Tây Môn Khánh làm lễ đốt vàng cho Bình Nhi xong thì tới phòng Kim Liên nghỉ ngơi. Hôm sau Hoàng Tứ dẫn em vợ tới, hai anh em đem theo một con lợn làm sẵn, một vò rượu lớn và một đôi vịt quay tới tạ ơn. Tây Môn Khánh không nhận. Hoàng Tứ quỳ lạy rồi nói:
Ơn cứu mạng của lão gia toàn thể gia quyến tôi cảm kích không cùng, nhưng chẳng eo gì để hiếu kính tri ân ngoài lễ mọn này để lão gia thưởng cho người dưới. Chẳng lẽ lão gia không nhận cho hay sao.
Mãi sau Tây Môn Khánh mới nhận rượu và vịt, còn lợn thì báo:
Để ngươi đem tạ ơn Tiền lão gia.
Lão gia làm như vậy thật khó cho chúng tôi vì chưa hết được lòng tri ân của chúng tôi. Tiện đây xin hỏi là hôm nào thì lão gia rảnh rang, để chúng tôi làm một tiệc mọn, mời lão gia và Ứng nhị gia tới chứng giám cho.
Tây Môn Khánh bảo:
Ôi hơi đâu nghe lời Ứng nhị gia, nhị gia nói chơi để đánh lừa ngươi đấy, đừng có bận tâm.
Hai anh em Hoàng Tứ lạy tạ rồi cáo từ.
Ngày mồng một tháng mười một, sau khi ở nha môn ra. Tây Môn Khánh tới dự tiệc tại nhà Lý Tri huyện. Nguyệt nương một mình ngồi kiệu sai gia nhân đem lễ vật sang dự tiệc sinh nhật con gái Kiều Đại hộ.Quá trưa, Tiết sư bà vì nghe nói là mồng năm thì Nguyệt nương làm lễ tụng kinh nên mua một ít lễ vật rồi lén không cho Vương sư bà biết, một mình đem tới để gặp Nguyệt nương.
Nhưng Nguyệt nương vắng nhà, Kiều Nhi và Ngọc Lâu giữ Tiết sư bà lại uống trà mà bảo: .
Đại nương chúng tôi dự lễ sinh nhật bên nhà Kiều thân gia, sư bà nên ở đây chờ, chắc là Đại nương muốn gặp sư bà nói chuyện đó.
Tiết sư bà bèn ở lại chờ. Trong khi đó Kim Liên nghe tin Tiết sư bà tới sực nhớ tới lời nói của Ngọc Tiêu, là Nguyệt nương có thai nhờ bùa phép và thuốc men của Tiết sư bà, gần đây Tây Môn Khánh lại ăn nằm với Như Ý, Kim Iiên cũng sợ Như Ý tốt người, có thể có thai, sẽ được Tây Môn Khánh sủng ái, bèn tới mời Tiết sư bà về phòng mình, đưa cho một lạng bạc, bảo làm thuốc men và bùa phép cho mình. Hai người thầm thì to nhỏ.
Chiều đó Nguyệt nương về nhà, giữ Tiết sư bà ở lại một đêm.
Hôm sau Nguyệt nương đưa năm lạng cho Tiết sư bà để đến mồng năm làm lễ tụng kinh Kim Cương và kinh Hoa Nghiêm, Tiết sư bà giấu, không cho Vương sư bà biết, định là sẽ mời tám vị nữ tăng tới lập lễ đàn mà tụng kinh.
Hôm đó, khách khứa được mời đến dự lễ rồi ăn tiệc gồm Ngô Đại cữu, Ứng Bá Tước, Ôn tú tài, khách đàn bà có Ngô Đại cữu mẫu và Hoa Đại tẩu.
Hôm đó, Bá Tước đến, đem theo thiếp mời của Hoàng Tứ, nói là mồng bảy sẽ đặt tiệc tại nhà hát của Ái Nguyệt, mời Tây Môn Khánh tới dự. Tây Môn Khánh xem thiếp xong cười bảo:
Ngày mồng bảy tôi không rảnh, vì phải dự tiệc sinh nhật tại nhà họ Trương. Ngày mai thì rảnh. Mà tiệc này có mời ai nữa không?
Bá Tước đáp:
Không có ai cả, chỉ có Lý Tam và tôi tới để thù tiếp đại ca thôi. Nghe nói là Hoàng Tứ còn gọi bốn đào hát tới hát Tây sương ký nữa.
Tây Môn Khánh gật đầu rồi nhắn Bá Tước nói với HoàngTứ đổi lại là ngày mồng sáu. Bá Tước hỏi:
Hoàng Tứ có đem gì lại tạ ơn đại ca chưa?
Tây Môn Khánh đáp:
Có nhưng tôi không nhận. Hoàng Tứ năn nỉ mãi, tôi mới nhận chút ít cho hắn vui lòng, còn bao nhiêu tôi thêm một xấp lụa bạch, một xấp kinh đoạn và năm mươi lạng bạc sai đem tới tạ ơn Tiền lão gia.
Bá Tước bảo:
Hai xấp lụa cũng phải ba chục lạng, như vậy một trăm lạng hắn đưa, chỉ còn dư được hai chục lạng, đại ca có được gì đâu, vậy mà đã cứu mạng cho cha vợ và em vợ hắn. Tây Môn Khánh chỉ cười.
Trong khi lễ tụng kinh được tổ chức trong hoa viên thì tại đại sảnh mọi người ăn tiệc cho tới chiều. Lúc mọi người cáo từ. Tây Môn Khánh dặn Bá Tước:
Ngày mai nhị ca cũng nên ghé qua đây đã.
Bá Tước đáp:
– Vâng, tôi nhớ rồi.
Nói xong cáo từ, cùng mọi người ra về.
Đám nữ tăng tụng kinh tới canh một mới làm lễ đốt vàng rồi cáo từ mà về.
Hôm sau, Tây Môn Khánh dậy sớm ra nha môn làm việc. Trong khi đó Vương sư bà hay tin về vụ lễ tụng kinh hôm trước, bèn tức tốc tới gặp Nguyệt nương nói:
Làm sao mà mụ họ Tiết dám một mình tới đây nhận tiền làm lễ. Nguyệt nương hỏi lại:
Sao hôm qua không thấy sư bà tới? Nghe nói là sư bà dự tiệc sinh nhật bên Vương Hoàng thân phải không?
Vương sư bà dậm chân:
Thế này thì con mụ dâm phụ họ Tiết nó làm yêu làm quỷ rồi, mụ ta nhận tiền rồi một mình làm lễ tụng kinh tại đây ngày mồng năm hôm qua, vậy mà mụ dám nói láo là mồng sáu mới làm lễ để lừa gạt tôi. Tiền bạc mụ nắm hết, có để cho tôi một đồng nào đâu.
Nguyệt nương bảo:
Tiền bạc thì tôi đưa hết cho Tiết sư bà, nhưng còn một xấp vải thì vẫn còn giữ đây, để tôi đưa cho sư bà vậy.
Nói xong gọi Tiểu Ngọc lấy xấp vải ra, Vương sư bà nhận vải rồi hằn học nói:
Con dâm phụ họ Tiết này gớm thật, từ trước tới nay nó đã lấy biết bao nhiêu tiền của Lục nương rồi, bây giờ còn lễ tụng kinh cho Lục nương, nó cũng giành một mình. Tiền làm lễ ở đâu cũng là phải chia ra, vậy mà nó dám nắm hết.
Nguyệt nương hơi bực mình:
Nghe Tiết sư bà nói là sư bà đã nhận năm lạng của Lục nương trước đây để làm lễ tụng kinh, sao giờ này chưa làm lễ tụng kinh cho Lục nương?
Vương sư bà trợn mắt đáp:
Rồi chứ? Tuần ngũ thất của Lục nương vừa rồi tôi đã mời bốn vị sư bà nữa tới tụng kinh cho Lục nương rồi thôi. Tôi tổ chức lễ đàn tại am mà.
Nguyệt nương mỉa mai:
Sư bà làm lễ tụng kinh cho Lục nương, sao không nói cho tôi một tiếng để tôi sai người đem ít tiền bạc và lễ vật tới.
Vương sư bà cứng họng không nói được gì, cúi mặt ngồi một lúc rồi cáo từ để đi tìm Tiết sư bà.
Tới gần trưa, Tây Môn Khánh vừa từ nha môn về thì Bá Tước đã ăn mặc bảnh bao tới vái chào rồi bảo:
Bây giờ cũng trưa rồi, mình đi là vừa. Hoàng Tứ cho người đến mời mấy bận rồi dó. Tây Môn Khánh thủng thỉnh bảo Vương Kinh:
Ngươi sang mời Ôn tiên sinh qua đây đã.
Ôn tiên sinh không có nhà, nghe nói là đi thăm bạn. Bá Tước bảo:
Ôn tiên sinh đi vắng rồi thì thôi, có chuyện gì sẽ dặn sau, bây giờ mình đi đi không lại trễ.
Tây Môn Khánh bảo Cầm Đồng:
Lấy một con ngựa cho Ứng nhị gia cưỡi.
Thôi, tôi không cưỡi ngựa đâu, để tôi đi bộ tới trước, rồi đại ca ngồi kiệu tới sau. Tây Môn Khánh đáp:
Vậy thì đại ca cứ đi trước đi.
Bá Tước vái chào rồi bước ra. Tây Môn Khánh gọi đem kiệu tới, dẫn theo Đại An, Cầm Đồng và bốn tên quân hầu. Kiệu chưa kịp ra tới cổng thì thấy Bình An hộc tốc từ ngoài chạy vào,chặn kiệu lại mà thưa:
Đại lão gia tại Công bộ tới bái kiến, có sai quân hầu đem thiếp tới trước báo tin, hiện kiệu đi sau, sắp tới.
Tây Môn Khánh hoảng lên, vội xuống kiệu quay vào bảo Lai Hưng cùng nhà bếp lo chuẩn bị tiệc rượu, rồi ngồi tại đại sảnh mà chờ.
Khoảng khắc, An Chủ sự, nay đã thăng chức Lang trung, ngồi kiệu tới cổng, rồi xuống kiệu bước vào. Tây Môn Khánh bước xuống thềm nghênh đón lên đại sảnh. An Lang trung mặc áo vân hoa đeo đai Hoa kim. Tây Môn Khánh cũng mũ áo chỉnh tề. Đôi bên thi lễ rồi phân ngôi chủ khách mà ngồi. Gia nhân đem trà lên, hai người uống trà nói chuyện hàn huyên. Tây Môn Khánh nói:
Tiên sinh thăng chức mà vãn sinh không có lễ đến mừng, thật là có lỗi.
Lúc trước có nghe tin, nhưng vãn sinh đang bận chuyện tang nên không làm thế nào được.
An Lang trung nói:
Tiên sinh có tang mà vãn sinh cũng không tới điếu được, đó cũng là có lỗi vậy. Lúc trước ở kinh, vãn sinh có nói chuyện với Địch đại gia rồi, chẳng hay tiên sinh đã nhận được thư từ tin tức gì của Địch đại gia chưa?
Tây Môn Khánh vội đáp:
Dạ đã thật là xa xôi mà Địch đại gia cũng để tâm lo cho, vãn sinh cảm kích muôn phần.
An Lang trung bảo:
Nếu vậy chắc tiên sinh đã biết là nội trong cuối năm nay là có tin mừng rồi phải không?
Tây Môn Khánh đáp:
Vãn sinh bất tài, chức nhỏ, đâu dám mong chuyện cao xa. Đâu được như tiên sinh đây tài cao chức lớn có công lao trong việc sửa sang sông ngòi đê điều khiến muôn dân ngưỡng vọng.
An Lang trung nói:
Tiên sinh quá khen, vãn sinh chỉ là hàn nho được Thái sư thương mà đề bạt, nhân vừa rồi chuyện sông nước đa đoan, dân tình cùng cực, lại thêm đạo tặc nổi lên khắp nơi, chuyên chở hàng của triều đình đi tới đâu cũng bị ngăn trở, văn sinh sợ là không lo nổi chuyện này.
Tây Môn Khánh nói:
Tiên sinh dậy như vậy chứ theo thiển kiến thì với tài ba đó, chỉ trong ít ngày, công việc hoàn thành tiên sính tất lại được thăng quan tiến chức. Nhưng chẳng hay triều đình có ấn định thời hạn là bao lâu không?
An Lang trung đáp:
Thánh thượng cho hạn là ba năm việc sông ngòi phải hoàn tất, thánh thượng cũng đang định sai quan tới tế thần sông nữa đó.
Trong khi nói chuyện thì bàn tiệc đã dọn xong. An Lang trung thấy vậy bèn nói:
Vãn sinh thưa thật là còn phải qua bái kiến bên Hoàng lão gia nữa.
Tây Môn Khánh nói:
Nếu vậy thì vãn sinh không dám lưu giữ lâu, chỉ xin tiên sinh ngồi lại đôi chút dùng chén rượu nhạt mà thôi.
Nói xong mời An Lang trung nhập tiệc. Bữa tiệc rất thịnh soạn, tuy gấp rút mà cũng gồm mười sáu món ăn. Rượu được rót ra những chung bằng vàng, Tây Môn Khánh tự tay nâng chung mời khách quý. An Lang trung chỉ ăn uống qua loa rồi đứng dậy cáo từ:
Ngày khác vãn sinh sẽ xin tới ngồi lâu nói chuyện. Tây Môn Khánh lưu giữ không được, phải đưa ra tận cổng.
An Lang trung lên kiệu, tiền hộ hậu ủng mà đi.
Tây Môn Khánh quay vào đại sảnh thay mũ áo rồi hỏi:
Ôn tiên sinh đã về chưa?
Đại An đáp:
– Ôn tiên sinh chưa về, nhưng có Trịnh Xuân tới mời mấy lượt từ nãy tới giờ.
Tây Môn Khánh vội lên kiệu đi ngay. Trịnh Xuân về trước phi báo, Bá Tước và Lý Tam đang đánh cờ giết thì giờ, nghe nói Tây Môn Khánh tới, vội chạy ra nghênh tiếp. Hai chị em Ái Hương, Ái Nguyệt trang điểm lộng lẫy cũng vội bước ra đón chào.
Tây Môn Khánh vào ngồi tại phòng khách, Lý Tam, Hoàng Tứ tới thi lễ trước, rồi tới Trịnh bà, sau cùng là chị em Ái Hương, Ái Nguyệt lạy chào. Tiếp đó, mọi người an vị. Đại An đứng bên hỏi nhỏ:
Kiệu cho chờ tại đây hay cho về? Tây Môn Khánh bảo Đại An:
Cho kiệu và quân hầu về.
Đoạn quay sang bảo Cầm Đồng:
Ngươi cũng về xem Ôn tiên sinh đã về chưa, nếu về rồi thì dùng ngựa mời tiên sinh tới đây ngay.
Hai gia nhân vâng dạ lui ra.
Bá Tước hỏi:
– Sao giờ này đại ca mới tới?
Tây Môn Khánh kể lại việc An Lang trung tới thăm và uống rượu.
Trịnh Xuân đem trà ra. Ái Hương nâng chung mời Bá Tước, Ái Nguyệt nâng chung mời Tây Môn Khánh. Bá Tước tiếp chung trà từ tay Ái Hương nhưng lại bảo Ái Nguyệt:
Đáng lẽ nàng phải mời ta mới đúng. Ái Nguyệt cong cớn:
Nhị gia mà được tôi mời thì đã có phúc. Bá Tước bảo:
Con tiểu dâm phụ này ăn nói hay nhỉ, không coi khách ra gì nữa. Ái Nguyệt nguýt dài:
Hôm nay nhị gia đâu phải là khách.
Sau tuần trà, bốn đào hát ra lạy chào. Tây Môn Khánh hỏi tên tuổi rồi bảo:
Lát nữa rồi hãy hát, mà chỉ nên đàn sáo thôi, đừng có trống phách ầm ỹ. Hoàng Tứ ngồi bên thưa:
Điều đó chúng nó đã biết rồi.
Bá Tước sợ Tây Môn Khánh lạnh, bèn sai Trịnh Xuân buông mành xuống và cho thêm than vào lò sưởi.
Lát sau Ôn Tú tài tới, mọi người nhập tiệc. Bữa tiệc thật linh đình. Tây Môn Khánh ngồi giữa, hai bên là hai chị em Ái Nguyệt, kế đó là Bá Tước, Ôn tú tài, Lý Tam và Hoàng Tứ. Anh em Trịnh Phụng, Trịnh Xuân đàn hát giúp vui.
Ôn tú tài hôm nay đội khăn quá kiều, mặc áo lục vân. Bá Tước hỏi:
Ôn tiên sinh hôm nay đi đâu mà cho tìm mãi không gặp? Mọi người đợi mãi. Ôn tú tài nghiêng mình đáp:
Vãn sinh quả là có tội lắm, vì tới bàn chuyện sách vở với vài người bạn đồng song nên không biết lão gia cho gọi, cho nên mới đến chậm như thể này.
Mọi người ăn uống chuyện trò. Hai ca công hát vài bài hát rồi bốn đào ra hát tiếp.
Đang uống rượu nghe hát thì thấy Đại An vào thưa:
– Ngô Ngân thư sai Ngô Huệ và Lạp Mai đem trà sang biếu.
Nguyên Ngô Ngân Nhi ngụ tại con đường nhỏ sau nhà Ái Nguyệt, nghe nói Tây Môn Khánh đang uống rượu tại nhàÁiNguyệt, thì sai đem trà sang. Tây Môn Khánh cho vào. Ngô Huệ và Lạp Mai quỳ lạy rồi thưa:
– Ngân thư chúng tôi sai đem trà sang để lão gia dùng.
Nói xong mở nắp quả ra, bưng khay trà còn bốc khói, mời mỗi người chung. Tây Môn Khánh cầm chung trà hỏi:
Ngân Nhi ở nhà đang làm gì vậy? Lạp Mai đáp:
Ngân thư chỉ ở nhà nghỉ ngơi mà thôi, hôm nay không đi đâu cả Tây Môn Khánh uống xong chung trà, thưởng cho Ngô Huệ và Lạp Mai ba tiền rồi bảo:
Về mời Ngân Nhi sang đây.
Ái Nguyệt nghe vậy vội dặn theo:
Ngươi về mời Ngân Nhi sang mau, để Trịnh Xuân đi theo luôn thể. Nếu Ngân Nhi không chịu sang thì trịnh Xuân nhớ nói là từ nay ta sẽ không cộng tác với Ngân Nhi trong việc làm ăn nữa đâu.
Bá Tước cười:
Lạ nhỉ, hai người có cái gì mà phải cộng tác làm ăn.
Ôn tú tài bảo:
Nhị gia dạy như vậy là không thấu hiểu nhân tình, tự cổ có câu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.Hai người ở gần nhau, quý mến nhau, lại cùng nghề nghiệp thì cộng tác làm ăn là chuyện đương nhiên, có gì làm lạ.
Ái Nguyệt bảo:
Nhị gia cũng có thể cộng tác làm ăn với Trịnh Xuân nhà này chẳng hạn, kẻ thì hót người thì hát, cũng như nhau.
Bá Tước đốp chát ngay:
Tao có cộng tác thì cộng tác với mẹ ngươi ấy chứ.
Đám ca nữ lại bắt đầu hát, mọi người im lặng nghe. Ái Nguyệt và Bá Tước cũng không đấu khẩu nữa. Khúc hát dứt.
Tây Môn Khánh gọi một ca nữ họ Hàn tới hỏi:
Ngươi là thế nào trong gia đình họ Hàn? Ái Nguyệt bảo:
Gia gia không biết nó đâu, nó là cháu gái của Hàn Kim Xuyến đó, có tiểu danh là Tiêu Sầu Nhi, năm nay mới mười ba tuổi Tây Môn Khánh ngắm nghía rồi bảo:
Con nhỏ này lớn lên nhất định là trang tuyệt sắc đây, cử chỉ lanh lợi mà lại hát hay nữa.
Đoạn bảo Tiêu Sầu tới chuốc rượu cho mình.Tiêu Sầu rụt rè tới chuốc rượu .Hoàng Tứ đôn đốc đem thêm thức ăn và rượu,rồi ân cần mời mọc mọi người.
Lát sau thì Ngân Nhi tới, Ngân Nhi ăn mặc sang trọng, trang điểm lộng lẫy tươi cười bước vào lạy chào Tây Môn Khánh, rồi đứng dậy vái chào mọi người, nói câu vạn phúc.
Bá Tước bảo:
Nực cười thật, mọi người chúng ta cùng ngồi trong tiệc mà người chỉ lạy chào có một mình cha nuôi ngươi thôi, còn chúng ta đây thì người chỉ vái, thật là ngươi coi khinh khách quá. Ta mà làm việc quan, nhất định không tha ngươi, sẽ lôi ngươi lên nha môn đánh cho ít trượng.
Ái Nguyệt bảo:
Thôi nhị gia ơi, rõ thật không biết xấu hổ, chức tước không có mà đe dọa người ta. Nói xong mời Ngân Nhi ngồi cạnh Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh bây giờ mới để
Ngân Nhi thắt khăn trắng, bèn hỏi: – Ngươi để tang cho ai vậy?
Ngân Nhi đáp:
– Gia gia biết rồi mà còn cố tình hỏi, tôi để tang cho Lục nương chứ còn cho ai nữa. Tây Môn Khánh nghe vậy hài lòng lắm, từ đó chỉ nghiêng mình sang trò chuyện với Ngân Nhi. Lát sau, Ngân Nhi đứng dậy bảo:
– Tôi đến từ nãy tôi giờ mà chưa vào chào ma ma, để tôi vào một phút.
Nói xong bước vào phòng trong chào hỏi Trình bà, sau đó lại trỏ ra bàn tiệc. Trong này Trịnh bà nói vọng ra:
– Ái Nguyệt ơi, con mời Ngân thư ngồi dự tiệc đi, bảo chúng nó cho thêm than vào lò sưởi kẻo Ngân thư lạnh, rồi nhắc đem thêm đồ ăn nóng và hâm thêm rượu nhé.
Ngân Nhi lại ngồi cạnh Tây Môn Khánh. Hai người tiếp tục trò chuyện. Ngân Nhi nói:
– Hôm nọ tuần đoạn thất của Iục nương,tôi không tới được, thật là có lỗi. Tây Môn Khánh nói:
– Nhưng ngươi có đem trà lại, ta cảm tạ lắm. Ngân Nhi nói:
– Hôm đó chúng tôi chỉ có ít trà xấu đem tới để gia gia cho người dưới dùng, vậy mà gia gia tặng lại biết bao thứ quý giá, mẫu thân tôi thấy vậy hoảng sợ lắm. Hôm đó đằng nhà có làm lễ tụng kinh chăng?
Tây Môn Khánh đáp:
– Cũng có mười mấy vị nữ tăng tới tụng kinh tại nhà nhưng ta chẳng mời bạn bè thân quyến gì cả, sợ làm phiền người ta nhiều quá.
Bữa tiệc vẫn tiếp tục. Lát sau Ngân Nhi hỏi: – Đại nương và các nương nương vẫn mạnh? Tây Môn Khánh đáp:
Cũng vẫn mạnh khỏe bình thường. Ngân Nhi nói:
Từ sau ngày Lục nương mất đi, chắc gia gia buồn nhớ lắm Tây Môn Khánh rầu rầu:
Nhớ chứ sao không, hôm nọ ta ngủ tại thư phòng, mộng thấy Lục nương về than khóc dặn dò.
Ngân Nhi nói:
Lục nương mất đi gia gia nhớ thương quá mà sinh ra mộng mị đấy thôi.
Mọi người thấy Tây Môn Khánh và Ngân Nhi nói chuyện, thì không ai dám nói lời nào, khiến cho bữa tiệc trở nên trầm lặng buồn tẻ. Bá Tước bèn nói ông ổng:
Tiệc gì mà buồn thế này, nếu không có ai chuốc rượu đàn hát thì tôi về đây. Lý Tam Hoàng Tứ vội giục hai chị em Ái Nguyệt chuốc rượu và đàn hát. Hai chị em chuốc rượu cho Tây Môn Khánh và Bá Tước xong thì lấy đàn ra.
Ngân Nhi cũng đứng dậy cùng hát. Tiếng hát ba người quyện lẫn tiếng đàn tạo thành những âm thanh du dương thánh thót. Bài hát dứt, Tây Môn Khánh bảo Bá Tước:
Hai đứa nó hát hay quá, nhị ca có thể thưởng cho mỗi đứa một chung rượu chăng? Bá Tước bảo:
Được chứ, để đó tôi. Tôi sẽ ban ơn cho chúng nó.
Ái Nguyệt nguýt dài:
Thật chẳng lẽ giữa bàn tiệc như thế này mà tôi lại mắng cho nhị gia một trận chứ nhị gia ăn nói hàm hồ quá lắm rồi.
Tây Môn Khánh chỉ cười. Bá Tước đứng dậy lấy ba cái dĩa đã hết đồ ăn, đổ đầy rượu vào rồi bảo:
Này, ta đích thân róc rượu mời các nàng đây, nếu các nàng không chịu uống thì ta sẽ đổ lên đầu cho mà coi.
Ái Hương nói:
Hôm nay tôi kiêng rượu.
Ái Nguyệt nói:
Nhị gia quỳ xuống gọi tôi bằng dì, rồi đưa rượu lên miệng tôi, tôi mới chịu uống. Bá Tước quay sang Ngân Nhi:
Ngân Nhi, còn ngươi có nói gì không?
Hôm nay trong người tôi không khỏe, không uống được nhiều. Ái Nguyệt nói:
Nếu nhị gia không chịu quỳ xuống dâng rượu thì ngàn năm tôi cũng không chịu uống.
Hoàng Tứ nói thêm vào:
Nhị gia ơi, thôi chịu khó quỳ xuống một chút đi, nhị gia không chịu quỳ thì đâu có vui.
Ái Nguyệt bảo:
Cứ quỳ xuống đi, tôi chỉ uống một hai hớp thôi, không phải quỳ lâu đâu mà sợ.
Ôn tiên sinh coi, thế này thì chịu sao nổi mấy con tiểu dâm phụ cơ chứ, chúng nó bức bách tôi thế này thì đến chết mất thôi.
Nói xong gượng gạo quỳ xuống. Ái Nguyệt khẽ vén tay áo,chìa ngón tay trỏ xinh như một búp măng non trắng muốt, trỏ vào Bá Tước mà bảo:
Tên giặc kia vô lễ, dám xúc phạm tới dì Ái Nguyệt này,bây giờ ngươi phải hứa là không dám vô lễ với dì nữa thì dì mới chịu uống.
Bá Tước bí quá đành phải nói:
Vâng, từ nay tôi không dám vô lễ với “dì” nữa.
Ái Nguyệt mới tiếp lấy đĩa rượu uống một hớp rồi đưa trả.
Bá Tước đứng dậy bảo:
– Cái con dâm phụ này giỏi thật, người không uống hết mà để thừa lại cho ai đây, chẳng lẽ người bắt ta phải uống thừa chăng? Khôn hồn thì phải uống cho hết.
Ái Nguyệt bảo:
– Đó là tôi dành để thưởng cho nhị gia đó.
Nói xong đổ hết chỗ rượu còn lại vào mặt mũi quần áo Bá Tước. Bá Tước giẫy nẩy lên đưa tay phủi áo quần lia lịa, miệng kêu inh ỏi:
Chết tôi rồi, con dâm phụ này nó hại tôi rồi. Này, ta nói cho mà biết, đây là bộ quần áo mới may, ta mới vừa mặc lần đầu tiên, vậy mà người làm bẩn hết của ta rồi.
Mọi người cười ầm cả lên. Bá Tước cũng về chỗ ngồi, bữa tiệc lại tiếp tục vui vẻ Tới lúc trời chạng vạng tối mà mọi người vẫn còn say sưa uống rượu nghe hát. Tây Môn Khánh sai bẻ một cành mai vào đưa cho Ôn tú tài để làm tửu lệnh, Ôn tú tài nói:
Có lão gia ở đây, tôi đâu dám vỗ lễ như vậy, lão gia phải bắt đầu mới phải chứ.
Tây Môn Khánh bên cầm cành mai đưa cho Ái Nguyệt để lần lượt chuyền đi quanh bàn tiệc. Ca nữ đàn hát bên tiệc, dứt một câu hát mà cành mai ở trên tay ai thì người đó phải uống một chung rượu lớn. Bữa tiệc nhờ đó thêm phần hào hứng.
Lát sau Ái Nguyệt sai đốt thêm đèn lên, rồi vào trong phòng trang điểm lại, đồng thời thay quần áo mới, rồi trở ra bàn tiệc. Ái Nguyệt mặc cái áo gấm hồi văn, cái quần kim lũ, chân đi đôi hài phượng đại hồng. Dưới ánh đèn, nhan sắc lại tăng thêm muôn phần diễm lệ. Tây Môn Khánh nhìn ngắm không chớp mắt. Nhưng sau đó lại nghĩ tới lời Bình Nhi khuyên nhủ trong giấc mộng là nên ít ăn uống ở ngoài, có đi thì phải về sớm, cho nên tuy đã ngà ngà say, lại đang ngồi trước sắc đẹp quyến rũ của ái Nguyệt, Tây Môn Khánh cũng đứng dậy vào trong rửa tay rồi sửa soạn ra về. Trịnh bà vội sai a hoàn cầm đèn theo vào, lấy nước cho Tây Môn Khánh rửa tay. Tây Môn Khánh rửa tay xong trở ra, Ái Nguyệt bảo:
Hôm nay gia gia nghỉ ở đây đi. Tây Môn Khánh đáp:
Không, ta phải về.
Đoạn ghé tai Ái Nguyệt nói nhỏ:
Hôm nay có Ngân Nhi ở đây, ta ở lại e bất tiện. Vả lại ta đang làm quan, mà năm nay lại có cuộc khảo xét quan lại, e có tiếng thị phi không tốt. Thôi để hôm khác ta nghỉ lại với nàng.
Đoạn lại nói lớn: .
Đa tạ nàng hôm nọ cho ta món ốc thật ngon, nhưng lại khiến ta đau buồn, bởi vì lúc sinh thời Lục nương làm món đó cũng rất ngon, nay Lục nương mất đi,trong nhà không còn ai làm được món đó nữa, cho nên ta càng thêm nhớ Lục nương.
Ái Nguyệt nói:
Làm món đó cũng chẳng có gì là khó. À mà còn gói hạnh nhân thì sao?
Ôi nàng hỏi đến món đó làm gì. Hôm nàng cho người đem lại thì cái ông họ Ứng tham ăn này ăn hết ngay tức thì, còn lại chẳng bao nhiêu.
Ái Nguyệt nói:
Thật đúng là giặc tham ăn mà, ai cho mà cũng ăn vậy không biết. Tôi cũng đa tạ gia gia về những quà tặng và các món ăn gia gia sai người đem cho.
Mẫu thân tôi ăn xong khen không tiếc lời đó. Nhất là món mai ướp, mẫu thân tôi trước đó bị ho, cả đêm vật vã không ngủ, đờm lại kéo lên, vậy mà mới ăn có một quả là thấy dễ chịu ngay, không ho nữa mà đờm cũng bớt. Cho nên chị em tôi chỉ được ăn vài quả, còn bao nhiêu mẫu thân tôi cất đi một chỗ để ăn dần.
Tây Môn Khánh bảo:
Không sao, nếu nàng thích thì để mai ta sai gia nhân đem lại một ít để nàng ăn.
Mấy hôm nay gia gia có gặp Quế Thư không? Tây Môn Khánh đáp:
Từ sau đám tang của Lục nương có thấy Quế Thư lại đâu mà gặp.
Ái Nguyệt nói:
Tuần ngũ thất của Lục nương, Quế Thư có đem trà lại mà. Tây Môn Khánh nói:
Đâu có, chỉ có Lý Minh đem trà lại mà thôi.
Ái Nguyệt nói:
Tôi có câu chuyện muốn thưa với gia gia. Tây Môn Khánh hỏi:
Chuyện gì vậy ?
Ái Nguyệt ngẫm nghĩ rồi nói:
Thôi, tôi chẳng nói nữa đâu, nói ra thì sợ chỗ chị em với nhau, người khác lại bảo là vắng mặt họ tôi nói này nói kia, phiền phức lắm.
Nói xong lững thững đi vào phòng trong. Tây Môn Khánh bước theo bảo:
Lạ thật, có chuyện gì cần nói với ta thì cứ nói việc gì cứ úp mở thế.
Ái Nguyệt đang định nói thì Bá Tước bước vào nói ông ổng:
Gớm thật, hai người bỏ chúng tôi kéo nhau vào đây rù rì chuyện gì vậy ? Ái Nguyệt giật mình quay lại bảo:
Đồ quỷ đâu ấy, chỉ ăn nói bậy bạ, đang ở đâu thì vào đây làm người ta hết cả hồn. Tây Môn Khánh cũng hơi bực mình:
Đồ quỷ thật, ở ngoài ấy vui với Ngân Nhi không được hay sao?
Hai người ở đây làm gì, nếu muốn ta đi thì nàng phải cho ta cái gì mới được. Nói xong, thò tay vào tay áo Ái Nguyệt lôi ra cái khăn tay mà bảo:
Đó thấy không, không cho ta cũng không được mà.
Đồ quỷ sứ yêu tinh, khi không ở đâu vào trêu chọc người ta. Thằng Đào Hoa đâu, mày xem tên quỷ đó ra chưa thì đóng cửa lại cho tao.
Đoạn quay lại, nói với Tây Môn Khánh về chuyện Quế Thư lại tiếp tục đi lại với
Vương Tam như trước. Tây Môn Khánh nghe xong giận dữ:
Con dâm phụ đó gớm thật, lại vẫn dám cùng thằng đó đi lại như cũ, thật uổng cả công lao của ta, thì ra nó lừa dối cả ta Ái Nguyệt nói:
Xin gia gia đừng giận, tôi có cách này trừng phạt tên Vương Tam cho gia gia vui lòng.
Tây Môn Khánh ngồi xuống chiếc giường cạnh đó, ôm Ái Nguyệt vào lòng dịu giọng hỏi:
Nàng có cách gì, mau nói ta nghe đi.
Ái Nguyệt điệu hạnh:
Nhưng gia gia đừng nói cho một ai biết mới được, cả đến Ứng nhị gia cũng vậy, sợ rằng tai vách mạch rừng.
Tây Môn Khánh cười:
Ta ngu ngốc gì mà nói cho người nào khác biết.
Ái Nguyệt thấp giọng:
Gia gia biết không,mẹ của Vương Tam tuổi chưa quá bốn mươi đâu, mà nhan sắc đẹp đẽ lắm, trang điểm vào không thua gì gái tơ. Bà ta là Lâm thái thái. Vì con trai ngày đêm chỉ la cà ở các nhà hát nên Lâm thái thái thường mượn cớ tới lễ Phật tại các am của nữ sư, để nhờ người mai mối làm chuyện xằng bậy. Có Văn tẩu Nhị thường giúp Lâm thái thái trong việc đó. Gia gia có thể tìm gặp Lâm thái thái không khó. Gia gia hiểu ý tôi mới có mười chín tuổi, là cháu gái cưng của Lục Hoàng Thái úy, người xinh đẹp lại có tài cầm kỳ, vậy mà Vương Tam chẳng bao giờ ở nhà, khiến cho nàng ta chẳng khác gì người ở góa. Bây giờ gia gia làm thân được với Lâm thái thái, thì con dâu của bà ta sớm muộn cũng thuộc về gia gia.
Tây Môn Khánh chăm chú nghe, lòng tà nổi lên, tư tưởng rối bời, vội hỏi:
Nàng ơi, nhưng làm sao mà nàng lại biết được những chuyện như vậy?
Ái Nguyệt không chịu nói là thường đến hát tại nhà Vương Tam, mà chỉ đáp:
Có một người quen thân cho biết như vậy, người này nói là có quen với cả Văn tẩu Nhị nữa.
Tây Môn Khánh hỏi:
Người đó là ai? Có phải là Trương Nhị, cháu của Trương đại hộ không?
Ái Nguyệt giẫy nẩy lên:
Làm sao tôi quen hắn được, cái đồ… đồ…
Tây Môn Khánh bảo:
Nếu vậy thì ta không đoán nổi, nhưng mà người đó là ai? Ái Nguyệt đáp:
Thôi để tôi nói cho gia gia biết vậy. Tôi có một người thân thích ở phương Nam, mỗi lần đi buôn bán ngang đây đều ghé nhà này nghỉ ngơi, người đó biết nhiều chuyện lắm.
Tây Môn Khánh bảo:
Nếu nàng một lòng vì ta thì từ nay để ta bao nàng, mỗi tháng ta đưa cho mẫu thân nàng ba chục lạng để nàng khỏi phải tiếp khách nào khác, những lúc rảnh, ta sẽ đến. Ái Nguyệt nói:
Nếu quả thực gia gia có lòng nghĩ tới tôi thì nói chuyện tiền bạc làm gì, bao nhiêu cũng được, miễn là có chút ít đưa cho mẫu thân, tôi sẽ đóng cửa, chỉ ở nhà để chờ hầu hạ gia gia mà thôi.
Tây Môn Khánh bảo:
Nói vậy đâu được, cứ để ta đưa mỗi tháng ba chục lạng.
Hai người lả lơi âu yếm một hồi rồi mới dắt tay nhau bước ra phía ngoài bữa tiệc vẫn ồn ào vì nhờ Bá Tước dùng tửu lệnh.
Thấy Tây Môn Khánh bước ra, Bá Tước bảo:
– Đại ca đi đâu mà bỏ chúng tôi từ nãy tới giờ, bây giờ mới ra,phải phạt rượu mới được.
Tây Môn Khánh đáp:
Chúng tôi có chút chuyện riêng cần nói chứ có làm gì đâu mà vặn hỏi rồi đòi phạt. Bá Tước bảo:
Hai người nói chuyện gì, làm những gì thì tôi biết cả rồi.
Nói xong cầm chung lớn róc đầy rượu, ép Tây Môn Khánh uống. Bốn ca nữ đàn hát cho Tây Môn Khánh uống. Tây Môn Khánh uống xong, Đại An đứng bên thưa: – Đã cho đem kiệu tới rồi.
Tây Môn Khánh khẽ gật đầu. Đại An vội ra ngoài bảo mấy tên quân hầu đốt đèn lên rồi đứng đợi. Tây Môn Khánh đứng mà uống rượu rồi lại rót rượu mời mọi người, đoạn bảo đám ca nữ:
Các ngươi hát khúc “Lúc mới gặp nhau” cho ta nghe xem nào. Ca nữ Hàn Tiêu Sầu nắn cung tỳ bà hát rằng:
Lúc mới gặp nhau Đã thấy như hợp tâm đầu Ta thấy nàng muôn phần xinh đẹp yêu kiều Tính tình hiền hậu ôn nhu Miệng xinh duyên dáng chuyện trò Chẳng biết bao giờ gắn bó.
Khúc hát dứt, Ngân Nhi chuốc rượu cho Tây Môn Khánh, Ái Hương chuốc rượu cho Bá Tước, Ái Nguyệt chuốc rượu cho Ôn lú tài. Lý Tam Hoàng Tứ rót rượu lấy mà uống. Mọi người uống xong, ca nữ lại hát. Hát xong lại uống rượu.
Mấy lần như vậy Tây Môn Khánh mới đứng dậy bảo Đại An lấy bạc ra thưởng cho mỗi ca nữ ba tiền, nhà bếp năm tiền, Ngô Huệ,Trịnh Xuân, Trịnh Phụng mỗi người ba tiền, các gia nhân a hoàn trong nhà mỗi đứa hai tiền. Tất cả đều lạy tạ.
Hoàng Tứ nói:
Ứng nhị gia, nhị gia nói giùm một câu mời lão gia ở lại chút nữa để chúng tôi được hết tấm lòng tri ân, bây giờ cũng hãy còn sớm, sao lại để lão gia về vậy?
Đoạn quay sang Ái Nguyệt:
Nguyệt thư cũng mời lão gia ở lại đi chứ. Ái Nguyệt bảo:
Tôi cũng đã có lưu giữ đấy chứ, nhưng gia gia không chịu ở lại Tây Môn Khánh bảo:
Mọi người không biết, ngày mai tôi còn bận nhiều việc nên hôm nay phải về nghỉ sớm.
Đoạn quay sang Hoàng Tứ vái chào mà nói:
Hôm nay làm phiền nhiều quá.
Hôm nay mời lão gia tới đây mà lão gia về sớm thế này chỉ sợ lão gia còn đói. Ngân Nhi và hai chị em họ Trịnh cũng bước tới lạy chào:
Xin gia gia cho chúng tôi gửi lời kính thăm Đại nương và các nương nương, hôm nào rảnh chúng tôi sẽ cùng nhau tới thăm Đại nương và các nương nương.
Trịnh bà cũng từ trong bước ra vái chào mà nói:
Lão gia về sớm quá, chỉ sợ là có điều gì khiến lão gia phật lòng, hay đồ ăn không vừa miệng lão gia, còn nhiều thức ăn chưa kịp đem lên.
Tây Môn Khánh bảo:
Thôi, như vậy là đủ lắm rồi, tôi phải về nghỉ để mai dậy sớm, ngoài nha môn còn nhiều việc bề bộn lắm. Ứng nhị gia đây rảnh rang, để nhị gia ngồi lại cũng được.
Bá Tước nghe vậy vội đứng dậy cáo từ nhưng đã bị Hoàng Tứ kéo ngồi xuống mà bảo:
Lão gia đã nói vậy mà nhị gia cũng đòi về thì mất vui rồi.
Bà Tước nói:
– Thôi, xin để tôi về, có Ôn tiên sinh ở lại là được rồi.
Ôn tú tài nghe vậy vội đứng dậy chạy ra cửa định về nhưng bị gia nhân của Hoàng Tứ là Lai Định ngăn giữ lại.Tây Môn Khánh ra tới cổng thì hỏi Cầm Đồng:
Có gì cho Ôn tiên sinh đỡ chân không? Cầm Đồng thưa:
Có đem sẵn con lừa tới đây rồi.
Ôn tú tài theo ra. Tây Môn Khánh quay lại bảo:
Có lừa sẵn đây cho tiên sinh rồi, tiên sinh cứ ngồi lại thù tiếp Ứng nhị gia thêm lúc nữa.
Ái Nguyệt chạy theo ra cầm tay Tây Môn Khánh dặn:
Chuyện tôi thưa với gia gia hồi nãy, xin gia gia đừng nói lại cho bất cứ người nào đấy nhé.
Tây Môn Khánh gật đầu:
Ta nhớ rồi.
Ái Nguyệt quay lại bảo Trịnh Xuân:
– Ngươi đưa lão gia về nhà.
Tây Môn Khánh lên kiệu mà về. Trong này, Ngân Nhi cũng cáo từ Ngô Huệ cầm đèn cùng Ngân Nhi ra về. Ái Nguyệt dặn:
Ngân thư à, chuyện hôm nay đừng nói cho ai biết nhé. Ngân Nhi đáp:
Biết rồi.
Sau đó, tiệc vui lại tiếp tục, rượu chè đàn hát cho tới canh ba mới vãn.
Hoàng Tứ đưa cho Ái Nguyệt mười lạng bạc rồi cùng mọi người ra về.
Hôm sau, sáng sớm Hạ Đề hình đã sai quân hầu tới mời Tây Môn Khánh ra nha môn để lấy khẩu cung của các tội nhân.Trưa hôm đó Tây Môn Khánh mới về nhà ăn cơm. Ăn xong thì Trầm di phu sai gia nhân Trầm Định đem thiếp và dẫn một đầu bếp là Lưu Bao đến. Tây Môn Khánh thâu nhận Lưu Bao rồi vào thư phòng sai viết thiếp trả lời để cho Trầm Định đem về Thấy Đại An đứng cạnh. Tây Môn Khánh hỏi: – Đêm qua Ôn tiên sinh về lúc nào?
Đại An đáp:
Đêm qua tôi sang tiệm bên đó ngủ một giấc mới thấy Họa Đồng gọi cửa đưa Ôn tiên sinh về, lúc đó cũng quá canh ba. Ôn tiên sinh có vẻ say lắm. Nghe nói đêm qua lúc ra khỏi cổng nhà họ Trịnh, Ứng nhị gia quá say, nôn mửa cả ra.
Nguyệt thư phải sai Trịnh Phụng đưa nhị gia về nhà.
Tây Môn Khánh nghe xong cười ha hả rồi gọi Đại An đến gần bảo:
Này, người có nhớ Văn tẩu tẩu, người làm mối cho cậu Kính Tế về làm rể ta trước đây ấy mà, bây giờ mụ ta ở đâu, ngươi chịu khó tìm gặp, mời tới tiệm trước cửa đây cho ta gặp có chuyện cần.
Đại An đáp:
Tôi không biết nhà Văn tẩu tẩu, để tôi hỏi cậu Kính Tế xem.
Tây Môn Khánh bảo:
– Thì đi hỏi mau đi.
Đại An chạy ngay ra tiệm hỏi Kính Tế. Kính Tế hỏi lại:
Tìm Văn tẩu tẩu làm gì vậy ? Đại An bảo:
Thì cậu cứ chỉ nhà đi.
Ngươi cứ đi thẳng theo con đường lớn phía đông, qua cầu Đông Nhân thì rẽ sang phía đông tới ngõ Vương gia thì vào.Qua cái cầu đá thì thấy một cái am, cạnh cái am có con đường nhỏ, vào con đường nhỏ rồi rẽ về phía tây, đến căn nhà thứ ba, sát vách cửa tiệm bán đậu hũ, đó là nhà Văn tẩu tẩu, ngươi chỉ cần gọi: “Văn ma ma”, là tự nhiên mụ ta chạy ra ngay.
Đại An ngẩn người ra rồi nói:
Đường lối gì mà rối rít tít mù vậy, hay là phiền cậu nói lại lần nữa, tôi sợ là quên mất.
Kính Tế lại phải nói lại lần nữa. Đại An lẩm bẩm nhắc theo rồi nói:
– Đường có vẻ xa, để tôi lấy ngựa đi mới được.
Nói xong về nhà lấy con ngựa bạch, cưỡi lên, ra roi chạy thẳng tới con dường lớn phía đông huyện, qua cầu Đồng Nhân rồi rẽ vào ngõ Vương gia, quả thấy cây cầu đá, qua cầu đá thấy có cái am nhỏ, bèn theo con đường nhỏ cạnh am, rồi rẽ vào phía tây, tới cạnh tiệm bán đậu hũ, thấy một người đàn bà đang đứng. Đại An cứ ngồi trên ngựa mà hỏi:
Ma ma có biết ở đây có bà mối tên là Văn tẩu Nhị không? Người đàn bà chỉ tay:
Nhà bà đó ở sát vách nhà tôi đây này.
Đại An vội xuống ngựa, cầm roi ngựa gõ vào cánh cổng mà gọi:
– Văn ma ma có nhà không ?
Ông ở đâu tới ? Đại An đáp:
Ta là người của Tây Môn lão gia trong phủ Đề hình, lão gia cho gọi Văn ma ma, bảo ma ma phải tới gấp.
Văn Đường nghe nói là người của Tây Môn Khánh bèn mời vào nhà. Đại An buộc ngựa rồi bước vào nhà, ngồi xuống ghế. Văn Đường vào trong đem trà ra nói:
Mẫu thân tôi hôm nay vắng nhà, để về rồi tôi sẽ nói, sáng sớm mai mẫu thân tôi xin đến.
Đại An nghi ngờ bảo:
Hay là có nhà mà ngươi nói dối.
Nói xong đứng dậy xống xộc bước vào nhà trong, thì thấy Văn tẩu cùng con dâu đang thù tiếp mấy người đàn bà nữa uống trà nói chuyện. Đại An vào thình lình, mọi người lánh mặt không kịp. Đại An cầm roi ngựa chỉ vào mặt Văn tẩu bảo:
– Ngồi nhà sao dám nói dối là đi vắng?
Văn tẩu cười hềnh hệch vái chào Đại An rồi nói:
Chẳng nói giấu gì cậu, hôm nay trong nhà tôi có chút việc, chẳng hay lão gia cho đòi tôi có chuyện gì, thôi dể sáng mai tôi xin tới sớm. Nhờ cậu về thưa lại giùm cho.
Đại An bảo:
Lão gia chỉ bảo tôi tìm ma ma tới ngay, còn chuyện gì thì làm sao tôi biết được. Gớm, ma ma ở chỗ hốc chỗ kẹt này, làm tôi tìm nhà muốn hụt hơi.
Văn tẩu nói:
Mấy năm nay việc mua bán a hoàn hay chuyện này kia thì đã có Phùng lão và Tiết tẩu lo rồi, chẳng thấy lão gia gọi tới tôi. Nay thình lình cho gọi như thế này chắc là gia gia cần tìm một giai nhân để thay thế cho Lục nương chăng.
Đại An đáp:
Tôi không biết, ma ma cứ tới tự khắc gia gia tôi sẽ nói cho mà biết.
Nếu là chuyện gấp thì để cậu ngồi đây chờ tôi tiễn mấy bà khách này về rồi cùng đi với cậu luôn thể.
Đại An bảo:
Lão gia dặn là tôi phải gọi ma ma tới ngay, có chuyện cần, gia gia tôi đang đợi, lát nữa gia gia tôi còn đi dự tiệc, ma ma chớ nên chậm trễ.
Văn tẩu nói:
Tôi biết rồi, nhưng cậu ngồi đây ăn tạm vài cái bánh đã rồi tôi xin theo ngay.
Đại An đáp:
Tôi chẳng ăn uống gì hết. Văn tẩu lại hỏi:
Đại Thư ở nhà đã có con chưa? Đại An đáp:
– Chưa thấy gì hết.
Văn tẩu đem mấy cái bánh ra để trước mặt Đại An, rồi quay vào đưa tiễn mấy người khách đàn bà, rồi mặc áo ngoài ra hỏi:
Cậu cưỡi ngựa thì làm sao tôi theo, hay là cậu đi trước, tôi sẽ tới sau được không ? Đại An bảo:
Nhà có con lừa trước cửa đây, sao ma ma không cưỡi lừa ?
Nhà này làm gì có lừa có ngựa, con lừa đó là của nhà bán đậu hủ bên cạnh đấy chứ. Đại An bảo:
Tôi nhớ là trước đây ma ma có cưỡi lừa mà.
Đấy là mấy năm về trước, sau đó tôi bị liên lụy việc quan, nhà cửa còn phải bán đi, nói gì tới lừa với ngựa. Đại An bảo:
Nhà cửa thì đã đành, nhưng còn con lừa thì phải để lại mà làm bạn chứ.
Đồ quỷ ăn nói hàm hồ, tôi tưởng cậu nói chuyện đứng đắn nên vảnh tai nghe, ai ngờ nói chuyện tầm phào. Mấy năm nay không gặp, cậu có vẻ ăn nói ghê lắm rồi đấy nhé, thôi để rồi tôi làm mối cho một đám.
Đại An bảo:
Chính ma ma mới nói chuyện tầm phào. Bây giờ tôi đi ngựa mà ma ma đi bộ thì đến chiều mới tới hay sao, trong khi đó thì gia gia tôi đang nóng lòng chờ đợi. Hay là ma ma cùng ngồi ngựa với tôi, mình đi cho mau.
Văn tẩu bảo:
Đồ chết tiệt, ngồi chung một ngựa rồi hai bên hàng phố người ta chửi cho à?
Đại An bảo:
– Nếu không thì ma ma mượn đỡ con lừa của nhà bên cạnh đi, tôi sẽ cho họ ít tiền.
Nói xong xỉa ra vài tiền. Văn tẩu cầm lấy bảo:
– Vậy cũng được.
Đoạn đưa tiền cho con là Văn Đường, bảo chạy qua bên cạnh nói một tiếng rồi trở về lấy lừa.
Văn tẩu leo lên lưng lừa, theo Đại An mà đi.