* Post Traumatic Stress Disorder: hội chứng rối loạn stress hậu sang chấn.
** Post Traumatic Stress Growth: sự gia tăng stress hậu chấn thương tâm lí.
"Phản ứng bất ngờ" và "phản ứng fight-or-flight" (Chiến đấu hay bỏ chạy), trên đây tất nhiên không chỉ là những phản ứng chỉ xảy ra trên các loài động vật mà Canon từng tiến hành thực nghiệm. Hơn nữa khái niệm "kẻ địch" cũng không chỉ nói về sinh vật sống.
Đương nhiên "phản ứng bất ngờ" và "phản ứng fight-or-flight" cũng xảy ra khi một thảm họa tự nhiên quy mô lớn đột ngột ập đến không báo trước.
Vào tháng 8 năm 2014 ở Hirosima, một cơn mưa tuy không kéo dài nhưng đã làm lở đất trên ngọn núi trong thành phố, gây ra những vết nứt trên diện rộng. Thảm họa xảy ra khiến khoảng 170 nơi bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, cướp đi sinh mạng của hơn 70 người.
Là người đang cư trú tại Hiroshima, nơi thảm họa xảy ra và là một trong số ít những chuyên viên tư vấn stress sau thảm họa, tôi phụ trách hỗ trợ tinh thần cho những nạn nhân chịu thiệt hại
Tôi đã chứng kiến một hiện tượng rất thú vị khi theo dõi những người có "phản ứng bất ngờ" ngay sau khi gặp nhau sẽ trở nên như thế nào.
Sau khi thảm họa xảy ra, các nạn nhân đều chạy thục mạng đến những chỗ được quy định làm nơi tị nạn để tạm lánh.
Trước một thảm họa xảy đến đột ngột như vậy, ai cũng sẽ có một quãng thời gian rơi vào tình trạng hoảng loạn, nhưng khi đó, tất cả mọi người đều hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Sẽ có người trở thành lãnh đạo để tiếp nhận đồ cứu tế một cách có tổ chức.
Tuy nhiên, sau đó, khoảng cách giữa những người bị nạn dần dần xuất hiện.
Đó không phải khoảng cách vật lí mà là khoảng cách trong tâm hồn. Không! Chính xác hơn có lẽ phải gọi là "khoảng cách trong việc điều trị tinh thần". Sau thảm họa, mọi người hình thành nhiều trạng thái tâm lý khác nhau.
Có người nghiêm túc đối mặt với bản thân và hướng mình đến phương trời mới. Trong khi đó, có những người chỉ biết phê phán người khác, do đó, tình hình của họ càng ngày càng tệ hơn.
Cùng thời điểm, cùng gặp một thảm họa thiên nhiên, đều chịu mất mát, đều trải qua cảm giác rơi xuống đáy, nhưng mỗi người lại có mức độ hồi phục, hay nói đúng hơn là hướng hồi phục khác nhau.
Sau khi chịu cú shock mạnh và áp lực tinh thần nặng nề khiến tinh thần bị tổn hại, một thời gian dài trôi qua bạn vẫn cảm thấy sợ hãi đối với trải nghiệm đó, đây là ý nghĩa của thuật ngữ "PTSD (Post Traumatic Stress Disorder = hội chứng rối loạn stress hậu sang chấn)" hay còn được gọi là chấn thương tâm lí.
Trái ngược với nó là "PTSG (Post Traumatic stress Growth) " - một thuật ngữ đang thu hút nhiều sự chú ý gần đây, dịch sát nghĩa là ra là "sự gia tăng stress hậu chấn thương tâm lý". Thuật ngữ này thể hiện stress gia tăng rõ rệt và bất thường sau khi đầu óc liên tục trong trạng thái căng thẳng.
Đây là một khái niệm mới, từng chỉ được sử dụng trong quá trình chăm sóc nạn nhân trong trận động đất Hanshin - Awaji (1995) và Chuuetsu (2014). Đến tận trận đại địa chấn miền Đông Nhật Bản (2011), thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi và trở nên quen thuộc.
Vào năm 2016, Richard Tedeschi - Giáo sư ngành Tâm lý học Đại học North Carolina tại Charlotte - đã lần đầu sử dụng khái niệm "PTG - Sự gia tăng stress hậu chấn thương tâm lý".
Tedeschi không dùng "PTSG" mà sử dụng cụm từ đã được đã được lược bớt từ "Stress" - "PTG" - những tôi cho rằng sự gia tăng mức độ stress mới là phần phải nhấn mạnh nên tôi dám chắc đó là "PTSG", không phải "PTG".
Khi thảm họa xảy ra, ai cũng bị sock giống nhau và gặp phải phản ứng bất ngờ. Tuy nhiên, việc nó trở thành PST[D] hay PTS[G] sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hồi phục.
Mặc dù tai họa khiến bạn bị stress, nhưng nếu sau đó bạn có thể vững vàng hơn thì cảm giác căng thẳng sẽ giảm. Mặt khác, những người không thể phục hồi được sẽ bị mắc kẹt trong trạng thái hoàn toàn căng thẳng và tiếp tục phải chịu ảnh hưởng từ stress.
Sự khác biệt giữa có thể hay không thể chấp nhận vấn đề. Những người không thể chấp nhận vấn đề sa vào một vòng luẩn quẩn như sau: hành động theo "quan niệm của người khác", mong muốn được xoa dịu, khiến cơ thể ngày càng stress.