Kinh Dịch Trọn Bộ

Quẻ Cấu

Càn trên; Tốn dưới

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Quẻ Cấu, Tự Quái nói rằng: Quải nghĩa là quyết, quyết ắt có gặp, cho nên tiếp đến quẻ Cấu. Cấu là gặp, quyết là ghẽ ra[1]. Các vật quyết ghẽ thì có gặp hợp, cái gốc hợp nhau, thì có thể gặp nhau, vì vậy quẻ Cấu mới nối quẻ Quải. Nó là quẻ Kiền trên, Tốn dưới, lấy hai thể mà nói, thì là gió đi dưới trời, dưới trời tức là muôn vật, gió đi, không đâu mà trả đụng, tức là Tượng “gặp”. Lại, một hào Âm mới sinh ở dưới tức là Âm với Dương gặp nhau, cho nên là Cấu.

Lời bàn của liên Nho. - Phùng Hậu Trai nói rằng: Trong Kinh Dịch, cổ, chữ 垢 (cấu) viết làm chữ 遘 (cấu), nghĩa là gặp, cũng là dâu gia, lây sự con gái gặp con trai làm Tượng. Bản Kinh Dịch của Vương Thù mới đổi ra chữ ngày nay[2], ở Tạp quái còn là chữ đời cổ[3], bản Kinh Dịch của Trịch Huyền cũng vậy.

LỜI KINH

垢,女壯,勿用取女

Dịch âm. - Cấu, nữ tráng, vật dụng thú nữ.

Dịch nghĩa. - Quẻ Cấu, con gái mạnh, chớ dùng lấy con gái.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Một khi Âm mới sinh, từ đó mà lớn dần dần, rồi đến thịnh lớn, đó là con gái sắp sửa lớn mạnh, Âm lớn thì Dương tiêu, con gái mạnh thì con trai yếu, cho nên nói rằng: “Chớ lấy hạng con gái như thể”. Lấy vợ muốn được những người mềm mỏng, thuận theo, để làm cho nên đạo nhà. Quẻ Cấu là khí Âm tiến, dần dần mạnh lên mà địch nhau với khí Dương, cho nên không thể lấy. Con gái mạnh dần thì mất sự chính đính trong đạo trai gái, thế là đạo nhà hỏng rồi. Quẻ Cấu tuy một hào Âm rất nhỏ, nhưng nó có cơ lớn dần, vì vậy phải răn.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Cấu nghĩa là gặp, quyết hết thì là quẻ thuần Kiền, tức là quẻ về tháng Tư, đến quẻ Cấu, rồi một khí Âm có thể hiện được, mới quẻ tháng Năm. Vì nó vốn không phải cái là mong đợi, thình lình gặp nó, như kẻ chẳng hẹn mà gặp, cho nên là gặp, sự gặp, như thế đã bất chính rổi. Lại một hào Âm mà gặp đến năm hào Dương, thì là đức của con gái không trinh mà lại mạnh lắm. Lấy người ấy để sánh với mình, ắt là làm hại đến khí Dương, cho nên Tượng, Chiêm của nó như thế.

LỜI KINH

彖曰:垢遇也,柔遇剛也.

Dịch âm. - Thoán viết: Cấu ngộ dã nhu ngộ cương dã.

Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Cấu là gặp vậy, mềm gặp cứng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Nghĩa Cấu là gặp. Quẻ này mà là quẻ Cấu vì chất mềm gặp chất cứng, một Âm mới sinh, bắt đầu gặp Dương.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây thích nghĩa tên quẻ.

LỜI KINH

勿用取女,不可與長也.

Dịch âm.- Vật dụng thú nữ, bất khả dữ trường dã.

Dịch nghĩa. - Chớ dùng lấy con gái, chẳng khá cùng dài lâu vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Một Âm đã sinh, dần dần lớn thịnh, Âm thịnh thì Dương phải suy, lấy con gái muốn ở với nhau dài lâu, để thành cửa nhà, khí Âm dương thịnh dần đó, sẽ làm tiêu mất khí Dương, không thể cùng nó ăn ở lâu dài, cho nên nói rằng: Chớ lấy những người con gái như thế.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây thích lời quẻ.

LỜI KINH

天地相遇,品物咸章也.

Dịch âm. - Thiên địa tương ngộ, phẩm vật hàm chương dã.

Dịch nghĩa. - Trời đất gặp nhau, các phẩm các vật đều rõ vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Quẻ Cấu, Âm mới sinh ở dưới, gặp nhau với Dương, tức là trời đất gặp nhau. Trời đất không gặp nhau, thì muôn vật không thể sinh ra; trời đất gặp nhau thì sẽ hóa nuôi mọi loài. Các phẩm các vật đều rõ, tức là muôn vệt rõ rệt vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây lấy thể quẻ mà nói.

LỜI KINH

剛遇中正,天下大行也.

Dịch âm. - Cương ngộ trung chính, thiên hạ đại hành dã.

Dịch nghĩa. - Cứng gặp giữa chính thiên hạ cả thi hành vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Lấy tài quẻ mà nói, hào Năm và hào Hai đều lấy chất Dương cứng ở vào ngôi giữa và chính, đó là lấy sự giữa chính gặp nhau. Ông vua được người bề tôi cứng giữa, bề tôi gặp ông vua giữa chính, vua tôi lấy chất Dương cứng gặp kẻ giữa chính thì đạo của họ có thể cả được thi hành ở thiên hạ.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây chỉ về hào Chín Năm.

LỜI KINH

垢之時, 義大矣哉

Dịch âm. - Cấu chi thì nghĩa đại hỹ tai!

Dịch nghĩa. - Thì nghĩa của quẻ Cấu vậy thay!

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Khen thì quẻ Cấu và nghĩa quẻ Cấu rất lớn. Trời đất không gặp nhau thì muôn vật không sinh, vua tôi không gặp nhau, thì chính trị không dấy lên, thánh hiền không gặp nhau thì đạo đức không hanh thịnh, sự vật không gặp nhau thì công dụng không thành. Thì và nghĩa quẻ Cấu đểu rất lớn cả.

LỜI KINH

象曰:天下有風,垢,後以施命語四方.

Dịch âm. - Tượng viết: Thiện hạ hữu phong, Cấu, hậu dĩ thi mệnh cáo tứ phương.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Dưới trời có gió, là quẻ Cấu vui coi đó mà ra mệnh bảo bốn phương.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Gió đi dưới trời, không đâu không khắp, kẻ làm vua chúa coi tượng quay khắp đó để thi hành mệnh lệnh, bảo khắp bốn phương. Giá đó trên đất, với dưới trời có gió, đều là Tượng “quanh khắp mọi vật” mà đi ở trên đất, khắp đụng muôn vật thì là quẻ Quán, đó là Tượng, từng trải xem xét vậy, “đi ở dưới trời quanh khắp bốn phương” thì là quẻ Cấu, đó là Tượng thi hành mệnh lệnh vậy. Các Tượng, hoặc nói “đấng tiên vương”, hoặc nói “vua”, hoặc nói “đấng quân tử”, bậc “người lớn”, nói “đấng tiên vương” như “đấng tiên vương” dùng để lập phép, dựng nước, dấy nhạc, xét các phương, truyền pháp, đóng ải, nuôi các vật, cúng trời, nói “vua” là việc vua cháa thửa làm, như “sử nên đạo trời đất” “ra mệnh bốn phương”, “quân tử” là tiếng gọi chung người trên người dưới, “người lớn” thì tiếng gọi tước vương công.

LỜI KINH

初六:于金柅,貞吉,有攸往,見凶,豕孚蹢獨.

Dịch âm. - Sơ Lục: Hệ vu kim nỷ, trính cát, hữu du vãng, kiến hung, luy thỉ phu chích chúc.

Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Buộc chưng neo sắt, chính tốt, có thửa đi, thấy hung, con lợn còm tin nhảy nhót.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Cấu là quẻ khí Âm mới sinh mà sắp lớn, một hào Âm đã sinh thì nó lớn lên mà thịnh dần, Âm lớn thì Dưomg tiến, tức là đạo kẻ tiểu nhân lớn lên vậy, ngăn nó phải từ khi còn nhỏ mà chưa thịnh. Neo là vật để ngăn cái xe, dùng sắt mà làm, rắn cứng đến tột bậc vậy. Ngăn bằng neo sắt mà lại buộc lại, tức là ngăn nó bằng cách bền chặt. Ngăn thật bền chặt, khiến nó không tiến, thì đạo Dương cứng, trinh chính được tốt. Để nó tiến lên thì nó thịnh dần, mà hại khí Dương, đó là thấy hung. “Con lợn còm tin nhảy nhót”, tức là đấng thánh nhân làm ra lời răn lần nữa, nói rằng “khí Âm dù nhỏ cũng không thể quên”. Lợn là loài vật Âm nóng, cho nên dùng làm xý dụ. Con lợn còm yếu tuy chưa mạnh tợn, nhưng mà bụng nó vẫn để ở sự nhảy nhót. Khí Âm nhỏ mà ở dưới, có thể bảo là còm yếu, nhưng mà bụng nó vẫn để ở sự làm tiêu khí Dương. Đấng quân tử và kẻ tiểu nhân vẫn là khác đạo, kẻ tiểu nhân dù lúc nhỏ yếu, chưa từng không có bụng hại quân tử, đề phòng từ khi còn nhỏ, thì nó không thể làm gì.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Neo là cái để ngăn xe, dùng sắt mà làm, đủ biết là cứng. Một khí Âm mới sinh, im lặng chính đính, thì tốt, đi mà tiến lên thì hung. Cho nên dùng hai nghĩa đó răn kẻ tiểu nhân, khiến nó không làm hại đấng quân tử, thì chỉ có tốt mà không có hung. Nhưng mà thế nó không thể ngăn nổi, cho nên phải lấy “con lợn nhảy nhót” mà bảo đấng quân tử, để họ phòng bị cho nghiêm.

LỜI KINH

象曰: 于命柅, 柔遇牵也

Dịch âm. - Tượng viết: Hệ vu kim nỷ, nhu đạo khiên dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Buộc chưng neo sắt, đạo mềm kéo vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Kéo là dắt cho tiến lên. Khí Âm mới sinh mà tiến dần, tức là đạo mềm đương được dắt kéo. Buộc vào neo sắt, là để ngăn cản sự tiến của nó, không cho nó tiến, thì nó không thể làm tiêu chính đạo, mới là chính tốt.

Bản nghĩa cua Chu Hy. - Kéo là tiến lên. Vì nó tiến lên, cho nên ngăn lại.

LỜI KINH

九二:包有枣,無咎,不利賓.

Dịch âm. - Cửu Nhị: Bao hữu ngư, vô cữu, bất lợi tân.

Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Bọc có cá, không lỗi chẳng lợi khách.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Cấu tức là gặp, Hào Hai với hào Đầu liền xát với nhau, tức là gặp nhau. Ở quẻ khác, thì hào Đầu chính ứng với hào Tư, ở quẻ Cấu thì lấy sự gặp làm trọng. Cái đạo gặp nhau, chủ ở chuyên nhất, hào Hai cứng giữa, sự gặp của nó vẫn bằng lòng thật, nhưng hào Đầu là kẻ Âm mềm, có các hào Dương ở trên, mà nó lại là kẻ ứng với, ấy là chí nó định tìm. Những vật Âm mềm, ít khi chính bền, hào Hai với hào Đầu, khó mà được lòng thành của nó. Kẻ “gặp” không được lòng thành, tức là trái với đạo “gặp”. Bọc là đùm gói, cá là thứ ngon trong loài Âm. Dương với Âm là vật mà nó vui thích, cho nên mới lấy Tượng cá. Hào hai với hào Đầu, nếu mà có thể cố nuôi chứa nó, như trong bọc gói có cá, thì với đạo “gặp” là không có lỗi. Khách là kẻ ở ngoài đến, “chẳng lợi khách”, nghĩa là cá trong bọc gói, há lại có thể được đến phần khách? Ý nói không thể kịp đến người ngoài. Đạo “gặp” nên chuyên nhất, nếu đã đến hai thì là lạp nhạp.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Cá là loài Âm, hào Hai với hào Đầu gặp nhau, là Tượng trong bọc có cá. Nhưng mà chế nó vẫn là ở mình, cho nên có thể không lỗi, nếu không chế nó mà để nó gặp nhiều người, thì sự nó làm hại rộng lắm, cho nên Tượng, Chiêm như thế.

LỜI KINH

象曰:包有魚,義不及賓也.

Dịch âm. - Tượng viết: Bao hữư ngư, nghĩa bất cập tân dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Bọc có cá, nghĩa chẳng kịp khách vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hào Hai gặp hào Đầu, không thể để nó hai lòng với người khác, nên như bọc gói có cá. Cá trong bọc gói, nghĩa không đến phần khách khứa.

LỜI KINH

九三:臀無膚,其行次且,厲,無大咎.

Dịch âm. - Cửu Tam: Điến vô phu, kỳ hành từ thư, lệ! Vô đại cữu.

Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Đít không da, thửa đi chật vật, nguy! Không lỗi lớn.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hạo Hai với hào Đầu đã gặp nhau, hào Ba thích hào Đầu mà liền sát với hào Hai, không phải cho yên ổn của nó, lại bị hào Hai thửa ghét, sự ở của nó không yên, như đít không da vậy. Ở đã không yên thì nên đi đi, mà ở thì “gặp”, chí nó chỉ cầu được gặp, một hào Âm ở dưới là chỗ mà nó vẫn muốn, cho nên ở dẫu không yên, mà đi thì lại chật vật, chật vật tức là bộ dạng tiến lên khó khăn, nghĩa là không thể bỏ ngay. Nhưng hào Ba là bậc cương chính mà ở thể Tốn, có nghĩa không mê đến cùng. Nếu biết thế là bất chính mà nhớ lo sợ không dám động can, thì có thể không có lỗi lớn. Dùng kiểu phi nghĩa mà cầu cho gặp, vẫn là có lỗi rồi, biết nguy mà thôi, thì sẽ không đến lỗi lớn.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Ba quá cứng không giữa, phía dưới không gặp với hào Đầu, phía trên không ứng với hào Trên ở thì không yên, đi thì không tiến lên được, cho nên Tượng, Chiêm của nó như thế. Nhưng đã không gặp thì không bị hại về kẻ âm tà, cho nên, dù có nguy lo mà không có lỗi lớn.

LỜI KINH

象曰:其行次且,行未牵也.

Dịch âm. - Tượng viết: Kỳ hành từ thư, hành vị khiên dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Thửa đi chật vật, đi chưa kéo vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Lúc đầu chí nó cầu gặp hào Đầu, cho nên sự đi chầm chậm. “Chưa kéo” nghĩa là không giục sự đi của mình. Đă biết là nguy mà đổi lại, cho nên không đến lỗi lớn.

LỜI KINH

九四:包無魚,起蛛凶

Dịch âm. - Cửu Tử: Bao vô ngư, khởi hung.

Dịch âm. - Hào Chín Tư: Bọc không cá, dấy hung.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Bọc là cái đùm chứa, cá là vật nó lấy làm ngon. Hào Tư với hào Đầu là chính ứng, đáng lẽ phải gặp nhau, mà hào Đầu đã gặp hào Hai, thì nó bị mất sự gặp của nó, cũng như trong bọc không có cá, tức là mất cái vẫn có. Hào Tư đương thì gặp gỡ, ở ngôi trên mà mất kẻ dưới, kẻ dưới lìa mình, vì mình thất đức, cái lỗi của hào Tư, chỉ tại nó không trung chính. Vì không trung chính mà mất dân chúng, cho nên mới hung. Có người nói rằng: Hào Đầu theo hào Hai, là vì gần nhau, há phải tội của hào Tư? Đáp rằng: Đứng về hào Tư mà nói, theo nghĩa thì nó nên phải có lỗi, không giữ được dân, vì nó mất đạo, há có lẽ nào người trên không mất đạo mà kẻ dưới lìa bỏ? Trông đạo gặp, vua, tôi, dân, chủ, vợ, chồng, bè bạn, đều ở tại đó, hào Tư vì bị kẻ dưới lìa bỏ, cho nên mới chủ về dân mà nói. Làm người trên mà bị kẻ dưới lìa bỏ, ắt có hung biến. “Dấy là sắp sửa sinh ra, lòng dân đã lìa, nạn sắp lên rồi đó.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Sáu Đầu là chính ứng của hào Tư, đã gặp hào Hai mà không tới mình, (chỉ hào Tư), cho nên Tượng, Chiêm của nó như thế.

LỜI KINH

象曰:無魚之凶,遠民也.

Dịch âm. - Tượng viết: Vô ngư chi hung, viễn dân dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cái hung của sự - không cá, vì xa dân vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Kẻ dưới lìa bỏ, là do ở mình làm ra, xa dân là mình xa họ, tức là kẻ làm người trên có cái khiến cho họ lìa.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Dân họ xa mình, cũng như là mình xa họ.

LỜI KINH

九五:以杞包瓜,含章,有隕自天.

Dịch âm. - Cửu Ngũ: Dĩ kỷ bảo qua, hàm chương, hữu vẫn tự thiên,

Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: lấy cây kỷ bọc quả dưa, ngậm văn vẻ, có sa tự trời.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hào Chín Năm phía dưới cũng không có ứng, nhưng vì nó được đạo gặp, cho nên ắt là có gặp. Ôi, trên dưới gặp nhau là vì tìm nhau. Kỷ là thứ cây cao mà lá lớn, ở cao thể lớn có thể bọc được vật khác là cây kỷ, quả tốt ở dưới là quả dưa. Tốt mà ở dưới, là Tượng người hiền ở chốn ẩn vi, hào Chín Năm cao ở ngôi vua mà xuống phía dưới tìm người hiền tài, lấy kẻ cao tìm kẻ rất thấp, cũng như lấy lá cây kỷ mà bọc quả dưa, có thể hạ mình uốn mình như thế, lại đức trung chính chứa ở bên trong của nó dày đặc rõ ràng, kẻ làm vua như thế, thì không lẽ nào không gặp cái người mình tìm. Tuy là uấn mình để tìm người hiền, nhưng nếu đức mình không chính, người hiền cũng không thèm, cho nên ắt phải ngậm chứa văn vẻ, bên trong chứa lòng chí thành, thì sẽ có sa tự trời, cũng như nói rằng tự trời mà xuống, nghĩa là ắt được vậy. Từ xưa kẻ làm vua chí thành hạ mình, uấn mình, lấy đạo trung chính mà tìm người hiền trong thiên hạ, chưa có người nào không gặp. Vua Cao Tôn cảm khí mơ màng[4], vua Văn Vương gặp lúc chài câu[5] đều bởi cách đó.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Dưa là Âm ở dưới, ngọt ngon mà hay vỡ, kỷ là thứ cây cao lớn rắn đặc, hào Năm lấy đức Chương cứng giữa chính, làm chủ cả quẻ ở trên, mà phía dưới phòng bị loài Âm mới sinh và ắt vỡ, Tượng nó như thế. Nhưng mà Âm Dương đắp đổi hơn được, là sự thường của thì vận, nếu biết ngậm che văn vẻ, im lặng mà chế nó, thì sẽ có thể xoay lại được cơ tạo hóa. “Có sa tự trời” là Tượng “vốn không mà thình lình có” vậy.

LỜI KINH

象曰:九五含章,中正也,有隕自天,志不舍命也.

Dịch âm. - Tượng viết: Cửu Ngũ hàm chương, trung chính dã, hữu vẫn tự thiên, chí bất xả mệnh dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Hào Chín Năm ngậm văn vẻ, giữa chính vậy, có sa tự trời, chí chẳng bỏ mệnh vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - “Mệnh” là lẽ trời, “bỏ” tức là trái. Chí thành trung chính, uấn mình để tìm người hiền, chí muốn hợp với lẽ trời, vì vậy mới “có sa tự trời”, nghĩa là ắt được cái người mình tìm.

LỜI KINH

土九:垢其角,吝,無咎.

Dịch âm. - Thượng Cửu: Cầu kỳ giốc, lận, vô cữu.

Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Gặp thửa sừng, đáng tiếc, không lỗi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Rất cứng mà ở chỗ cao là cái sừng, hào Chín lấy chất cứng ở ngôi trên, cho nên lấy sừng làm tượng. Người ta gặp nhau, là do ở sự hạ mình uấn mình để theo nhau, hòa thuận để tiếp nhau, cho nên có thể hợp nhau, hào Chín Trên cao quá, cứng quá người ta ai còn đi cùng với nó? Dùng các đó mà cầu sự gặp vẫn là đáng tiếc. Mình đã như thế thì Người ta xa mình, không phải là tội người ta; bởi mình làm ra, không thể đổ lỗi cho ai[6].

Bản nghĩa của Chu Hy. - Sừng là vật cứng mà ở trên. Hào Chín Trên lấy chất cứng ở bậc trên, mà không có ngôi. Không được gặp kẻ đáng gặp, cho nên Tượng, Chiêm của nó cũng giống như hào Chín Ba.

Lời bàn của Tiên Nho. - Lý Long Sơn nói rằng: Trong thì gặp, mình (chỉ hào Chín Trên) riêng cứng cang, không hợp với người, đó là cách đáng tiếc. Nhưng Âm đương lớn lên mà Dương muốn hợp với nó, cần phải có cái chế nó như buộc như bọc mới được, chế nó nếu lỡ, ắt bị Âm tà làm hại. Riêng hào Chín Trên chót vót ở trên, cứng cang tuyệt với mọi người, tuy là không hợp với ai, nhưng cũng không gần Âm tà, có thể khỏi bị sự lo bất ngờ.

Hồ Vân Phong nói rằng: Hào Chín Ba lấy chất cứng ở trên quẻ dưới, với hào Âm Đầu không gặp, cho nên tuy nguy mà không lỗi lớn: hào Chín Trên lấy chất cứng ở trên quẻ trên, với hào Âm Đầu cũng không được gặp, cho nên tuy là không gặp mà cũng không lỗi. Sự gặp đã không phải chính đạo, thì sự không gặp không đủ là lỗi.

LỜI KINH

象曰:垢其角,上窮吝也.

Dịch âm. - Tượng viết: Cấu kỳ giốc, thượng cùng lận dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Gặp thửa sừng, trên cùng, đáng tiếc vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Đã ở chỗ cùng bậc trên, tính cứng cũng tột bậc, ấy là trên cùng mà đến đáng tiếc. Lấy chất cực cứng, ở ngôi cao mà cầu sự gặp, chẳng cũng khó sao?


Chú thích:

[1] Chia ra, tách ra, phân biệt.

[2] Tức là chữ 垢 (cấu).

[3] Tức là chữ 遘 (cấu).

[4] Theo Kinh Thư, vua Cao Tôn nhà Thương nằm mơ tháy một người hiền, thức dậy liền vẽ hình tượng người ấy sai sứ đi tìm, đến đất Phó Nham, gặp ông Phó Duyệt đương đắp tượng thuê ở đó, bèn mời về triều, cho làm tể tướng.

[5] Theo Sử ký, vua Văn Vương khi sắp đi săn có bói một quẻ, lời quẻ bảo là sẽ gặp người hiền, quả nhiên khi đến Bàn Khê, gặp ông Khương Thượng ngồi câu ở đó, liền chở lên xe đem về và phong làm chức Thượng phủ.

[6] Chữ “không thể đổ lỗi cho ai” thì khác hẳn những chữ “không lỗi” khác, mà cũng trái với văn pháp của chữ 無咎(vô cửu).