Đoái trên ; Kiền dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Tự Quái nói rằng: Ích mà chẳng thôi, ắt quyết, cho nên tiếp đến quẻ Quải, Quải nghĩa là quyết[1] ích đến cùng cực, ắt phải quyết liệt rồi sau mới thôi, lý không ích mãi mà chẳng thôi, thôi tức là quyết, vì vậy quẻ Quải mới nối quẻ Ích. Nó là quẻ Đoái trên Kiền dưới, lấy hai thể mà nói, thì chầm là chỗ nước tụ mà lên ở chốn rất cao, có tượng vỡ lở[2], lấy hào mà nói, thì năm hào Dương ở dưới, lớn lên sắp cùng cực, một Âm ở trên, tiêu đi sắp hết, các hào Dương tiến lên, quyết trừ một hào Âm, vì vậy mới là quyết. Quải là nghĩa cương quyết, mọi hào Dương tiến lên mà trừ một hào Âm, đó là lúc đạo đấng quân tử lớn lên, kẻ tiểu nhân tiêu suy vậy hầu hết vậy.
LỜI KINH
夬揚于王庭,孚號有厲,告自邑.不利即戎,利肴鈦往.
Dịch âm. - Quyết, dương vu vương đình, phu hiệu[3] hữu lệ. Cáo tự ấp, bất lợi tức nhưng, lợi hữu dù vãng.
Dịch nghĩa. - Quẻ Quải, giơ chưng sân vua, tin gọi, có nguy. Bảo từ làng, chẳng lợi tới quân, lợi có thửa đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lúc kẻ tiểu nhân đương thịnh, đạo đấng quân tử chưa thắng, có thể nào hiển nhiên dùng chính đạo mà quyết trừ nó, cho nên phải kín đáo đợi thời, dần dần tính cách làm tiêu nó đi. Nay đảng tiểu nhân đang suy, quân tử đương thịnh, nên làm rõ rệt ở công triều, khiến cho người ta biết rõ sự thiện ác, cho nên nói rằng “giơ chưng sân vua”. Phu là Điều tin ở trong lòng, tức là cái ý thành thực, hiệu là lời sai nhiều người, đạo đấng quân tử lớn thịnh, mà không giảm sự răn ngừa, cho nên dùng sự chí thành để sai mọi người, khiến họ biết rằng còn có sự nguy, ắt phái có lòng răn sợ, thì không có gì…Đấng quân tử trị kẻ tiểu nhân, vì nó bất thiện, ắt lấy đạo thiện của mình mà đổi được nó, cho nên đấng thánh nhân trừ kẻ làm loạn ắt trước sửa mình, tức như vua Thuấn sửa đức văn vậy[4]. Ấp là làng riêng, “bảo từ làng” nghĩa là trị mình. Đem sự thịnh vượng của các hào Dương, mà quyết trừ một hào Âm, sức vẫn có thừa, nhưng không nên dùng cách cương quyết thái quá, thái quá thì nó sẽ đến làm giặc như hào Chín Trên quẻ Mông. Nhung là việc cường vũ của nhà binh, chẳng lợi tới quân tức là chẳng lợi về mặt chuộng sự tráng vũ, “tức” là tới, “tới quân” nghĩa là chuộng võ vậy. Lợi có thửa đi, nghĩa là khi Dương tuy thịnh, nhưng chưa tới ngôi Trên, khí Âm tuy suy, nhưng còn chưa đi hết, đó là tiểu nhân hãy còn, đạo của quân tử chưa thật đến nơi, cho nên, nên tiến mà đi chẳng chuộng cương vũ, mà đạo càng tiến, ấy là sự quyết rất khéo.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Quải nghĩa là quyết[5], tức là khí Dương khơi tháo khí Âm, nó là quẻ về tháng ba. Lấy năm hào Dương trừ một hào Âm, chẳng qua khơi tháo nó đi mà thôi. Nhưng khi khơi tháo nó đi, ắt phải nêu rõ tội nó, mà hết lòng thành thực để hò gọi quân mình hợp sức với mình, và cũng còn phải lo sợ, không thể yên ổn phóng tứ, lại nên trị trước chỗ riêng tây mà không thể chuyên chuộng oai vũ, thì lợi có thửa đi. Hết thảy đều là lời răn người ta.
Lời bàn của Tiên Nho. - Chu Hy nói rằng: Có người bảo rằng: Quẻ Quải, thánh nhân với lúc Âm tiêu Dương lớn, cũng răn sợ như thế, cái ý cảnh giới người ta sâu lắm. Đáp rằng: Không thể nói thế. Nguyên là không có lúc nào mà không răn giữ lo sợ, chẳng phải đến khi đó mới răn sợ đâu. Nói rằng thiên hạ đã bình trị, có thể yên lòng phóng chí, hễ hơi có chút phóng tứ, liền đẻ ra không thiếu cái gì.
Hồ Vân Phong nói rằng: Quẻ Quải lấy năm hào Dương trừ một hào Âm, cũng là việc dễ dàng, thế mà lời Thoán (tức lời quẻ) làm ra nhiều lời lo sợ răn dỗ, là vì: ắt phải giơ chưng sân vua, khiến tội tiểu nhân được rõ, lấy lòng chí thành hò gọi mọi người, khiến bọn quân tử hợp lại, không thể vì tiểu nhân đã suy liền phóng tứ, thì phải có lo lắng đó, không thể vì quân tử đương thịnh mà chuộng uy vũ, thì có cách tự trị đó, ắt phải như thế mới có lợi có thửa đi. Quẻ Phục lợi về sự đi, là đi mà làm quẻ Kiền. Đấng thánh nhân đặt lời Thoán quẻ Phục, chỉ nói bằng giọng bình thường, đặt lời Thoán quẻ Quải, thì nói bằng giọng lo sợ. Bởi vì thế Âm tuy suy, nó lan ra hoặc có thể sinh sôi, nó cùng quá hoặc lại thành kẻ chống chọi. Đấng quân tử không lúc nào mà không răn sợ, mà lúc tiểu nhân đã suy, lại càng không thể quên sự răn sợ. Đấng thánh nhân lo cho bọn quân tử thật cùng tột vậy.
LỞI KINH
彖曰:夬決也,剛決柔也;健而說,決而和.
Dịch âm. - Thoán viết: Quải quyết dã, cương quyết nhu dã, kiện nhi duyệt, quyết nhi hòa.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quải là quyết vậy, cứng quyết mềm vậy, mạnh mà đẹp lòng quyết mà hòa.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây thích nghĩa tên quẻ và thích đức quẻ.
LỜI KINH
揚于王庭,柔承五刚也.
Dịch âm. - Dương vu vương đình, nhu thừa ngũ cương dã.
Dịch nghĩa. - Giơ chưng sân vua, hào mềm cưỡi năm hào cứng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Phần mềm tuy đã tiêu nhưng nó ở trên năm hào ứng, còn là cái Tượng cưỡi lấn. Âm mà cưỡi Dương, trái lẽ thái thậm, đấng quân tử thế đủ trừ nó, thì nên nêu rõ tội nó ở sân lớn phong trào nhà vua, khiến cho mọi người biết rõ sự thiện ác.
LỜI KINH
孚號有属,其危乃光也.
Dịch âm. - Phu hiệu hữu lệ, kỳ nguy nãi quang dã.
Dịch nghĩa. - Tin gọi, có nguy, thửa nguy bèn sáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hết lòng thành tín để sai mọi người, mà biết có sự lo sợ, thì đạo quân tử mới khỏi lo mà được sáng lớn.
LỜI KINH
告自邑不利即戎,所尚乃窮也.
Dịch âm. - Cáo tự ấp, bết lợi tức nhung, sở thượng nãi cùng dã.
Dịch nghĩa. - Bảo tự làng, chẳng lợi tới quân, thửa chuộng bèn cùng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Nên trước trị mình, chẳng nên chuyên chuộng sự cương vũ, tới quân thì cái mình chuộng bèn đến cùng cực. Trong thí quyết, cái thửa chuộng là nói về sự cương vũ.
LỜI KINH
利有攸往,剛長乃終也.
Dịch âm. - Lợi hữu du vãng, cương trưởng nãi chung dã.
Dịch nghĩa. - Lợi có thửa đi, cứng lớn[6] bèn trọn vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Dương cứng tuy đã thịnh lớn, nhưng còn chưa chót, vì còn có một hào Âm, còn phải quả quyết trừ đi, thì đạo quân tử mới được thuần nhất mà không có kẻ hại mình, thế là sự chót của cuộc cứng lớn.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây thích lời quẻ. Hào mềm cưỡi năm hào cứng là lấy thế quẻ mà nói, ý bảo lấy một kẻ tiểu nhân ở trên các đấng quân tử, là tội của nó. “Cứng lớn bèn chót”, nghĩa là biến một lần nữa, thì thành quẻ thuần Kiền.
LỜI KINH
象曰:澤上於天,夬,君子以施祿及下,居德則忌.
Dịch âm. - Tượng viết: Trạch thượng ư thiên, Quải, quân tử dĩ thí, lộc cập hạ, cư đức tắc ky.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chằm lên chưng trời, là quẻ Quải. Đấng quân tử coi đó mà ra lộc tới dưới, ở đức phép ky[7].
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Chằm là chỗ nước tụ mà lên trên trời là chốn rất cao, cho nên là Tượng sự khỏi. Đấng quân tử coi tượng chằm khỏi ở trên mà chảy xuống dưới để ra lộc tới dưới, nghĩa là ban ơn lộc của mình cho kẻ dưới vậy: coi Tượng vỡ lở của nó, thì để ở đức phép ky. Ở đức nghĩa là ở yên với đức của mình, phép là ước, ky là ngừa, tức là ước dựng ra ngừa ngăn, có ngừa ngăn thì không vỡ tan. Chữ 則 忌 (tẳc ky). Vương Bật đổi làm 明忌 (minh kỵ - tỏ sự kiêng) cũng thông. Không nói chằm ở trên trời mà nói chằm lên chưng trời, là vì “lên chưng trời” thì có ý không nên mà có thể vỡ lở, “ở trên trời” thì là lời nói có vẻ yên ổn vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Chằm lên chưng trời là thế vỡ lở, ra lộc tới dưới là ý vỡ lở, mây chữ 居德則忌 (cư đức tắc ky) chưa rõ ý nghĩa ra sao.
Lời bàn của Tiên Nho. - Trương Trung Khê nói rằng: Mây lên chưng trời là quẻ Nhu, thì ơn chẳng tới dưới, chằm lên chưng trời là quẻ Quải, thì cái mà trời để làm ơn cho muôn vật đã bị khỏi rồi. Đấng quân tử coi tượng chằm khỏi ở trời mà rút xuống dưới, để ra ban ơn lộc cho kẻ dưới. Cư 居 nghĩa là đậu, nếu tự ngừng đậu cái đức của mình mà ơn không ban xuống thì không hợp nghĩa khỏi tháo, cho nên phải kiêng.
Lý Long Sơn nói rằng: Trong câu “cư đức tắc ky”, chữ “cư” nghĩa là chưa lại mà không chảy đi, cũng như chữ 居 (cư) trong câu 奇货可居(kỳ hóa khả cư - của lạ đáng chứa) ở Liệt truyện vậy.
Hạng Bình Âm nói rằng: Chữ 居 (cư) chua nghĩa là chứa, nhưng chữ 化居 (hóa cư) trong Kinh Thư, chữ 居業 (cư nghiệp) trong Kinh Dịch, đều thế cả. Người đời Hán hãy còn nói tiếng cư tích (ở chứa).
Hồ Vân Phong nói rằng: Câu “cư đức tắc kỵ”. Trình truyện giải tắc là ước, kỵ là ngừa, cho là ước dựng ngừa ngăn, thì trái với ý vỡ lở. Vương Bật đổi là 明則 (minh tắc) cũng sai. Các nhà cho là “ngừng đậu đức mình thì kiêng” thì là trái lại ý trên, mà ở Đại tượng không có lệ nói trái lại, sách Bản nghĩa chừa lại chỗ đó là phải.
LỜI KINH
初九:壯于前趾,往不勝,為咎.
Dịch âm. - Sở Cửu: Tráng vu tiền chỉ, vãng bất thắng, vi cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Mạnh chưng ngón chân trước, đi thẳng được, là lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Dương mà thể Kiền, là vật cứng mạnh ở trên, mà lại ở dưới, nhằm vào thì quyết, là kẻ hăng hái về sự tiến lên, ngón chân trước chỉ sự tiến lên. Người ta quyết về việc đi, đi mà nên là phải, đi mà chẳng nên, thì là quyết quá, cho nên đi mà chẳng được là lỗi. Thì quyết mà đi, đi tức là quyết quá, cho nên đi mà chẳng được là lỗi. Thi quyết mà đi, đi tức là quyết, cho nên lấy sự được thua mà nói. Hào Chín ở ngôi Đầu, mà hăng hái về sự tiến lên, tức là nóng nẩy về hành động, cho nên, răn là không được. Âm tuy sắp hết, mà mình nóng nẩy hành động tự nhiên phải có cái lỗi “không được”, không kể đến bên kia.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Chữ “trước” cũng như tiến lên, Đương thì quyết, ở dưới mà tự dùng sự hăng hái của mình, “chẳng được là đáng, cho nên Tượng, Chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰:不勝而往,咎也.
Dịch âm. - Tượng viết: Bất thắng nhi vãng, cữu da.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chẳng được mà đi, là lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Người ta làm việc, ắt phải cân nhắc việc đó có thể làm rồi mới quyết, thì không có lỗi, Lý không thể thắng mà hãy cứ đi, đủ biết là lỗi. Hễ làm việc mà có lỗi, đều do quyết quá.
LỜI KINH
九二:惕號,莫表弯, 勿恤.
Dịch âm. - Cửu Nhị: Dịch hào, mộ dạ hữu nhung, vật tuất
Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Sợ kêu, đêm hôm có quân, chớ ngại.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Quải là Dương quyết với Âm, tức là lúc quân tử quyết với tiểu nhân, không thể quên sự răn ngừa. Đương lúc khí Dương sắp cùng cực, mà hào Hai ở giữa, đứng vào chỗ mềm, không đến quá cứng, lại biết răn ngừa, là kẻ khéo xử thì quyết, bên trong nhớ sự lo sợ, mà bên ngoài nghiêm sự răn bảo, tuy là đêm hôm có sự binh nhung, cũng có thể không ngại.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Hai đương thì quyết, Chất cứng ở ngôi mềm, lại được trung đạo, cho nên nó biết lo sợ kêu gọi, để tự ngăn ngừa, mà dù đêm hôm có việc binh nhung, cũng không lo.
LỜI KINH
象曰:有戎勿恤,得中道冬.
Dịch âm. - Tượng viết: Hữu nhung, vật tuất, đắc trung đạo dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Có quân, chớ ngại, được đạo vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đêm hôm nay vó việc binh nhung, là đáng sợ lắm. Nhưng mà có thể không ngại, là vì nó khéo tự xử. Đã được đạo giữa, lại biết sợ hãi và có ngăn ngừa, thì còn việc gì đáng ngại? Hào Chín ở ngôi Hai, tuy được giữa mà không chính, nó được rất hay, là sao? Đáp rằng: Dương quyết với Âm, quân tử quyết với tiểu nhân mà được giữa, há lại có sự bất chính? Biết thời, biết thế, đó là phượng pháp lớn trong việc học Dịch.
LỜI KINH
九三:壯于鳩, 有凶,君子夬夬,獨行遇雨,若濡,有溫, 無砵.
Dịch âm. - Cửu Tam: Tráng vu cưu, hữu hung, quân tử quải quải, độc hành ngộ vũ, nhược nhu, hữu uấn, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Mạnh chưng gồ má, có sự hung, đấng quân tử quyết quyết, đi một mình, gặp mưa, đường ướt, có giận, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lời hào sai lẫn, ông Hổ An Định đảo lại rằng: 壯手鴆, 有凶, 獨行遇雨, 若濡, 有诅, 君孚夬夬, 無鸠 (Tráng vu cưu, hữu hung, độc hành ngộ vũ, nhược nhu, hữu uấn, hữu quân tử quải quải, vô cữu). Thế cũng chưa yên, nên chữa thế này: 壯于, 鴆有凶, 獨行遠雨, 君予夬夬, 箬濡, 有溢, 無鴆 (Tráng vu cữu, hữu hung độc hành ngộ vũ, quân tử quải quải, nhược nhu, hữu uấn, vô cữu). Quẻ Quải là thì quyết chuộng cứng mạnh, hào Ba ở trên thể dưới, lại đứng vào chỗ cùng tột thể mạnh, là kẻ cương quả về sự quyết, Cưu là xương gò má, ở trên chưa cùng tột bậc trên, hào Ba ở trên thể dưới, tuy là ở trên má chưa trên nhất, trên còn có vua mà nó tự dùng sự cương quyết của mình, tức là mạnh ở xương gò má, có đạo hung vậy. Đi một mình gặp mưa, nghĩa là: Hào Ba với hào Sáu Trên chính ứng với nhau, đương lúc các hào Dương cũng quyết với một hào Âm, mình nếu vì có ứng riêng, chẳng cùng mọi người mà đi một mình, thì cùng hào Sáu Trên, Âm Dương hòa hợp, cho nên nói rằng gặp mưa. Trong Kinh Dịch nói mưa, đều chỉ về Âm Dương hòa hợp. Giữa lúc đạo đấng quân tử lớn lên, quyết trừ kẻ tiểu nhân, mà mình lại riêng hòa nhau với nó, đủ biết là trái. Chỉ có đấng quân tử ở vào thì đó, thì mới có thể quyết quyết, nghĩa là quyết về sự quyết, tức là quả quyết về sự phán đoán vậy - Tuy nó là riêng Tây chung đụng của mình, cũng nên xa tuyệt nó đi, dường như bị nó làm mình ướt bẩn, mà có vẻ giận dữ, như thế thì không tội lỗi Hào Ba là thể mạnh, ở chỗ chính, không phải tất nhiên có điều lỗi đó, chẳng qua thánh nhân cũng nhân nghĩa đó mà dạy người ta. Lời hào sở dĩ sai lẫn, lạ vì chữ 遇雨 (ngộ vũ) lại có chữ 若濡 (nhược nhu) cho nên người ta tưởng lầm là nó liền nhau.
Bản nghĩa của Chu Hy. - “Cưu” là gò má. Hào Chín Ba đương thì quyết, là chất cứng mà quá bậc giữa, ấy là kẻ muốn trừ tiểu nhân, mà sự cứng mạnh hiện ở mặt mũi. Như thế thì có đạo hung. Nhưng ở trong các hào Dương, nó riêng ứng nhau với hào Sáu Trên, nếu biết quả quyết về sự quyết của mình, mà không vướng về tình yêu riêng, thì tuy hợp với hào Sáu Trên, cũng như đi mình gặp mưa, đến nơi dường ướt mà bị quân tử giận ghét, nhưng sau chót ắt có thể quyết trừ được kẻ tiểu nhân mà không lỗi gì.
LỜI KINH
象曰:君子夬夬,終無咎也.
Dịch âm. - Tượng viết: Quân tử quải quải, chung vô cữu dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đấng quân tử quyết quyết, chót không lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Vướng mắc về sự yêu riêng, chỉ vì không quyết, quân tử ở liền với nghĩa, quả quyết về đáng quyết, cho nên về sau không đến có lỗi.
LỜI KINH
士四:臀無廣, 其行次且,牵羊,悔亡,聞言不信.
Dịch âm. - Cửu Tứ: Điêu vô phu, kỳ hành từ thư, khiên dương, hối vong, văn ngôn bất tín.
Dịch nghĩa. - Hào Chin Tư: Đít không da, thửa đi chật vật, dắt dê, ăn năn mất, nghe nói chẳng tin.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đít không da, tức là không ở yên, đi chật vật tức là tiến không lên, chật vật là dáng tiến khó. Hào Chín Tư lấy chất Dương ở ngôi Âm, sự cương quyết không đủ, muốn đậu thì các hào Dương cùng tiến ở dưới, thế không thể yên, nhưng đít không da mà ở không yên vậy, muốn đi, thì ở không mềm, mất sự cứng mạnh, không thể gượng tiến, cho nên sự đi của nó chật vật. Dắt dê, ăn năn mất là sao? Dê là con vật đi đàn, dắt là nghĩa co kéo, ý nói nếu nó tự cường mà dắt kéo để theo đàn cùng đi, thì sự ăn năn của nó sẽ mất. Nhưng nó đã ở ngôi mểm, tất không thể thế, tuy có nghe lời nói ấy đi nữa, cũng ắt không biết tin dùng. Ôi lỗi mà biết đổi nghe lời phải mà biết dùng, nén lòng riêng để theo điều nghĩa, phải kẻ cường minh mới làm được. Ở quẻ khác, hào Chín ở ngôi Tư, lỗi nó chưa tệ đến thế, trong thì quyết mà ở ngôi mềm, thì hại lớn lắm.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất Dương ở ngôi Âm, không giữa không chính, ở thì không yên, đi thì không tiến lên được, nếu biết cùng các hào Dương đưa tiến, mà chịu đi đằng sau nó, thì có thể mất sự ăn năn. Nhưng trong thì quyết, chí ở tiến lên, nó ắt không thể như thế. Kẻ xem nghe lời đó mà tin thì sẽ chuyển hung ra cát. Người dắt dê chắn đằng trước rẽ thì nó không thể tiến lên, thả nó đi trước mà mình theo sau, thì có thể đi.
LỜI KINH
象曰:其行次且,位不當也;聞言不信,聰不明也.
Dịch âm. - Tượng viết: Kỳ hành từ thư, vị bất đáng dã, văn ngôn bất tín, thông bất minh dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Thửa đi chật vật, ngôi chẳng đáng vậy, nghe nói chẳng tin, sự nghe chẳng sáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín ở ngôi Âm, là ngôi chẳng đáng. Lấy chất Dương ở ngôi mềm, mất sự cương quyết, không thể gượng tiến, cho nên sự của nó chật vật. Kẻ cứng mới có thể sáng, ở ngôi mềm thì rời mất cái chính tính rồi, há lại sáng được? Cho nên nghe nói mà không biết tin, là vì sự nghe của nó không được sáng vậy.
LỜI KINH
九五:筧奚夬夬,中行無咎.
Dịch âm. - Cửu Ngũ: Nghiến lục quải quải, trung hàng vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Rau sam quyết quyết, đường giữa không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Năm tuy là Dương cứng trung chính, ở ngôi tôn, nhưng sát gần với hào Sáu Trên, hào Sáu Trên là thể đẹp lòng, cả quẻ có một hào Âm, hào Dương muốn liền với nó. Hào Năm là chủ việc quyết với hào Âm mà lại liền với hào Âm, thì lỗi lớn lắm, cho nên ắt phải tự quyết sự quyết, như rau sam vậy, thì với đức trung hàng là không có lỗi, trung hàng tức là đường giữa, nghiến lục nay gọi rau sam, phơi đi tuy khô, nhưng nó là vật cảm khí, Âm nhiều, mà giòn dễ gẫy hào Năm nếu như cây rau sam, tuy cảm khi Âm, mà quyết dứt nó dễ dàng, thì với đường giữa, không có lỗi gì. Nếu không thế thì là mất sự trung chính. Trong các vật cảm khí Âm nhiều, rau sam là thứ dễ đứt, cho nên lấy nó làm Tượng.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Nghiến lục này là cây rau sam, một vật cảm khí Âm nhiều. Hào Chín Năm đương thời quyết, là chủ việc quyết mà sát gần với hào Sáu Trên là một hào Âm, như rau sam vậy, nếu quả quyết mà quyết với nó, lại không làm sự quá dữ, cho hợp với đường giữa, thì không có lỗi. Răn kẻ xem như thế vậy.
LỜI KINH
象曰: 中沖行無咎,中未光也.
Dịch âm. - Tượng viết: Trung hàng vô cữu, trung vị quang dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đường giữa không lỗi, giữa chưa sáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lời hào dẫn nói quyết về sự quyết thì với đường giữa không lỗi, lời Tượng lại giải cho hết nghĩa mà rằng: “Trong chưa sáng vậy”. Ông, người ta, lòng ngay, ý thật, mới là hết đạo trung chính, mà dày đặc sáng tỏ, hào Năm trong lòng đã có chỗ “liền”, vì nghĩa không thể như thế, mà quyết với nó, thì tuy điều làm ở ngoài, vẫn không mất nghĩa trung chính, có thể không lỗi, nhưng với đạo giữa vẫn chưa được là sáng lớn. Bởi vì lòng người đã có cái muốn, thì là lìa đạo rồi. Đó là ý dạy người sâu lắm.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Trình truyện giải nghĩa đủ rồi.
LỜI KINH
上六:無號,終有凶.
Dịch âm. - Thượng Lục: Vô hào, chung hữu hung.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Không kêu, sau chót có hung.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Dương lớn hầu cùng cực, Âm tiền hầu hết, riêng một hào Âm ở chỗ cùng cực, ấy là mọi đấng quân tử được thời, quyết trừ một kẻ tiểu nhân đã nguy cực điểm vậy. Thể nói ắt phải tiêu hết, cho nên nói rằng: Không dùng đến sự kêu gào, sự hãi, sau chót ắt có sự hung.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Kẻ tiểu nhân Âm mềm, ở lúc cùng cực, đảng loại đã hết, không còn kêu gào với ai, sau chót ắt có sự hung. Kẻ xem nếu có đạo quân tử, thì bên địch với mình sẽ đương vào sự hung đó, nếu không thế, thì sẽ trái lại.
LỜI KINH
象曰:無號之凶,终不可長也.
Dịch âm. - Tượng viết: Vô hào chi hung, chung bất khả trường dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Sự hung của kẻ không kêu, sau chót không thể dài vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đạo Dương cương của đấng quân tử, tiến lên mà càng thịnh, đạo kẻ tiểu nhân đã bị cũng cực, tự nhiên tiêu mất, há lại có thể dài lâu? Tuy kêu gào, cũng không làm gì cho nên nói rằng: “Sau chót không thể dài”. Tiên nho vì thấy trong quẻ có chữ 孚號 (phu hiệu), 傷號 (dịch hiệu) muốn chữ 無號 (vô hào) cũng đọc là “vô hiệu”, cắt nghĩa là “không cần dùng đến hiệu lệnh”. Như thế là lầm. Trong quẻ tình cờ có hai chữ khứ thanh[9] một chữ bình thành[10] có hại gì đâu, mà kẻ đọc Dịch lại cứ nghi ngờ chỗ đó? Hoặc có người nói: Đấng thánh nhân với thiên hạ, dẫu kẻ đại ác cũng chưa từng tất nhiên tuyệt nó, nay lại bắt nó không kêu, bảo rằng ắt có sự hung, có thể như thế chăng? Đáp rằng: Thì quyết là lúc đạo kẻ tiểu nhân tiêu mất, quyết trừ đạo kẻ tiêu nhân, há phải giết hết đi đâu, chỉ làm cho nó thay đổi, tức là đạo kẻ tiểu nhân bị mất, mà đạo nó mất tức là sự hung của nó.
Chú thích:
[1] Chữ “quải” nghĩa là quyết, chữ quyết lại có nghĩa là vỡ lở, vì vậy họ Trình mới giải bằng lối dây cà dây muốn như vậy.
[2] Chữ “quải” nghĩa là quyết, chữ quyết lại có nghĩa là vỡ lở, vì vậy họ Trình mới giải bằng lối dây cà dây muốn như vậy.
[3] Theo Chu Hy, thì trong quẻ Quải này, chỉ có chữ (號) ở lời quẻ đọc là hiệu, nghĩa là gọi, còn các chữ (號) ở các hào, đều đọc là hào, nghĩa là kêu.
[4] Kinh Thư nói rằng: Vua Thuấn đánh rợ Miêu không được, bèn rút quân về, thôi vũ dùng văn, rối múa cái can cái vũ (hai thứ binh khí) ở hai thềm, bảy tuần mà rợ Miêu quy phục.
[5] Chữ 决 (quyết có nghĩa là tháo, như khơi nước tháo nước.
[6] Tức là khí Dương lớn lên.
[7] Dịch theo ý Trình Di.
[8] Theo Trương Trung Khê thì chữ “cư đức tắc kỵ” nghĩa là “ngừng đức thì kiêng” chứ không phải là ở đức phép kỵ, như ý Trình Di.
[9] Ý nói hai chữ đọc là 號 “hiệu” và một chữ đọc là hào.
[10] Ý nói hai chữ đọc là 號 “hiệu” và một chữ đọc là hào.