Thánh thần,
Xin người hãy cho con can đảm để thay đổi những điều có thể thay đổi được.
Xin người hãy cho con thanh thản.
Để chấp nhận những điều không thể đổi thay
Và,
Xin người hãy cho con khôn ngoan để phân biệt được điều nào có thể thay đổi và điều nào không thể thay đổi.
Reinhold Neibuhr (Hideo Ooki dịch)
Đây là lời cầu nguyện đã được nhà thần học, nhà Luân lý học người Mỹ Reinhold Neibuhr phát biểu trong bài thuyết giáo ở một nhà thờ nhỏ tại ngôi làng trong dãy núi phía Tây bang Massachusetts vào mùa hè năm 1943. Vì thế, nó được đặt tiêu đề là "Lời cầu nguyện của Niebuhr".
Câu nói "Xin người hãy cho con thanh thản, để chấp nhận những điều không thể đổi thay" trong lời cầu nguyện của Niebuhr, nhằm giải thích tầm quan trọng của việc từ bỏ.
Có lẽ nhiều người vẫn cho rằng "từ bỏ" mang ý nghĩa tiêu cực nhưng việc phân biệt giữa điều có thể thay đổi và điều không thể đổi thay, và việc cần chấp nhận những điều không thể đổi thay lại là cách nghĩ tích cực.
Thay vì suy nghĩ nhiều và lo lắng về những điều không thể thay đổi, bạn sẽ thấy thoải mái và có ý nghĩa hơn nếu biết từ bỏ và chấp nhận điều không thể thay đổi. Để rồi, bạn tập trung vào những điều bản thân có thể thay đổi.
Tuy nhiên, trong thực tế, chấp nhận những điều không thể thay đổi là việc vô cùng khó khăn. Bởi vậy, việc hiện trên hóa ý nghĩa "Mình phải trở thành một cái tôi khác với tôi của hiện tại. Thế nên mình sẽ thay đổi!", lại càng khó khăn hơn nữa.
Nhưng tôi muốn nói điều này, với chính những ai đang cố gắng thay đổi và những ai đang nỗ lực để tiến gần tới lý tưởng của mình.
Bạn hãy chấp nhận toàn bộ con người mình: mặt tốt, mặt xấu, mặt đáng thất vọng.. tất cả. Nếu bạn không thể chấp nhận toàn bộ con người mình, bao gồm cả những điều không hay, thì bạn sẽ không thể tiến lên được. Xin hãy chấp nhận bản thân mình, một cách trọn vẹn.
Những người khác sẽ gắn rất nhiều nhắn dán lên người bạn. Ví dụ như: một người ưu tú, một kẻ vô dụng, người hiền lành, người cẩu thả, hay vì bạn là đàn ông, phụ nữ, anh trai, cha mẹ,..
Họ đánh giá bạn bằng mọi thuộc tính, cấp bậc hay bản chất, phân loại chúng ta rồi dán vào những cái nhãn. Và chúng ta thường có khuynh hướng chấp nhận những cái nhãn do người khác dán lên mình.
"Vì tôi là người kiên định nên tôi phải thật vững vàng".
"Tôi phải sống sao cho ra dáng đàn ông".
"Vì làm cha/mẹ rồi nên tôi phải có phong thái của người làm cha/mẹ".
Cứ như vậy, bạn để yên cho người khác dán nhãn lên bản thân mình, rồi tự tay siết chặt nút thắt lại.
Những nhãn ấy thật có thật sự nói lên con người bạn?
Những nhãn dán người khác dùng để đánh giá bạn có thể "quá" hơn rất nhiều so với bạn nghĩ.
Đặc biệt, Tôi muốn bạn lưu ý khi nhà tư vấn bác sĩ tâm lý dán nhãn cho bạn dưới danh nghĩa "chuẩn đoán".
Khi bạn được chẩn đoán mắc chứng "trầm cảm", bạn sẽ nghĩ "À, hóa ra mình bị trầm cảm" nên tâm trạng của bạn càng trở nên u ám. Một số có thể không biểu hiện ra nhưng nguy cơ vẫn luôn tiềm ẩn.
Khi được chuẩn đoán bị "trầm cảm", bạn sẽ "Trốn tránh" cụm từ đó. Hơn nữa, nhiều người còn suy nghĩ theo kiểu "Tôi bị trầm cảm, Tôi cần được mọi người quan tâm".
Tuy nhiên, cho dù trong bạn có tồn tại những yếu tố trói buộc bạn hay không, Bạn vẫn là bạn.
Từ bỏ đôi khi là việc tích cực, giống như công tắc chuyển sang chế độ sống theo "quan điểm của bản thân" . Việc bạn gỡ những nhãn dán trên người mình xuống cũng coi như một cơ hội để bật công tắc.