Kinh Dịch Trọn Bộ

Quẻ Hằng

☳ Chấn trên; ☴ Tốn dưới

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trinh Di. - Quẻ Hằng, Tự quái nói rằng: Đạo vợ chồng không thể không lâu, cho nên tiếp đến quẻ Hằng[1]. Hằng nghĩa là lâu. Quẻ Hàm là đạo vợ chồng, vợ chồng ăn ở với nhau trọn đời không đổi, cho nên sau quẻ Hàm tiếp đến quẻ Hằng. Quẻ Hàm, trai trẻ ở dưới gái trẻ, là trai mà chịu nhường gái, đó là nghĩa trai gái giao cảm; quẻ Hằng trai lớn ở trên gối lớn, trai tôn gái ty, đó là đạo thường của vợ chồng ở nhà. Bàn về tình giao cảm, thì bậc trẻ là thân thiết nhau; bàn về thứ tự tôn ty, thì bậc lớn phải cẩn thận đứng đắn, cho nên Đoái Cấn hợp nhau là quẻ Hàm, mà Chấn Tốn hợp nhau thì là quẻ Hằng. Trai ở trên gái, ấy là trai động ở ngoài, gái thuận ở trong, tức là lẽ thường của đạo người. Lại, cứng trên mềm dưới, sấm gió cùng nhau, nhún mà động, cứng mềm ứng nhau, đều là nghĩa hằng.

LỜI KINH

恆亨,無咎,利貞,利有攸往.

Dịch âm. - Hằng hanh, vô cữu, lợi trinh, lợi hữu du vãng.

Dịch nghĩa. - Quẻ Hằng hanh, lợi về sự chính, lợi có thửa đi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hằng là thường lâu, đạo hằng có thể hanh thông, hễ thường thường theo giữ đạo ấy mà có thể hanh thông mới là không lỗi, nếu thường thường theo giữ đạo ấy mà không thể hanh thông, thì không phải là đạo có thể thường thường theo giữ, tức là có lỗi. Ví như đấng quân tử thường thường theo giữ điều thiện, đó là cái đạo có thể thường thường theo giữ; kẻ tiểu nhân thường thường theo giữ điều ác, đó là lỗi với cái đạo có thể thường thường, Đạo hằng sở dĩ hanh được, là vì trinh chính, cho nên nói là “lợi trinh”. Ôi gọi là hằng, tức là cái đạo có thể thường thường, không phải chỉ giữ một bề mà không thay đổi, cho nên mới lợi về có thửa đi.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Hằng là thường lâu. Là quẻ Chấn cứng ở trên, Tốn mềm ở dưới. Chấn sấm, Tốn gió, hai vật cùng nhau, Tốn nhún, Chấn động, là nhún mà động, hai thể sau hào đều ứng với nhau. Cả bốn điều đó đều là lẽ thường, cho nên mới là quẻ Hằng. Lời Chiêm của nó thì là hễ mà có thể giữ lâu đạo ấy thì hanh mà không lỗi, lại ắt lợi về giữ được nết trinh, mới là được cái đạo mình vẫn thường thường theo giữ mà lợi có thửa đi.

LỜI KINH

彖曰:恒,九也.

Dịch âm. - Thoán viết: Hằng cửu dã.

Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: - Hằng là lâu vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hằng tức là nghĩa dài lâu.

LỜI KINH

剛上而柔下,雷風相與,巽而動,剛柔皆應,恆.

Dịch âm. - Cương thượng nhi nhu hạ, lôi phong tương dữ, tốn nhi động, cương nhu giai ứng, Hằng.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Tài quẻ có bốn điều đó, tức là cái nghĩa làm nên quẻ Hằng. Cứng lên mà xuống, nghĩa là hào Đầu quẻ Kiền lên ngôi Tư, hào Đầu quẻ Khôn, xuống ở ngôi đầu, hào cứng lên mà hào mềm xuống, hai hào đổi chỗ thì thành Chấn Tốn, Chấn trên Tốn dưới, cũng là cứng lên mềm xuống. Cứng ở trên mà mềm ở dưới, tức là đạo hằng. Sấm gió cùng nhau, nghĩa là sấm động thì gió nổi, hai đàng chờ nhau, giữ lẫn cho nhau, cho nên nói là “cùng nhau”, đó cũng là sự thường của nó. Nhún mà động, nghĩa là dưới Tốn thuận mà trên Chấn động, tức là lấy đức nhún mà động. Trời đất tạo hóa thường lâu không thôi, cũng là động bằng cách thuận mà thôi. Nhún mà động tức là đạo thường lâu vậy. Động mà không thuận, có thể thường thường mãi chăng? Bốn điều đó tức là đạo hằng, vì vậy quẻ này mới là quẻ Hằng.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây lấy thể quẻ, tượng quẻ, đức quẻ để thích nghĩa tên quẻ. Có người lấy sự biến đổi của quẻ giải nghĩa mấy chữ “cứng lên mềm xuống mà rằng: “Quẻ Hằng do ở quẻ Phong mà lại, hào cứng lên ngôi Hai, hào mềm xuống ở ngôi Đầu” cũng thông.

LỜI KINH

恆亨,利貞,無咎,久於其道也.

Dịch âm. - Hằng hanh, lei trinh, vô cữu, cửu ưkỳ đạo dã.

Dịch nghĩa. - Quẻ Hằng hanh, lợi về sự chính, không lỗi, là vì lâu với thửa đạo vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Đạo Hằng có thể đem lại sự hanh thông mà không tội lỗi, nhưng cái mà mình vẫn thường giữ; nên được chính đính, nếu không chính đính thì không phải là đạo có thể thường giữ, cho nên nói là lâu với thửa đạo. Thửa đạo tức là cái đạo có thể thường giữ vậy. Không giữ được đều thường thường và thường thường giữ đạo bất chính, đều không thể hanh thông mà có lỗi vậy.

LỜI KINH

天地之道,恆久而不已也.

Dịch âm. - Thiên địa chi đặo, hằng cửu nhi bất dĩ dã.

Dịch nghĩa. - Đạo của trời đất, thường lâu mà không thôi vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Trời đất sở dĩ không bị ngừng tắt, là vì có đạo thường lâu, người mà thường giữ được cái đạo có thể thường giữ, thì hợp với lẽ trời đất.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đạo hằng vẫn có thể hanh và không lỗi nữa, nhưng ắt lợi về sự chính mới là lâu với thửa đạo, không chính thì là cái giữ lâu đó không phải chính đạo. Đạo của trời đất sở dĩ lâu dài được, cũng vì sự chính mà thôi.

LỜI KINH

利有攸往,終則有始也.

Dịch âm. - Lợi hữu du vẵng, chung tắc hữu thủy dã.

Dịch nghĩa. - Lợi có thửa đi, chót thì có đầu vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Lý trong thiên hạ, chưa có khi nào không động mà lại có thể thường thường. Động thì chót rồi lại đầu vì vậy mới thường thường mà không cùng tận. Phàm những vật do ở trời đất sinh ra, dẫu đến núi non rắn dầy, cũng phải biến đổi, cho nên “hằng” không phải là nhất định, nhất định thì không phải hằng, chỉ có tùy thời biến đổi, mới là đạo thường, cho nên nói rằng “lợi có thửa đi”. Tỏ ra là phải như thế, là sợ người ta câu nệ về thói thường.

Bản nghĩa của Chu Hy. - “Lâu với thủ đạo” là chót, “lợi có thửa đi” là đầu. Động tĩnh sinh lẫn cho nhau, đó là lẽ tuần hoàn, nhưng phải lấy tĩnh làm chủ.

LỜI KINH

日月得天而能久照,四時變化而能久成,擎人久於其道而天下化成.觀其所恆而天地情物之情可見矣.

Dịch âm. - Nhật nguyệt đắc thiên nhi năng cửu chiếu, tứ thì biến hóa nhi năng cửu thành, thánh nhân cửu ư kỳ đạo nhi thiên hạ hóa thành, quan kỳ sở hằng, nhi thiên địa vạn vật chi tình khả kiến hỹ.

Dịch nghĩa. - Mặt trời mặt trăng được trời mà có thể soi lâu, bốn mùa biến hóa mà có thể nên lâu, đấng thánh nhân lâu với thửa đạo mà thiên hạ hóa nên; xem cái thửa thường, mà tình trời đất muôn vật có thể thấy vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Đây là nói cho cùng cực lẽ thường. Mặt trời mặt trăng chỉ là tính khí Âm Dương mà thôi, vì nó thuận đạo trời mà đi lại đầy vơi, cho nên có thể soi lâu không thôi, “được trời”, là thuận lẽ trời vậy; bốn mùa chỉ là khí của Âm Dương mà thôi, đi lại biến hóa, sinh nên muôn vật, cũng vì được lẽ trời, cho nên có thể thường lâu không thôi; đấng thánh nhân đem đạo thường lâu, thực hành có thường độ, mà thiên hạ hóa theo, thành ra tục tốt. “Xem cái thửa thường”, nghĩa là xem mặt trời mặt trăng lâu soi, bốn mùa lâu nên và cái lẽ thánh nhân sở đĩ thường lầu, xem những cái đó thì tình lý của trời đất muôn vật có thể thấy được. Cái đạo thường lâu của trời đất, cái lý thường lâu của thiên hạ, nếu không phải kẻ biết đạo, ai mà hiểu được?

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây là nói thật cùng cực cái đạo thường lâu.

LỜI KINH

象曰:雷風恆,君子以立不易方.

Dịch âm. - Tượng viết: Lôi phong Hằng, quân tử dĩ lập bất dịch phương.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Sấm gió là quẻ Hằng, đấng quân tử coi đó mà đứng chẳng đổi phương.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Đấng quân tử coi tượng sấm gió cùng nhau làm thành quẻ Hằng, để giữ cho đức của mình thường lâu, tự đứng trên đường trung chính thường lâu, không đổi phương sở.

LỜI KNH

初六:泼情,員凶,無攸利.

Dịch âm. - Sơ Lục: Tuấn Hằng, trinh hung, vô du lợi.

Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Đào sâu sự thường, trinh cũng hung, không thửa lợi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hào Đầu ở dưới mà hào Tư là chính ứng của nó, là người biết thủ thường mà không biết đo đắn tình thế: hào Tư là thể Chấn mà tính Dương, lấy chất cứng ở chỗ cao, chí nó muốn lên không muốn xuống, lại bị hào Hai, hào Ba ngăn cách, cái chí ứng với hào Đầu của nó đã khác thường rồi, thế mà hào Đầu còn cầu mong một cách sâu sắc, ấy là chỉ biết lẽ thường, không biết lẽ biến: Tuấn nghĩa là đào cho sâu, “đào sâu sự thường” nghĩa là cầu sự thường một cách sâu sắc. Thủ thường mà không biết đo đắn tình, thế, cầu mong người trên một cách sâu bền, chặt chẽ, đó là đạo hung. Câu lệ thói thường như thế, thì không đi đâu mà lợi.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Đầu với hào Tư là chính ứng, đó là lẽ thường, nhưng hào Đầu ở thể dưới mà đóng ngôi Đầu, chưa thể cầu cạnh sự gì một cách sâu sắc, hào Tư thể Chấn, tính Dương, chỉ lên không xuống, lại bị hào Hai hào Bá ngăn cách, cái ý ứng với hào Đầu đã khác thường rồi, hào Đầu là hạng nhu ám không biết đo đắn tình thế, lại lấy chất Âm ở thể Tốn là chủ sự nhún, tính chỉ vụ nhập, cho nên cứ theo lẽ thường mà cầu cạnh nó một cách sâu sắc, đó là tượng “đào sâu sự thường”. Kẻ xem như thế, tuy chính cũng hung, mà không lợi về điều gì.

LỜI KINH

象曰:浚情志凶,始求深也.

Dịch âm. - Tượng viết: Tuấn hằng chi hung, thủy cầu thâm dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đào sâu sự thường mà hung, mới cầu sâu vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Ở lúc mới đầu của đạo Hằng, mà cầu mong người trên một cách sâu sắc, ấy chỉ là biết thói thường mà không biết đo đắn tình thế, vì vậy mới hung.

LỜI KINH

九二:悔亡.

Dịch âm. - Cửu Nhị: Hối vong.

Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Sự ăn năn mất.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Trong nghĩa quẻ Hằng, mà ở được chỗ chính thì là đạo thường, Chín là hào Dương mà ở ngôi Âm, đó là trái với lẽ thường, ở chỗ trái thường, đáng lẽ thì có ăn năn, vì hào Chín Hai lấy đức “giữa” ứng với hào Năm, hào Năm lại ở ngôi giữa, lấy đức “giữa” ứng với đức “giữa”, thì nó ở yên hay cử động đều được mực giữa; ấy là kẻ thường lâu được với đạo “giữa”. Thường lâu được với đạo “giữa” thì không sai mất sự chính. “Giữa” trọng hơn “chính”, “giữa” thì “chính” rồi, “chính” thì chưa ắt là “giữa”. Hào Chín Hai lấy đức cứng giữa mà ứng nhau với kẻ “đức giữa”, đó là nói trội về đức, đủ để làm mất sự ăn năn. Người ta hễ biết được trọng, khinh, thì có thể nói chuyện Kinh Dịch.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất Dương, ở ngôi Âm, đáng lẽ có sự ăn năn, vì nó giữ lâu đức “giữa”, cho nên mới mất sự ăn năn.

LỜI KINH

象曰:龙二悔亡,能九中也

Dịch âm. - Tượng viết: Cửu Nhị hối vong, năng cửu trung dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Hào Chín Hai, ăn năn mất, vì giữ lâu được đức giữa vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Sở dĩ được khỏi ăn năn, vì nó có thể thường lâu với đức giữa vậy. Người ta có thể thường lâu với đức giữa, há chỉ mất sự ăn năn mà thôi, còn là đức hay nữa.

LỜI KINH

九三:不恆其德,或承之羞,貞吝.

Dịch âm. - Cửu Tam: Bất hằng kỳ đức, hoặc thừa chi tu, trinh lận.

Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Chẳng thường thửa đức, hoặc vâng đây thẹn, trinh cùng đáng tiếc.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Ba là hào Dương ở ngôi Dương, ở được phải ngôi, đó là chỗ ở thường, thế mà nó lại muốn theo hào Sáu Trên, chẳng những Âm Dương theo nhau, gió lại theo sấm, được chỗ thường mà không chịu ở, đó là người không có đức hằng. Đức đã không thường, thì sự hổ nhục hoặc cũng theo tới. “Hoặc vâng đấy” nghĩa là có lúc sẽ đến. “Trinh cũng đáng tiếc”: nghĩa là cố giữ đức bất hằng để làm đức hằng, há là chẳng đáng thẹn tiếc?

Bản nghĩa của Chu Hy. - Ngôi tuy chính, nhưng nó quá cứng không giữa, chỉ lại muốn theo hào Trên, không thể ở lâu cái chỗ của mình, cho nên là tuợng “chẳng hằng thửa sức, hoặc vâng đấy thẹn”. “Hoặc” là không biết người nào, “thửa” là vâng, ý nói người ta đều được vâng (sự hổ thẹn) mà tiến cho, không biết là ở đâu lại. Trinh lận nghĩa là chính mà không giữ đức hằng thì là đáng tiếc, đó là lời răn lại kẻ xem.

LỜI KINH

象曰:不恆其德,無所容也.

Dịch âm. - Tượng viết: Bất hằng kỳ đức, vô sở dung dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chẳng thường thửa đức, không có chỗ dung vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Người đã chẳng thường, thì còn dung ở vào đâu? Cái chỗ nên ở, đã không thường thường yên ở, mà lại ở vào chỗ không phải sở cứ, thì há có thể thường ở? Đó là cái người bất hằng không có chỗ nào để dung thân mình.

LỜI KINH

九四:田無禽.

Dịch âm. - Cửu Tứ: Điền vô cầm.

Dịch nghĩa. - Hào Chín Tư: Săn không loài cầm.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Lấy chất Dương ở ngôi Âm, tức là ở không phải ngôi, ở không phải chỗ, dẫu thường theo giữ mà có ích gì? Sự làm của người ta hễ mà phải đạo thì lâu mãi sẽ thành công, nếu không phải đạo, dù lâu mà có ích gì? Cho nên lấy sự đi săn làm thí dụ, ý nói hào Chín ở ngôi Tư, dẫu rằng thường lâu, cùng như săn bắn không được cầm thú, nghĩa là uổng phí sức mà không có công.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất Dương ở ngôi Âm tức là ở lâu chỗ không phải ngôi, cho nên mới là tượng ấy. Kẻ xem nếu đi săn thì không được gì, mà cái việc khác, cũng không được cái sở cầu của mình.

LỜI KINH

象曰:久非其位,安得禽也.

Dịch âm. - Tượng viết: Cửu phi kỳ vị, an đắc cầm dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Ở lâu không phải ngôi, sao được con cầm vậy?

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Ở không phải ngôi, dẫu lâu được gì? Vì lấy sự đi săn làm thí dụ, cho nên nói là “sao được con cầm”.

LỜI KINH

六五: 恆其德,負,婦人吉,夫子凶.

Dịch âm. - Lục Ngũ: Hằng kỳ đức, trinh, phụ nhân cát, phu tử hung.

Dịch nghĩa. - Hào Sáu Năm: Thường thửa đức, chính, đàn bà tốt, đàn ông hung.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hào Năm ứng với hào Hai, là Âm mềm mà ứng Dương cứng, ở giữa mà kẻ ứng với cũng giữa, ấy là sự chính của kẻ Âm mềm, cho nên hễ thường lâu được với đức ấy thì là chính bền. Lấy sự thuận theo làm nết thường, tức là đạo đàn bà, với đàn bà như thế là chính, cho nên mới tốt. Nếu đấng trượng phu cũng lấy sự thuận theo người ta làm nết thường, thì là mất sự chính đính của kẻ Dương cương, tức là lung. Hào Năm là ngôi vua mà không nói về đạo vua, là vì như nghĩa của hào Sáu Năm, ở kẻ trượng phu còn hung, huống chi đạo kẻ làm vua. Ở kẻ khác, hào Sáu ở ngôi vua mà ứng với kẻ cứng, cùng chưa là hỏng, vì ở quẻ Hằng, cho nên không thể như thế. Đạo làm vua há lại có thể lấy sự mềm thuận làm nết thường ư?

Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất mềm giữa mà ứng với kẻ cứng giữa, thường lâu không đổi, tức ià chính mà bền rồi. Nhưng đó là đạo đàn bà, không phải điều của đàn ông nên làm, cho nên Tượng, Chiêm như thế.

LỜI KINH

象曰:婦人吉,從一而终也.夫子制義,從婦凶也.

Dịch âm. - Tượng viết: Phụ nhân cát, tòng nhất nhi chung dã; phu tử chế nghĩa, tòng phụ hung dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đàn bà tốt, theo một bề đến trọn đời vậy; đàn ông đặt ra nghĩa, theo đằn bà thì hung.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Như hào Năm theo hào Hai, với đàn bà là chính đáng mà tốt, bởi vì đàn bà lấy sự theo làm đạo chinh, lấy sự thuận làm nết thường, phải nên trọn đời giữ theo một bề, đàn ông là kẻ theo lẽ phải mà làm việc, nếu theo đạo đàn bà thì là hung.

Lời bàn của Tiên Nho. - Cốc Kiêm Sơn nói rằng: Mềm mà ở giữa, tức là ngôi có dư mà tài không đủ xứng. Đàn bà tốt, đàn ông hung, là sao? Là vì đàn bà có thể theo một bề đến trọn đời, đàn ông là kẻ tự đặt ra nghĩa, mà lại theo nghĩa của đàn bà được sao? Cho nên Bá Di là bậc thánh trong sạch, ông Mạnh Tử chê là hẹp, Bá Cơ giữ lề không đi, đức Khổng Tử bảo là Kinh, coi đó đủ biết.

LỜI KINH

上九:掁恆凶.

Dịch âm. - Thượng lục: Chấn hằng, hung.

Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Xốc thường, hung.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hào Sáu ở cuối quẻ Hằng, chót thể Chấn, sự hằng đã cuối thì thành bất thường, thể Chấn đã phải động đến cùng tột. Là chất Âm, ở ngôi Trên, không phải là chỗ yên ổn của nó, vả lại, nó là kẻ Âm mềm, không thể giữ vững sự thạo thủ của mình, đều là nghĩa bất thường, cho nên mới là xốc thường, tức là lấy sự “dũ” làm nết thường vậy. Xốc là động cách nhanh chóng, ví như xốc áo, xốc nách, tức là cái ý xốc nổi vận động. Ở ngôi trên, mà sự động không có tiết độ, nếu lấy kiểu ấy là nết thường, thì hung là đáng.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Xốc là động cách nhanh chóng. Hào Sáu Trên ở cùng tột quẻ Hằng, nhằm chót thể Chấn, sự thường đã cùng tột thì thành bất thường, thể Chấn đã chót thì phải quá động, nó lại là chất Âm mền, không thể giữ bền, ở ngôi trên không phải chỗ yên ổn của nó, cho nên có Tượng “xốc thường” mà lời của nó thì hung.

LỜI KINH

象曰:振恆在上,大無功也.

Dịch âm. - Tượng viết: Chấn hằng tại thượng, đại vô công dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: xốc thường ở trên, cả không công vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Cái đạo ở trên, ắt có đức thường, thì mới có thể có công, nếu mà nóng động bất thường, thì còn nên được trò gì? Ở trên mà không thường, ắt phải hung lắm. Lời Tượng lại tỏ nó không có thể thành lập sự gì, cho nên nói rằng: “cả không công vậy”.


Chú thích:

[1] Chữ 恒(hằng) nghĩa là thường thường lúc nào cùng như lúc nào.