Tại một số huyện ở ba tỉnh trên, Mao đã nghe báo cáo về tình hình sản xuất và đời sống, xem viện dưỡng lão, nhà trẻ, bếp ăn tập thề không mất tiền, những cánh đồng cao sản đạt năng suất mỗi héc ta trên 187 tấn ngô, hoặc 300 tấn lúa, hoặc 1.500 đến 7.500 tấn khoai. Huyện Từ Thuỷ tỉnh Hà Bắc, một huyện có 31 vạn dân đã đề ra mục tiêu “tiến lên chủ nghĩa cộng sản trong ba năm”, vụ hè vừa thu hoạch được 45.000 tấn lương thực, đã đề ra mục tiêu sản xuất 1,1 triệu tấn ngay trong vụ thu tiếp theo (tăng gấp hơn 24 lần, bình quân đầu người 1,8 tấn), Mao tin vào tất cả những báo cáo đó, thu hoạch chung của ông trong chuyến đi này là: vấn đề nông nghiệp đã được giải quyết. Hơn thế nữa, ông bắt đầu một mối lo kéo dài mấy tháng liền: “lương thực nhiều quá, làm thế nào đây?” Theo chỉ thị của Mao. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp tại Bắc Đới Hà từ 17 đến 30-8-1958 thảo luận 17 vấn đề, chủ yếu là công xã nhân dân về luyện thép. Phát biểu trong cuộc họp ngày 21, Mao nói: “Chúng ta phải thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Công xã nhân dân có mầm mống của chủ nghĩa cộng sản. Sản phẩm rất phong phú, lương thực, bông… là của chung mọi người. Khoảng 10 năm nữa, có thể sản phẩm hết sức phong phú, đạo đức vô cùng cao thượng, chúng ta có thể thực hiện chủ nghĩa cộng sản về ăn, mặc, ở, ăn tại bếp tập thể không phải trả tiền là chủ nghĩa cộng sản”.
Ngày 29-8, Hội nghị Bắc Đới Hà ra nghị quyết về thành lập các công xã nhân dân nông thôn, “chiếc cầu đi tới thiên đường cộng sản chủ nghĩa”. Cơ sở thành lập công xã nhân dân là hợp tác liên xã, liên huyện, tổ chức quân sự hoá, hành động chiến đấu hoá, sinh hoạt tập thể hoá, nâng cao hơn nữa giác ngộ cộng sản chủ nghĩa của 500 triệu nông dân. Qui mô công xã nói chung 2.000 hộ là thích hợp, cũng có thể nhiều xã hợp nhất, khoảng 7.000 hộ, thậm chí trên 20.000 hộ. Thành phần tổ chức là phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp, nghề phụ, chăn nuôi kết hợp công-nông-thương-học-binh”. Điều lệ vắn tắt qui định: Các hợp tác xã hợp nhất thành công xã phải nộp toàn bộ tài sản công hữu. Xã viên phải nộp lại đất phần trăm, toàn bộ tư liệu sản xuất của xã viên thuộc sở hữu của công xã, song có thể giữ lại một ít gia súc, gia cầm. Căn cứ vào nhu cầu, công xã có thể dỡ dần nhà riêng của xã viên để lấy vật liệu sử dụng, nhà mới dựng thuộc sở hữu của công xã, xã viên ở phải trả tiền thuê.
Phần quan trọng của điều lệ này là nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, nhà cửa, gia súc, cây cối…, họ chỉ được một cái: già trẻ, nam nữ, gái trai đều đến ăn tại bếp tập thể không phải trả tiền.
Sau hội nghị trên, “cơn bão cộng sản” tràn khắp vùng nông thôn Trung Quốc, chỉ trong vòng một tháng, Ban công tác nông thôn đã tuyên bố công cuộc “Công xã hoá đã cơ bản hoàn thành, tại 22 tỉnh và thành phố trực thuộc, 85% đến 100% số hộ nông dân đã tham gia công xã, còn lại 4 tỉnh sẽ cơ bản hoàn thành trước 1-10, tỉnh chậm nhất là Vân Nam cũng cam kết hoàn thành vào cuối tháng 10”.
Mao chưa chuẩn bị đầy đủ về lý luận để lãnh đạo kinh tế, và cũng thiếu kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này, nhưng lại không khiêm tốn, cho rằng mình biết tất cả, việc gì cũng làm được. Khi sáng lập thể chế công xã nhân dân, Mao Trạch Đông suốt ngày chìm đắm trong “Truyện Trương Lỗ”, “Sách đại đồng”, mà không đọc lấy một trang “Tư bản luận”, do đó, ông ta mới có dũng khí đưa thể chế công xã ra trước lịch sử, coi đó là sự phát triển mới của chủ nghĩa Mác ở Trưng Quốc, gây cười cho thiên hạ mà không biết. Bên bãi biển Bắc Đới Hà, Mao không hề biết rằng ông ta đã gây tai hoạ lớn, mà vẫn tràn dầy niềm tin đối với “Đại tiến vọt” và “Công xã hoá”.
Trong bài đăng trên Nhân dân nhật bao ngày 27-8-1958, Lưu Tây Thuỵ, cán bộ Văn phòng Trung ương Đảng được cử xuống tìm hiểu tình hình huyện Thọ Trường, tỉnh Sơn Đông cho biết: Huyện uỷ đề ra khẩu hiệu đảm bảo 15 tấn, cố gắng đạt 22,5 tấn một héc ta, nhưng thực tế toàn huyện đang có phong trào thi đua mỗi héc ta sản xuất 750 tấn lương thực. Cán bộ quần chúng nơi đây nói đến sản lượng cao mỗi héc-ta làm ra 150 tấn ngô, 750 tấn khoai một cách thản nhiên, loại xoàng cũng nêu nàng suất 60 tấn, chẳng ai nói đến mục tiêu 15 tấn nữa.
Mao lo lương thực quá nhiều, ngoài nuôi người và gia súc, chẳng biết để làm gì, ngày 19-11-1958, Mau phê chuẩn báo cáo của Đàm Chấn Lâm quyết định giảm diện tích trồng lương thực từ 122 triệu xuống 100 triệu héc ta, kết quả các địa phương chấp hành, giảm 11,6 triệu héc ta, trong đó diện tích trồng lúa nước giảm 9,1%, tiểu mạch giảm 8,5%. Hai ngày sau, tại Hội nghị Vũ Xương, Mao nêu vấn đề “quá độ lên chủ nghĩa cộng sản”.