Kinh Dịch Trọn Bộ

Quẻ Ký Tế

Khảm trên; Ly Dưới

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Quẻ Ký Tế, Tự quái nói rằng: Có qua vật ắt phải sang, cho nên tiếp đến quẻ Tế[1]. Qua được với vật, ắt có thể sang, cho nên sau quẻ Tiểu Quá đến quẻ Ký Tế. Nó là quẻ nước ở trên lửa, nước lửa giao nhau, thì thành công dụng. Vật nào xứng đang sự dùng của vật ấy, cho nên là đã sang, tức là cái thì muốn việc thiên hạn đã nên vậy.

LỜI KINH

既濟.亨.小利貞.初吉終亂.

Dịch âm. – Ký Tế hanh, tiểu lợi trinh, sơ cát, chung loạn.

Dịch nghĩa. – Quẻ ký tế hanh, nhỏ lợi về chính bền, đầu tốt, chót loạn.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Trong thì đã sang, cái lớn đã hanh thông rồi, cái nhỏ còn chưa hanh thông. Tuy là trong thì đã sang, không thẻ không có cái nhỏ chưa hanh thông. Chữ “nhỏ” ở duwois, lời nói lên thế. Nếu nói”nhỏ hanh” thì sự hanh thông nho. Lợi về chính bền là vì ở thì sang, lợi ở gìn giữ bằng cách chinh bền. Đầu tốt là lúc đương sang, chót loạn là tại sang đà dùng cực thì phải trái lại.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đã sang là việc đã nên. Nó là quẻ nước lửa giao nhau, thứ nào được dùng của thứ ấy. Ngôi của sau hào đều được chính đinh, cho nên đã sang. Chữ “hanh nhỏ” nên đổi ra làm “nhỏ hanh”. Đại đẻ quẻ này và lời Chiêm của sau hào đều có ý răn dỗ, thì nên thế vậy.

LỜI KINH

彖曰.既濟.亨.小者亨也.

Dịch âm. – Thoán viết:Ký tế hanh, tiểu giả hanh dã.

Dịch nghĩa. – Lời Thoán nói rằng: Quẻ Ký tế hanh, cái nhỏ hanh vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Dưới chữ 濟 (tế) ngờ sót chữ 小 (tiểu).

LỜI KINH

利貞.剛柔正而位當也.

Dịch âm. – Lợi trinh, cương nhu chính nhi vị đáng dã.

Dịch nghĩa. – Lợi về chính bền, cứng mềm chính mà ngôi đáng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Trong thì đã sang, cái lớn chỉn đã hanh thông rồi, chỉ có cái nhỏ chưa hanh thông. Thì đã hanh thông, chỉn nên chính bền mà giữ. Tài quẻ cứng mềm cứng đáng với ngôi của nó đang ngôi là sự thường, đó tức là nghĩa chính bên, lời về nết chinh, như thế, Âm Dương đều được chính ngôi, cho nên mới là đã sang.

LỜI KINH

初吉.柔得中也.終止則亂.其道窮也.

Dịch âm. – Sơ cát, nhu đắc trung dã; chung chỉ tắc loạn, kỳ đạo cùng dã.

Dịch nghĩa. – Đầu tốt, mềm được giữa vậy; chót đậu thì loạn, thửa đạo cùng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Hai là chất mềm thuận, văn vẻ, sáng lang mà được chỗ giữa, cho nên mới làm nên công “đã sang”. Hào hai ở thể duwois, là lúc đầu cuộc “đương sang” mà lại khéo xư, cho nên mới tốt. Việc trong thiên hạ, không tiến thì lùi, không có cái lẽ nhất định. Đến chót cuộc sang, chẳng tiên mà đâu, tức là sự đậu bất thường, suy loạn đến rồi, vì là đạo nó đã cùng cực rồi. Tài hào Chín Năm, không phải không hai, chỉ vì thời cực, đạo cùng, lẽ ắt phải biến.

LỜI KINH

象曰.水在火上.既濟.君子以思患而預防之.

Dịch âm. – Tượng viết: Thủy tại hỏa thượng, Ký tế, quan tử dĩ tư hoạn nhi dự phòng chi.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Nước ở trên lửa là quẻ Ký tế, đáng quan tử coi đó để nghĩ sự lo mà ngừa sẵn đấy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Nước lừa đã giao nhua, thứ nào được dùng của thứ ấy, tức là đã sang. Gặp thì “đã sang”. Chỉ sợ vạ hại sinh ra, cho nên nghĩ cách ngừa sẵn đi, khiên cho không đến phải lo. Từ xưa thiên hạ yên rồi mà lại đến phải vạ loạn, đều tại không biết lo nghĩ mà ngừa sẵn cả.

LỜI KINH

初九.曳其輪.濡其尾.無咎.

Dịch âm. – Sơ Cửu: Duệ kỳ luân, nhu kỳ vy, vô cữu.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Đầu: Kéo thửa bánh xe, ướt thửa đuôi không lỗi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Đầu lấy chất Dương ở chỗ duwois, phía trên ứng nhau với hào Tư, lại là thể lửa, cái chí tiên lên của nó đương mạnh, nhưng thì đã sang rồi, tiên lên không thôi, thì đến hối cữu, cho nên phải kéo bánh xe, ướt đuôi, mới không có lỗi. Bánh xe là vật để đi , kéo ngược trở lại, tức là khiến nó khỏi tiến. Con thú lội nước ắt phải ngỏng đuôi, ướt đuôi thì không thể sang. Đầu thì đã sang, biết ngăn sự tiến mới được không lỗi. Nếu không biết thooi thì đến phải lỗi.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Bánh xe ở dưới, đuôi ở đăng sau là Tượng hào Đầu. Kéo bánh xe lại thì xe không thể đi lên được, ướt đuôi thì con cáo không sang sông được, đầu thì sang, cẩn thận răn đỗ như vậy là cách không lỗi đó. Kẻ xem như thế thì không có lỗi.

LỜI KINH

象曰.曳其輪.義無咎也.

Dịch âm. – Tượng viết: Duệ kỳ luân, nghĩa vô cữu dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Kéo thửa bánh xe, nghĩa không lỗi vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Đầu lúc đã sang, biết ngăn sự tiến thì không lỗi cùng cực, nghĩa đó tự nhiên không lỗi.

LỜI KINH

六二.婦喪其茀.勿逐.七日得.

Dịch âm. – Lục Nhị: Phụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhật đắc.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Hai: Đàn bà mất thửa khăn trùm[2] chớ đuổi bảy ngày được.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Hai là âm, cho nên lấy đàn bà mà nói khăn trùm là đồ của đàn bà khi ra khỏi cửa, dùng để tự che, mất khăn trùm thì không thể đi. Hào Hai không được hào năm tìm kiếm mà dùng, thì không được đi cũng như đàn bà mất khăn trùm vậy. Nhưng đạo trung chính, há có thể bỏ? Thì đã qua rồi thì sẽ đi được. Đuổi là chạy theo vật khác. Chạy theo vật khác thì mất cái sơ thủ cuarminhf, cho nên răn rằng chớ đuôi. Tự giữ không mất, thì bây ngày lại được. Quẻ có sau ngôi đến bảy thì biến đổi rồi. Bẩy ngày chỉ về thì biến đổi vậy. Tuy chẳng được người trên dùng đen, nhưng đạo trung chính, không có lẽ bị bỏ mãi, tuy chẳng thi hành trong lúc này, ắt được thi hành ở lúc khác, lời răn của thanh nhân thật là sâu xa.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Hào Hai lấy đức văn vẻ sang sủa giữa chính, phía trên ứng nhau với hào Chin năm là ông vua Dương Cứng giữa chính, đang được thực hành chính mình, mà hào Chín Năm ở thì đã sang, không chịu trong đãi người hiền để thi hành cái đạo của mình, cho nên hào Hai có Tượng là “đàn bà mấ cái khăn trùm” khăm trùm là đồ che của đàn bà, ý nói mất cái để di vậy. Nhưng đạo giữa chinh không thể bỏ mãi mãi, thì qua sẽ được thực hành, cho nên lại có lời răn “chớ đuổi tự nhiên sẽ được”.

LỜI KINH

象曰.七日得.以中道也.

Dịch âm. – Tượng viết: Thất nhật đắc, di trung đạo dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: bây ngày được, vì đạo giữa vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Cái đạo giữa chính tuy chẳng dược dùng đến, nhưng không có lẽ đến cùng không được thi hành, cho nên mất khăn trùm, bây ngày sẽ lại được, nghĩa là tự giữ đạo giữa, lúc khác ắt được thi hành. Không mất mực giữa thì là chính rồi.

LỜI KINH

九三.高宗伐鬼方.三年克之.小人勿用.

Dịch âm. – Cửu Tam: Cao Tông phạt Quỷ Phương, tam nhiên khắc chi, tiểu nhân vật dụng.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Ba: Vua Cao Tông đánh nước Quỷ Phương, ba năm được đấy, kẻ tiểu nhân chờ dùng.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Chín ba đương thì đả sang, lấy chất cứng ở ngôi cứng, là kẻ dùng đạo cứng đến tột bậc vậy. Đã sang mà dùng đạo cứng như thế , tức là việc vua Cao Tông đánh nước Quỷ Phương. Cao Tông ắt là Cao Tông nhà Thương, việc trong thiên hạ đã xong, mà đi xa đánh kẻ bao loạn. Oai vũ tới được, mà lấy được sự cứu dân làm lòng, đó là việc của đấng vương giả, chỉ có ông vua thánh hiền thì được. Nếu sinh ra oai vũ, tức là kẻ bất phục, tham đát cát, thì là tàn dân động lòng ham muốn, cho nên răn rằng: chớ dùng kẻ tiểu nhân. Vì kẻ tiểu nhân mà làm việc đó chỉ cáo ý tham lam tức tôi riêng tây , nếu không tham lam tức tối thì họ không chịu làm. “ba năm được đấy” thấy rằng nhọc mệt tệ lắm. Đấng thánh nhân, nhân hào Chín Ba đương thời đã sang mà dùng cách cứng, mới phát nghĩa đó để làm phép và làm răn, kẻ kiến thức nông nổi không thể nghĩ tới.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Thời đã sang, lấy chất cứng ở ngôi cứng, là Tương vua Cao Tông đánh nước Quỷ Phuong. “Ba năm được đấy” tức là phải lâu mới được, đó là ý răn kẻ xem không nên hành đông, bằng cách khinh suất. Câu “Tiểu nhân chờ dùng” phép xem giống hào Sáu Trên quẻ Sư.

LỜI KINH

象曰.三年克之.憊也

Dịch âm. –Tượng viết: Tam niên khắc chi, bại dã.

Dịch nghĩa. – Lời của Tượng nói rằng: Ba năm được đó, mệt vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Nói mệt cho thấy việc đó rất khó, vua Cao Tông làm thì được, nếu không có bụng như vua Cao Tông, thì là tham lam tức tôi, để làm hại dân.

LỜI KINH

六四.繻有衣袽.終日戒.

Dịch âm. – Lục Tứ: Nhu hữu y như, chung nhật giới.

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Tư: ướt có áo giẻ, trọn ngày răn.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Tư ở quẻ Tế mà thể nước, cho nên lấy thuyên làm nghĩa. Hào Tư ở ngôi gần vua là kẻ gánh vác trách nhiệm. Đương thì đã sang, lấy sự ngừa vạ lo biến làm gấp, chữ 繻 (nhu) đổi làm chữ 濡 (nhu) đọc là thăm dò vậy. Thuyền có hẻ dò thì nhét bằng áo giẻ. Có áo giẻ để phòng bị sự dò mà lại trọn ngày răn sợ, không nhắc, lo vạ nên như thế vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đương thì đã sang, lấy chất mềm ở ngôi mềm, là kẻ biết dự bị lo sợ, cho nên Tượng nó như thế.

LỜI KINH

象曰.終日戒.有所疑也.

Dịch âm. – Tượng viết: Chung nhật giới, hữu sơ nghĩ dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Trọn ngày răn, có thửa ngờ vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Trọn ngày răn sợ, là thường ngờ rằng vạ lo sắp tới. Ở thì đã sang, nên răn sợ như thế.

LỜI KINH

九五.東鄰殺牛.不如西鄰之祭.實受其福.

Dịch âm. – Cửu ngũ: Đông lân sát ngưu, bất như tây lân chi thược tế, thật thụ kỳ phúc.

Dịch nghĩa. – Hào Chín Năm: Láng giềng bên Đông giết trâu, chẳng bằng láng giềng bên Tây tế Thược, thật chịu thửa phúc.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Hào Năm giữa đặc là có đức tin, hào Hài giữa rỗng là có đức thành, cho nên đều lấy việc tế tự làm nghĩa. Láng giềng bên đông là Dương, chỉ vào hào năm; Láng giềng bên tây là Âm, chỉ vào hào Hai, giết trâu là cuộc tế thịnh soạn. Thược là thức tế đơn sợ. Thịnh soan không bằng đơn sơ, là tịa thời không giống nhau. Hào Hai hào Năm đều có đức tin thành giữa chính, hào Hai ở duwois cuộc sang, còn có cơ lên, cho nên chịu phúc; Hào Năm ở chỗ cùng tột cuộc sang, không thể tiến nữa, nếu giữ bằng cách chí thành giữa chính, chỉ không đếu nỗi trái lại mà thôi; lý không khi nào cùng cực làm thế nào được, cho nên tượng của hào này chỉ nói về thời.

Bản nghĩa của Chu Hy. – Đông là Dương, Tây là Âm, ý nói hào Năm ở ngôi tôn mà thời quá rồi, chẳng bào hào Hai ở dưới mà mới được thời. Lại đường vòa thời vua Văn và vua Trụ, cho nên Tượng, Chiêm của nó như thế. Lời Thoán trước tốt sau loạn cũng là ý đó.

LỜI KINH

象曰.東鄰殺牛.不如西鄰之時也.實受其福.吉大來也.

Dịch âm. – Tượng viết: Đông lân sát ngưu bất như tây lân chi thì dã; thậ thụ kỳ phúc, cát đại lai dã.

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Láng giềng bên Đông giết trâu, chằng bằng láng giềng bên Tây phải thời vậy; thật chịu thửa phúc, tốt cả lại vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Tài đến hào năm không phải chẳng hay, nhưng khong phải thì bằng hào Hai. Hào Hai ở dưới là thời có tiến, cho nên giữa chính mà tin, thì sự tốt cả lại, thế gọi là chịu phúc. “Tốt cả lại” nghĩa là thời đang sang, tức là “cả lại” tức là “hanh nhỏ, đầu tốt” vậy.

LỜI KINH

上六.濡其首.厲.

Dịch âm. – Thượng lục: Nhu kỳ thủ, lệ!

Dịch nghĩa. – Hào Sáu Trên: Ướt thửa đầu, nguy!

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Chót cuộc đã sang vẫn là chẳng yên mà nguy. Lại kẻ mềm ở ngôi đó mà đứng trên thể hiêm, khảm là nước, sang cũng lấy nghĩa là nước, cho nên nói cùng cực đến nỗi ướt đầu, đủ biết là nguy. Chót cuộc đã sang mà kẻ tiểu nhân ở vào ngôi đó, sự bại hoại của nó có thể đứng mà đợi được.

Bản nghĩa của Chu Hy. – chót cuộc đã sang, trên thể hiểm, mà lấy tài Âm mềm ở vào chỗ đó, là Tượng con cáo lội nước mà ướt đầu. Kẻ xem không biết răn sợ, tức là đạo nguy.

LỜI KINH

象曰.濡其首厲.何可久也.

Dịch âm. – Tượng viết: Nhu kỳ thủ, lệ, hà khả cửu dã?

Dịch nghĩa. – Lời Tượng nói rằng: Ướt thửa đầu, nguy, sao khá dài vậy?

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. – Đã sang mà cùng đến nỗi ướt đầu, có thể dài lâu được chăng?


Chú thích:

[1] Chữ 既濟 (ký tế) nghĩa là sang sông, đã nên việc, hay đã xong việc.

[2] Dịch theo Trình Di. Theo Chu Hy thì chữ 茀 (phất) nghĩa là mui xe.