Niên hiệu Chính Hòa đời Huy Tông triều Tống, tại huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông, có một người con nhà gia thế, tướng mạo cực khôi ngô nhưng có tính xa xỉ hoang phí, khoảng hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi, họ Tây Môn, húy Khánh. Cha là Tây Môn Quỳ, thường tới vùng Xuyên Quảng mua bán dược phẩm, nên có mở tại huyện Thanh Hà một cửa hiệu bán thuốc khá lớn. Gia đình Tây Môn có nhà cửa đồ sộ, kẻ ăn người ở tấp nập, ngựa nuôi từng bảy, tuy chưa phải là thập phần phú quý nhưng cũng vào loại hào phú tại huyện Thanh Hà. Vợ chồng Tây Môn Qùy viên ngoại thì cha mẹ đều đã quy tiên, chỉ có một con trai nên yêu quý như hòn ngọc trên tay. Người con trai này vì được nuông chiều quá mức nên không chịu học hành, suốt ngày chỉ rong chơi phóng đãng. Sau khi cha mẹ mất thì không chịu lo làm ăn, chi?
Vui với mấy món côn quyền học được, lại say mê cờ bạc rượu chè. Bạn bè toàn hạng chẳng ra gì, người bạn tương đắc nhất họ Ứng, tên Bá Tước tự Quang Hầu, nguyên là con trai thứ của Ứng viên ngoại, gia đình làm nghề dệt lụa, nhưng đã sa sút. Ứng Bá Tước chỉ quanh quẩn những nơi quen biết để sống qua ngày, và được bạn bè đùa đặt tên là Ứng Hoa Tử. Ứng Hoa Tử rất giỏi các môn cờ bạc. Người bạn thân thiết thứ nhì họ Tạ, tên Hy Đại, tự Tử Thuần, vốn là con cháu một gia đình nhà quan, được hưởng tập ấm tại huyện Thanh Hà. Tạ Hy Đại vì cha mẹ mất sớm nên sống lông bông, nhưng lại có tài gảy đàn tỳ bà. Hai người này là bạn tâm đầu ý hợp của Tây Môn Khánh. Ngoài ra cũng có vài người bạn khác, nhưng toàn là hạng phá gia phi tử. Một người là Chúc Thật Niệm, tự Cống Thành, một người là Tôn Thiên Hóa, tự Bá Tu Xước, hiệu Tôn Quả Chủy. Một người là Ngô Điển Ân, trước làm chức Âm dương sinh trong huyện, nhưng sau bị cách chức, chuyên tới vay tiền đám quan lại trong huyện, do đó thường lai vãng với Tây Môn Khánh. Lại còn một người em của Vân Tham tướng, tên là Vân Lý Thủ, tự Phi Khứ. Một người nữa là Thường Trĩ Tiết, tư.
Kiên Sơ. Một người khác là Bốc Chí Đạo, một người nữa là Bạch Lãi Quang.
Lãi Quang thường hay rủ vài chục bạn bè tới tìm Tây Môn Khánh để bắt Khánh bỏ tiền ra cho mọi người uống rượu vui chơi. Một người hoang phí xa xỉ như Tây Môn Khánh mà lại gặp đám bạn bè như vậy thì dẫu có tiền rừng bạc biển cũng phải hết đần. Quả nhiên chỉ vài năm sau, Tây Môn Khánh đã làm tiêu tan gia sản ông cha để lại, chỉ còn cái nhà đang ở là chưa bán mà thôi. Cửa hiệu dược phẩm tuy vẫn còn, nhưng vốn liếng hầu hết đã về tay người khác. Tuy nhiên Tây Môn Khánh tính tình hung bạo, thường dựa vào thanh thế của cha để lại, đồng thời được bốn tên gian thần trong triều là Cao, Dương, Đổng, Thí nâng đỡ, nên chuyên áp bức người trong huyện để làm tiền, cả huyện ai cũng sợ, gọi Tây Môn Khánh là Tây Môn Đại quan nhân. Vợ Tây Môn Khánh là trần thị mất sớm, chỉ sinh được một con gái tên là Tây Môn Đại Thư. Lúc Tây Môn Qùy còn sống thì đã hứa. gả Đại Thư cho Trần Kính Tế, con trai của Trần Hồng, thân gia của Dương Đề đốc, chỉ huy mười tám vạn cấm quân tại Đông Kinh. Sau này Tây Môn Khánh cưới con gái của Tả vệ Ngô Thiên Hộ tại huyện Thanh Hà, làm kế thất. Ngô thị vào khoảng hai mươi lăm tuổi, vì sinh vào ngày rằm tháng rám nên còn có tiểu danh là Nguyệt Thư. lúc về làm vợ Tây Môn Khánh thì mọi người quen gọi Ngô thị là Nguyệt nương. Nguyệt nương là người hiền thục đảm đang, nhưng gia đình chỉ còn có tiếng mà không có miếng. Nguyệt nương rất mực phục tòng chồng, nhưng vì không có tiền cung phụng cho chồng nên thường phải chịu điều nọ tiếng kia.
Một hôm Ứng Bá Tước tới chơi, cùng Tây Môn Khánh chuyện vãn. Tây Môn Khánh nói tới chuyện gia sản táng tận, ứng Bá tước bảo:
Việc gì anh phải lo, anh là người tài mạo kiêm toàn, muốn có vàng bạc châu báu, có hầu thiếp đẹp đâu phải là khó.
Tây Môn Khánh hỏi:
Ứng nhị ca nói vậy nghĩa là thế nào ? Ứng Bá Tước bảo:
Nhà họ Lý có cô con gái là Lý Kiều Nhi, gia đình đó giàu có ức vạn, hiện đang kén chồng cho con, nếu ca ca tới đó đánh tiếng xin làm rể, có phải là được cả người lẫn của không ?
Tây Môn Khánh cười:
Thiên hạ làm gì có chuyện như vậy ?
Ứng Bá tước nói:
– Nếu ca ca không tin, thì cứ đi theo tôi.
Tây Môn Khánh mừng lắm, liền vào nhà trong thay quần áo đẹp, rồi cùng gia nhân Đại An Nhi theo Ứng Bá Tước tới nhà họ Lý. Tới nơi, Đại An Nhi đứng ngoài, Ứng Bá Tước dẫn Tây Môn Khánh vào trong.
Lý Kiều Nhi ra tiếp. Tây Môn Khánh liếc nhìn, thấy nàng quả có nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn. Ứng Bá Tước nói với Lý Kiều Nhi:
Vị này là thân thích của Dương Đề đốc, chỉ huy mười tám vạn cấm quân tại Đông Kinh, tức là Tây Môn Đại quan nhân. Cà huyện Thanh Hà không ai là không biết Đại quan nhân. Chỉ hiềm Đại quan nhân đây chưa có con trai, nên muốn lập nhị phòng. Vì lẽ đó mà tôi xin tới đây làm ông mối.
Lý Kiều Nhi nói:
Ngài dạy quá lời, chúng tôi đâu được cái diễm phúc đó.
Nói xong trộm ngắm Tây Môn Khánh từ đầu tới chân, thấy tướng mạo khôi ngô tuấn tú thì trong lòng thập phần ưng ý, bèn xin phép mời Ứng Bá Tước vào nhà trong, hỏi lại cho rõ, sau đó bằng lòng đê?
Ứng Bá Tước đứng ra mai mối. Đôi bên đồng ý là sính lễ chỉ cần hai trăm lạng bạc, mọi việc khác Ứng Bá trước xin đứng ra lo hầu cho cả hai bên. Xong xuôi, Ứng Bá Tước trở ra nói lại cho Tây Môn Khánh biết. Tây Môn Khánh lại nhờ Ứng Bá Tước trở vào ấn định rõ ràng mọi việc với Lý Kiều Nhi. Bàn định xong thì trời đã muộn. Tây Môn khánh cáo từ ra về còn Ứng Bá Tước thì được Lý Kiều Nhi mời ở lại ăn cơm.
Về tới nhà, Tây Môn Khánh lén thâu thập tất cả đồ trang sức của Trần thị để lại, cùng tư trang tế nhuyễn của Ngô Nguyệt nương, hôm sau đem hết cho Ứng Bá Tước nhờ lo mọi chuyện.
Chưa đầy mười ngày sau thì Tây Môn Khánh cưới Lý Kiều Nhi về làm thứ phòng. Ngô Nguyệt nương vô cùng sầu muộn lại thấy Lý Kiều Nhi đem theo ba ngàn lạng nên càng không dám nói gì.
Tây Môn Khánh là người tham tiền hiếu sắc, sau khi cưới được Lý Kiều Nhi , có được nhiều tiền, bèn cưới thêm người vợ thứ ba là Trác Nhị Thư. Trác Nhị Thư thể chất mong manh yếu đuối, thường hay bệnh tật.
Một hôm, Tây Môn Khánh bảo Ngô Nguyệt nương:
Hôm nay là hai mươi lăm tháng Chín rồi, mồng ba tháng sau là tới kỳ hội họp với anh em. Hôm đó nàng phải cho dọn hai chiếu rượu thịnh soạn, rồi gọi vài con hát tới cho anh em người ta vui vẻ. Nàng nhớ lo liệu tử tế cho ta.
Ngô Nguyệt nương nói:
Thôi đừng nhắc tới những người đó nữa, theo tôi thì họ không phải là những người tốt, trái lại tôi cho là những người hại chàng mà thôi. Chàng mà còn giao du với họ thì gia đình không bao giờ khá được đâu. Vả lại hiện Trác Nhị Thư đang bệnh, tôi khuyên chàng đừng nên rượu chè quá độ.
Tây Môn Khánh tức giận bảo:
Thôi im đi, đừng nói nữa, ta không nghe đâu, bực mình lắm. Cứ như nàng nói thì trong đám anh em bè bạn của ta không có ai là người tốt hay sao ? Ai thì không nói làm gì. cứ như Ứng nhị ca là người tốt bụng, ai nhờ gì cũng được hài lòng. Ứng nhị ca lại là người tháo vát, lo việc gì cũng trôi chảy. Lại phải kể tới Tạ Tử Thuần nữa chứ. Tử Thuần cũng là người lanh lợi giỏi giang. Nhà mình nay đang cần nhiều người giúp đỡ, nay mình mở tiệc kết tình huynh đệ với bạn bè là chỉ có lợi mà thôi. Mai đâu mình còn nhờ va? người này người kia chứ.
Ngô Nguyệt nương tiếp lời:
Kết nghĩa bằng hữu huynh đệ là điều tốt, nhưng chỉ sợ sau này không ai cho mình nhờ vả, hiện thời chỉ thấy họ nhờ vả mình mà thôi.
Tây Môn Khánh cười:
Thì mình cho người ta nhờ vả cũng là điều tốt chứ sao ?
Vợ chồng đang nói chuyện thì Đại An Nhi, tên gia nhân thân tín của Tây Môn Khánh, tướng mạo đẹp đẽ và rất lanh lợi, vào thưa:
Có Ứng nhị thúc và Tạ đại thúc tới. Tây Môn Khánh bảo:
Ta cũng vừa nhắc xong thì họ tới.
Vừa nói vừa bước ra phòng khách. Tại phòng khách, Ứng Bá Tước và Tạ Hy Đại đang ngồi chờ.
Ứng Bá Tước hôm nay đội khăn lượt den, mặc áo đoạn màu thanh thiên, chân đi hài tơ. Tạ Hy lại cũng ăn mặc chững chạc lắm. Thấy Tây Môn Khánh bước ra, cả hai đều đứng dậy vái chào. Tây Môn Khánh đáp lễ mời ngồi, gọi gia nhân pha trà, rồi nói:
Hai người tới thật đúng lúc. Mấy hôm nay tôi buồn quá, chẳng đi được tới đâu, mà cũng chẳng thấy bạn bè tới thăm.
Ứng Bá Tước nói:
Ca ca trách vậy cũng phải, nhưng anh em mình mỗi người một việc, cũng ít khi rảnh rỗi, nhiều khi muốn tới thăm ca ca mà cứ gặp chuyện này chuyện kia cản trở.
Tây Môn Khánh hỏi:
Mấy hôm nay nhị ca ở đâu ?
Ứng Bá Tước đáp:
Hôm qua thì tôi sang nhà họ Lý thăm đứa nhỏ em gái của Quế Khanh, cháu gái của Nhị tẩu đây, nó tên là Quế Thư Nhi, lâu nay tôi không gặp nó. Nó còn nhỏ mà đã đẹp lắm, chắc nay mai lớn lên phải là tuyệt thế giai nhân chứ không chơi. Cũng hôm qua mẹ nó. hai lần khẩn khoản nhờ tôi mai mối, điệu này thì chắc lại khó lòng lọt tay ca ca.
Tây Môn Khánh nôn nóng:
Nếu quả có sắc đẹp như vậy thì tại sao mình không tới thăm cho biết ?
Ca ca chưa tin hay sao? Quả là muôn phần xinh đẹp. Tây Môn Khánh lại hỏi:
Hôm qua nhị ca ở bên đó, còn mấy hôm trước thì ở đâu ? Ứng Bá Tước đáp:
Hôm trước khi Bốc Chí Đạo từ trần, tôi phải ở đó giúp đỡ, bận rộn suốt mấy ngày. Sau khi đưa đám thì chị dâu Bốc Chí Đạo dặn đi dặn lại tôi rằng có gặp ca ca thì xin lỗi giùm, vì hoàn cảnh eo hẹp, chẳng có tiệc tùng gì cả nên không dám báo tin cho ca ca. Nhà đó cứ áy náy lắm.
Tây Môn Khánh nói:
Tôi cũng có nghe là Bốc đệ bệnh nặng, không ngờ đã chết. Lúc trước Bốc đệ có tặng tôi một chiếc quạt Kim Xuyên, tôi đang không biết phải tặng lại thứ gì thì nay Bốc đệ đã ra người thiên cổ.
Tạ Hy Đại tiếp lời:
Anh em mình có mười người tất cả, nay như vậy là thiếu mất một rồi.
Đoạn quay sang nói với Ứng Bá Tước:
Mồng ba tháng sau là tới kỳ họp mặt, chẳng lẽ anh em mình đây lại làm tốn kém cho Đại quan nhân sao ?
Tây Môn Khánh chặn lời:
Thì có gì mà tốn kém? Anh em mình họp nhau lại, nếu là uống rượu mua vui thì chẳng nói làm gì, nhưng là họp nhau để kết nghĩa đệ huynh thì làm ở nhà cũng giảm phần trang nghiêm. Chi bằng mình chọn một ngôi chùa, tới đó viết một tờ sớ kết nghĩa, mình cùng lạy, nhận làm anh em, nguyện sau này che chơ? giúp đỡ nhau. Việc này cũng không nên tốn kém xa phí làm gì, nhưng là việc chung thì anh em mình tùy tiện, mỗi người đóng góp ít nhiều, biện một cái lễ tam sinh. Không phải là tôi không lo nổi việc này mà phải bắt anh em đóng góp, nhưng đây là chuyện kết nghĩa, cho nên người nào cũng phải có phần mình, như vậy mới quý.
Ứng Bá Tước vội nói:
Ca ca nói rất phải, cần nhất là lòng thành, anh em cứ tùy tiện lo hết lòng mình là được. Tốn kém cũng chẳng bao nhiêu.
Tây Môn Khánh cười:
Thì cứ gọi cho có phần mà thôi.
Kết nghĩa thì phải mười người mới tốt. Bốc Chí Đạo không còn, mình phải tìm người thay vào mới được.
Tây Môn Khánh trầm ngâm giây lát rồi bảo:
Ở đây có Hoa nhị ca, là cháu của Hoa Thái giám, cũng có tiền bạc, nhà ở ngay sau nhà tôi, chỉ cách có bức tường, vẫn hay sang trò chuyện với tôi, tính tình cũng được lắm, chi bằng mình mời Hoa nhị ca kết nghĩa.
Ứng Bá Tước vỗ tay hỏi:
Có phải là Hoa Tử Hư chăng?
Tây Môn Khánh đáp:
– Phải.
Ứng Bá Tước cười bảo:
– Nếu vậy thì xin mời vị Đại quan đó đi chỗ khác, kết nghĩa với ông đó thì sau này anh em mình đến có một tiệm rượu mất.
Tây Môn Khánh cười bảo:
Đang nói chuyện đứng đắn thì lại ăn nói bậy bạ, lúc nào cũng chỉ nghĩ tới rượu chè. Ba người cười nói trò chuyện một hồi. Yây Môn Khánh gọi Đại An Nhi tới bảo:
Ngươi sang xin gặp Hoa nhị gia, thưa rằng mồng ba tháng sau ta có lễ kết nghĩa giữa mười người anh em, ta mời Hoa nhị gia làm anh em kết nghĩa. Ngươi nhớ kỹ Hoa nhị gia trả lời sao rồi trở về thưa lại cho ta. Nếu Hoa nhị gia không có nhà thì thưa với Nhị nương cũng được.
Đại An Nhi vâng lời bước ra. Ứng Bá Tước nói:
Tới hôm đó thì mình định tới chùa miếu nào đây?
Chùa miếu thì ở đây chỉ có một hai cái. Chùa của tăng sĩ thì có chùa Vĩnh Phúc, miếu của các đạo sĩ thì có miếu Ngọc Hoàng. Tùy mình muốn tới đâu thì tới.
Tây Môn Khánh nói:
Việc kết nghĩa không phải do các vị tăng sĩ đứng ra làm được, vả lại mấy hòa thượng đó tôi không quen biết. Chi bằng tới miếu Ngọc Hoàng, nơi đó rộng rãi yên tĩnh mà Ngô Đạo quan lại là chỗ quen biết với tôi.
Bá Tước bảo:
Ca ca nói rất đúng, các hòa thượng của chùa Vĩnh Phúc thì chỉ quen biết với Tạ tẩu tẩu mà thôi.
Hy Đại cười:
Chỉ được cái ăn nói bậy bạ, đây là chuyện đứng đắn, đùa được hay sao?
Hoa nhị gia không có nhà, tôi thưa với Nhị nương, Nhị nương vui lắm, bảo rằng: “Nếu Tây Môn Đại gia có lòng như vậy thì không nhận lời sao được, để rồi ta sẽ nói lại để phu quân ta sang bái kiến Đại gia đúng ngày”. Sau đó lại mời tôi uống trà.
Tây Môn Khánh bảo hai bạn:
– Hoa nhị ca quả có người vợ lanh lợi mà hiền thục.
Ba người tiếp tục uống trà nói chuyện. Lát sau Bá Tước và Hy Đại đứng dậy nói:
Thôi, mình tạm biệt, chúng tôi còn đi báo tin cho các anh em khác biết, để họ lo chuẩn bị phần của họ. Còn ca ca thì nên tới nói trước với Ngô Đạo quan một tiếng. Tây Môn Khánh nói:
Biết rồi, tôi cũng không dám lưu giữ đâu.
Nói xong tiễn hai người ra cửa. Ứng Bá Tươc đi được vài bước bỗng quay lại bảo:
Hôm đó phải cho mời con hát mới được. Tây Môn Khánh gật đầu cười:
Phải có chứ, để anh em mình cùng vui một bữa. Ứng Bá Tước cùng Tạ Hy Đại nắm tay mà đi.
Tới ngày mồng một tháng Mười, Tây Môn Khánh dậy sớm, đang ngồi trong phòng với Nguyệt nương thì có gia nhân bên nhà họ Hoa sang. Tây Môn Khánh cho vào. Tên gia nhân nhà họ Hoa bước vào, tới trước mặt Tây Môn Khánh quỳ lạy rồi đứng sang một bên mà thưa:
Tôi là gia nhân bên Hoa gia, xin bái chào Tây Môn Đại nhân. Hôm nọ Đại nhân có cho người sang nói điều kết nghĩa, nhưng hôm đó gia gia tôi có việc vắng nhà, nên không tự mình nghe điều thỉnh giáo được. Gia gia tôi xin y lời là mồng ba sẽ dự buổi họp mặt, nên hôm nay sai tôi mang phần đóng góp sang trước, Đại nhân chi dùng vào việc kết nghĩa, nếu thiếu thì xin cho biết để gia gia tôi bù thêm.
Nói xong đưa một cái hộp màu vàng lên. Tây Môn Khánh đứng dậy mở hộp ra thấy bên trong có một lạng bạc bên nói:
Như thế này là nhiều rồi, không cần phải thêm nữa. Đến ngày kia thì mời chủ ngươi dậy sớm tới miếu họp mặt với anh em.
Tên gia nhân vâng lời, vừa định quay ra thì Nguyệt nương gọi lại rồi sai đại a hoàn
Ngọc Tiêu đem bánh trái ra cho, đoạn bảo:
Đây là ta cho ngươi để về uống trà. Ngươi về thưa với Hoa đại gia và nương nương là Tây Môn Đại nương.nói rằng hôm nào rảnh, mời nương nương sang đây chơi.
Tên gia nhân nhận quà, cúi đầu lạy tạ quay ra. Đúng lúc đó thi gia nhân của Ứng Bá Tước là Ứng Bảo Giáp mang phần đóng góp tới. Đại An Nhi dẫn ứng Bảo Giáp vào chào lạy rồi nói :
Gia gia tôi đã thu góp đầy đủ các phần của các gia gia, sai tôi đem tới, xin Đại nhân nhận cho.
Nói xong đưa một cái hộp lên. Tây Môn Khánh mở ra thấy trong có tám gói, bèn đưa cho Nguyệt nương mà bảo:
Nàng giữ lấy để ngày mai tới miếu mà mua các vật cần dùng.
Ứng Bảo Giáp cáo từ. Tây Môn Khánh đứng dậy định vào thăm Trác Nhị Thư, nhưng chưa kịp tới phòng Trác Nhị Thư thì Ngọc Tiêu đã chạy theo thưa:
Đại nương mời Đại gia ra nói chuyện: Tây Môn Khánh gắt:
Chuyện gì sao vừa rồi không nói ?
Đoạn quay ra phòng ngoài. Nguyệt nương thấy chồng ra thì chỉ vào mấy bao giấy cười bảo:
Chàng coi phần đóng góp đây này. Chỉ có Ứng nhị gia là đóng được một tiền hai xu, còn mấy người khác thì người năm xu, người ba xu, mà toàn là thứ xấu. Nhà mình quả chưa thấy thứ tiền xấu như thế này bao giờ. Bây giờ mình nhận của họ thì cũng mang tiếng, chi bằng hoàn lại cho họ là hơn.
Tây Môn Khánh nói:
Trả lại thì cũng bỉ mặt người ta, mình không dùng được thì thôi, có thiếu hụt thì mình ứng ra, cũng chẳng đáng bao nhiêu.
Nói xong liền quay vào nhà trong thăm Trác Nhị Thư.
Hôm sau là ngày mồng hai, Tây Môn Khánh xuất ra bốn lạng bạc, gọi gia nhân tới sai mua một con lợn, một con dê, năm vò rượu Kim Hoa, gà vịt và vàng hương. Sau đó lại gọi ba gia nhân là Đại An Nhi, Lai Bảo và Lai Hưng đem năm tiền tới miếu Ngọc Hoàng rồi dặn:
Các ngươi tới thưa với Ngô sư phụ rằng ngày mai ta sẽ phiền Ngô sư phụ tổ chức giùm lễ kết nghĩa đệ huynh, xin sư phụ làm giúp trước một lá sớ kết nghĩa, ngày mai ta sẽ xin sang sớm. Nhớ nói là xin sư phụ lo liệu tươm tất giùm cho. Bọn Đại An Nhi vâng lời kéo nhau đi, lát sau trở về thưa:
Chúng tôi đã đưa tiền và thưa rõ ràng, sư phụ dã hoan hỷ nhận lời.
Tây Môn Khánh gật đầu.
Hôm sau là ngày mồng ba. Tây Môn Khánh dậy sớm tắm rửa sạch sẽ rồi gọi Đại An Nhi vào bảo:
Ngươi sang mời Hoa nhị gia qua đây ăn sáng rồi cùng ta tới miếu. Sau đó ngươi sang Ứng nhị gia, giục Nhị gia gọi mọi người đến miếu cho sớm.
Đai An Nhi vâng lời đi ngay. Nhưng Hoa Tử Hư vừa được mời sang thì Ứng Bá Tước đã dẫn mọi người tới, gồm Tạ Hy Đại, Tôn Thiên Hóa, Chúc Thật Niệm, Ngô Điển ân, Vân Lý Thủ, Thường Trĩ tiết.
Bạch Lãi Quang. Kể cả Tây Môn Khánh và Hoa Tử Hư thì cả thấy là mười người. Mọi người vái chào nhau. Bá Tước nói:
Bây giờ đi là được rồi.
Tây Môn khánh nói:
– Thì để ăn sáng uống trà xong đã, mời tất cả anh em vào ngồi một phút.
Mọi người vui vẻ kéo vào. Lát sau ăn sáng xong, Tây Môn Khánh mũ áo dẹp đẽ cùng mọi người lên đường tới miếu Ngọc Hoàng.
Từ xa đã thấy cổng miếu sừng sững, bên trong là miếu điện nguy nga, xung quanh tường cao bao bọc. Từ cổng miếu có ba con, đường dẫn vào trong, theo con đường giữa mà vào thì tới chính điện, đi vòng sau chính điện, qua một cái cổng nhỏ nữa là tới đạo viện của Ngô Đạo quan. Hai bên cổng nhỏ này cỏ xanh hoa thắm, lại có những cây tùng cây bách xanh tươi. Mặt trước của đạo viên là ba gian đại sảnh, đó là nơi sớm tối Ngô Đạo quan làm công quả. Sảnh đường trần thiết rất tề chỉnh, ở giữa là cửa Hạo Thiên Kim Khuyết của Ngọc Hoàng Thượng Đế, hai bên treo tử phủ tinh quan, lại có treo hình bốn Đại Nguyên soái là Mã, Triệu, Ôn Hoàng.
Ngô Đạo quan đã ra trước đại sảnh nghiêng mình đón tiếp, mời bọn Tây Môn Khánh vào uống trà.
Mọi người vừa uống trà vừa ngắm quang cảnh trong đại sảnh. Bạch Lãi Quang nắm tay Thường Trĩ Tiết, đứng dậy bước tới coi hình Mã Nguyên soái, thấy oai phong lẫm lẫm dị thường, tướng mạo cực kỳ uy nghi, nhưng lại thấy vẽ ba cặp mắt. Bạch Lãi Quang bèn bảo Thường Trĩ Tiết:
Ca ca này, như vậy là làm sao? Gì mà tới những mấy cặp mắt vậy ? Ứng Bá Tước nghe được bèn bước tới bảo:
Dốt qúa, Nguyên soái có nhiều cặp mắt là để nhìn các đệ đó, để xem các dê có điều gì xấu xa không ?
Mọi người nghe vậy đều cười. Thường Trĩ Tiết lại chỉ vào hình Ôn Nguyên soái mà bảo:
Hình vẽ này cũng kỳ quái khác thường.
Ngô tiên sinh à, xin tới đây nói chuyện vui. Ngô Đạo quan bước tới, Ứng Bá Tước nói:
Có một vị đạo sĩ lúc chết gặp Diêm Vương, Diêm Vương hỏi: “Ngươi là người như thế nào?”, vi. đạo sĩ trả lời rằng mình là đạo sĩ Diêm Vương sai phán quan tra xét lại thì thấy đúng. Phán quan lại tâu rằng đạo sĩ này không mắc tội nghiệt nên Diêm Vương cho đạo sĩ đó được sống lại. Trên đường về dương thế, đạo sĩ gặp một người quen là một nho sĩ.
Nho sĩ hỏi:
“Làm sao mà sư phụ được sống lại vậy?” Đạo sĩ đáp:
“Diêm Vương thấy tôi là đạo sĩ nên cho sống lại”. Nho sĩ ghi nhớ lời đó, tới lúc được gọi trình diện Diêm Vương thì nhận bừa mình là đạo sĩ. Trong khi Diêm Vương sai phán quan tra sổ thì thấy hai tay của nho sĩ xanh xám như chàm, bèn hỏi, nho sĩ đáp rằng:
“Vì lúc còn sống thường sờ vào áo của Ôn Nguyên soái”. Bởi vậy bây giờ mọi người mới thấy áo Ôn Nguyên soái xanh như chàm, như trong bức hình này chẳng hạn.
Ứng Bá Tước dứt lời, mọi người cười phá lên, rồi tiếp tục đi xem hình Hoàng Nguyên soái, thấy cũng oai phong lẫm liệt, cạnh đó là hình Triệu Nguyên soái, mặt đen sì, bên cạnh có vẽ một con hổ thật lớn.
Bạch Lãi Quang chỉ vào bức tranh mà bảo:
Mọi người coi con hổ này, chẳng lẽ nó ăn cỏ sao, đi theo người mà không ăn thịt người.
Ứng Bá Tước cười bảo:
Đệ không biết rằng hổ là người bạn luôn đi theo Nguyên soái hay sao?
Bạn như vậy thì tôi xin chịu, lúc đói thì bạn ăn cả mình. Ứng Bá Tước cười, nói với Tây Môn Khánh:
Tử Thuần sợ loại bạn đi theo mình rồi ăn thịt mình. Như vậy thì có khác gì bảo chúng tôi đây theo ca ca để ăn thịt ca ca. Ca ca không sợ hay sao ?
Mọi người cười ầm lên. Ngô Đạo quan bước tới nói:
Qúy quan nhân nói tới chuyện hổ, tôi cũng xin thưa là hiện nay huyện Thanh Hà đây đang bị hổ đe doạ, đã có mấy người bị hổ vồ rồi, đến cả những người đi săn cũng bị hổ sát hại, khoảng mười người gì đó.
Tây Môn Khánh ngạc nhiên:
Hổ ở đâu tới đây ?
Ngô Đạo quan nói:
Nếu vậy thì Qúy quan nhân không biết gì sao ? Cách đây ít ngày tôi có sai tiểu gia nhân sang Thương Châu để lấy tiền và gạo, lúc về nói rằng trong huyện Thanh Hà của mình đây, ở con đường đi Thương Châu, trên sườn núi Cảnh Dương, có một con hổ trán trắng thường hay xuất hiện ăn thịt người qua lại. Dân buôn bán buộc phải đi qua nơi đó thì họp nhau thành toán đông mà đi. Hiện trên huyện đang treo giải thưởng năm mươi lạng bạc cho ai trừ được con hổ đó. Thật thương cho đám thợ săn, bị hại không biết bao nhiêu mà kể rồi.
Bạch Lãi Quang hăm hở nói:
Nếu vậy thì hôm nay mình làm lễ kết nghĩa xong, ngày mai tới đó bắt hổ, vừa trừ được hại cho dân lại vừa có tiền nữa.
Tây Môn Khánh bảo:
Sinh mạng của Bạch đệ không đáng tiền đâu.
Đã có tiền rồi thì còn cần đến tính mạng làm gì. Mọi người cùng cười. Ứng Bá Tước nói:
Để tôi lại xin kể chuyện vui nho mọi người nghe. Có một người bị hổ vồ, người con trai bèn vác dao xông tới định giết hổ cứu cha. Người cha đang bị hổ ngoạm chặt, thấy vậy bảo con rằng:
“Con ơi, có giết hổ thì cẩn thận kẻo hư bộ da hổ đó”.
Mọi người nghe xong cười ha hả. trong khi đó Ngô Đạo quan đã sửa soạn xong, bước tới nói:
Xin các Quan nhân tới thắp hương và đốt vàng.
Lại lấy lá sớ ra nói:
Đây là lá sớ đã viết rồi, chỉ còn chừa chỗ để viết tên tuổi và thứ bậc, xin các vị cho biết thù vị và tôn húy để tôi viết vào.
Mọi người cùng nói:
Tự nhiên là Tây Môn Đại quan nhân đây là huynh trưởng của chúng tôi rồi.. Tây Môn Khánh tiếp lời:
Đâu được, phải tính theo tuổi tác chứ. Ứng nhị ca lớn tuổi hơn tôi, xin để ứng nhị ca làm huynh trưởng.
Ứng Bá Tước vội cướp lời:
Nói như vậy là hại tôi rồi. Thời bây giờ chỉ nên tính ngôi thứ theo tài ba địa vị chứ đâu tính theo tuổi tác. Tính tuổi thì có lẽ tôi lớn tuổi hơn cả, nhưng nếu để tôi làm đại ca thì có hai điều không ổn. Thứ nhất, Đại quan nhân đây là người có uy có đức, anh em ai nấy đều phục. Thứ nhì, tôi thường được mọi người gọi là ứng nhị ca, nay làm đại ca thì việc xưng hô sẽ rất bất tiện. Giả dụ có hai người tới, một người gọi tôi là Ứng đại ca, còn người kia lại gọi là Ứng nhị ca, như vậy rồi làm sao ?
Tây Môn Khánh cười:
Ứng nhị ca thật vui vẻ, lúc nào cũng khôi hài được.
Tạ Hy Đại nói:
– Tây Môn ca ca không nên từ chối nữa.
Mọi người cũng nhao nhao bắt Tây Môn Khánh phải nhận làm đại ca. Tây Môn Khánh hai ba lần từ chối không được đành nhận làm đại ca. Người thứ nhì là Ứng Bá Tước, thứ ba là Tạ Hy Đại, thứ tư là Hoa Tử Hư. Sở dĩ Hoa Tử Hư được tôn làm tứ ca, vì là người có tiền. Ngoài ra, mấy người còn lại tự phân ngôi thứ với nhau.
Ngô Đạo quan theo đó mà viết tên tuổi mọi người vào sớ, rồi thắp hương, mời mọi người theo vi.
Thứ quỳ trước bàn thờ. Sau đó Ngô Đạo quan cất giọng đọc sớ kết nghĩa, nội dung toàn những chuyện tốt đẹp như là yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Sớ đọc xong, mọi người theo thứ tự tiến lên thắp hương lễ thần, sau đó vái nhau mỗi người tám vái trước bàn thờ, cuối cùng làm lễ tạ thần và đốt vàng. Xong xuôi, Ngô Đạo quan cho bày la hai thiếu rượu thịt thịnh soạn. lây Môn Khánh chủ tọa, mọi người theo vị thứ mà ngồi. Ngô Đạo quan ngồi bên tiếp rượu. Rượu được vài tuần, mọi người bắt đầu cười nói ầm ý, mời mọc ồn ào, không còn giữ gìn gì nứa. Giữa lúc vô cùng náo nhiệt đó thì Đại An Nhi chạy tới kề tai Tây Môn Khánh thưa:
Đại nương sai tôi thưa với gia gia rằng Tam nương ở nhà lâm bệnh, xin gia gia về cho sớm.
Tây Môn Khánh lập tức đứng dậy nói với mọi người:
Không phải là tôi muốn làm mất vui bữa tiệc kết nghĩa hôm nay, nhưng người vợ ba của tôi đang lâm trọng bệnh ở nhà, vậy cho tôi được cáo từ trước, hôm khác sẽ xin chuột lỗi.
Hoa Tử Hư nói:
Tôi về cùng đường với đại ca, tôi xin tháp tùng đại ca.
Ứng Bá Tước nói:
Hai vị tài chủ đi hết rồi chúng tôi ở đây làm sao ? Hoa tứ đệ phải ngồi lại mới được. Tây Môn Khánh nói:
Gia đình Hoa tứ đệ đây cũng neo người, để Hoa tứ đệ về cùng với tôi cho có bạn, vả lại cũng đê? bên Hoa gia được yên lòng. Đại An Nhi tiếp lời:
Lúc tôi tới đây thì cũng thấy hoa Nhị nương sai người đem ngựa tới rước Hoa nhị gia đó. Vừa dứt lời thì thấy một gia nhân bước vào thưa với Hoa Tử Hư:
Ngựa đã có sẵn, nương nương mời gia gia về.
Tây Môn Khánh cùng Hoa Tử Hư bước ra cảm tạ Ngô Đạo quan, rồi nói với bọn Ứng Bá Tước rằng:
– Thôi để chúng tôi về, anh em ở đây xin cứ tự nhiên.
Nói xong lên ngựa mà về. Gần tới nhà. Tây Môn khánh từ biệt Hoa Tử Hư rồi vào thẳng nhà. Gặp Ngô Nguyệt nương. Tây Môn Khánh hỏi ngay:
Trác nhị thư làm sao ? Nguyệt nương đáp:
Trong nhà có người bệnh, chàng nên có mặt ở nhà luôn. Tôi sợ chàng quá vui với họ nên sai Đại An Nhi tới mời về cho sớm. Trác Nhị Thư hồi này bệnh tình một ngày thêm nặng, chàng cũng nên lưu tâm săn sóc.
Tây Môn Khánh vội vào trong thăm Trác Nhị Thư rồi cả ngày hôm đó ở nhà.
Thời gian qua mau, thấm thoắt đã tới trung tuần tháng Mười. Một hôm, Tây Môn Khánh ngồi tại phòng khách, đang gọi gia nhân đi mời lang y tới coi mạch cho Trác Nhị Thư thì Ứng Bá Tước tươi cười bước vào. Đôi bên vái chào rồi an vị. Ứng Bá Tước nói:
Chẳng hay bệnh tình tẩu tẩu ra sao ?
Cứ mỗi ngày một nặng thêm, chẳng biết làm sao cho khỏi. Đoạn hỏi:
Hôm đó mọi người vui vẻ không ? Tới chừng nào mới về ? Ứng Bá Tước đáp:
Vì Ngô Đạo quan hết sức lưu giữ nên mãi tới quá canh hai mới giải tán. Tôi say gần chết, đại ca về nhà sớm mà lại hay.
Tây Môn Khánh lại hỏi:
Hôm nay nhị đệ đã ăn cơm chưa ?
Ứng Bá Tước không tiện đáp là chưa ăn, nên chỉ nói:
Thì đại ca thử đoán xem. Tây Môn Khánh bảo:
– Chắc ăn rồi.
Ứng Bá Tước che miệng cười:
Như vậy là đoán sai rồi. Tây Môn Khánh cười:
Đồ quỷ, chưa ăn thì nói là chưa ăn, còn nói lôi thôi làm gì. Đoạn gọi gia nhân dọn cơm rượu ra.
Ứng Bá tước cười bảo:
Đáng lẽ là tôi ăn cơm rồi, nhưng vì có một chuyện hay lắm, phải vội tới nói đại ca nên chưa kịp ăn đó.
Tây Môn Khánh hỏi:
Chuyện gì mà hay với không hay ?
Ứng Bá tước đáp:
Thì cũng là chuyện hôm trước Ngô Đạo quan nói về con nghiệt súc ở núi Cảnh Dương đó. Hôm qua con nghiệt súc bị một người dùng võ thuật hạ rồi.
Tây Môn Khánh nói:
Nhị đệ lại nói chuyện bá láp rồi, tôi không tin như vậy.
Ứng Bá tước nói:
Đại ca không tin thì để tôi xin nói rõ cho đại ca nghe. Người dũng sĩ tay không giết hổ đó họ Võ, tên Tòng, là con thứ nhì trong gia đình. Ngày trước tị nạn tại trang trại của Tử Đại quan nhân. Sau dó thì bi.
Bệnh. bệnh khỏi thì ra đi nói là tìm anh ruột của mình:
Lúc người dũng sĩ họ Võ đi ngang Cảnh Dương thì thình lình gặp hổ, bèn dùng quyền cước đánh chết mãnh hổ. Ứng Bá Tước vừa nói vừa vung tay vung chân, cứ như là chính mình đã hạ mãnh hổ vậy. Tây Môn Khánh bảo:
Nếu vậy thì ăn cơm xong, mình thử tới coi.
Ứng Bá Tước nói:
Đại ca à, hay mình đi ngay đi, rồi có đói thì ghé cao lâu tửu điếm nào ăn uống sơ sài cũng được.
Chưa nói xong thì đã thấy Lai Hưng bưng cơm ra. Tây Môn Khánh bảo Lai Hưng:
Vào thưa với nương nương là khỏi cần lo cơm nước gì, rồi ngươi dem quần áo ra đây cho ta.
Thay quần áo xong. Tây Môn Khánh nắm tay Ứng Bá Tước mà đi. Giữa dường gặp Tạ Hy Đại. Ta.
Hy Đại cười hỏi:
Hai ca ca đi coi vụ đánh hổ phải không ?
Tây Môn Khánh đáp:
– Phải.
Tạ Hy Đại nói:
– Đường bây giờ đang tắc, đi không được đâu.
Do đó mấy người bèn vào một quán rượu bên đường gọi rượu uống. Lát sau bỗng nghe ngoài đường ồn ào tiếng nhạc ngựa và tiếng trống, mọi người ùa ra coi, thì ra đó là đám rước người có công đánh hổ. Đi trước là lính huyện, rồi tới một tráng sĩ cưỡi ngựa bạch. Tây Môn Khánh biết đó là người đánh hổ, bèn đưa tay chỉ mà bảo:
Các đệ coi, người như thế kia thì đâu phải là có sức bạt sơn cử đỉnh để hạ nổi mãnh hổ.
Mấy anh em vừa uống rượu vừa bàn tán. Nay nói về người tráng sĩ đả hổ, đó là một thanh niên tướng mạo hùng dũng lẫm liệt, thân dài bảy thước, mặt mũi khôi ngô, khoảng hai mươi lăm tuổi, vai hùm lưng gấu, hai mắt như sao. Đó là Võ nhị lang ở huyện Dương Cốc. Trên đường đi tìm anh, Võ nhị lang đã ra tay trừ họa cho dân huyện Thanh Hà. Tri huyện Thanh Hà nghe tin liền cho lính tới đón rước về huyện đường. Tới nơi, Võ Tòng liệng xác hổ xuống sân rồi tiến vào huyện đường, Tri huyện bước ra nghênh tiếp, thấy Võ Tòng tuy khôi ngô tuấn tú nhưng bề ngoài không phải là người có sức mạnh đả hổ. Sau khi được mời ngồi, Võ Tòng kể lại đầu đuôi câu chuyện mình tay không đánh hổ, quan lại nghe xong thảy đều kinh ngạc, kính phục lắm. Tri huyện thân rót ba chung rượu mời Võ Tòng rồi sai xuất kho, lấy năm mươi lạng bạc ra thưởng. Võ Tòng thưa:
Tôi tài hèn sức mọn, nhờ phúc đức của Tướng công mà may mắn trừ được nghiệt súc này, thật không dám nhận công, nên cũng không dám nhận thưởng. Các thợ săn trong huyện đã vất vả nhiều vì nghiệt súc này, xin tướng công lấy tiền đó thưởng cho họ, như vậy lại biểu lộ được cái đức của tướng công.
Tri huyện nói:
Nếu vậy thì xin tùy tráng sĩ chia tiền thưởng cho họ.
Đám thợ săn nghe nói Võ Tòng đánh chết mãnh hổ nên kéo tới đầy sân huyện để chiêm ngưỡng. Võ Tòng bèn chia số bạc năm mươi lạng cho đám thợ săn ngày trước mặt Huyện quan. Huyện quan thấy Võ Tòng nhân đức trung hậu như vậy thì yêu mến lắm, có ý tiến cử, bèn bảo:
Tráng sĩ là người huyện Dương Cốc thì cũng là chỗ lân lý của bản huyện, cho nên ta muốn mời tráng sĩ giữ giùm một chức Đô đầu trong huyện này để giúp ta trừ đạo tặc, chẳng hay ý tướng sĩ ra sao ?
Võ lòng quỳ xuống tạ Ơn mà nói:
Nếu được tướng công thương đến thì muôn đời kẻ hèn này không quên ơn.
Tri huyện mừng lắm, bèn làm văn thư ngay, cử Võ Tòng làm Đô đầu. Các Lý trưởng và những nhà tai mắt trong vùng kéo tới bái kiến Võ Tòng. Võ Tòng cho thết tiệc suốt mấy ngày, tuy có ý định trở về huyện Dương Cốc để tiếp tục tìm anh, nhưng vì đã trở thành một Tuần phủ Đô đầu của huyện Thanh Hà nên đành ở lại. Từ đó xa gần đều nghe danh Võ Tòng.
Trở lại quán rượu bên đường, Tây Môn Khánh uống hơi nhiều nên có vẻ say, ứng Bá Tước thấy vậy bèn bảo:
– Đại ca à, chúng mình về thôi.
Tây Môn Khánh không đáp, chỉ gục xuống bàn mà ngủ. Trong cơn mộng chập chờn. Tây Môn Khánh dường như thấy mình tới một ngôi biệt thự, bên ngoài có đề hàng chữ “Nhất phiên phong tín nhi. Phiên hoa”, bên trong là một vườn toàn kỳ hoa dị thảo, lại có một cái hồ trong đó hoa sen đua hương phô sắc, đặc biệt là có mấy đóa sen màu hoàng kim. Tây Môn Khánh ngạc nhiên lắm, không ngờ trên đời lại có loại hoa sen màu hoàng kim như thế, bèn tự tiện vào hái một bông đem về nhà định kỷ niệm, nhưng đang lúc thò tay hái thì thấy người tráng sĩ đả hổ bước tới gọi, đồng thời vỗ mạnh vào vai. Tây Môn Khánh lạnh toát cả người, bàng hoàng tỉnh mộng. Tây Môn Khánh mở mắt nhìn xung quanh thì biết mình đang ở quán rượu, và hai người bạn vẫn còn đang tiếp tục uống, bèn đem chuyện trong mộng kể lại cho hai bạn nghe, Ứng Bá tước nói:
Mộng này thật lạ, có lẽ phải nhờ mấy vị tăng trong chùa Vĩnh Phúc giải cho mới được.
Tạ Hy Đại nói:
Trời cũng đã muộn rồi, mà tẩu tẩu ở nhà lại đang bệnh, mình nên về đi đã.
Tây Môn Khánh đứng dậy trả tiền rồi chia tay với hai bạn là về.
Về tới nhà, nghĩ lại giấc mộng, Tây Môn Khánh tuy cho là điềm tốt nhưng không giải được, trong lòng cứ nghĩ ngợi buồn phiền. Chợt nhớ tới lời ứng Bá tước định tới chùa Vĩnh Phúc nhờ mấy vị hòa thượng giải mộng thì Trác Nhị thư lại lâm cơn mê sảng.
Nguyệt nương sai a hoàn Ngọc Tiêu ta mời Tây Môn Khánh vào phòng Trác Nhị Thư.
Tây Môn Khánh vội bước vào.
Nguyệt nương nói:
– Hôm nay Tam nương lại mê man.
Tây Môn Khánh bước tới nhìn, biết là bệnh tình trầm trọng hơn nhiều, bèn lấy một tấm danh thiếp, sai Đại An Nhi tới mời Thái y đến chữa trị. Sau đó mũ áo đoàng hoàng cưỡi lừa tới chùa Vĩnh Phúc…
Lại nói về Võ Tòng, một hôm đang tản bộ trên đường thì nghe đằng sau có một người gọi tên mình mà bảo:
Hiền đệ à, hiền đệ đã được cử làm Đô đầu ở huyện này nên không còn nghĩ đến ta nữa chăng ?
Võ Tòng kinh ngạc quay lại, thì không ai xa lạ, chính là Võ Đại, người anh ruột mà bấy lâu nay chàng vẫn ra công tìm kiếm.
Nguyên là Võ Đại từ khi anh em thất lạc, vì gặp buổi gạo châu củi quế nên mới tới đường Tử Thạch trong huyện Thanh Hà, dựng nhà mà ở, kiếm kế sinh nhai, nhưng Võ Đại tướng mạo xấu xí, sức lực yếu đuối nên thường bị người khinh thường kiếm ăn cũng chật vật lắm, bên mình chỉ có đứa con gái mười hai tuổi là Nghênh Nhi. Cha con sống heo hút như vậy được chừng nửa năm thì tiền bạc hết nhẵn, phải tới nương náu tại nhà họ Trương ở phường Đại Nhai. Người trong nhà họ Trương thấy Võ Đại thật thà nên cũng thương tình giúp đỡ nhờ đó Võ Đại có vốn, làm nghề bán bánh để sống qua ngày. Nhà họ Trương thấy vậy càng quý mến, giúp đỡ tận tình. Võ Đại tương đối đã dễ chịu.
Chủ gia đình họ Trương là Trương Đại Hộ, gia tài ức vạn, có cả trăm căn nhà trong huyện, năm đó đã ngoại lục tuần mà dưới gối không một mụn con. Mẹ là Từ thị, lo việc nhà rất nghiêm khắc nên trong nhà không có nữ gia nhân trẻ tuổi. Đại Hộ thường đấm nghe than rằng:
Tôi ngần này tuổi rồi, một mụn con không có, trai không có mà gái cũng không, gia tài ức vạn cũng chẳng làm gì.
Người mẹ bảo:
Nếu vậy thì để mua mấy a hoàn tập cho chúng hát xướng đàn ca ngày đêm hầu hạ cho bớt phiền muộn.
Đại Hộ mừng lắm, tạ Ơn mẹ. Mấy hôm sau, người mẹ nhờ mai mối mua cho Đại Hộ hai a hoàn tre? đẹp, một người tên là Phan Kim Liên, người kia tên là Bạch Ngọc liên. Ngọc liên khéo léo nhiều tài. Kim Liên là con gái của Phan Tài ở ngoài cửa Nam, từ nhỏ dã có nhan sắc hơn người, lại có đôi bàn chân nhỏ bé rất xinh. Sau khi cha chết, người mẹ nghèo khổ quá, nên từ năm chín tuổi Kim liên đã bị mẹ bàn vào phu? Vương Chiêu Tuyên. Tại đây Kim Liên được học đàn hát lại được học cả chữ nghĩa. Kim Liên chỉ mới mười ba, đã tỏ ra quyền biến lanh lợi, giỏi âm nhạc, khéo trang diềm, rành việc nữ công may vá, viết chữ, đọc được sách, cử chỉ yểu điệu, biết quyến rũ người khác. Đến năm nàng mười lăm tuổi thì Vương Chiêu Tuyên qua đời, người mẹ mới xin cho nàng ra để bán cho nhà họ Trương với giá ba mươi lạng bạc. Trương Đại Hô. cho cả Kim Liên lẫn ngọc Liên học âm nhạc, Kim liên đã biết sẵn nên học rất mau. Kim Liên học đàn tỳ bà, còn ngọc Liên học đàn tranh. Từ thị rất quí hai người, cho hai người ở chung một phòng, lại thường cấp tiền bạc xiêm y và các đồ trang sức. Nhưng về sau Ngọc Liên từ trần, chỉ còn lại Kim Liên, lúc đó khoảng mười tám tuổi, nhan sắc lồ lộ muôn phần kiều diễm, được Trương Đại Hộ nạp làm thiếp. Nhưng chưa được nửa năm sau thì Đại Hộ lâm trọng bệnh. Kim Liên bị Từ thị hành hạ đánh đập. Đại Hộ biết chuyện, thương lắm, định tìm người đàng hoàng đem Kim Liên gả cho. Người trong nhà đều nói là Võ Đại thực thà trung hậu, nên gả Kim Liên cho Võ Đại. Trương Đại Hộ cho là phải, bèn gọi Võ Đại tới, gả Kim liên cho mà không đòi hỏi một xu, lại còn thêm cho tiền bạc nữa, tính ra cũng ba trăm lạng. Sau đó thỉnh thoảng lại ngầm giúp tiền bạc cho Võ Đại nữa. Ít lâu sau, Đạn Hộ trở bệnh mà chết. Từ thị bèn trục xuất Võ Đại và Kim Liên. Võ Đại tìm tới thuê hai căn nhà của Tây Vương Hoàng Thân ở đường Tử Thạch, sống với nghề làm bánh. Phần Kim l.iên thì từ khi về làm vợ Võ Đại mặt mày xấu xí, tính tình quê mùa chất phát thì ghét lắm thường tìm chuyện cãi cọ, rồi oán trách Trương Đại Hộ cho rằng trong đời hết đàn ông con trai rồi hay sao mà lại đem mình gả cho một người như Võ Đại. Cho hay đàn bà con gái trời cho chút nhan sắc, lại có tính tình lanh lợi, thì đâu có chịu sống yên với người chồng tầm thường. Từ xưa tới nay, giai nhân tài tử được sống bên nhau là điều hiếm có Phần Võ Đại thì cứ chăm chỉ làm ăn, ngày ngày đi bán bánh, đến tối mới về nhà. Kim Liên ơ? nhà một mình thì suốt ngày chỉ nhìn nhan sắc mình trong gương mà than vắn thở dài thương tiếc cho mình.
Âu cũng là thói thường của đàn bà con gái, chẳng nên trách làm gì.
Một hôm, nhân có người gánh hàng xén đi ngang, Kim Liên vén rèm ra gọi mua kim chỉ, mua xong, lại buông rèm xuống mà quay vào nhà. Nào ngờ Tây Môn Khánh đi ngang trông thấy, nhận ngay ra nhan sắc tuyệt trần, liền để ý, nhưng muốn bước tới hỏi thử thì không tiện vì có Ứng Bá Tước cùng đi, không khéo léo thì không thành sự.
Đang lúc trù trừ chưa biết tính sao thì một người đàn bà từ nhà kế bên bước ra, đó là Vương ma ma.
Vương ma ma gọi:
– Ứng nhị thúc! Đi đâu vậy ?
Ứng Bá Tước biết rõ tâm sự của Tây Môn Khánh, nhưng chưa biết tìm cách nào để giúp, chợt nghe gọi, quay lại nhận ra Vương ma ma thì vui mừng hỏi ngay:
Nhà bên cạnh đây là của ai vậy ? Tên tuổi nghề nghiệp thế nào Vương ma ma đáp:
Nhà bên trái nhà tôi là của người họ Trương, có con trai làm việc trong huyện, gia đình chừng bảy tám người, gia pháp nghiêm ngặt lắm. Nhị ca có quen biết họ Trương chăng ?
Ứng Bá tước bực mình nói:
Còn nhà bên này thì sao ?
Nhà bên này là của một người buôn bán, nhị gia hỏi làm gì? Ứng Bá Tước nói bừa:
Nhà đó hình như của Vương Hoàng Thân, tôi có người bạn cũng muốn thuê nhà của Vương Hoàng Thân, nên muốn hỏi giá cả như thế nào.
Vương ma ma nói:
Thì nhà đó là của Vương Hoàng Thân rồi, cả huyện Thanh Hà này ai lại không biết. Nếu muốn hỏi giá cả thuê nhà thì để tôi hỏi cho rồi hôm nào tôi tới cho biết.
Ứng Bá Tước hỏi tiếp :
Nhà đó buôn bán, nhưng mà buôn bán gì vậy ? Sao suốt ngày cứ buông rèm kín mít như thế ? Lại chẳng thấy bóng người nào cả.
Vương ma ma nói:
Chuyện người ta thì mặc người ta, để tâm làm gì ?
Nói xong quay vào nhà. Ứng Bá Tước thấy Vương ma ma không chịu nói về người thiếu nữ vừa rồi thì trong lòng nghi hoặc lắm, bèn cùng Tây Môn Khánh tiếp tục đi. Cũng lúc đó Võ Đại đi bán bánh trở về, từ xa thấy ứng Bá Tước đứng nói chuyện với Vương ma ma. Lúc Võ Đại tới gần thì ứng Bá Tước cũng vừa bỏ đi. Võ Đại lấy làm lạ lắm. Ứng Bá Tước và Vương ma ma thì không thấy Võ Đại.
Vào tới nhà, Võ Đại càng sinh nghi, bèn bàn tính với vợ là dọn nhà đi nơi khác. Kim Liên nói:
Ở đây thuê mướn chật hẹp cũng bất tiện, chi bằng gom góp tiền bạc mua một căn nhà đàng hoàng mà ở cho người ngoài khỏi khinh khi.
Võ Đại nói:
Làm gì có tiền bây giờ ?
Chàng là thân đàn ông mà không kiếm ra tiền. Thôi, mấy thứ trang sức của tôi đó, đem cầm đi mà lấy tiền, sau này có ăn thì sẽ chuộc lại.
Võ Đại nghe lời vợ, gom góp cầm cố được ít tiền, thuê một căn nhà lầu bốn phòng, ở gần huyện, rất đẹp đẽ yên tĩnh. Sau khi dọn tới nhà mới, Võ Đại lại vẫn tiếp tục bán bánh. ít lâu sau thì Vương ma ma cũng dọn tới ở nhà kế bên, lại trở thành hàng xóm của Võ Đại như trước.
Tình cờ hôm nay Võ Đại gặp lại em ruột mình. Anh em gặp nhau mừng rỡ khôn xiết.
Võ Đại mời em về thà, lên lầu nói chuyện, lại gọi vợ ra gặp mặt, đoạn nói với vợ:
Người dũng sĩ tay không đả hổ tại núi Cảnh Dương ngày trước, chính là em của chúng ta đây.
Hiện nhị đệ đang sung chức Đô đầu. Kim Liên chắp tay nói với Võ Tòng:
Xin chào thúc thúc, chúc thúc thúc vạn phúc.
Võ Tòng cũng vội thi lễ, cúi gập người mà vái. Kim Liên bước tới đỡ Võ Tòng dậy mà bảo:
Xin thúc thúc tự nhiên để tôi khỏi mang tội. Võ Tòng vội quỳ ngay xuống nói:
Xin tẩu tẩu nhận lễ ra mắt của tôi.
Hai người cứ dùng dằng rồi cả hai đều quỳ xuống lạy nhau. Sau đó, Nghênh Nhi đem trà ra. Anh em Võ Đại, Võ Tòng uống trà trò chuyện. Võ Tòng thấy nhan sắc chị dâu mình thì không được yên lòng. Lát sau, Võ Đại ra phố mua đồ ăn để làm tiệc đãi em. Võ Tòng ở lại trên lầu, bỗng nghe tiếng Nghênh Nhi khóc dưới nhà, vội xuống hỏi: – Sao cháu khóc vậy ?
Nghênh Nhi không đáp, chỉ nhìn Kim Liên. Kim liên nói:
Thúc thúc không biết, con súc sinh này hư lắm, lại được ca ca của thúc thúc nuông chiều nên không biết sợ ai, tôi nói nó cũng chẳng thèm nghe.
Võ Tòng bảo:
Tẩu tẩu cũng chẳng nên trách mắng cháu. Cháu nó còn nhỏ, mà ca ca tôi không có con trai, chỉ có mụn con gái dó là niềm an ủi mà thôi.
Kim Liên nói:
Thúc thúc không biết đấy thôi, có phải là tôi đánh nó đâu, chẳng là hồi nãy tôi sai nó sang bên Vương ma ma cạnh đây mượn cái bình rượu về để mua rượu mời thúc thúc, vậy mà nó lơ đễnh thế nào, làm vỡ ngay cái bình rượu của người ta. Cũng may là tôi với Vương ma ma là chỗ thân tình chứ không thì phải đền cho người ta rồi.
Võ tòng nói:
Nếu vậy thì thôi, có gì phải nói nữa.
Đoạn bước ra cửa đứng chờ anh, rồi nhân đó định dạo bước xem phố xá loanh quanh, nhưng Kim Liên đã bước theo nói:
Xin nhị thúc đừng đi đâu, nhà tôi đi mua đồ ăn cũng sắp về rồi đó. Võ Tòng quay lại nói:
Tôi cũng chỉ định đi loanh quanh đây mà thôi. Cũng lúc đó, Vương ma ma từ bên cạnh chạy ra hỏi Kim Liên:
Vị này là ai vậy, có phải là thân thích của đại gia bên nhà chăng ?
Ma ma à, đây là em ruột của đại gia tôi, mới sung chức Đô đầu đó Vương ma ma nói:
Thảo nào tướng mạo đường đường, oai phong lẫm liệt, nhưng sao anh em ruột mà khác nhau một trời một vực như vậy ?
Võ Tòng quay lại nhìn thẳng vào Vương ma ma Vương ma ma cúi đầu mà quay vào nhà. Võ Tòng thấy Vương ma ma có vẻ gian xảo, bèn hỏi Kim liên:
Người đàn bà vừa rồi có phải là Vương ma ma ở kế bên chăng ?
Phải đó Đang nói chuyện thì Võ Đại mua rượu thịt về tới, đưa cho vợ bảo làm tiệc mau mau. Kim Liên nói:
Một mình tôi làm sợ không kịp, có lẽ nên cho Nghênh Nhi sang mời Vương ma ma qua đây làm giúp, rồi mời Vương ma ma dùng tiệc luôn cho vui.
Võ Đại nói:
– Vậy cũng được.
Rồi tự mình chạy sang nhờ Vương ma ma.
Tiệc làm xong, cho dọn tại cái bàn lớn trên lầu rồi mời Võ Tòng ăn. Bữa tiệc rất thịnh soạn. Vương ma ma thấy cái bình rượu mình cho mượn bị vỡ một miếng nhỏ bèn hỏi Kim Liên:
Cái bình rượu sao lại thế này ? Kim Liên nói:
Cũng tại cái con súc sinh nhà này đó, thôi để cha nó kiếm cái khác đền cho ma ma. Nói xong hâm rượu, tự tay mang lên lầu. Võ Đại mời em ngồi đối diện với mình. Võ Tòng hỏi:
Cháu Nghênh Nhi đâu ?
Võ Đại nghe hỏi, đang định gọi con thì Kim Liên đứng bên nói:
– Chắc nó lại ra đường chơi rồi chứ không đâu.
Hôm nay nhị đệ chắc rảnh rang, xin cứ uống rượu thật tình. Võ Tòng đáp:
Chỉ sợ trong huyện có chuyện gì cần mà thôi.
Anh em vừa ăn uống vừa chuyện trò. Võ Tòng ăn uống no say rồi nói:
Thôi tôi cũng đủ rồi, xin để hôm khác tới thăm ca ca và tẩu tẩu Nói xong đứng dậy cáo từ. Vợ chồng Võ Đại đưa tiễn Võ Tòng ra tới đường. Võ Đại bảo:
Nhị đệ cũng nên năng tới đây với tôi, anh em mình trò chuyện, chẳng gì cũng là ruột thịt. Vả lại nhị đệ bây giờ đường đường là một vị Đô đầu trong huyện này, hàng xóm láng giềng biết tôi là anh ruột của nhị đệ thì cũng phải nể vì.
Võ Tòng vâng lời rồi cáo từ mà về…