☳ Chấn trên; ☶ Cấn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Quẻ Tiểu Quá , Tự quái nói rằng: Có sự tin ắt đi, cho nên tiếp đến quẻ Tiểu Quá[1]. Người ta đã tin thì ắt đi, đi thì ắt phải qua, vì vậy quẻ Tiểu Quá mới nối quẻ Trung Phu. Nó là quẻ trên núi có sấm, sâm nhức ở chỗ cao, tiếng nó quá mực thường cho nên là nhỏ quá. Lại, hào Âm ở ngôi tôn, hào Dương mất ngôi mà không được giữa, tức là kẻ nhỏ vượt quá mực thường. Nghĩa là kẻ nhỏ qua, lại là là việc nhỏ qua, lại là lỗi nhỏ.
LỜI KINH
小過.亨.利貞.
Dịch âm. – Tiểu quá hanh, lợi trinh.
Dịch nghĩa. – Quẻ Tiểu Quá hanh, lợi về chính bền
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Quá là vượt qua mực thường. Nếu uốn cong là quá thằng, sự quá đó cốt để tới sự chính vậy, việc cũng có khi nên thế, phải đợi quá đi mới hanh được, cho nên quẻ Tiểu Quá tự nó đã nghĩa hanh. Lợi trinh nghĩa là đạo quá lời về chính bền. Chẳng lỗi với lẽ nên phải ở đương thời thì gọi là chính.
LỜI KINH
可小事.不可大事.飛鳥遺之音.不宜上宜下.大吉.
Dịch âm. – Khả tiểu sự, bất khả đại sự, phi điểu dị chi âm bất nghi thượng, nghi hạ đại cát.
Dịch nghĩa. – Khá Việc nhỏ, chẳng khá việc lớn, chim bay để chưng tiếng, chẳng nên lên, nên xuống, cả tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Qua là để cầu tới mực giữa. Cái quá là việc nhỏ việc lớn há lại quá, được? Nghĩa đó ở quẻ Đại quá nói đã rõ rồi. Chim bay để chưng tiếng, tức là sự qua chẳng xa vậy. Chẳng nên lên, nên xuống, nghĩa là nên thuận vậy, thuận thì cả tốt, qua để mà tới, tức là thuận lẽ, qua mà thuận lẽ, sự tốt ắt lớn.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Chữ “nhỏ” chỉ về Âm, quẻ này là quẻ bốn hào Âm ở ngoài hai hào Dương ở trong. Âm nhiều hơn Dương, tức là cái nhỏ được qua. Đã qua với Dường thì có thể hanh. Nhưng ắt lợi về giữ đường chính đính, sự đó lại không thể không răn. Hào Hai hào Năm trong quẻ đều lấy chất mềm được chỗ giữa nên có thể làm việc nhỏ; hào Ba hào Tư đều là chất cứng mà mất ngôi không được giữa cho nên không thể làm việc lớn. Thể quẻ trong thực ngoài hư, như con chim nay, tiếng nó xuống mà không lên, cho nên, hễ đem đến được sự ứng nghiệm của con chim bay để tiếng thì nên trở xuống mà cả tốt. Cũng là loại không thể làm lớn vậy.
LỜI KINH
過以利貞.與時行也.
Dịch âm. – Quá dĩ lợi trinh, dữ thì hành dã.
Dịch nghĩa. – Quá để lợi về chính bền, cùng thì đi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Quá mà lợi về chính bền, tức là cùng thì cùng đi. Thì nên quá mà quá, không phải là quá, thì nên thế vậy, thế mới là chính.
LỜI KINH
柔得中.是以小事吉也
Dịch âm. – Nhu đắc trung, thị dĩ tiểu sự cát dã.
Dịch nghĩa. – Mềm được giữa, cho nên việc nhỏ tốt vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Đây lấy hào Hài hào Năm mà nói.
LỜI KINH
剛失位而不中.是以不可大事也.有飛鳥之象焉.有飛鳥遺之音.不宜上宜下.大吉.上逆而下順也.
Dịch âm. – Hữu phi điểu chi tượng yên. Phi điểu dị chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đạt cát, thượng nghiệp nhi hạ thuận dã.
Dịch nghĩa. – Có Tượng có chim bay vậy. Chim bay để chưng tiếng, chẳng nên lên, nên xuống, cả tốt, lên nghịch mà xuống thuận vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – cái đạo nhỏ qua với việc nhỏ có khi quá được thì tốt . Mềm được giữa chỉ hào Hai hào Năm ở giữa. Âm mềm được ngôi, có thể lam cho việc nhỏ tốt lành mà thôi, không thể làm việc lớn. Cứng mất ngôi mà không giữa cho nên không làm được việc lớn. Thời nhỏ quá vẫn là không thể làm việc lớn, mà tài quẻ này lại không khảm nổi việc lớn, tức là hợp với thời vậy. Câu “có tượng chim bay vậy” không giống thể Thoán. Đó là lời của kẻ giải lầm vào lời Thoán. Trong cừng ngoài mềm là Tượng chim bay, cho nên mới dùng “chim bay” làm nghĩa. Việc cũng có khi nên quá để thao với lẽ nên phải, nhưng mà há nên quá lắm? Như quá cung kinh, quá thương xót, quá tằn tiên.v.v..quá lớn thì không nên. Vì vậy ở thời nhỏ quá, cái quá nên như chim bay để tiếng mà lại thôi. Chim bay nhanh chong, tiếng phát ra thân đã qua rồi, sóng mà ha đi xa được? Việc mà nên quá như thế. Thân không thể xa hơn tiếng nhiều, việc không thể qua mực thường xa, cốt ở đúng mực vừa phải mà thôi. Không nên lên, nên xuống là theo tiếng chim bay là lấy về nghĩa nên thuận. Đạo “quá” nên như chim bay để tiếng, ôi tiếng, ngược mà đi lên thì khó, thuân mà đi xuống thì dễ, cho nên nó ở chỗ cao thì lớn vì thế trên núi có sấn mới là quá. Đạo quá đi thuận thì tốt, như chim bay lên để tiếng, là nên thuận vậy. Sở dĩ phải quá là để cho thuận với lẽ nên phải. Thuận được với lẽ nên phải, cho nên cả tốt.
LỜI KINH
象曰.山上有雷.小過.君子以行過乎恭.喪過乎哀.用過乎儉.
Dịch âm. – Tượng viết: Sơn thượng hữu lôi, Tiểu quá, quân tử dĩ hạnh quá hồ cung, tang quá hồ ai, dụng quá hồ kiệm.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Trên núi có sấm là quẻ Tiểu Quá. Đấng quân tử coi đó mà nên quá chưng kinh, tang quá chưng thương, dùng quá chưng kiệm.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Sâm nhức trên núi, tiếng nó vượt qua vượt thường, cho nên là nhỏ quá. Việc trong thiên hạ có khi nên quá mà không thể quá lắm, cho nên là nhỏ quá. Đấng quân tử coi tượng nhỏ quá đó mà việc gì nên quá thì cố gắng, như là nết quá chưng kính, tang quá chưng thương, dùng quá chưng kiệm. Đáng quá mà quá tức là nên phải; chẳng đáng quá mà quá thì quá rồi.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Trên núi có sấm, tiếng nói nhỏ quá[2]. Sự quá của ba điều đó[3], đều là sự quá của những việc nhỏ. Có thể quá viề việc nhỏ mà không thể quá về việc lớn, có thể quá nhỏ mà không thể quá lớn. Đó cũng là như lời Thoán nói “khá việc nhỏ” và “nên xuống” vậy.
LỜI KINH
初六.飛鳥以凶.
Dịch âm. – Sơ Lục: Phi điểu dĩ hung.
Dịch nghĩa. – Hào Sáu Đầu: Chim bay lấy hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Sáu Đầu, Âm mềm ở dưới, là Tượng tiểu nhận, phía trên nó ứng với hào Tư, hào Tư lại là thể động, kẻ tiêu nhân nóng nảy khinh dị mà bên trên đó kẻ ứng giúp, với việc nên quá, tất nhiên nó sẽ quá lắm, huống chi việc không nên quá mà quá? Sự quá của nó nhanh như chim bay. Vì vậy mới hung. Nóng kịp như thế cho nên nó đã quá nhanh lại xa, cứu ngăn không kịp.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Sáu Đầu là chất Âm mềm, phía trên ứng nhau với hào Chín Tư, lại ở thời quá, tức là kẻ lên mà chẳng xuống. Chim bay để tiếng, không nên lên nên xuống, cho nên Tượng, Chiêm của nó như thế. Sách Đông Lâm của Quách Phác nói rằng: ”Xem được hào này, hoặc giả gặp phải tai vạ của loài có cánh”.
LỜI KINH
象曰.飛鳥以凶.不可如何也.
Dịch âm. – Tượng viết: Phi điểu dĩ hung, bất khả như hà dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Chim bay lấy hung, chẳng khá dường sao vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Sự quá của nó như chóng như thể chim bay, há cứu ngăn được? Hung là đáng lắm! Chẳng khá dường sao, nghĩa là không thể dùng sức được nữa.
LỜI KINH
六二.過其祖.遇其妣.不及其君.遇其臣.無咎 .
Dịch âm. – Lục Nhị: Quá kỳ tổ, ngộ kỳ tỷ, bất cập kỳ quân, ngộ kỳ thần, vô cữu.
Dịch nghĩa. – Hào Sáu Hai: Quá thửa ông, gặp thửa bà; chẳng kịp thửa vua, gặp thửa bề tôi, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Dương ở trên là Tượng Cha, cao hơn chả là Tượng ông. Hào Tư ở trên hào Ba cho nên là ông. Hào Hai với hào Năm ở chỗ ứng nhau, cùng có đức mềm giữa, chí nó không theo hào Ba, hào Tư, cho nên qua hào Tư mà gặp hào Năm, ấy là qua thửa ông, Hào Năm chất Âm mà cao, là Tượng bà nội, nó với hào Hai cùng ứng nhau. Ở quẻ khác thì Âm Dương tìm nhau, thì “quá” ắt qua mực thường, cho nên khác hăn không có sự gì không quá, cho nên hào Hài với hào Năm cũng răn nó qua. Chẳng kịp thửa vua gặp thửa bây tôi nghĩa là tiên lên mà không lấn tới vua, vừa đúng với đạo bề tôi thì không có lỗi “gặp” nghĩa là đáng. Quá phận bề tôi, đủ biết là lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Sáu Hai mêm thuận giữa chính tiên lên thì qua hào Ba hào Tư mà gặp hào Sáu Năm, ấy là qua Dương mà lại gặp Âm. Như thế thì chẳng kịp hào Sáu năm mà tự được phần mình, ấy là không kịp vua mà gặp bề tôi. Điều đó cái ý quá mà chẳng quá, giuwx chính được giữa, tức là cách không có lỗi đó, cho nên Tượng, Chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰.從或戕之.凶如何也.
Dịch âm. – Tượng viết: bất cập kỳ quân, thần bất khả dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Chẳng kịp thửa vua, bề tôi không thể quá vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Trong thời “quá”, việc gì cũng quá mực thường, cho nên với việc tiên lên, thì răn đừng kịp thửa vua, là vì bề tôi không thể quá phận bề tôi vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Sở dĩ chẳng kịp vua lại gặp bề tôi, là vì tôi không thể quá.
LỜI KINH
九三.弗過防之.從或戕之.凶.
Dịch âm. – Cửu Tam: Phất quá phòng chi, tòng hoặc tường chi, hung!
Dịch nghĩa. – Hào Chín Ba: Chẳng quá ngừa đó, theo hoặc hại đó, hung!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Quẻ Tiểu Quá là lúc Âm quá, Dương mất ngôi, hào Ba riêng ở chỗ chính, nhưng ở dưới, không thể làm gì, mà lại bị các hào Âm ghen ghét cho nên cũng phải có việc nên quá, tức là quá ngừa kẻ tiểu nhân. Nếu không quá ngừa chúng nó, thì hoặc có khi chúng nó sẽ theo mà làm hại mình, như thế thì hung.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Trong thời Tiểu Quá, các việc thường nên quá đi, rồi mói được giữa. Hào Chín Ba lấy chất cứng ở chỗ chính, là kẻ bị cách hào Âm muốn hại, mà nó tự cậy mình cứng, chẳng chịu ngừa trước, cho nên Chiểm của nó như thế. Kẻ xem nếu biết quá ngừa thì có thể khỏi.
Lời bàn của Tiên Nho. -
LỜI KINH
象曰.從或戕之.凶如何也.
Dịch âm. – Tượng viết: tòng hoặc tường chi, hung như hà dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Theo hoặc hại đấy, hung dường như sao vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Trong thời Âm quá, ắt phải hại Dương, đạo kẻ tiểu nhân thịnh, ắt hại đến người quân tử, nên quá ngừa đó. Ngừa nó không đến cùng tột, thì bị nó hại, cho nên nói rằng “hung dường sao” nghĩa là tệ lắm vậy.
LỜI KINH
九四.無咎.弗過遇之.往厲必戒.勿用永貞.
Dịch âm. – Cửu Tứ: Vô Cữu, phất quá ngộ chi, vãng lệ, tất giới vật dụng vĩnh trinh.
Dịch nghĩa. – Hào Chín Tự: Không lỗi chẳng quá gặp đấy, đi nguy, ắt răn, chớ dùng dài lâu chính bền.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Tư đương thời nhỏ quá, lấy chất cứng ở chỗ mềm, tức là sự cứng không quá, cho nên không lỗi. Đã không quá thì là hợp mực vừa phải, cho enen nói rằng “gặp đấy” nghĩa là đúng đạo vậy. Nếu đi thì có sự nguy, ắt nên răn sợ, vì đi là bỏ chỗ mềm dùng tinh cứng mà tiến lên. Chớ dùng dài lâu chính bền vì tinh Dương răn cứng, cho nên răn phải tùy lẽ nên phải, không thể cố chấp.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Đường thời quá, lấy chất cứng ở ngôi mềm; tức là quá về cung kinh, ấy là đạo không lỗi đó. “chẳng quá gặp đấy” ý nói không quá về cứng mà vừa đúng với sự nên phải vậy. Đi thời quá rồi, cho nên có nguy mà nên răn. Tính Dương rắn cứng, cho nên lại răn rằng “chơ dùng dai lâu chính bền” ý nên theo với lẽ nên phải từng thời, không nên cố giữ một mực. Có người nói rằng: câu “chẳng quá, gặp đấy” nếu theo lệ hào Sáu Hai thì nên giải như thế, nếu theo lệ hào Chín Ba thì chữ “quá gặp” nên như nghĩa chữ “quá ngữa”. Chưa rõ thế nào là phải. Hãy chừa lại đó để đợi kẻ biết.
LỜI KINH
象曰.弗過遇之.位不當也.往厲必戒.終不可長也.
Dịch âm. – Tượng viết: Phất quá, ngộ chi, vị bát đáng dã; vãng lệ, tất giới, chung bất khả trường dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Chẳng quá, gặp đấy, ngôi chẳng đáng vậy; đi nguy, ắt răn, trọn chẳng khá lớn vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Ngôi chẳng đáng chỉ về chỗ mềm. Hào Tư đương thời quá, chẳng quá cứng mà lại ở chỗ mềm, ấy là đúng mực vừa phải, cho nên nói là “gặp đấy”, nghĩa là gặp chỗ vừa phải vậy. Lấy hào Chín ở dưới ngôi Tư là ngôi không đáng; ở chỗ mềm là gặp chỗ vừa phải. Đương thời Âm quá, Dương phải lui, Nhụt tự giữ lấy mình, cũng là đủ rồi, há lại lớn mà thinh được? Cho nên đi thì có nguy, ắt nên răn vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Nghãi hào chưa rõ, chỗ này cũng nên chừa lại.
LỜI KINH
六五.密云不雨.自我西郊.公弋取彼在穴.
Dịch âm. – Lục Ngũ: mật vân bất vũ, tự ngã tây giao, công dặc thủ bỉ, tại huyệt.
Dịch nghĩa. – Hào Sáu Năm: Mây dầy chẳng mưa, ở cõi tây ta, ông bắn lấy nó ở hang.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Năm lấy chất âm mềm ở ngôi tôn, tuy muốn quá làm, há nen công được? Cũng như mây dầy mà không thành mưa mà thôi. Sở dĩ không thành mừa, là vì tự ở cõi tây. Khí Âm không thể thành mưa. ở quẻ Tiểu súc đã giải rồi. Ông bắn lấy nó ở hang là sao? Hang là chỗ trống trong núi, giữa rỗng tức là cái hang. ở hang là chỉ về hào Sáu Hai, hào năm với hào Hai vốn là không ứng nhau, chỉ là bắn mà lấy no, hào Năm đáng ngôi, cho nên nói “ông”, tức là đấng công thượng vậy. Cùng loại lấy nhau, tuy rằng được đó, nhưng hai khí âm không thể làm nên được việc lớn, cũng như mây dây không thể thành mưa.
Bản nghĩa của Chu Hy. – lấy chất Âm ở ngôi tôn, lại nhắm vào thời Âm quá, không thể làm việc mà lấy hào Sáu Hai để làm giúp cho mình, cho nên có Tượng ấy. Ở hang là vật về Âm, hai khi gặp nhau, đủ biết không thể làm nên việc lớn.
LỜI KINH
象曰.密云不雨.已上也.
Dịch âm. – Tượng viết: Mật vân, bất vũ, dĩ thượng dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: mây dầy chẳng mưa, đã lên vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Dương lên Âm xuống, hợp nhau thì hoa nhau mà thành mưa, Âm đã ở trên , mây tuy dầy há nên được mửa? Đó là nghĩa âm quá không thể thành mưa.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Đã trên tức là quá cao.
LỜI KINH
上六.弗遇過之.飛鳥離之.凶.是謂災眚.
Dịch âm. – thượng lục: Phất ngộ quá chi, phi điểm ly chi, hung thị vị tai sảnh.
Dịch nghĩa. – Hào Sáu Trên: Chẳng gặp, quá đây, chim bay lìa đấy, hung, ấy rằng vạ tội.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Hào Sáu chất Âm, thể động, ở chỗ cùng cực thì quá chẳng gặp với lẽ, làm gì cũng quá, sự trái lẽ quá mực thừa của nó như thể con chim bay nhanh, vì vậy mới hung. Lìa là quá đi xa lắm. Như thế thì nên phải có vạ tội, vạ là cái hại của trời lam ra, tội là việc của người làm ra. Đã quá đến cùng cực, há chỉ tội người mà thôi, vạ trời cũng kéo đến nữa, đủ biết là hung.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Sáu lấy chát âm ở trên thể động đứng chõ cùng tột Âm quá, tức là kẻ quá đi đã cao mà rất xa, cho nên Tượng, Chiêm của nó như thế. Có người nỏi rằng hai chữ: 遇 過 (ngộ quá) chỉ nên đổi làm 過 遇 (quá ngộ), nghĩa giống như hào Chín Tư, chưa biết phải không.
LỜI KINH
象曰.弗遇過之.已亢也.
Dịch âm. – Tượng viết: Phất ngộ quá chi, dĩ kháng dã.
Dịch nghĩa. – Lời Tượng nỏi rằng: Chẳng gặp quá đấy, đã quá cực vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. – Ở chót cuộc quá, chẳng gặp với lẽ mà quá đó, quá đã quá cực, hung là đáng vậy.
Chú thích:
[1] 小過 (Tiểu quá) nghĩa là nhỏ quá, hay lỗi nhỏ.
[2] Tức là hơi quá mức thường.
[3] Tức là nết, tang và dùng.