nh đến nhà tôi một chủ nhật tháng 11, năm 189…
Tôi vẫn nói “nhà tôi” mặc dù căn nhà không còn là của gia đình tôi. Chúng tôi rời nơi đó chẳng bao lâu nữa đã 15 năm và chắc chắn không bao giờ trở lại.
Bây giờ, gia đình tôi ngụ trong khu nhà giáo sư ở Xanhtơ-Agat. Cha tôi, mà tôi cũng gọi là ông Xơ-ren như các học sinh khác, vừa dạy lớp đại học để đào tạo giáo viên cấp một, vừa dạy trung học. Mẹ tôi dạy tiểu học.
Một ngôi nhà đỏ dài ở đầu thị trấn với nắm cửa ra vào lấp kin bên dưới những dây nho dại, một cái sân mênh mông với chỗ giặt quần áo và những khoảng dành cho trẻ em chơi, phía trước mở ra làng bởi một cổng lơn, phía bậc, dọc một hàng rào thấp lưới mắt cáo là con đường cái dẫn ra ga cách xa ba ki-lô-mét, phía nam và phía sau là những cánh đồng, vườn tược, đồng cỏ nhỏ nằm giữa các xóm thôn… ấy là đại khái chỗ ở của gia đình tôi, nơi đã trôi qua những ngày sôi nổi nhất và thân thiết nhất của đời tôi, nơi xuất phát các cuộc phiêu lưu của chúng tôi, và nơi chúng quay về sẽ vỡ tan như sóng biển húc vào một khối đá cô quạnh.
Cái bất chợt của những “cuộc chuyển trường”, một quyết định của ông giám thị hay thanh tra giáo dục đã xô đẩy chúng tôi đến đó. Khoảng cuối kỳ nghỉ hè, lâu lắm rồi, một chiếc xe bò theo kiểu nông thôn, vốn đi trước gia đình tôi, đã đổ mẹ tôi và tôi xuống trước hàng rào thấp lưới sắt mắt cáo hoen rỉ… Mẹ tôi, mà chúng tôi gọi là Mili, bà nội trợ điêu luyện nhất mà tôi được biết, liền đi vào những căn phòng phủ bụi vương đầy rơm rác, và ngay tức thì mẹ thất vọng, thừa nhận như các lần dọn nhà khác rằng đồ đạc đồ đạc của chúng tôi không bao giờ thọ nổi trong một ngôi nhà xây cất tồi như thế này… Mẹ ra phàn nàn với tôi. Vừa nói, mẹ vừa lấu mùi xoa khẽ lau bộ măt măng sữa của tôi sạm lại sau chuyến đi. Rồi mẹ quay vào đếm xem tất cả có bao nhiêu lỗ hổng phải bịt để ngôi nhà còn có thể ở được… Còn tôi, mũ rơm to đùg đính ruy-băng, tôi đứng đó, trên cái sàn xi măng xa lạ, chờ đợi, tò mò nhìn xung quanh giếng và dưới mái nhà kho.
Bây giờ í ra tôi cũng hình dung như vậy về lúc chúng tôi đến Xanh-tơ-Agát. Bởi vì vừa muốn tìm lại kỷ niệm xa xưa về cái đêm đợi chờ đầu tiên trên sàn xi măng, tôi vừa nhớ lại bao cuộc đợi chờ khác; tôi đã mường tượng lại lúc mình bám hai tay vào chấn song cổng, hồi hộp rình xem có ai xuống phố lớn không. Tôi thử hồi tưởng đêm đầu tiên phải ngủ trên gác xép ở giữa các gian kho trên tầng hai, kỷ niệm về bao đêm khác đã sống dậy; trong phòng nào chỉ mình tôi, một cái bóng lớn thân thiết và bồn chồn cứ đi dọc các bức tường và quẩn quanh trong phòng. Trong ký ức của tôi, tất cả quang cảnh thanh bình đó – ngôi trường, cánh đồng với ba cây hồ đào của lao Mactanh, khu vườn ngay từ bốn giờ hàng ngày đã có nhiều phụ nữ đến viếng thăm – mãi mãi sống động, hiền hòa bởi sự có mặt của con người đã khuấy động toàn bộ tuổi xuân của chúng tôi, và không để chúng tôi được yên ngay cả khi đã bỏ trốn.
Tuy vậy khi Meaulnes đến, chúng tôi đã ở xứ sở này được 10 năm.
Bây giờ tôi 15 tuổi. Đấy là một Chúa nhật lạnh lẽo của tháng 11, ngày thu đầu tiên khiến ta nghĩ đến mùa đông. Cả ngày Mili đợi chờ từ phía nhà ga một chiếc xe mang đến cho mẹ một chiếc mũ chống rét. Buổi sáng, mẹ nhỡ buổi lễ nhà thờ. Cho đến bài thuyết giáo, ngồi trong đội đồng ca với những đứa bé khác, tôi lo lắng nhìn mãi phía gác chuông, mong được thấy mẹ đội mũ mới đi vào.
Quá trưa, tôi phải đi lễ chiều môt mình.
- Mới lại – mẹ nói để an ủi tôi, tay phủi phủi quần áo cho tôi – ngay nếu như nó đến, chiếc mũ ấy mà, chắc chắn chủ nhật mẹ cũng phải sửa lại.
Chủ nhật mùa đông của gia đình tôi thường như thế này. Từ sáng, cha tôi đã đi khá xa ngồi trong thuyền câu cá chó ở một cái ao phủ sương. Mẹ tôi lại vá víu những quần áo xoàng xĩnh trong căn buồng tăm tối của mình cho đến đêm. Mẹ cấm cung như vậy là vì sợ bất đồ một bà bạn cũng nghèo khó và cũng kiêu hãnh như mình bắt gặp. Còn tôi, sau cuộc lễ chiều, tôi ngồi đọc sách trong phòng ăn rét mướt, chờ mẹ mở cửa xem mẹ có khỏe không.
Chủ nhật ấy, một sự nhốn nháo trước cửa nhà thờ đã giữ tôi lại bên ngoài sau buổi lễ chiều. Một lễ khai trương đội cứu hỏa tổ chức dưới vòm cổng lớn đã lôi kéo trẻ con bu đến. Trên quảng trường, có nhiều người lại vận quần áo cứu hỏa của họ, tụm năm tụm ba, rét cóng, dận đế giày không ngớt, họ lắng nghe ông đội trưởng Bu-Giác-dông thuyết lý rối tinh rối mù lên.
Buổi lễ đang ồn ào bỗng ngưng bặt, tựa như người kéo chuông buông vội tay vì biết là nhầm giờ. Bu-Giác-Dông và quân của ông kéo nhanh cái bơm cứu hỏa đi. Họ khuất hẳn ở chỗ ngoặt đầu tiên, có bốn thằng bé nín thở đi theo, những đế giày to tướng của chúng xéo lên những ngọn cỏ hai bên vệ đường phủ sương giá mà tôi không dám bước lên để theo chúng.
Bấy giờ trong thị trấn chỉ có hiệu cà phê Daniel là còn thấy có tiếng người, ấy là các khách uống trò chuyện và bàn cãi lúc bổng lúc trầm. Xoa xoa tay vào bức tường thấp của cái sân mênh mông ngăn cách nhà tôi với cả làng, tôi đi về bức tường rào lưới thép mắt cáo, không khỏi lo lo vì về muộn.
Cửa ra rào và trên hàng rào hé mở và tôi thấy ngay là vừa có chuyện gì khác thường.
Quả vậy, ở cửa phòng ăn – cửa gần nhất trong năm khuôn cửa lắp kính mở ra sân – một bà tóc đốm bạc khom người tìm cách nhòm qua màn cửa. Bà thấp bé, đội một cái mũ bằng nhung đen may theo lối cũ. Mặt bà gầy và thanh tú, nhưng hết sức lo lắng. Chẳng hiểu vì sao, vừa thấy bà, tôi đã sợ hãi đứng sững lại trước hàng rào.
- Cháu đâu? Lạy Chúa – bà thì thầm – Cháu vừa bên cạnh tôi thôi. Cháu đã đi quanh nhà một lượt. Dễ chừng cháu đã trốn…
Cứ sau một câu, bà lại khẽ gõ vào kính cửa ba cái mà ai không chú ý thì không nghe được.
Chẳng ai ra mở cửa cho người khách lạ. Không nghi ngờ gì nữa, nhận được cái mũ từ ga chuyển vào, không còn biêt trởi đất gì hết, mẹ Mili của tôi ngồi cấm cung trong căn phòng đó, trước cái giường, vất tứ tung ruy-băng cũ và lông chim đã là phẳng, đang tháo ra, may vào, hý hoáy sửa cái mũ chẳng có gì là ghê gớm… Thì đúng thế, khi tôi đi vào phòng ăn với bà khách theo sát gót, mẹ hiện ra, hai bàn tay hai bên đầu vẫn cầm nào chỉ khâu bằng đồng thau, nào ruy băng, nào lông chim, hai bên mũ xem ra đã cân lắm đâu… Mẹ mỉm cười với tôi bằng đôi mắt xanh lơ lộ vẻ mệt mỏi vì đã khâu trong ánh nhá nhem, miệng xuýt xoa:
- Con nhìn xem nào! Mẹ chờ khoe với con đấy!
Nhưng chợt thấy bà khách ngồi trong cái ghế bành rộng ở cuối phòng, mẹ chưng hửng, nín bặt. Mẹ vội cởi phắt mũ ra, vá sau đó, cứ kẹp ngửa nó, áp vào ngực như một “tổ chim” bằng cách tay phải.
Cái túi da và cái ô trên hai đầu gối, bà đội mũ bắt đầu phân bua, đầu khẽ đung đưa, lưỡi chắc chắc như các bà khách hay làm. Bà đã trấn tĩnh. Thậm chí vừa đả động đến con, bà đã lộ vẻ trịch thượng và bí ẩn, khiến chúng tôi đâm tò mò.
Hai mẹ con bà đã đi xe từ La Pheclê-đănggiông cách Xanhtơ-Agát mười bốn ki-lô-mét đến. Góa chồng, và rất giàu, theo như ngầm tự giới thiệu, bà đã mất một trong hai copn, thằng úy Angtoannơ, nó đã chết vì một chiều đi học về, hai anh em xuống tắm dưới một cái ao nước rất độc. Bà quyết định đưa thàng đầu, Oguyxtanh đến ở trọ nhà tôi để theo lớp cao học.
Chưa chi bà đã khoe rối rít về con. Tôi không còn nhận ra bà già tóc lốm đốm bạc khom người trước cửa một phút trước đây, với cái nhìn cầu khẩn và hoảng hốt của con gà mái có thể mất con con duy nhất đang ấp.
Điều mà bà hãnh diện kể về con trai mình thật đáng ngạc nhiên: cậu ta thích làm vui lòng mẹ; thỉnh thoảng cậu cứ quần coc đi dọc bờ sông hằng kilomet để tìm trứng cuốc và trứng vịt trời trong các bụi kim tước đem về cho mẹ… cậu ta cũng bỏ lờ đơm cá… Đêm hôm nọ, cậu ta đã phát hiện trong rừng một con gà lôi trúng bẫy…
Vốn không bao giờ dám về nhà nếu áo blu giông bẩn hay rách, dù chỉ một miếng nhỏ, giờ tôi kinh ngạc đưa mắt nhìn Mili.
Nhưng mẹ tôi không nghe nữa. Thậm chí mẹ còn ra hiệu bảo à khách im đi. Rồi thận trọng để cái “tổ chim” xuống bàn, mẹ lặng lẽ đứng lên như để bắt quả tang ai đó…
Thực thế, trên đầu chúng tôi, trong căn phòng hẻo lánh chất những mảnh pháo hoa cháy đen thui dịp Mười Bốn tháng Bảy vừa rồi, có một bàn chân lạ, tự tin, đi tới đi lui đến rung trần nhà, rồi đi qua mấy gian kho lẫm tối ở tầng hai, cuối cùng mất hút trong mấy phòng sát cạnh từ lâu không có người ở, giờ dùng để phơi cây đoạn, và rải cho táo chín.
- Lúc nãy, mẹ đã nghe tiếng chân này trong các phòng bên dưới – Mili thì thào – mẹ cứ tưởng là con về, Phăngxoa ạ…
Bà khách và tôi đều không đáp. Cả ba chúng tôi đứng lên, tim đập rộn, khi nghe có tiếng cửa kho ở đầu cầu thang dẫn xuống nhà bếp mở ra, rồi có người bước theo các bậc thang, đi qua nhà bếp và hiện ra trên lối vào phòng ăn mờ ảo.
- Con đấy ư, Ôguyxtanh? – bà khách hỏi.
Đấy là một chàng trai cao lêu đêu khoảng 17 tuổi. Trong bóng đêm đang buông, thoạt đầu tôi chỉ nhìn thấy cái mũ phớt nông dân có lót ở phía sau và cái áo blu đen có dây thắt ngang lưng mà các học sinh hay mặc. Tôi cũng nhận thấy anh đang mỉm cười.
Anh nhận ra tôi. Và chưa ai hỏi han anh gì được, anh đã bảo tôi:
- Cậu ra ân không?
Tôi do dự một chút. Rồi thấy Mili khôn giữ, tôi cầm lấy mũ cát-két và đi về phía anh. Chúng tôi qua cửa bếp, đi đến khoảng sân dành cho trẻ em chơi đã nhập nhoạng tối. Trong ánh ngày le lói sắp tắt, tôi vừa đi vừa nhìn bộ mặt xương xương với cái mũi thẳng và hàng lông tơ trên mép.
- Đây này – anh nói – tớ tìm thấy trong kho nhà cậu đấy. Chắc không bao giờ cậu để mắt đến kho phải không?
Anh cầm trong tay một bánh xe gỗ nhỏ đã sạm đen, một dây pháo hoa rách bươm quấn chung quanh, có lẽ đó là mặt trăng hay mặt trời trong đêm pháo hoa vừa rồi.
- Có hai tràng không bắn đi được. Nhưng chúng mình vẫn có thể đốt lên – anh nói giọng bình bĩnh, vẻ tin tưởng sự việc sẽ đúng như thế.
Anh ném mũ xuống đất và tôi thấy đầu anh trọc lóc như đầu nông dân. Anh cho tôi xem hai tràng pháo bị bỏ xé mà ngòi bằng giấy đã cháy cụt một phần, quả nào cũng sém đen. Anh chôn ổ trục bánh xe xuống cát, rồi rút từ túi ra một bao diêm trước con mắt ngạc nhiên của tôi, bởi vì chuyên nghịch lửa, chúng tôi đã dứt khoát bị cấm. Anh thận trọng cúi xuống, châm ngòi pháo. Rồi anh nắm lấy tay tôi, hấp tấp lôi tôi lùi lại.
Mấy giây sau, lúc cùng mẹ Môn bước ra ngưỡng cửa sau khi đã bàn bạc ấn định giá ở trọ, mẹ tôi thấy vụt lên từ dưới nhà chơi của trẻ con chúng tôi hai chùm sao đỏ chói và trắng xóa, kèm với tiếng xịt xịt. Trong chừng một giây, mẹ nhìn rõ tôi trong vùng sáng thần kỳ, tay bị chàng trai lêu đêu mới đến đang đứng lặng đi giữ chặt…
Lần này nữa, mẹ vẫn không dám nói gì.
Và buổi tối, bên bàn ăn gia đình trong bữa chiều, có một anh chàng cứ lặng lẽ ăn, đầu cúi thấp, chẳng hề quan tâm đến cái nhìn chăm chăm của ba chúng tôi.