Những người có tâm hồn nhạy cảm dễ bị tổn thương hay những người quá ngây thơ từng bị gọi là "NAIIBU". Tuy nhiên từ " NAIIBU" này trên thực tế là wasei-Eigo và không thông dụng đối với người bản xứ tiếng Anh.
*Naiibu: ngây thơ, khờ khạo.
*wasei-Eigo: từ tiếng Nhật có vẻ giống Mượn từ tiếng Anh nhưng thực ra không phải.
Môn thể thao đem như bóng chày được gọi là "NAITAA",đàn ông làm việc trong công ty tức nhân viên văn phòng là "Sarariiman" (Người làm công an lương" hoặc hành động chép phao trong giờ kiểm tra là "Canningu" mang ý nghĩa " khôn vặt" và " xảo trá" (trong tiếng Anh sử dụng từ cheating) đó là những cách điều tra do người Nhật tự sáng tạo ra để sử dụng .Chúng không phải từ vựng cũng như không được dùng ở bất cứ quốc gia âu-mỹ nào.
Trong tiếng Nhật, từ gần nghĩa nhất với "NAIIBU" có nghĩa là "SENSHITIBU" (Nhạy cảm).
Những người nhạy cảm dễ lo và buồn buồn bã Không có gì lạ khi họ tìm đến bác sĩ tâm lý hoặc chuyên viên tư vấn tâm lý. Tuy nhiên Bạn có muốn đi thăm khám sẽ càng kiến mình căng thẳng ,đặc biệt khi mà bạn vẫn sống theo quan điểm của người khác.
Thứ nhất, bản thân bạn tự áp đặt nhận thức rằng:" không ổn ,mình bị bệnh rồi.".Việc" chỉ gặp chuyện buồn" và " Ốm đến mức phải đi viện" hiển nhiên mang lại hai cảm giác khác biệt.Bạn đã tự gieo điều đó vào nhận thức của mình, hơn nữa số tiền viện phí Bạn phải chi trả cũng không nhỏ chút nào.
Nếu những người xung quanh biết chuyện bạn phải vào bệnh viện và chẳng may họ lại có thành kiến thì cuộc sống sau này có thể sẽ vất vả hơn bạn nghĩ.
Một số người cho rằng người xung quanh sẽ mang thành kiến với mình nhưng nhiều khi đó chỉ là suy nghĩ của họ mà thôi.Đối với những ai chịu nhiều ảnh hưởng từ quan điểm của người khác, họ sẽ mang trong mình một gánh nặng lớn.Trên thực tế tôi đã nghe nhiều chuyện về những nạn nhân chịu nhiều điều tiếng bởi họ từng nhập viện.
Trước đây ,theo bộ luật công vụ quốc gia và luật công vụ địa phương, những người khuyết tật bao gồm bệnh nhân mắc các chứng bệnh tâm lý bị cấm trở thành công chức nhà nước.Tuy nhiên vào năm Heisei thứ 11 năm 1999 ,Nội các chính phủ của Nhật Bản đã căn cứ vào quyết định của Ủy ban hỗ trợ người tàn tật về việc tái xem xét những khuyết thiếu liên quan đến người tàn tật để nhìn nhận lại những chính sách còn nhiều khuyết điểm.
Khi tôi còn ở trong lực lượng phòng vệ thì việc trên vẫn chưa xảy ra.vì vậy, do tôi phải nhập viện và ở trong phòng bệnh biệt lập của khoa Tâm lý học nên sau khi trựơt bài thi thăng cấp bậc quân hàm, kết thúc nhiệm kỳ tôi buộc phải xuất ngũ. Nếu có thể vượt qua bài thi,dù ít dù nhiều thì tôi vẫn còn có thể ở trong quân đội thêm vài năm nữa.
Như tôi đã đề cập ở chương một,công việc chính của bác sĩ tâm lý là xem bệnh rồi chuẩn đoán ,Sau đó sử dụng biện pháp can thiệp y tế như xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc.
Tuy đó là thuốc điều trị đặc nhiệm nhưng việc sử dụng chúng cũng không thể trị dứt bệnh được.
Không có phương thuốc nào chữa khỏi bệnh tâm lý hoàn toàn.
Mặc dù việc sử dụng thuốc có thể giảm nhẹ triệu chứng nhưng không tồn tại loại thuốc nào hiệu quả tuyệt đối.Ngòai ra, chủng loại thuốc cũng rất đa dạng nên tùy thể chất từng người mà độ tương thích sẽ khác nhau.Và đương nhiên ,thuốc xếp có tác dụng phụ.
Thậm chí trong phần lớn trường hợp tác dụng phụ sẽ biểu hiện trước khi thuốc có hiệu quả.Khi tâm hồn bị tổn thương ,người bệnh còn phải sự giày vò bởi tác dụng phụ của thuốc thì họ càng dễ bị áp lực thế.
Nhưng họ sẽ chỉ được giải thích rằng "sau khoảng 3 tuần sử dụng thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng" hay "tác dụng phụ xe kéo dài trong khoảng hai tuần". Đấy Như một điều hiển nhiên, điều đó sẽ trở thành gánh nặng đối với họ.
Vì vậy,bạn không nên tìm đến bác sĩ tâm lý ngay lập tức.Tất nhiên,bạn vẫn nên đi khám Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng ,nếu không bạn nên tránh điều này.
Trong trường hợp, bệnh không nặng. Thay vì đi khám, bạn nên dành thêm thời gian để thư giãn ,tập trung làm điều mình yêu thích, đối diện với bản thân mình và cẩn thận suy nghĩ xem điều gì mới là vấn đề.