang nhà mới, nhà bác học Pha-ra-đây nói với cô con gái lúc đó đang vui mừng chạy đi xem tất cả các phòng:
- Con có nhiều lý do để vui mừng hơn bố. Chủ yếu là vì con mà bố nhận tòa biệt thự này đấy! còn đối với bố thì nó chẳng có gì hơn hai căn phòng ở gầm cầu thang của Học viện hoàng gia, và thậm chí cũng chẳng hơn gì góc xưởng thợ của ông Ri-bô ngày trước!
Nhà bác học vĩ đại cũng không sống nhiều năm ở tòa biệt thự ấy. Sức khoẻ của ông đã ngày một kém sút rõ rệt. Ông làm việc ngày một khó khăn, mặc dầu đã hết sức gắng gượng. Ngày 12 tháng 3 năm 1862 đánh dấu ngày làm việc nghiên cứu cuối cùng của Pha-ra-đây. Trong cuốn vở ghi của ông, người ta đọc được con số thí nghiệm cuối cùng mà ông đã tiến hành: thí nghiệm số 10041.
Ngày 20 tháng 6 năm 1862 Pha-ra-đây bỏ dở bài giảng cuối cùng tại Học viện hoàng gia. Các học trò của ông lo lắng nhìn ông già bảy mươi tuổi đó nghẹn ngào xin lỗi và từ biệt các thính giả của mình rồi chậm rãi rời chiếc bục giảng. Về sau người ta được đọc những dòng chữ ghi trong nhật ký của nhà bác học, giải thích vì sao ông phải xin thôi lên lớp.
Đây tôi đã trải qua những năm sống hạnh phúc, nhưng đã đến lúc tôi phải xa rời nó vì bị mất trí nhớ và rất mệt óc.
1 - Nguyên nhân là các chứng minh lúng túng và thiếu rõ ràng.
2 - không thể nào nhớ lại được những kho kiến thức đã tích luỹ được từ trước.
3 - Không tự chủ để giữ được những quan niệm trước đây về uy tín, phẩm chất và lòng tự tin của mình nữa.
4 - Không thể đối xử đúng mức với ngươi khác được nữa. Tôi phải xa lìa.
Ba năm sau, Pha-ra-đây lại xin từ chức nốt chức vụ giám đốc phòng thí nghiệm Học viện hoàng gia mà trong thực tế ông đã thôi không đảm nhiệm từ lâu và đã giao cho người học trò tin cẩn là Giôn Tin-đan.
Cuối cùng, ngày 25 tháng 8 năm 1867, nhà bác học vĩ đại vĩnh viễn từ giã cõi đời. Cô Mê-ri đã nói về cái chết của con người vĩ đại đó trong một bức thư viết cho một người bạn thân một ngày sau đó:
Những sự chăm nom săn sóc của chúng tôi đối với Người đã trở thành vô ích, người thân yêu nhất của chúng tôi đã vĩnh viễn đi xa. Quá trưa ngày hôm qua Người đã lặng lẽ từ giã cõi đời. Gần giống như cách đây hai tuần khi bạn đến thăm, Người đột nhiên yếu hẳn đi và từ đó rất ít nói, mà cũng chẳng để ý tới cái gì nữa. Nhưng chúng tôi vẫn không ngã rằng chỉ hai, ba giờ sau đó là Người đã đi rồi. Người mất trên chiếc ghế bành đặt trong phòng làm việc....
Nhà bác học vĩ đại Mai-Cơn Pha-ra-đây chết đi nhưng đã để lại cho nhân loại những phát minh bất tử.
Đúng như lời nhà bác bọc Đức Hem-hôn-xơ đã nói: “ Chừng nào loài người còn sử dụng điện, thì chừng đó mọi người còn ghi nhớ công lao của Mai-Cơn Pha-ra-đây”.
Chúng ta có thể nói thêm rằng “và chừng đó mọi người còn chăm chú rút tỉa lấy những bài học quí báu từ cuộc đời của người thợ vĩ đại đó để kế tục sự nghiệp chinh phục thiên nhiên ”.
Hết