Bạn đọc đang tiếp xúc với bộ tiểu thuyết trường thiên , một pho “kì thư” rất đặc sắc của nền văn học cổ điển Trung Hoa.
Đó thực sự là lịch sử cuộc đời đầy tội ác và sinh hoạt gia đình nhơ bẩn của Tây Môn Khánh, một kẻ hãnh tiến xuất thân từ một chủ hiệu sinh dược, nhưng do những mánh khóe bóc lột và hành vi ác bá, kéo bè kéo cánh, thông lưng với quan lại một bước nhảy tót lên đia vị một thổ hào thân sĩ giàu tiền của, đầy quyền thế. Từ cái bàn đạp đó, ngoi lên vin vào quan hệ nghĩa phụ nghĩa tử với Thái Kinh, một viên đại thần hiển hách ở triều đình lúc bấy giờ, Tây Môn Khánh đã trở thành Đề hình Thiên hộ Ở bản huyện, tham lam tàn ác, bẻ cong phép nước, ăn tiền hối lộ, hại người lương thiện, và sống cuộc đời dâm ô cực kỳ bỉ ổi.
Quả đã phơi bày bộ mặt thật của xã hội đương thời qua những trang sách tràn đầy hơi thở hiện thực. Qua mối quan hệ chằng chịt của nhân vật chính Tây Môn Khánh với mọi lớp người trong xã hội, tác giả đã khắc họa chân dung sinh động cùng trạng thái tinh thần muôn vẻ của hàng loạt nhân vật, từ những viên hoạn quan làm mưa làm gió trong cung đình ngay bên nách hoàng đế, đến những tên lưu manh du thủ du thực, những tay dao búa chuyên nghiệp, những tên côn đồ bip bợm lừa đảo đầy rẫy ngoài phố chợ. Qua những hành vi đê tiện và những mánh khóe tội lỗi của chúng, tác giả đã vẽ lên khá tỉ mỉ mà khái quát một bức tranh xã hội đen tối tàn khốc, trên thực tế đó cũng chính là xã hội mà tác giả đang sống, xã hội phong kiến Trung Quốc thời Minh từ sau Chính Đức đến giữa Vạn Lịch Nhân vật chính Tây Môn Khánh trước hết là một con quỷ dâm dục hiện hình, một mình y đã có một thê và năm thiếp nhưng còn sẵn sàng cưỡng dâm từ con gái nhà lành đến đàn bà góa bụa, giết chồng đoạt vợ, kể cả vợ bạn, em dâu y cũng không tha. Dâm dục đi đôi với tàn bạo là nét bản chất xuyên suốt cuộc đời y cho đến kết thúc bằng cái chết vì bệnh dâm dục.
Bên cạnh Tây Môn Khánh là Phan Kim Liên được xây dựng như một nhân vật điển hình của hạng phụ nữ tà dâm, xảo quyệt. Thông dâm với Tây Môn Khánh, thị đã nhẫn tâm và quỷ quyệt đầu độc chồng là Võ Đại, rồi khi chồng đã ngấm thuốc chết hẳn “hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, cắn cả vào môi chảy máu, tai mũi và cả mắt đều ứa máu ròng ròng” thì thị cùng Vương bà “kéo xác Võ Đại ra sau nhà, lau sạch vết máu đội mũ đi giày cho tử tế, lấy khăn phủ lên mặt cho Võ Đại rồi cả hai cùng ngồi khóc”. Thị lập bàn thờ chồng với bài vị “Vong phu Võ Đại lang chi linh”, nhưng sẵn sàng hú hí với Tây Môn Khánh ngay trước bàn thờ ấy.
Xoay quanh các nhân vật chính đó, thôi thì đủ hạng vô lại cặn bã của xã hội :
Ứng Bá Tước và Tạ Hi Đại bợ đỡ nịnh hót, Trương Thắng và Lưu Nhị du thủ du thực, thằng quýt con sen Lai Vượng, Thu Cúc, con hát Lưu Quế thư, kép hề Vương Kinh, cho đến thái giám, môn quan, tăng lữ, ni cô, đạo sĩ, bà mối… tất ca? đám người kí sinh trong xã hội đô thị.
Trên phương diện xây dựng hình tượng nhân vật cụ thể, tác phẩm đã sáng tạo khá thành công một loạt tính cách điển hình có xương có thịt.
Trên tiến trình văn học của dân tộc Trung Hoa, có một vị trí quan trọng.
Thời Minh, nhất là từ Gia Tĩnh (1522-l566), xã hội tương đối ổn định, kinh tế có chiều phát triển, xu thế đô thị hóa tăng dần, đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thể loại văn học mới :
Trường thiên tiểu thuyết. Song hành với điều kiện xã hội đó là sự tiến bộ của kỹ thuật in khắc. Đến thời Vạn Lịch (1573- 1620) đã xuất hiện một cục diện phồn vinh của thể loại này với hàng loạt tác phẩm ngày nay còn được biết. Tiểu thuyết Trung Quốc thời này có thể chia làm bốn loại:
Thứ nhất, chiếm số lượng áp đảo là tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa, đại thể phỏng theo Tam quốc chí diễn nghĩa, kể chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ thông thường dễ hiểu. Có thể nói, suốt từ Xuân Thu Chiến Quốc đến Minh sơ, tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa thời này đã phủ kín cả chiều dài lịch sử Trung Quốc.
Trong đó tiêu biểu nhất là Bắc Tống chí – truyện của Hùng Đại Mộc. Nhìn chung loại tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa này miêu tả tính cách nhân vật còn tương đối ít, kết cấu không chặt, tình tiết nhiều lúc thiếu gắn bó, còn câu nệ quá nhiều vào sự thật lịch sử, nghệ thuật còn sơ lược, thường còn nằm trên ranh giới giữa lịch sư? với văn học.
Thứ hai, là tiểu thuyết phong thần, tiêu biểu nhất là Phong thần diễn nghĩa. Loại này phần nhiều kê?
Lại những chuyện li kỳ hoang đường, thiếu ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Thứ ba là tiểu thuyết “công án”, nổi tiếng nhất là Hải Cương Phong tiên sinh cư quan công án truyện của Lí Xuân Phương, 71 hồi, mỗi hồi kể một chuyện với nhân vật xuyên suốt là người thẩm án Hải Thụy. Về thể tài có thể xem là tổng tập tiểu thuyết bút kí, tựa như tập truyện vụ án.
Thứ tư là tiểu thuyết “thế tình” (tình đời). Loai này lúc đó còn hiếm, ngày nay được biết chỉ có Kim Bình Mai và Ngọc Kiều Lí, nhưng Ngọc Kiều Lí thì đã thất truyền. (Thẩm Đức Phù trong Dã hoạch biên nói ông từng xem Ngọc Kiều Lí). Loại này ngày nay thường được gọi là tiểu thuyết xã hội.
Trước Hồng lâu mộng hơn một trăm năm, được coi là tác phẩm mở đường cho tiểu thuyết xã hội Trung Quốc. Từ năm 1940, đề tựa cho Bình ngoại chi ngôn của Diêu Linh Tê, Giang Đông Tễ Nguyệt gọi là “tiểu thuyết của tiểu thuyết”, còn Ngụy Bệnh Hiệp thì so sánh với tác phẩm của Đickens ở Anh, Sêkhov ở Nga, đồng thời cho rằng Thủy hử kể nhiều võ hiệp, Hồng lâu chuyên nói tình yêu, Nho lâm ngoại sử miêu tả tình thái xã hội – nhưng hạn chế trong đám hủ nho, ý nghĩa xã hội đều không rộng lớn bằng.
Trong bài Bàn về Hồng lâu mộng, Hà Kì Phương có nhắc đến mối quan hệ giữa Hồng lâu mộng với :
Hồng lâu mộng quả là cái bóng soi ngược hình của. Dĩ nhiên Hồng lâu mộng sinh sau nhưng vượt trội nhiều mặt, đặc biệt là ngôn ngữ văn học đạt tới đỉnh cao của tiểu thuyết cổ điển, rõ ràng không sánh được.
Ngay cả sau khi bị liệt vào hạng “sách cấm” thì giới văn học vẫn xếp nó vào một trong “tứ đại kì thư” (bốn cuốn sách lớn kì thú) của tiểu thuyết trường thiên Minh Thanh : Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện, Tây du ký và. Tất cả các giáo trình văn học sử các trường Đại học Trung Quốc đều giảng và đều công nhận đó là con chim én báo mùa xuân của thể loại truyện dài do cá nhân sáng tác ở Trung Quốc.
Lỗ Tấn nói trong Trung Quốc tiểu thuyết sử lược :
“Tiểu thuyết () lấy chuyện Võ Tòng đánh cọp tìm anh trong Thủy hử truyện làm ngòi dẫn, mượn danh thời Tống để tả thực thời Minh, phản ánh hiện thực xã hội thời Minh”. đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bản dịch sớm nhất là bản Mãn văn khắc in năm Khang Hi 47 (1708), không ghi tên dịch giả, dịch theo bản “Trương Phúc Pha đệ nhất kì thư”.
Ở phương Tây, sớm nhất là bản dịch hồi thứ nhất của , thực hiện bởi A.P. Bazin : Histoire de Wou Song et de KimLien trong Chine moderne (Trung Quốc hiện đại) xuất bản năm 1853. (tiếng Pháp).
Năm 1927 có bản tiếng Anh Chin Ping Mei, the adventurous of His Menching ở New York.
Năm 1928 có bản tiếng Đức Djin Ping Me của Oto Kibat. Tiếng Hungari, tiếng Thụy Điển, tiếng Phần Lan đều đã có bản dịch.
Ở Nhật Bản đã có nhiều bản dịch khác nhau. Bản dịch đầy đủ 100 hồi sớm nhất là của Cương Nam Nhân Kiều in thành 4 tập, hoàn thành đầu thế kỉ này. Năm 1951, có bản dịch của Tiểu Dã Nhẫn và Thiên Điền Cửu Nhất theo nguyên bản từ thoại.
Việt Nam lâu nay lưu hành khá rộng rãi bản in của Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1989 loại trọn bộ 4 tập, in 20.000 bản và loại trọn bộ 8 tập, cũng in 20.000 bản, nội dung hoàn toàn như nhau kể cả lời giới thiệu và ghi chú ở đầu sách:
“In theo bản của nhà xuất bản Chiêu Dương – 1969, có đối chiếu bản gốc và tham khảo các bản khác”, song không cho biết tên dịch giả và bản gốc cũng như các bản tham khảo khác là bản nào.
Căn cứ vào nội dung truyện và tiêu đề ngắn gọn của từng hồi trong bản dịch, chúng tôi đoán rằng dịch giả đã dùng một nguyên bản thuộc hệ văn bản thứ ba mà chúng tôi sẽ phân tích ở dưới trong phần khảo về văn bản, mà theo nhận định chung của giới nghiên cứu ở Trung Quốc thì hệ văn bản thứ hai mang tên từ thoại mới là văn bản tiêu biểu.
Thử so sánh tiêu đề hồi đầu và hồi cuối của hai loại văn bản đó ( tạm dịch ) Hệ văn bản 3 Hệ văn ban 2 Hồi 1 Bạn bè kết nghĩa vui thú ăn chơi Đồi Cảnh Dương, Võ Tòng đánh hổ, Phan Kim Liên chê chồng, bán trăng hoa.
Hồi 100 Dòng Tây Môn tuyệt tự Hàn Ái Thư đến hồ tìm bố mẹ, Phô? Tĩnh sư tiến bạt quần oan.
Có thể thấy hai loại văn bản này khác nhau khá xa.
Dưới đây, đặc biệt giới thiệu hai vấn đề mà giới nghiên cứu ở Trung Quốc cũng như trên thế giới hết sức quan tâm, hai vấn đề đã gây tranh cãi hàng trăm năm, cùng với những kết quả nghiên cứu mới nhất trong hai thập kỉ qua (sau “cái cách mở cửa”).
Một là vấn đề “văn bản “.
Bộ tiểu thuyết này đã từng mang nhiều tên gọi khác nhau, số tên gọi không kém gì Thủy hử hay Hồng lâu mộng. Mà sự khác nhau trong tên gọi thường kèm theo sự xê dịch về nội dung. Theo trình tự thời gian có thể sơ lược giới thiệu như sau : thời kỳ chép tay, thì tên gọi rất đơn giản, chỉ gọi là , được ghép từ tên ba nhân vật quan trọng :
Phan Kim Liên, Lý Bình Nhi, Bàng Xuân Mai – mỗi tên lấy một chữ đại diện. Sau khi đưa khắc in, có người gọi là truyện thì tên sách đề là Tân khắc từ thoại. Đó là tên gọi ơ? thời kỳ đầu mới khắc in. Về sau, những người xuất bản thường chụp lên đầu tên sách một số mũ nào đó, thế là thành các tên như Túc bản từ thoại (bản đầy đủ), Hội đồ cổ bản từ thoại (bản cổ có tranh vẽ) v.v…
Cuối đời Minh, do chỗ từ thoại có tăng thêm, tỉa bớt hoặc sửa chữa khá nhiều, hoặc có vẽ tranh, bình luận, hình thành một hệ văn bản mới nên tên sách cũng thay đổi theo, gọi là Tân khắc tú tượng phê bình (bản khác mới có tranh thêu và lời bình) hoặc Tân thuyên tú tượng phê bình nguyên bản (thêm chữ “nguyên bản”). Người ta quen gọi loại này là “bản Sùng Trinh”(#1). Tú khắc cổ bản bát tài tử từ thoại cũng thuộc loại này.
Dưới thời Khang Hi nhà Thanh, Trương Trúc Pha, tức Trương Đạo Thâm, người Bành Thành, rất tán thưởng sách này, mệnh danh nó là Thiên hạ “đệ nhất kì thư”. Lấy Tân khắc tú tượng phê bình Kim Bình Mai làm bản nền, họ Trương đã tiến hành phê bình một cách toàn diện và có hệ thống, đến mức thành một hệ văn bản mới, lưu truyền khá rộng rãi, ảnh hưởng tương đối sâu sắc, đầu quyển thường ghi là Cao Hạc đường phê bình Đệ nhất kì thư và ở trang bìa giả, thôi thì đủ :
Nào là Đệ nhất kì thư, nào là Đệ nhất kì thư , Đệ nhất kì thư tú tượng. Tú tượng đệ nhất kì thư. Tứ đại kì thư đệ tứ chủng, Tăng đồ tượng túc bản , Tăng đồ tượng Cao Hạc thảo đường kì thư toàn tập, nào là Hội đồ đệ nhất kì thư, Hiệu chính gia phê Đa thê giám toàn tập, Tân thuyên hội đồ Đệ nhất kì thư Chung tình truyện v.v… Thời Gia Khánh (Thanh), trên cơ sở bản nền có lời bình của họ Trương , đã ra đời một bản rút gọn gọi là Tân khắc kì thư.
Thời Dân Quốc, có người gia giảm cắt gọt ” có lời bình của họ Trương”, xào xáo lại, bôi râu vẽ mặt thêm, cho ra đời cái gọi là ” chân chính’, đặt tên là Hội đồ chân bản Kim Bình Mai. Từ đó về sau lại có thêm những là Cổ bản , Tiêu điểm cô bản cổ bản , Cảnh thế kì thư v.v và v.v… Chúng là hàng rởm vỗ ngực tự xưng là “chân” (thật) “cô” (hiếm), cô?
(xưa), nhưng là thứ hàng rởm đã thành công trong công cuộc mập mờ đánh lận con đen, và đã từng lưu hành rộng rãi một thời.
Cho đến nay tính ra lưu truyền có đến mấy chục bản khác nhau, có thể quy nạp thành ba hệ văn bản :
1- Hệ văn bản “từ thoại” :
Hệ này, Tôn Khải Đệ gọi là từ thoại, học giả Nhật Bản gọi là “bản từ thoại”, học giả Mỹ gọi là “hệ bản A”.
Bản sớm nhất của hệ này là bản khắc năm Vạn Lịch 45, cũng là bản sớm nhất trong các truyền bản đã biết. Hệ này nay còn lại tương đối hoàn chỉnh chỉ có ba bộ : một hiện ở Đài Loan (trước lưu giữ ở Thư viện Bắc Kinh), hai bộ Ở Nhật Bản.
Đặc điểm tương đối nổi bật của hệ văn bản này là ở hai chữ “từ thoại”. Từ thoại vốn là một hình thức nghệ thuật “thuyết xướng” (kết hợp hát với nói lời bạch, xen kẽ văn xuôi với văn vần), hình thức này có từ thời Tống, thịnh hành thời Nguyên – Minh. từ thoại tuy mang tên như vậy song không thê?
Coi là “từ thoại” chính cống nữa mà nó rõ ràng là một pho trường thiên tiểu thuyết mang màu sắc “từ thoại” mà thôi.
2- Hệ văn bản “tú tượng phê cải” (có tranh thêu và có sửa chữa). Hệ văn bản này gồm hai loại nhỏ :
Loại “bản Sùng Trinh” và loại “bản Trương Bình”.
Hệ văn bản này có hai đặc điểm mà các hệ văn bản khác không có :
1 / lời phê lời bình ; 2 / tranh thêu.
So với hệ văn bản “từ thoại” nói trên, hệ này chặt chẽ, trong sáng, hợp lí thông đạt hơn, văn bản “từ thoại” vì đưa vào quá nhiều thơ ca từ phú không liên quan gì mấy
với phát triển của tình tiết nên làm yếu chất tiểu thuyết.
a. Loại văn bản Sùng Trinh :
bản khắc sớm nhất được coi là khắc dưới thời Sùng Trinh nhà Minh.
Hiện còn tám bộ lưu giữ ở tám nơi khác nhau :
Thư viện Thủ đô (Bắc Kinh) – Thư viện Thượng Hải – Thư viện Đại học Bắc Kinh Trung Quốc – Thư viện Thiên Tân – Thư viện Trung ương Đài Loan – Nội các văn khố
Trường Đại học Tôkiô Nhật Bản – Trường Đại học Thiên Lý b. Loại văn bản Trương Bình (khởi đầu từ Trương Trúc Pha như đã nói ở trên).
3- Hệ văn bản rút gọn :
Các văn bản này, nhất là những văn bản mang danh “chân bản”, “cổ bản” phần nhiều là “đồ rởm”, xưa nay không được giới học thuật coi trọng. Sở dĩ như vậy trước hết là do những kẻ làm sách giả đã tùy tiện thêm bớt rất nhiều, đã thế lại dám rêu rao là “chân”, là “cổ”. Loại văn bản này ra đời muộn, đến nay chỉ khoảng bảy tám chục năm, từng có thời gian lưu truyền rộng rãi, cho đến nay vẫn chưa phải đã hết ảnh hưởng.
* Hai là vấn đề “tác giả ” Tác giả là ai ? Vấn đề này đã làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu. Bản từ thoại khắc in ở thời Vạn Lịch nhà Minh ghi là tác. rõ ràng là một bút danh có nghĩa là “chàng cười”, “chàng hay đùa” (Tiếu là cười, còn sinh là tiếng tự xưng hoặc tiếng gọi người tre? tuổi). Bài Tựa đầu sách từ thoại kí tên Hân Hân Tử, đặt trước tên tác giả một địa danh là Lan Lăng. Lan Lăng là một ấp của nước Sở thời Chiến Quốc, thời Hán đặt thành huyện, thời Tấn kiêm cả quận, thời Tùy bỏ cả quận lẫn huyện, thuộc địa phận huyện Dịch tỉnh Sơn Đông ngày nay. Thời Đường lại đặt huyện, thời Nguyên bỏ. Ngoài ra, thời Tấn có lần gửi huyện Lan Lăng ở huyện Vũ Tiến tỉnh Giang Tô, và đặt thành quận Nam Lan Lăng, đến thời Tùy cũng bỏ. Nhiều người nghĩ rằng Hân Hân Tử, (nghĩa rộng là “ông vui vui”) cũng chỉ là một biến dạng của mà thôi. Ngoài ra, tác phẩm của Tiếu Tiếu Sinh chỉ thấy có một bài từ Ngư du xuân thủy bảo tồn được trong tập tranh đời Minh là Hoa doanh cẩm trận (nghĩa là “trại hoa trận gấm”).
Từng có người đoán là Triệu Nam Trinh (1551-1627) hoặc Tiết Ứng Kỳ (khoảng 1550-?) nhưng đều không đưa ra được chứng cứ trực tiếp.
Giáo sư Chu Tinh sau mấy chục năm chuyên nghiên cứu ở khoa Trung văn trường Đại học sư phạm Thiên Tân, trong cuốn khảo chứng của mình xuất bản tháng 10-1980 cho rằng tác giả Kim Bình Mai là Vương Thế Trinh(1526-1590) đỗ Tiến sĩ dưới triều Gia Tĩnh, làm quan đến Hình bộ Thượng thư, tác giả của Gia Tĩnh dĩ lai thủ phụ truyện, Yêm Châu sơn nhân tứ bộ cảo, Độc thư hậu, Vương thị thư uyển, Hoa uyển… Thật ra từ cuối thời Minh đã có người cho rằng được Vương Thế Trinh viết ra để trả thù cho bố.
Ngụy Tử Vân trong đích vấn thế dữ diễn biến (Nxb Đài Loan thời báo, 1981) cho rằng ngôn ngữ Sơn Đông ở trong truyện thật ra là thứ ngôn ngữ lưu hành ở các tỉnh phía Bắc, đồng thời chỉ rõ từ Đông Tấn về sau Giang Nam cũng có Lan Lăng, từ đó phủ đinh lập luận nói rằng tác giả phải là người Sơn Đông. Căn cứ vào tập quán sinh hoạt của nhà Tây Môn Khánh miêu tả trong truyện, Ngụy Tư?
Vân cho rằng phải là một người Giang Nam đã sống lâu trên đất Bắc.
Năm 1981, giáo sư Từ Sóc Phương trường Đại học Hàng Châu đăng bài nói rằng tác giả Kim Bình Mai là Lí Khai Tiên (1501-1568).
Đầu năm 1984, tân chứng của Trương Viễn Phần được Tề Lỗ thư xã xuất bản, trong đó tác giả khẳng định rằng Lan Lăng Tiếu. Tiếu Sinh chính là Giả Tam Cận, nhà văn huyện Dịch thời Minh.
Thật ra ý kiến này đã được Trương Viễn Phần đề cập trong một bài đăng tạp chí Bão độc năm 1981.
Phúc Đán học báo tháng 7-1984 đăng bài của Lý Thời Nhân “Thuyết Giả Tam Cận viết Kim Bình Mai không thể đứng được” kèm theo phụ đề “Chúng ta nên chú ý thái độ và phương pháp khảo chứng”, đồng thời công bố liền hai bài ” tác giả Đồ Long khảo” và ” tác giả Đồ Long khảo tục” của Hoàng Lâm. Đi theo hướng tìm kiếm của Ngụy Tử Vân, Hoàng Lâm đã phát hiện được Đồ Long, một người nguyên quán ở huyện Ngân tỉnh Triết Giang từng làm quan ở Bắc Kinh, từng ký tên là Tiếu Tiếu tiên sinh ở hai cuốn sách đời Minh là Sơn trung nhất tịch thoại (Một buổi chuyện trò trong núi) và Biến địa kim (Vàng khắp nơi). Đồ Long (1542-1605) tự là Trường Khanh, lại có một tự nữa là Vĩ Chân, hiệu là Xích Thủy, đỗ Tiến sĩ dưới thời Vạn Lịch, từng làm tri huyện Thanh Phố, tri huyện Dĩnh Thượng, và Chủ sự bô.
Lễ. Khảo trong từ thoại hồi thứ 48 có việc Hoàng Mỹ ở phủ Khai Phong gửi thư cho Tuần án sử Sơn Đông là Tăng Hiếu Tự, gọi Tăng mỗ đang giữ chức Tuần án Ngự sử Đô sát viện bằng chức danh “Đại trụ sử”, chức danh này trước chưa từng nghe nói, người đọc cũng thường không để ý. Tra trong Cô?
Kim quan chế diên cách do Đồ Long soạn thì dưới phần khảo chứng của mục Đô sát viện có tìm thấy câu “Tại Chu vi Trụ hạ sử, Lão Đam thường vi chi” (Thời Chu là Trụ hạ Sử, Lão Đam từng làm chức ấy) v.v., chứng tỏ cách xưng hô hiếm hoi ấy trong truyện quả có khả năng chính là do Đồ Long viết. Ngụy Tử Vân khảo sát kinh lịch của Đồ Long thấy rằng rất có khả năng Đồ Long viết sách ấy để phúng dụ hoàng đế lúc bấy giờ. Có hai lí do :
Một là Đồ Long từ năm Vạn Lịch 12 bị cách chức về sau không ngóc đầu lên được nữa, khốn nghèo cho đến chết, hoàn toàn là vì trong khi làm tri huyện Thanh Phố một lần dâng thư mừng sinh nhật Hoàng trưởng tử, đã phạm phải điều cấm kỵ của Hoàng đế, hẳn vì thế mà có lòng oán hận ; hai là Đồ Long từ sau khi bị cách chức, thường được người bạn là Lưu Thủ Hữu ở Ma Thành tiếp tế, đến sau khi chết năm Vạn Lịch 33, người đời lại truyền rằng con Thủ Hữu là Lưu Thừa Hỉ có đủ trọn bộ sách này. Đối chiếu những điều nói trên, dường như Đồ Long viết là điều có thể tin được.
Năm 1985, nguyên mạo thám sách (Tìm kiếm diện mạo ban đầu của ) của Ngụy Tử Vân được Học sinh thư cục Đài Loan xuất bản, ông Đồng Văn đề tựa có nhắc lại bài viết Bình Mai dữ Vương Thế Trinh của Ngô Hàm cũng từng đề cập tới một “Đồ Xích Thủy nổi tiếng về tạp kịch và văn chương”, mà Xích Thủy chính là hiệu của Đồ Long. Ông Đồng Văn lấy đó để khẳng định thêm khả năng thừa nhận Đồ Long là tác giả.
Dĩ nhiên đối với một “câu đố” đặt ra đã bốn thế kỉ nay và trong thời gian đó đã lần lượt ra đời hơn chục đáp án khác nhau để rồi lần lượt bị bác bỏ thì chưa thể khẳng định ngay Đồ Long là đáp án chính xác.
Tuy nhiên, chí ít thì đáp án này cũng đã đứng được ngót mười lăm năm nay. Những ai quan tâm đến văn học Trung Quốc nói chung và nói riêng hẳn là hứng thú theo dõi. Chú thích:
(1-) Sùng Trinh là niên hiệu của Minh Nghệ Tông (1628-1644), ông vua cuối cùng của nhà Minh.
PHAN VĂN CÁC 1-1999