Hôm đó Tây Môn Khánh bị đánh mấy cái nhưng đổi lại được trăm lạng bạc của Tử quan nhân thì vui mừng lắm. Về tới nhà còn thấy Hoa Tử Hư nghe xong vỗ tay khen ngợi rồi nói:
Đại ca đã mất công khó để lo cho tôi, ngày khác tôi xin tạ Ơn. Tây Môn Khánh gạt đi:
Chỗ anh em mà nói chuyện ơn nghĩa làm gì.
Nói xong cởi quần áo trả lại Hoa Tử Hư. Hoa Tử Hư thay xong thì nói:
Trời cũng chiều rồi, tôi xin cáo từ, ngày mai sẽ sang gặp đại ca. Tây Môn Khánh tiễn bạn ra cổng rồi quay vào. Nguyệt nương nói:
Bệnh tình Trác Nhị Thư xem ra nguy kịch rồi, sợ không qua khỏi đêm nay.
Hôm trước Hoa Nhị nương sang đây chơi là do tự ý hay do nàng mời ? Nguyệt nương đáp:
Tôi không mời thì đâu người ta có chịu sang đây ? Mấy hôm trước tôi nghe nói vợ chồng họ Hoa thường có chuyện xích mích, Hoa Nhị nương buồn rầu sinh bệnh nên mới sai Nghênh Xuân mời sang đây nói chuyện giải khuây. Còn từ nay thì có thể Nhi nương tự ý sang đây trò chuyện.
Tây Môn Khánh lại hỏi:
Tiền bạc trong nhà đều do Hoa Tử Hư quyết định, nàng thấy thế nào? Hoa Nhị nương có phải là người giỏi quán xuyến gia đình không ? Nguyệt nương đáp:
Hoa Nhị nương là người đảm đang cần mẫn làm, còn tiền bạc trong nhà do người chồng quyết định là phải rồi. Tây Môn Khánh nói vài câu nữa rồi vào trong thăm Trác Nhị Thư. Trác Nhị Thư thấy Tây Môn Khánh thì hai hàng nước mắt ròng ròng, không nói được gì. Tây Môn Khánh thương xót lắm, bèn an ủi:
Nàng cứ an tâm dưỡng bệnh. Hôm trước Thái y nói là không có gì đáng ngại cả. Lát sau Tây Môn Khánh qua bên phòng Lý Kiều Nhi rồi ngủ tại đó. Sáng hôm sau, Tây Môn Khánh ngủ dậy thấy khoan khoái trong người, mấy chỗ bị đánh hôm qua không còn đau nữa, bèn gọi Lai Bảo vào, dặn dò lo việc tang ma cho Trác Nhị Thư trước đi, sợ tới lúc nàng từ trần thì không lo kịp. Vừa dặn dò dứt lời thì Ứng Bá Tước tới. Tây Môn Khánh hỏi:
Có biết chuyện Từ quan nhân hôm qua không ? Ứng Bá Tước đáp:
Tôi chẳng biết gì hết, mà chuyện gì vậy ? Tây Môn Khánh đang định kể lại thì Ứng Bá Tước đã bảo:
Khoan đã, khoan đã ! Tôi có tin mừng tới báo cho đại ca đây Tây Môn Khánh ngạc nhiên:
Tin mừng gì vậy ? Ứng Bá Tước đáp:
Thì chuyện giấc mộng của đại ca đó. Thế mới biết Thích hòa thượng và Đạo Linh Tử đoán đúng thật. Tây Môn Khánh hỏi:
Nhưng mà chuyện như thế nào ? Ứng Bá Tước bèn kể hết lại lời của Vương bà hôm trước. Tây Môn Khánh vỗ bàn cho là lạ, rồi bảo:
Giấc mộng cũng linh nghiệm mà bói toán cũng linh nghiệm thật. Ứng Bá Tước nói:
Mụ họ Vương này lại là tay mai mối nổi tiếng nữa. Đại ca chịu khó bỏ tiền ra thì lo gì người đẹp trong mộng không ở trong tay ?
Tây Môn Khánh hỏi:
Bây giờ thì nàng ở đâu ?
Ứng Bá Tước đáp:
Cái đó thì tôi chưa hỏi. Tây Môn Khánh gắt:
Sao lạ vậy ? Chưa biết người ta ở đâu mà đã tới đây nói trời đất cứ làm như là gặp
người ta rồi không bằng.
Ứng Bá Tước cụt hứng:
Thì hỏi Vương bà là biết chứ gì, nếu đại ca không bận thì mình tới Vương bà ngay bây giờ. Đại ca tính sao ?
Tây Môn Khánh đáp:
Trác Nhị Thư đang gần đất xa trời, làm sao mà bỏ đi được?
Ứng Bá Tước nói:
Nếu nhị tẩu quả không có phần thì đại ca giữ lại cũng không được. Chi bằng bây giờ đại ca rảnh rang, nên tới hỏi Vương bà thì hơn.
Nói xong bèn kéo Tây Môn Khánh đứng đậy. Tây Môn Khánh bảo:
Có đi thì cũng để cho tôi thay quần áo đàng hoàng chứ, làm gì mà như đi ăn cướp vậy ?
Nói xong mặc áo đẹp, đội khăn thêu hoa rồi theo Ứng Bá Tước…
Trong khi đó Trác Nhị Thư thình lình trở bệnh nặng rồi mê man, lại la lên rằng:
Đây là đâu ? Tại sao lại đem tôi tới đây ?
Sao vậy ? Thấy chuyện gì mà la hét vậy ? Trác Nhị Thư tỉnh dậy hốt hoảng đáp:
Thấy gió thổi, mây kéo đen nghịt, trời đất thảm đạm, tiếng dế kêu vang bốn bề. lại nghe như tiếng ma quỷ khóc. Rồi có một người dẫn tôi tới một nơi lạ lắm, bên trên có một vị vua đầu vịt mình thỏ, xung quanh toàn là ma quỷ, quỷ đực quỷ cái, ma mới ma cũ thi nhau kêu réo khóc than, tiếng khóc chen nhau như ong vỡ tổ. Rồi lại chợt thấy đất trời u ám trong nhà chỉ có ngọn đèn le lói, rồi có một người đứng khóc trông tựa như Đại quan nhân của chị em mình. Nguyệt nương hỏi tiếp:
Rồi còn thấy gì nữa không ? Trác Nhị Thư hổn hển đáp:
Còn đến một nơi lâu đài rực rỡ nhà cửa nguy nga, có hoa thắm liễu xanh, chim chóc hót vui trong gió, bên thềm là những đóa hoa hải đường lộng lẫy đua tươi. Thật đúng là cảnh thần tiên có gió thoảng mây bay có tiếng đàn sáo tiếng ca hát dặt dìu. Nguyệt nương lại hỏi:
Có nhớ bài hát thế nào không ? Trác Nhị Thư nhắm mắt lại nói:
Chỉ nhớ được vài câu như:
Sắc đẹp cũng vô duyên Vị ngon nhiều khi độc Khá thương cho người đời Vào hết Tiêu Hồn Ngục.
Nguyệt nương vẫn hỏi:
Rồi còn thấy gì nữa không ? Trác Nhị Thư mở mắt ra đáp:
Lại có một người nữa ngồi trong nhà hát rang:
Sen đẹp khoe trong gió nhẹ Hương mê như muốn mê hồn Tiền bạc giàu sang cũng hết
Mười năm giấc mộng Dương Châu. Sau đó thì không thấy gì nữa. Nguyệt nương bảo:
Kể cũng lạ thật, tôi cứ tưởng là nhị muội tâm thần hoảng hốt mà mê sảng, nào ngờ lại là cơn mộng như thế. Thôi, muội muội cứ an lòng tĩnh dưỡng, chờ gia gia về rồi sẽ mời đạo sĩ tới trừ tà ma. Trác Nhị Thư lại ngơ ngác hỏi:
Tôi đang ở đâu đây ?
Nguyệt nương đáp:
– Thì muội muội đang nằm trên giường trong nhà đây này.
Lý Kiều Nhi nghe Trác Nhị Thư nói toàn chuyện ma quái thì dựng tóc gáy đứng im không nói tiếng nào, sau đó theo Nguyệt nương ra khỏi phòng. Tới ngoài gặp Đại An chạy vào thưa:
Có Phó nhị thúc tới để lo việc hậu sự theo lời gia gia đã dặn, gia gia và Ứng nhị gia đi chưa về, Phó nhị thúc muốn gặp Đại nương.
Nguyệt nương bảo:
Người ra hỏi Phó nhị thúc là mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi chưa, rồi nói cứ chờ, chắc gia gia cũng sắp về tới.
Đại An vâng lời bước ra … Trong khi đó, trên đường đi tới nhà Vương bà, Tây Môn Khánh hỏi:
– Tiệm nước của Vương bà ở đâu ?
Lúc đó cũng gần tới trước huyện, Ứng Bá Tước trỏ về phía trước mặt:
– Kìa kìa, đại ca không thấy hay sao ?
Tới nơi, hai người bước vào, Vương bà đang ăn cơm trưa. Ứng Bá Tước thấy vậy bảo:
Bà đang ăn cơm đấy à ? Thôi để chúng tôi qua bên quán Đại Hòa Lâu bên kia uống chén rượu rồi trở lại mình nói chuyện.
Tây Môn Khánh bảo:
Từ đây tới Đại Hòa Lâu cũng không gần gì, mình nên vào một quán rượu nào gần đây thì hơn.
Hai người bèn vào một quán rượu cách đó mấy nhà, uống rượu nói chuyện vãn. Lát sau Tây Môn Khánh đứng dậy trả tiền rồi kéo Ứng Bá Tước đi loanh quanh giết thì giờ. Ở đời thật lắm chuyện tình cờ, mà có tình cờ thì mới có chuyện, cho nên thình lình Tây Môn Khánh trông thấy Kim Liên đang đứng trước cửa nhà. Kim Liên thấy Tây Môn Khánh nhìn mình bèn buông tấm mành cửa xuống rồi định qua vào nhà.
Nhưng Tây Môn Khánh đã đi sát tới nơi, tấm mành được buông vội xuống không ngờ lại đụng vào đầu Tây Môn Khánh. Kim Liên thấy vậy lúng túng không biết nói sao, chỉ đứng không lại mà mỉm cười Ứng Bá Tước nhận ra Kim Liên, cũng sững sờ không biết nói gì. Tây Môn Khánh lặng ngắm Kim Liên, thấy nàng quả là trang giai nhân tuyệt thế, mặt tươi như hoa, da mịn như phấn. Đôi má hồng hào, làn tóc đen dài buông xõa sau lưng, đôi mày cong vút lên như vành trăng, đôi mắt trong xanh gợn sóng, chiếc mũi xinh nhỏ càng làm tăng vẻ thanh tú của gương mặt, chiếc lưng ong nhỏ nhắn yêu kiều… Tây Môn Khánh còn đang say sưa thì Kim Liên đã thỏ thẻ:
Tôi lỡ tay, xin quan nhân tha lỗi cho. Tây Môn Khánh đưa tay xốc lại khăn trên đầu rồi đáp:
Thưa không sao, xin nương tử chớ bận lòng. Ứng Bá Tước thấy Tây Môn Khánh mê mẩn tâm thần trước Kim Liên, sợ giữa đường giữa sá khó coi, bèn kéo đi rồi kề tai nói nhỏ. Tây Môn Khánh mừng lắm, cùng Ứng Bá Tước tới thẳng nhà Vương bà. Vương bà đon đả:
Hôm nay sao quan nhân lại giáng lâm tới chốn nghèo hèn này vậy ? Tây Môn Khánh đáp:
Tôi nhờ Ứng nhị gia dẫn tới đây là có việc muốn nhờ bà ra tay giúp cho đấy. Vương bà cười:
Có gì mà quan nhân dạy quá lời như vậy ? Nói xong mời hai người ngồi rồi trót trà đem tới. Ứng Bá Tước nói:
Đại ca à, tấm mành buông trúng đầu đại ca hôm nay là điềm tốt đấy, việc này nhất định phải thành. Tây Môn Khánh cười rồi bảo Vương bà:
Xin bà ngồi xuống đây, cho tôi hỏi một chút. Người con gái ở ngay cạnh đây là ai vậy ? Vương bà cười đáp:
Ứng nhị gia đã hỏi tôi như vậy bao lần rồi, nay Đai quan nhân lại hỏi nữa. Nhưng hỏi mà làm gì ?
Cô ta là em gái của Diêm La Đại Vương, là con của Vương Đạo Tướng quân, và đã gái có chồng rồi.
Ứng Bá Tước khó chịu:
Tây Mồn Đại quan nhân và tôi tới đây là để nói chuyện đứng đắn, bà đừng nên đùa giỡn như thế.
Vương bà nghiêm nét mặt rồi bảo:
Đại quan nhân không biết gia đình đó hay sao ? Chồng cô bán bánh tại huyện này bao nhiêu năm nay rồi đó.
Tây Môn Khánh hỏi:
Tức là Từ Tam bán bánh tiêu phải không ?
Vương bà xua tay:
Không phải, Đại quan nhân thử đoán xem. Tây Môn Khánh nói:
Hay chồng nàng là Lý Tam ? Lý Tam cũng bán bánh. Vương bà lại xua tay:
Cũng không phải, Lý Tam thì ai chẳng biết.
Ứng Bá Tước nói:
Hay là Lưu tiểu nhị ? Vương bà lắc đầu cười:
‘ – Lại càng không phải nữa, xin đoán thêm coi. Tây Môn khánh nói:
Chúng tôi không đoán nổi đâu ?
Nếu thế thì để tôi nói vậy. Chồng nàng là Võ Đại lang, nghề bán bánh. Tây Môn Khánh giậm chân:
Có phải là Võ Đại mà ai cũng chê lùn xấu phải không ?
Đúng đó. Ứng Bá Tước than:
Thật khổ cho nàng biết bao, rõ là hạt ngọc để ngâu vầy. Vương bà cười:
Thì ông trời khéo bày trò éo le như vậy đó, chứ giai nhân sánh với tài tử, anh hùng sánh với thuyền quyên thì còn nói chuyện gì nữa. Tây Môn Khánh hỏi:
Tiền trà nước bao nhiêu đây ? Vương bà gạt đi:
Ôi dào, có đáng bao nhiêu, cứ để đó rồi hôm nào tính cũng được.
Ứng Bá Tước hỏi:
– Vương Triều con trai bà đi đâu rồi ? Vương bà đáp:
Nó từ nhỏ cứ ở nhà, hôm nay mới theo một người khách ở vùng Giang Hoài, bây giờ thì nó đi rồi.
Tây Môn Khánh bảo:
Sao không cho nó đến ở với tôi? Nó coi bộ cũng lanh lợi lắm. Vương bà nói:
Nếu được Đại quan nhân nâng đỡ cho thì còn nói gì. Tây Môn Khánh bảo:
Thôi được, cứ để nó về rồi tính. Nói xong đứng dậy cảm ơn rồi bước ra. Ứng Bá Tước theo sau. Ra tới đường, Ứng Bá Tước bảo:
Bây giờ thì sao ? Tôi đã tìm đúng người trong mộng cho đại ca rồi đó, từ nay đại ca nên nhờ Vương bà lo liệu. Hôm nay thì đại ca cho tôi về nhà trước, Tạ Hy Đại đang chờ tôi ở nhà để lo một việc. Tây Môn Khánh hỏi:
Tạ Hy Đại chờ, tức là sắp đi đánh bạc chứ gì ? Ứng Bá Tước nói:
Đâu phải, chuyện làm ăn đàng hoàng mà. Nói xong chia tay mà về. Tây Môn Khánh nghĩ ngợi giây lát rồi quay trở lại đứng trước cửa nhà Vương bà, nhìn xéo sang nhà Võ Đại. Vương bà biết nhưng cứ lờ đi, sau sợ bất tiện bèn chạy ra cười hỏi:
Kìa, Đại quan nhân chưa về sao ? Xin mời vào ăn cái gì cho đỡ đói, có canh ngon lắm. Tây Môn Khánh bước vào bảo:
Cũng được, canh chua chua một chút thì ngon.
Nói xong ngồi xuống. Vương bà vào múc canh đem ra. Tây Môn Khánh nhìn qua rồi bảo:
Bà nấu canh ngon lắm, trong nhà còn nhiều không ? Vương bà đáp:
Tôi ngần nầy tuổi, một đời chuyên nghề mai mối, nên cũng đã tác thành cho người ta nhiều rồi.
Tây Môn Khánh cười bảo:
Tôi hỏi bà là canh còn nhiều không thì bà lại trả lời đã làm mối nhiều rồi, thật là ông nói gà, bà nói vịt.
Vương bà cười:
À, canh thì còn nhiều, mà mai mối thì cũng còn nhiều. Tây Môn Khánh bảo:
Nếu vậy thì tôi nhờ bà làm mối cho tôi một người được không ? Nếu việc xong xuôi thì tôi xin tạ Ơn xứng đáng.
Vương bà giả vờ:
Chết, Đại quan nhân nói đùa hay sao ? Tôi làm mối cho Đại quan nhân để cho Đại nương ở nhà chửi tôi à, lúc đó thì tôi còn mặt mũi nào.
Tây Môn Khánh nói:
Đại nương nhà tôi tính tình cao thượng, hiền hậu, hiện trạng nhà cũng có mấy người thiếp, nhưng chẳng có người thật sự vừa ý tôi. Nếu bà đã giỏi mai mối thì xin giúp tôi một phen, có thể tới nhà tôi nói chuyện cũng được.
Vương bà nói:
Hôm trước có một người xứng đáng lắm, nhưng không biết Đại quan nhân có ưng không.
Tây Môn Khánh nói:
Người nào vậy ? Nếu quả là tuyệt đẹp mà việc thành thì tôi xin hậu tạ xứng đáng. Vương bà nói:
Cô ta tài sắc vẹn toàn, chỉ phải cái hơi lớn tuổi một chút. Tây Môn Khánh bảo:
Người xưa thường nói “bán lão giai nhân tình càng đậm”, có lớn một vài tuổi cũng chẳng sao.
Nhưng cô ta năm nay bao nhiêu tuổi ? Vương bà đáp:
Cô ta sanh năm Qúy Hợi, tức là tuổi con lợn, tức là năm nay “chín mươi ba tuổi” rồi. Tây Môn Khánh cười:
Bà này thật khéo khôi hài, chuyện gì cũng có thể cười giỡn được.
Nói xong đứng dậy định ra về. Lúc đó cũng gần tối, Vương bà thắp đèn lên để tiễn chân khách. Tây Môn Khánh bước ra cửa, cuốn bức mành lên rồi nhìn sang nhà Võ Đài. Trầm Đại quan từ trong huyện nhìn ra thấy Tây Môn Khánh liền bước sang nói:
Tây Môn Đại quan nhân đấy à ? Giờ này sao còn ở đây ? Hồi sáng tôi có tới nhà nhưng không gặp, thật uổng công quá.
Tây Môn Khánh hơi thẹn, bèn hỏi:
Chuyện đó ngài lo xong chưa ? Trầm đại quan nói:
Xong từ lâu rồi, xin Đại quan nhân đợi tôi một chút, tôi đem bạc ra đưa luôn cho tiện. Nói xong chạy vội về nhà, lấy số bạc và tờ cam kết của Từ quan nhân đưa cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh thưởng cho Trầm Đại quan mười lạng. Trầm Đại quan cảm ơn rồi cáo từ. Tây Môn Khánh lại đứng nhìn sang nhà Kim Liên, những mong được thấy mặt nàng, nhưng lát sau vẫn không thấy gì, đành đem tiền về. Về tới nhà, Nguyệt nương kể lại mộng mị của Trác Nhị Thư cho chồng nghe. Tây Môn Khánh hỏi:
Bây giờ thì sao?
Thì cứ vào thăm rồi đã. Tây Môn Khánh vào phòng Trác Nhị Thư, mới nhìn đã rơi lệ, không dám đứng lâu sợ thương tâm mà xúe động bèn quay ra. Lúc đó trong phòng mọi người đông đủ Trác Nhị Thư chỉ còn thoi thóp, không nói năng gì được nữa, mắt đã nhắm nghiền.
Ra tới ngoài, Tây Môn Khánh hỏi Đại An:
Phó nhị thúc đã tới chưa ?
Đại An đáp:
Tới hai ba lần rồi, nói là mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, chỉ còn mua một cái mũ thật tốt nữa mà thôi. Chắc lát nữa sẽ trở lại.
Tây Môn Khánh nghĩ thầm:
“Trác Nhị Thư không phải là chính thất, nhưng cũng là thiếp của mình. Phó nhị thúc tính mua mũ quả là chu đáo. Có lẽ nên mua cho nàng một cái mũ lục sắc”.
Hôm sau thì Trác Nhị Thư ra người thiên cổ. Tây Môn Khánh thương cảm khôn nguôi, đưa đám xong, ở nhà suốt mấy ngày liền, không đi tới đâu.
Thấm thoát đã tới ngày “mãn thất” của Trác Nhị Thư, chín người kết nghĩa với Tây Môn Khánh đều sai gia nhân đem đồ lễ tới. Tây Môn Khánh bắt buộc phải cho dọn tiệc. Tới trưa thì cả bọn kéo tới. Ứng Bá Tước nói:
Bệnh của nhị tẩu quả là không qua khỏi được. Tây Môn Khánh bảo:
Nhị ca không được chứng kiến lúc lâm chung của nàng, thương tâm lắm. Hôm nọ tôi vắng nhà, nàng mê sảng nói toàn những chuyện ma quỷ ở âm cung, thật thương tâm hết sức.
Hoa Tử Hư hỏi:
Nhị tẩu có kể lại không ?
– Lúc tỉnh dậy thì có kể lại.
Rồi thuật lại tỉ mỉ từng chi tiết trong cơn mộng của Trác Nhị Thư cho mọi người nghe.
Tạ Hy Đại bảo:
Như vậy thì đủ thấy là có Diêm Vương chứ không phải là không. Cho nên chúng mình cũng nên ăn ở cho có đức để khi chết xuống âm ty khỏi chịu cực hình.
Ứng Bá Tước bảo:
Ôi, hơi đâu tin những chuyện mê sảng của người bệnh làm gì có thật. Tây Môn Khánh nói:
Phải đấy, người sắp chết thường hay nói nhảm, làm sao tin được. Thôi, mình uống rượu đi.
Nói xong mời mọi người ra bàn tiệc dọn trong vườn, vì trong nhà có tăng sĩ và đạo sĩ tụng kinh gõ mõ. Ngoài vườn, bàn tiệc thật ồn ào, tiếng cười tiếng nói vang lên, trái ngược hẳn với khung cảnh buồn bã trong nhà. Lát sau Đại An chạy tới nói nhỏ với chủ:
Hoa Nhị nương sang thăm. Tây Môn Khánh bảo:
Hoa Nhị nương đang ở đâu ? Đại An đáp:
Đang ở trong phòng Đại nương. Tây Môn Khánh uống thêm một chung rượu nữa rồi đứng dậy bảo mọi người:
Xin anh em eứ tự nhiên uống rượu, tôi vào trong nhà có chút việc. Nói xong trở vào phòng Nguyệt nương, thấy Hoa Nhị nương hôm nay đẹp hơn hẳn lần trước, bèn bước tới thi lễ. Hoa Nhị nương cũng đứng dậy đáp lễ. Nguyệt nương sai dọn tiệc vô cùng thịnh soạn, rồi gọi Lý kiều Nhi ra tiếp rượu Hoa Nhị Nương, còn mình thì phải chạy ra chạy vào lo mọi việc. Tây Môn Khánh tự tay rót một chung rượu Kim Hoa đưa cho Hoa Nhị nương mà bảo:
Mời tẩu dùng rượu. Hoa Nhị nương vội đỡ lấy chung rượu mà nói:
Chỗ người nhà cả, xin đại gia cứ để tôi được tự nhiên. Tây Môn Khánh vừa định ngồi xuống cạnh Hoa Nhị nương thì Nguyệt nương vào, bèn đứng dậy nhường chỗ rồi trở ra vườn. Bỗng nghe ngoài cổng có tiếng ồn ào, Tây Môn khánh gọi Đại An, bảo ra xem chuyện gì, Đại An đi ra cổng rồi trở vào thưa:
Không có chuyện gì cả, chỉ có mấy người hát xẩm vừa đi vừa hát xin tiền, rồi trẻ con hàng phố bu theo reo hò, chọc phá mà thôi.
Tây Môn Khánh bảo:
Hôm nay trong nhà có tiệc, có lẽ nên gọi họ vào hát cho vui.
Phải đó, nên lắm. Ứng Bá Tước nói:
Đành vậy, nhưng chỉ sợ bọn này hát thì khó lòng nghe nổi.
Nhưng Tây Môn Khánh đã sai Đại An ra gọi người hát xẩm vào. Người này khăn áo chỉnh tề, chân đi hài đen, trông có vẻ một đạo sĩ hơn là một người hát dạo, mà mặt mũi lại sáng sủa dễ coi. Người này vào tới nơi thì cúi chào rồi đứng đợi. Tây Môn Khánh bảo:
– Sao không hát đi ?
Người này rút ra một ống sáo, thổi lên vài điệu rồi cất giọng hát:
Than cho cảnh phồn hoa Chỉ trong chớp mắt là tiêu ma Đâu còn má đào mày liễu Đâu còn áo cừu may khéo Chỉ còn con oanh đang đứng gọi Núi đã lở rồi ai đỡ được Nghe nói rằng Người thiếu nữ đất Ngũ Lăng lúc trước Bây giờ sống cảnh thê lương Bài hát dứt, Hoa Tử Hư bảo:
Hát bài khác đi. Người nọ hát tiếp:
Kìa ai đua chen trong chốn phong lưu Cái chí bình sinh chỉ là tìm liễu hỏi hoa Tiếng tì bà không còn nữa Chim yến đã chết Ấy cũng bởi lúc xưa tâm địa sài lang Bây giờ thì lâu đài bỏ không, chim phượng đi rồi Đáng thương thay Lòng mê man giấc mộng xuân đầy. Ứng Bá Tước khen:
Hát cũng hay đấy chứ. Người kia lại hát tiếp:
Có một người Lòng như rắn độc, mặt mũi đẹp tươi Gia sản quá nửa là của người Đáng giận thay Túi đã đầy Ý xanh tình đỏ nào ai hay Ứng Bá Tước nổi giận mắng:
Tên kia, sao dám mắng chúng tao ? Nói xong vừa đứng dậy định xông lại đánh thì đã không thấy người hát dạo đâu. Mọi người hoảng sợ dụi mắt mà nhìn Tây Môn Khánh bảo:
Giữa thanh thiên bạch nhật như thế này mà yêu quái dám lộng hành hay sao ? Thật là kỳ lạ, có lẽ phải nhờ các vị tăng sĩ đạo sĩ trừ khử đi mới được. Ứng Bá Tước run sợ nhất, định thần một lúc rồi mới nói:
Lạ thật, rõ ràng là có người đang đứng hát ngay đây mà, rồi làm sao tự nhiên biến mất ? Lạ thật! Hoa Tử Hư nói:
Chưa chắt gì đã phải ma quỷ, có thể là bọn bàng môn tả đạo có thuật phân thân tàng hình đấy mà thôi. Để tôi nhân đây xin kể chuyện này cho các ca ca nghe, cũng kỳ quái lắm. Năm xưa tôi còn nhỏ, bác tôi nói là khối ngọc hổ trong cung vua tự nhiên biến mất. Đó là bảo vật truyền từ bao đời. Nó nặng tới hơn năm mươi cân, được để trên cái xà nhà chạm trổ của nội cung. Cung cấm canh phòng nghiêm ngặt lắm, ai lấy trộm được. Vậy mà sau một thời gian điều tra, tên trộm đã bị bắt rồi bị đem ra hành quyết, nhưng khi đao phủ vung đao sắp chém thì chỉ còn thấy bộ quần áo. Thế có lạ không ? Cho nên theo tôi thì người vừa rồi cũng chỉ là bọn tà đạo đó mà thôi. Bây giờ thì chúng mình tiếp tục uống rượu đi.
Mọi người nghe Hoa Tử Hư nói thì cũng tạm yên lòng, cùng nhau ăn uống như cũ. Tuy nhiên đám gia nhân trong nhà Tây Môn Khánh thì cứ to nhỏ bàn luận không thôi. Bữa tiệc hôm đó kéo dài đến tối mới chấm dứt. Suốt bữa Ứng Bá Tước là người nhiều lời nhất, nhưng sợ hãi trong lòng nên cứ ngồi im lặng uống rượu. Mãi tới lúc mọi người chia tay, Ứng Bá Tước mới nói:
Hôm nay đại ca mệt nhọc, nên đi ngủ sớm, mai mốt tôi tới thăm.
Sau đó mọi người ra về.
Chỉ nội trong ngày hôm ấy, cả hàng phố rồi cả huyện Thanh Hà đều tràn ngập những lời đồn đại về yêu quái trong nhà Tây Môn Khánh. Có người lại bảo rằng đã trông thấy người hát dạo đó tiếp tục đi hát dạo như trước…