Kinh Dịch Trọn Bộ

Quẻ Hàm

Đoái trên; Cấn dưới

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Quẻ Hàm, Tự quái nói rằng: Có trời đất rồi sau mới có muôn vật, có muôn vật rồi sau mới có trai gái, có trai gái rồi sau mới có vợ chồng, có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi, có vua tôi rồi sau mới có trên dưới, có trên dưới rồi sau lễ nghĩa mới có chỗ đặt. Trời đất là gốc muôn vật, vợ chồng là đạo người, cho nên kinh trên bắt đầu bằng quẻ Kiền quẻ Khôn, kinh dưới bắt đầu bằng quẻ Hàm, nối đến quẻ Hằng. Trời đất là hai vật, cho nên hai quẻ (Kiền Khôn) chia ra làm đạo trời đất; trai gái hợp nhau mà thành vợ chồng, cho nên quẻ Hàm và quẻ Hằng đều hai thể hợp lại làm nghĩa vợ chồng, Hàm tức là cảm[1] lấy sự đẹp lòng[2] làm chủ, Hằng là nghĩa thường lấy sự chính làm gốc, mà đạo đẹp lòng, tự nhiên phải có sự chính. Đạo của sự chính vẫn có đẹp lòng, nhún mà động, cứng mềm đều ứng, đó là đẹp lòng. Hàm là quẻ Đoái trên Cấn dưới. Tức là gái trẻ và trai trẻ vậy. Trai gái cảm nhau, chẳng ai nồng nàn bằng bậc trẻ, cho nên đôi trẻ hợp lại, thành ra quẻ Hàm. Thể Cấn đốc thực, chính là cái nghĩa thật thà. Chí trai đốc thực để giao xuống, lòng gái vui đẹp mà ứng lên, con trai là kẻ cảm trước, trai lấy lòng thành cảm trước, thì gái đẹp lòng mà ứng theo.

LỜI KINH

咸亨利員, 取女吉.

Dịch âm. - Hàm hanh, lợi trinh, thù nữ, cát.

Dịch nghĩa. - Quẻ Hàm hanh, lợi chính, lấy con gái, tốt.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hàm tức là cảm, nhưng không nói cảm, vì Hàm còn có nghĩa nữa là đều, tức là trai gái cảm lẫn nhau vậy. Các vật cảm nhau, không gì thiết tha bằng trai với gái mà hạng tuổi trẻ càng thiết tha hơn. Các vật cảm nhau thì có lẽ hanh thông, cho nên quẻ Hàm mới có lẽ hanh, Lợi trinh nghĩa là cái đạo cảm nhau, lợi về sự chính. Lấy con gái tốt, là nói tài quẻ. Quẻ có mềm trên cứng dưới, hai khí cảm ứng với nhau, đậu mà đẹp lòng nghĩa trai chịu dưới gái, dùng cách đó mà lấy con gái, thì được chính đáng mà tốt lành.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Hàm là giao cảm. Đoái mềm ở trên, Cấn cứng ở dưới, mà cùng cảm ứng với nhau. Lại, Cấn chủ đậu, thì sự cảm được chuyên nhất. Đoái chủ đẹp lòng thì sự ứng đến tột bậc. Lại nữa, Cấn lấy mình là hạng thiếu nam (trai trẻ), mà chịu dưới Đoái là hạng thiếu nữ (gái trẻ) trai trước gái, được chính đạo của trai gái, vừa đúng thì hôn nhân, cho nên quẻ của nó là Hàm, mà lời Chỉêm của nó là hanh mà lợi về sự chính, lấy con gái thì tốt. Bởi vì cảm thì phải thông, nhưng nếu lấy nhau không theo chính đạo, thì mất sự hanh, mà các việc làm đều hung!

LỜI KINH

彖曰:咸感也. 柔尚而剛下, 二氣應應以相與, 止而說, 男下女,是以亨利貞, 取女吉也.

Dịch âm. - Thoán viết: Hàm cảm dã, nhu thượng nhi cương hạ, nhị khí cảm ứng dĩ tương dữ, chỉ nhi duyệt, nam hạ nữ, thị dĩ hanh lợi trình, thú nữ cát dã.

Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Hàm là cảm vậy. Mềm trên mà cứng dưới, hai khí cảm ứng để cũng nhau, đậu mà đẹp lòng, trai dưới gái; vì vậy mới hanh lợi trinh, lấy con gái thì tốt.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Nghĩa của chữ Hàm là cảm, ở quẻ thì hào mềm trên, hào cứng dưới, mềm lên biến cứng mà thành thể Đoái, cứng xuống biến mềm mà thành thể Cấn, Âm Dương giao nhau là nghĩa trai gái giao cảm. Lại Đoái là con gái ở trên, Cấn là con trai ở dưới, cũng là mềm trên cứng dưới, hai khí Âm Dương cảm nhau ứng nhau, hòa hợp với nhau, thế là cùng nhau. Đậu mà đẹp lòng, nghĩa là đậu ở sự đẹp lòng, tức là ý kiên nhẫn thành thật. Cấn đậu ở dưới, ấy là gốc thực nhường nhau. Đoái đẹp lòng ở trên, tức là hòa vui ứng nhau. Trai mà nhường gái, tức là hòa đến tột bậc. Cái đạo cảm nhau như thế, cho nên có thể hanh thông, mà được chính đạo, hễ lấy con gái như thế thì tốt. Tài quẻ như vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Câu đầu thích nghĩa tên quẻ, các câu dưới, dùng thể, đức quẻ, tượng quẻ để thích lời quẻ.

LỜI KINH

干地感而萬物化生,聖人感人心而干下和平.覯其所感而干地萬物之情可見尧

Dịch âm. - Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sinh, thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hòa bình, quan kỳ sở cảm nhi thiên địa vạn vật chi tình khả kiến hỹ.

Dịch nghĩa. - Trời đất cảm mà muôn vật hóa sinh, đấng thánh nhân cảm lòng người mà thiên hạ hòa bình; xem cái thửa cảm mà tình của trời đất muôn vật có thể thấy vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Đã nói cái nghĩa trai gái cảm nhau, lại suy cho cùng cực đạo cảm, cho hết lẽ của trời đất và cách dùng của đấng thành nhân. Hai khí trời đất cảm nhau mà hóa sinh muôn vật, đấng thánh nhân dùng sự chí thành đề cảm lòng số dân ức triệu mà thiên hạ hòa bình, cái lòng thiên hạ sở dĩ hòa bình, là do đấng thánh nhân cảm hóa nó vậy. Xem cái lẽ trời đất giao cảm, hóa sinh muôn vật và cái cách của đất thánh nhân cảm hóa lòng người, để đem sự hòa bình đến, thì tình của trời đất muôn vật, có thể thấy được. Cái lẽ cảm thông, kẻ biết đạo im lặng mà xem mới được.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây là nói cho cùng cực cái lẽ cảm thông.

LỜI KINH

象曰:山上有澤, 咸.君子以虛受人.

Dịch âm. - Tượng viết: Sợn thượng hữu trạch, Hàm, quân tử dĩ hư thụ nhân.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trên núi có chầm, là quẻ Hàm, đấng quân tử coi đó mà trống rỗng lòng mình để nhận người ta.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Tính chầm nhuần xuống, tính đất chịu sự nhuần chầm ở trên núi, mà sự thấm nhuần của nó thông suốt, ấy là khí của hai vật cảm thông với nhau. Đấng quân tử xem tượng núi chầm thông khí đó mà giữ cho lòng mình trống rỗng để nhận người ta. Ôi, người ta hễ trong bụng trống[3] rỗng thì có thể nhận, đầy đặc[4] thì không thể nhận. Trống rỗng trong lòng tức là không có ý riêng vậy. Trong lòng đã không chuyên chủ, thì không sự cảm nào mà không thông. Nếu chỉ lấy lượng mà chứa, chọn sự hợp lý với mình mà nhận, thì không phải là đạo “có cảm ắt thông” của đấng thánh nhân.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Trên núi có chầm là vì sự trống rỗng mà thông suốt vậy.

LỜI KINH

初六: 咸其拇

Dịch âm. - Sơ lục: Hàm kỳ mẫu.

Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Cảm thửa ngón chân cái.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Đầu ở dưới quẻ dưới, với hào Tư cảm nhau, là phận nhỏ, ở chỗ đầu sự cảm chưa sâu, há động được người? Cho nên cũng như ngón chân cái người ta mới động, chưa đủ để tiến lên. Người ra cảm nhau cùng có nông sâu nhẹ nặng khác nhau, biết thời thế thì xử lý không mất lẽ phải.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Quẻ Hàm dùng thân thể người ta làm Tượng, cảm ở dưới đất, là Tượng ngón chân cái, sự cảm còn nông, muốn tiến chưa được, cho nên không nói cát hung. Quẻ này tuy chủ về sự cảm, nhưng cả sáu hào đều nên tĩnh không nên động.

LỜI KINH

象曰:咸其拇, 志在外也.

Dịch âm. - Tượng viết: Hàm kỳ mẫu, chí tại ngoại dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cảm thửa ngón chân cái, chí ở ngoài vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Chí của hào Đầu mà động, là cảm với hào Tư, cho nên nói là “ở ngoài”. Chí tuy động mà cảm chưa sâu, chưa đủ để tiến lên.

LỜI KINH

六二:咸其腓,凶,居吉.

Dịch âm. - Lục nhị: Hàm kỳ phi, hung! cư cắt!

Dịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Cảm thửa bụng chân hung! Ở yên, tốt!

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Phi là bụng chân, khi đi, nó phải động trước, rồi chân mới nhắc nó lên, không phải bụng chân tự động. Hào Hai nếu không giữ đạo, chờ người trên đến tìm mình, mà cứ động trước như cái bụng chân, thì là nóng nảy càn dở, tự mình làm mất đạo mình, cho nên mới hung. Nếu mà ở yên không động, để chờ người trên đến tìm, thì hợp với đạo tiến lui mà tốt. Hào Hai là người trung chính, vì nó ở trong cuộc “cảm” mà ứng với hào Năm, cho nên phải như thế.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Phi là bụng chân, khi muốn đi thì nó động trước, đó là một kẻ nóng nảy càn dỡ, không thể giữ bền. Hào Hai ở vào chỗ đó, lại là chất Âm mềm không thể giữ bền, cho nên mới lấy tượng đó. Nhưng nó có đức trung chính, có thể ở yên nơi chốn của mình, cho nên lời Chiêm của nó là động thì hung mà tĩnh thì tốt.

LỜI KINH

象曰, 雖凶,居吉,順不害也.

Dịch âm. - Tượng viết: Tuy hung, cư cát, thuận bất hại dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Dẫu hung, ở yên tốt, thuận thì không hại vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Ở giữa được chỗ chính, ứng với nó lại cũng là kẻ trung chính, tài nó vốn là lương thiện, vì ở thì “cảm”, chất mềm mà ứng lên trên, cho nên răn rằng: Hễ động trước mà đi tìm vua thì hung, ở yên mà tự giữ đạo thì tốt; lời Tượng lại nói cho rõ ý đó mà rằng: “Không phải răn rằng không được cảm nhau, chỉ có thuận lễ thì không có hại. Thuận lễ nghĩa là giữ đạo đừng động trước vậy.

LỜI KINH

九三:咸其股,執其雖,往吝.

Dịch âm. - Cửu Tam: Hàm kỳ cổ, chấp kỳ tùy, vãng lận.

Dịch nghĩa. - Hào Chính Ba: Cảm thửa đùi, giữ thửa sự theo, đi thì đáng tiếc.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hào Chín Ba là chất Dương ở chỗ cứng, có tài Dương cứng mà làm chủ bên trong, ở trên quẻ dưới, ấy là kẻ phải tự giữ chính đạo, để cảm người ta, thế mà nó lại ứng với hào Sáu Trên, tính Dương thích đi lên mà đẹp lòng với Âm, hào Trên ở chỗ cùng tột sự cảm duyệt, cho nên hào Ba cảm mà theo đó. Đùi là vật ở dưới mình, trên chân, không thể tự do, phải theo thân thể mà động, cho nên mới dùng làm Tượng, ý nói hào Chín Ba không thể tự chủ, phải theo vật khác mà động như cái đùi vậy, thì sự chấp thủ của nó chỉ là theo người mà thôi. Tài Dương cứng, cảm với kẻ mình đẹp lòng mà thôi, như thế mà đi, thì đáng thẹn tiểc.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đùi là vật theo chân mà động, không thể tự chuyển. “Giữ” tức là ý “rất nên trì thú”. Hai hào dưới đều muốn động, hào Ba không thể tự giữ mà theo nó đi, thì đáng tiếc vậy, cho nên Tượng, Chiêm của nó như thế.

LỜI KINH

象曰:咸其股,亦不處也,志在隨人,所執下也.

Dịch âm. - Tượng viết: Hàm kỳ cổ, diệc bất xử dã, chí tại tùy nhân, sở chấp hạ dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cảm thửa đùi, cùng chẳng ở vậy: Chí ở theo người, thửa giữ thấp vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Có chất Dương cứng, không biết tự giữ, chí lại thích theo người ta, ấy là sự cầm giữ của nó rất hèn thấp vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Nói là “cũng” vì hai hào trước đều muốn động cả. Hai hào Âm vốn tính nóng nẩy, nó động là phải, hào Chín Ba là chất Dương cứng, ở chỗ cùng cực sự đậu, nên tĩnh thì phải, mà cũng lại động, là đáng tiếc lắm.

LỜI KINH

九四:貞吉,悔亡,憧撞往來,朋從爾志,

Dịch âm. - Cửu Tứ: Trinh cát, hối vong, đồng vãng lai, bằng tòng nhĩ tư.

Dịch nghĩa. - Hào Chín Tư: Chính bền thì tốt, sự ăn năn sẽ mất; săng sắc đi lại, bạn theo sự nghĩ của mày.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Cảm là sự động của người ta, cho nên đều theo thân thể người ta mà lấy Tượng. Ngón chân cái lấy về nghĩa “ở dưới mà động nhỏ”; bụng chân lấy nghĩa “động trước”, đùi lấy nghĩa “động theo”. Hào Tư không lấy Tượng gì mà nói thẳng vào đạo cảm, không nói “cảm thửa tim” vì sự cảm tức là tim rồi. Hào Tư đứng chỗ giữa mà ở quẻ trên, đúng vào ngôi của trái tim, cho nên là chủ sự cảm, mà nói đạo cảm, chính bền thì tốt, mà sự ăn năm sẽ mất, không theo lẽ chính, thì sẽ có sự ăn năn. Lại, hào Tư là thể đẹp lòng, ở ngôi Âm mà ứng với hào Đầu; cho nên răn rằng: đạo cảm chính bền không gì không thông, nếu có vướng víu riêng tây, thì hại cho sự cảm thông, sẽ có ăn năm. Đấng thánh nhân cảm lòng thiên hạ, như thể rét nực mưa nắng, không gì không thông, không gì không ứng, chỉ là sự chính mà thôi, chính là để trống lòng mình, không có ý riêng. Săng sắc đi lại bạn theo mình nghĩ, nghĩa là trinh nhất thì sự cảm mình không gì không thông, nếu mà đi lại săng sắc, dùng lòng riêng của mình để cảm người ta, thì chỉ cho nào sự nghĩ tới nơi có thể cảm động, còn chỗ không tới, thì không thể cảm. Đó là bè bạn và kẻ đồng loại chỉ theo sự nghĩ của mình vậy. Lòng riêng có sự vướng víu đã chủ về một góc, một việc, há lại có thể thênh thang, mông mênh, không đâu không thông?

Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Tư ở trên đùi, dưới thăn thịt[5], lại nhằm giữa ba hào Dương, là trái tim, chủ của sự cảm. Tim mà cảm người, nên chính và bền, mới là được lẽ, nay là hào Chín Tư lấy thể Dương ở ngôi Âm, là mất sự chính mà không bền, cho nên nhận lời Chiêm mà đặt lời răn, cho rằng hễ chính mà bền thì tốt, sư ăn năn sẽ mất; nếu cứ săng sắc, không thể chính bền, mà bận lòng về sự cảm riêng, thì chỉ bè bạn cùng loài theo mình, không thể tới được chỗ xa nữa.

Lời bàn của Tiên Nho. - Chu Hy nói rằng: Đi lại vẫn là cảm ứng, săng sắc nghĩa là một lòng muốn cảm nó, một lòng lại muốn nó đến ứng mình. Ví như mới chính cái nghĩa, liền muốn mưu cái lợi, mới tỏ cái đạo liền muốn tính cái công; lại như khi thấy đứa trẻ ngã vào trong giếng, bụng mình rùng rợn, vừa muốn cứu nó, vừa muốn cha mẹ nó khen mình tử tế, đó là cái bệnh săng sắc.

Có người hỏi rằng: Đi lại tức là trong lòng săng sắc đi lại, cũng như nói rằng “đi lại trong lòng”, phải không? Đáp rằng: Không phải. Hệ từ đã nói rõ rằng: Mặt trời đi thì mặt trăng lại, mặt trăng đi thì mặt trời lại, mùa rét đi thì mùa thu nắng lại, mùa nắng đi thì mùa thu rét lại, đâu phải là sự đi lại trong lòng? Cái đó chỉ là đối với cái “mặt trời đi thì mặt trăng lại” kia mà nói. Đằng kia là cái đi lại tự nhiên, cái săng sắc thì là cái đi lại có thêm có ý riêng không tốt vào đó; săng sắc chỉ là thêm cái lòng vội vã không thể thuận theo với lẽ tự nhiên.

LỜI KINH

象曰:貞其悔亡,未感害美也,憧憧往來,未光六也.

Dịch âm. - Tượng viết Trinh cát, hối vong, vị cảm hại dã, đồng đồng vãng lại, vị quang đại dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chính tốt, sự ăn năn mất, chưa cảm hại vậy, săng sắc đi lại, chưa sáng lớn vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Chính bền thì sự ăn năn phải mất, đó là chưa bị sự cảm riêng làm hại; hễ là ứng riêng thì có hại cho sự cảm, săng săng sắc đi lại, là lấy lòng riêng cảm nhau, đạo cảm đẹp rồi, cho nên nói là chưa sáng lớn.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Cảm hại nghĩa là lấy sự bất chính mà cảm thì có hại vậy.

LỜI KINH

九五:咸其腮,無悔.

Dịch âm. - Cửu Ngũ: Hàm kỳ môi, vô hối.

Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Cảm thửa thăn thịt, không ăn năn.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hào Chín Năm là ngôi tôn, nên lấy lòng chí thành để cảm thiên hạ mà ứng với hào Hai, liền với hào Trên, nếu vướng víu với hào Hai mà đẹp lòng với hào Trên, thì thiên tử nông hẹp, không phải là đạo kẻ làm vua, há cảm được thiên hạ? Thăn thịt là thịt lưng trái nhau với tim, mắt không trông thấy. Ý nói: nếu trái được lòng riêng, kẻ cảm thông phải là người mình đã trông thấy mà đẹp lòng, thì được chính đạo của kẻ làm vua cảm thiên hạ mà không có sự ăn năm.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Thăn thịt tức là thịt lưng, ở khoảng trên tim mà nó trái nhau với tim, không thể cảm vật, chẳng vướng víu về sự riêng tây, Hào Chín Năm vừa nhằm chỗ đó, cho nên dùng làm Tượng mà răn kẻ xem: hễ mà có thể như thế, thì tuy không cảm được người nhưng cũng có thể không phải ăn năn.

LỜI KINH

象曰:咸其,志未也

Dịch âm. - Tượng viết: Hàm kỳ môi, chí mạt[6] dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cảm thửa thăn thịt, chí ngọn vậy.

Truyện của Trình Di. - Đây là răn bảo người ta, khiến họ trái với lòng riêng mà cảm thăn thịt, vì họ để bụng về đường nông nổi, vút ngọn, vướng víu hào Hai mà đẹp lòng với hào Trên, đố là cảm về tư dục của mình.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Chí ngọn nghĩa là không thể cảm người.

Lời bàn của Tiên Nho. - Hồ Vân Phong nói rằng: Hào Đầu nói rằng: “chí ở ngoài”, hào Ba nói rằng: “chí ở theo người” hào Năm tuy không vướng víu lòng riêng, không thể cảm người, nhưng mà chí nó như thế cùng nhỏ nhặt lắm.

LỜI KINH

上六:咸其辅,頰,舌.

Dịch âm. - Thượng Lục: Hàm kỳ phụ, giáp, thiệt.

Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Cảm thửa xương má, mép, lưỡi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hào Trên Âm mềm thuộc thể đẹp lòng[7] mà lại là chủ của sự đẹp lòng, lại ở chỗ cùng tột của sự đẹp lòng, đó là kẻ muốn cảm người đến tột bậc, cho nên không thể lấy lòng chí thành cảm người mà chỉ phát hỉện ở chỗ miệng lưỡi, ấy là thói thường của bọn tiểu nhân con gái há động được người?

Bản nghĩa của Chu Hy. - Xươmg má, mép, lưỡi đều là vật dụng để nói mà phía trên thân thể, hào Sáu Trên lấy chất Âm ở cuối thể đẹp lòng, đó là kẻ ở chỗ cùng cực sự cảm, chỉ cảm người bằng lời nói mà không có sự thật; lại, quẻ Đoái tức là miệng lưỡi cho nên Tượng nó như thế, đủ biết là hung.

LỜI KINH

象曰:咸其辅頰舌,籐口説也.

Dịch âm. - Tượng viết: Hàm kỳ phụ, giáp, thiệt, đằng khẩu thuyết dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cảm thửa xương má, mép lưỡi, là ruổi miệng nói vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Chỉ có chí thành mới cảm được người, hào này lại lấy sự mềm mỏng đẹp lòng tuyên dương ở miệng nói, há cảm được người.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Chữ 滕 (đằng) với chữ 騰 (đằng là ruổi) vẫn dùng lẫn lộn.

Lời bàn của Tiên Nho. - Trương Trung Khê nói rằng: Bọn Tô Tần, Trương Nghi, xoay ngang, xoay dọc lời nói của họ, đó tức là ruổi miệng nói.

Có người hỏi rằng: Nội quái của quẻ Hàm là Cấn, chủ về sự đậu, cớ sao trong quẻ đều nói sự động? Chu Hy đáp rằng: quẻ Cấn tuy chủ về sự đậu, nhưng quẻ Hàm có nghĩa giao cảm, đều là muốn động, cho nên đều nói về động, nhưng hễ hơi động thì đều không tốt. Mà động sở dĩ không tốt, là vì nội quái thuộc cần.


Chú thích:

[1] Chỉ quẻ Hàm.

[2] Chỉ quẻ Hoái.

[3] Tức là bỏ hết thành kiến.

[4] Tức là có thành kiến.

[5] Coi hào sau đây.

[6] Chữ 未 (mạt) có nghĩa là nhỏ nhặt.

[7] Chỉ về quẻ Đoái.