Con Duyên dạo này nổi đình nổi đám quá. Nhìn kiểu lên mặt của nó, thú thật tao ghét... bà cố luôn.
An Hoài phì cười:
– Mày lạ thiệt! Từ hồi nào tới giờ, nó là thế ghét làm chi cho mệt.
Bảo Anh dài giọng:
– Xì! Ưa nó mới là mệt.
An Hoài quẹt mũi:
Khối anh chàng mong được mệt vì nó đấy mày.
Ngồi bàn gần cửa ra vào, Mai Duyên đang nói gì chẳng biết mả cả chóm ngồi cùng nó tròn mắt nghe, rồi chúng nó chuyền nhau một xấp hình.
Bảo Anh thắc mắc:
– Lý nào ông Ninh chụp hình nó?
– Sao lại không khi ông ta là chuyên gia săn lùng con gái đẹp.
– Đó là vì công việc nhưng qua cách nói của mày, tao có cảm giác ông Ninh là tay hám gái. Tội nghiệp ổng quá!
An Hoài hất mặt:
– Mày với ông Nguyên lúc nào cũng cùng phe. Nào là Ninh có tài, tốt bụng, dễ gạn... chỉ là những lời khen suông. Thật sự, lão ta như thế nào, tao không biết. Tao hỏi ông Nguyên bảo ''Muốn rõ về ai đó, tự mình phải tìm hiểu".
Môi trề ra, Hoài nói tiếp:
– Xì! Tao đâu dư hơi dữ vậy. Bảo Anh tủm tỉm:
– Lạ thật! Đụng phải ông Ninh là mày như giẫm phải lửa.
An Hoài vuốt tóc:
– Đã nói là tao ghét lão ta ngay cái nhìn đầu tiên mà.
Bảo Anh gục gặc:
– Hiểu... hiểu rồi. Ghét cho khác Mai Duyên, chứ chẳng lẽ hai đứa mày cùng mê.
Hoài trừng mắt:
– Nhảm! Tao không thích mẫu đàn ông mồm mép.
Bảo Anh cười hì hì. Nhìn đằng kia Bảo Anh thấy Duyên đang cầm xấp hình đi về phía mình.
Ngồi xuống trước mặt Hoài, nó chìa hình ra khoe, giọng tỉnh rụi như hai đứa chưa bao giờ giận nhau.
– Tao đã gặp lại sói. Anh chàng năn ní mãi tao mớl đồng ý làm mẫu để anh chàng chụp hết mấy cuộn phim, nói là để quảng cáo xe gắn máy. Tụi bây xem đây mới mà chụp thử mà đẹp ghê chưa.
Bảo Anh bĩu môi:
– Xe đẹp hay mày đẹp?
An Hoài nhìn Duyên trước khi cầm hình.
Cô nhớ tới những câu lấp lửng hôm trước của Ninh và nhếch môi cười.
– Đẹp đấy chứ!
Duyên phỗng mũi khoe tiếp:
– Ninh đã chọn tao cho một đoạn quáng cáo kem chống nắng, tuần sau sẽ đến gặp đạo diễn.
– Chậc! Tao sẽ thành người mẫu chẳng mấy hồi.
Thấy Hoài im lặng, Duyên nói tiếp:
– Nếu mày và Bảo Anh thích, tao sẽ nói một tiếng để Ninh xin cho hai đứa bây vào phim trường xem tao đóng phim.
Bảo Anh xua tay:
– Cám ơn mày? Bọn tao không thích.
Duyên gật gù:
– Cũng phải! Mình được đóng phim mới thích chứ xem bạn bè thì... Tại tao muốn cho tụi bây biết thế nào là phim trường, tụi bây không thích tao sẽ gọi bọn Thu Lan, đâu ê ẩm gì.
Bảo Anh so vai:
– Anh Thuyên nhà tao và anh Nguyên nhà Hoài cũng quen với làm phim, tụi tao muốn xem giờ nào mà chả được.
Mai Duyên bỉu môi:
– Lại nó! Hai ông đó làm gì quen với giới làm phim quảng cáo?
Bảo Anh định nói tiếp, nhưng An Hoài đã bấu nhẹ vào tay, ngầm bâo con bé im. Duyên nhìn Hoài bằng con mắt kẻ cả:
– Ninh hỏi thăm mày nhưng coi bộ dè dặt lắm. Anh ấy rất sợ con gái vừa đanh đá vừa chua ngoa. Cũng tại mày, tao phải giải thích mãi, Ninh mới có cái nhìn khác về mày. An Hoài nóng mặt, cô cố kềm lại bằng cách nhìn hình của Duyên. Trong hình, con bé đang chống tay lên eo, ưỡn ngực, nảy mông trông thật lố lăng. Thế nhưng trong mắt Ninh như vậy là đẹp, là khiêu gợi. Con bé Duyên quyến rũ, hấp dẫn chớ đâu đanh đá, chua ngoa như Hoài. Vậy mà hôm gặp cô ở nhà Bảo Anh, Ninh từng nói:
– ''Em chua lắm, nhưng cũng dễ thương lắm. Anh thích tính cách của em''.
– Hừ! Anh ta đúng là dốl trá. Hoài ghét đúng người rồi.
Bảo ạnh bỗng lên tiếng:
Dè dặt, sợ con gái đanh đá, chua ngoa à! Ông Ninh không phải mẫu người dè dặt, nhát gái đâu!
Mắt Mai Duyên mở to kinh ngạc:
– Mày biết ông Ninh à?
Cười nửa miệng, nhỏ Anh vặn lại:
– Tao nói biết, mày tin không?
Duyên làm thinh, con nhỏ Bảo Anh này lúc nào cũng úp úp mở mở, những lời nó nói hư thật khó lường. Duyên không nên vây vào nó làm chi.
Giọng địu xuống, Mai Duyên nói:
– Tin chứ! Nhưng sao mày quen một người đặc biệt như Ninh?
Bảo Anh dối như thật:
– Cũng như mày. Anh ta chụp hình tao rồi cũng mời tao đóng quảng cáo, nhưng tao đã từ chối.
Mặt Duyên tái đi. Con bé trấn tĩnh lại:
– Tao hiểu! Đóng phim đâu phải chuyện đùa vì có sắc không chưa đủ cần phải có cả tài.
Bảo Anh phản pháo:
– Nếu nói:
''Tài sắc vẹn toàn'' thì thú thật, mày con lâu mới hội đủ. Mà nãy giờ tao đùa thôi. Chớ ông Ninh chưa bao giờ chụp hình tao hết.
Duyên nghe tức lắm, nó rủa thầm Anh trong bụng và ngoe nguẩy đứng dậy.
Bảo Anh lầm bầm:
– Đồ chảnh. Không những chanh mà còn láo nữa. Tao dám cá ông Ninh chả hỏi thăm gì mày qua Mai Duyên hết. Nó bịa chuyện để ra vẻ ta đây cao giá.
An Hoài ấm ức nhìn theo Duyên:
– Nhưng rõ ràng lão Ninh có chụp hình và lăng xê nó.
Bảo Anh nhăn mặt:
– Đã bảo là nghề nghiệp mà! Nếu đạo diễn cần một con bé má lúm đồng tiền cho đoạn quảng cáo gì đó, Ninh phải tìm ra người đúng yêu cầu chứ.
Cười cười nhỏ Anh nói tiếp:
Tiếc rằng đạo diễn không yêu cầu một... em chua ngoa:
An Hoài ngắt ngang:
– Stop được rồi!
Rồi cô hất hàm:
– Quên nữa, mày làm được bao nhiêu thiệp?
Bảo Anh nhịp tay:
– Mười!
– Trời ơi lười thế. Người ta hối kìa!
Bữa nay về tao làm tiếp. OK – Vậy thì về...
Bảo Anh chống tay lên bàn:
– Làm gì mà vội dữ vậy? Tao thấy mày giống mắc nợ bà Nhiệm quá. Coi chừng bị mẹ con bà ta lợi dụng đó.
An Hoài khó chịu:
Mày giỏi nghĩ xấu cho người khác.
– Cô Nhiệm giúp tao không hết, lấy gì mà lợi dụng, hơn nữa anh Phan là bạn thân của anh Hạo, nói vậy lỡ tới tai người ta kỳ lắm.
Bảo Anh uống cạn ly nước cam:
– Chà! Nhắc tới Phan, giọng mày ngọt còn hơn nước cam tao giống nữa.
Nghi ghê...có gì hôn vậy?
– Nghi bậy không hà. Anh Phan có bồ Bảo Anh ra chiều tiếc rẻ:
– Uổng nhỉ!
Rồi con bé rủ:
– Tới nhà tao chơi, chiều về?
– Không được! Thứ bảy mẹ tao ở nhà nấu cơm. Đi lung tung là bị mắng.
Giọng Bảo Anh khơi khan khác:
– Dạo này ba mẹ mày thế nào?
An Hoài ngạc nhiên:
– Vẫn bình thường. Sao mày lại hỏi thế?
Bảo Anh lúng túng:
– Tại có lúc mày hay điện thoại hỏi xem ba tao và ba mày có nhậu chung không...
– Điều này đâu chứng tỏ là ba mẹ tao bất thường:
– Tao hỏi vậy thôi. Mày thắc mắc nhiều quá.
An Hoài nhìn Bảo Anh:
– Chắc mày biết điều gì. Không nói cho tao nghe thì mày là bạn tồi.
Bảo Anh liếm môi:
– Sự thật tao không biết gì hết, nhưng anh Nguyên biết.
Hoài sững sờ:
– Biết gì?
– Mày hỏi ổng đi.
An Hoài làm thinh. Anh Nguyên hay bô lô ba la, nhưng nhìn vậy chớ không phải vậy.
Có những điều cạy miệng ảnh cũng không nói đâu.
Hai đứa ra bãi giữ xe trước,trường. Leo lên xe Bảo Anh dặn dò:
– Khi nói chuyện với anh Nguyên, nhớ đừng nhắc tới tao. ảnh rất ghét con gái lắm điều.
An Hoài nhấn ga xe:
– Tao hiểu mà...
Hai đứa chạy song song một đoạn, Hoài mới rẽ về nhà.
Vào nhà, thấy bà Hằng đang ngồi xem ti vi một mình, Hoài buột miệng:
– Ba đâu mẹ?
Bà Hằng cộc lốc:
– Tao không giữ ổng.
Hoài phụng phịu:
– Con hỏi vậy mẹ cũng quạu.
Mặt bà Hằng giãn ra nhưng giọng vẫn hậm hực:
– Mẹ đang bực đây. Đã tới giờ cơm nhưng nghe di động reo một tiếng là ổng xách xe chạy ngay. Dạo này ổng kỳ cục lắm. Hỏi đi đâu ậm ực không nói, biểu mẹ sao không điên cho được.
An Hoài cười:
– Anh Hạo, anh Nguyên cũng vậy. Mẹ giận làm gì?
Chúng nó còn trẻ, chưa vợ con nên ham chơi. Ba mày đầu hai thứ tóc chã lẽ cũng thế.
An Hoài nghe bà lầm bầm:
– Biết đâu chừng già lại trở chứng.
Hoài vội vàng nói:
– Ai chớ ba không như vậy đâu mẹ ơi!
Bà Hằng nhếch môi:
Trẻ người non dạ biết gì... vào ăn cơm cho xong để tôi còn dọn dẹp An Hoài nhăn mặt:
– Con thay quần áo đã... vả lại còn chờ anh Hạo, anh Nguyên nữa, mẹ đừng hối mà.
Bà Hằng buông từng tiếng:
– Không chờ nữa! Trưa lắm rồi! Thứ bảy dễ gì chúng ăn cơm nhà. Hừ! Cha con có một giuộc thôi! Chán! Chán lắm.
Nhìn mẹ, Hoài thấy lo một nỗi lo mơ hồ. Rõ ràng dạo này bà bẳn tính hắn, đã thế còn hay giận dỗi vô cớ. Hầu như lúc nào mẹ cũng tìm ra được lý do để mắng anh em Hoài. Biết đâu chừng vì chịu hổng nổi nên ba mới hay đi nhậu?
Hoài thở dài anh Nguyên bảo mẹ đang ở tuổi đá buồn nên tết hơn hết là cả nhà phải nhịn, phải chiều ý mẹ để mẹ được vui.
Mẹ có vui trong nhà mới yên ấm.
Điện thoại reo. Chắc một trong hai ông anh của Hoài gọi về bảo không ăn cơm trưa. Hoài khẽ lắc đầu rồi bước xuống cầu thang.
Té ra không phải hai ông tướng gọi về. Mẹ cô đang gào lên trong máy:
– Ai vậy? Ai đùa gì kỳ vậy?
An Hoài ngạc nhiên nhìn mẹ. Mặt bà tái mét rồi đỏ bừng. Bà mắng:
– Đồ vô giáo dục!
Bà gác mát thật mạnh khiến Hoài buột miệng:
– Họ nói gì vậy mẹ?
Bà Hằng hầm hầm:
– Toàn nói bậy nói bạ. Đúng là mất dạy!
Tới bàn ăn, bà bới cơm ra chén cho Hoài rồi chống đũa.
Cô rụt rè:
– Mẹ ăn cơm!
Bà Hằng uể oải:
– Chẳng muốn ăn uống gì cả. Sao mẹ bực mình quá đi!
– Mẹ bực hai ông kia hay bực ba?
– Ai mẹ cũng bực hết!
Hoài xìu mặt:
Con vô tội à nghe.
Điện thoại lại reo, Hoài đứng dậy:
– Mẹ để con.
– Cứ từ từ cho nó reo...
Hoài đợi thêm mấy hồi chuông nữa mới nhắc máy. Một giọng đàn ông cứng rắn vang lên:
– Phải nhà ông Trọng không?
– Dạ phải ạ!
Tôi báo cho biết ông Trọng đang ở trong nhà hàng Hạ Huyền với tình nhân.
Muốn bắt qủa tang cứ tới đó.
An Hoài cứng đơ người. Cô gác máy rồi về chỗ ngồi.
Bà Hằng nhìn cô:
– Ai vậy?
Hoài liếm môi:
– Chắc bọn hồi nãy. Toàn nói bậy bạ mẹ à!
Bà Hằng tức tối:
– Trời đánh còn tránh bữa ăn nữa là...
– Nhưng nó nói cái gì?
An Hoài dè dặt:
– Vậy hồi nãy nó nói gì với mẹ?
Bà Hằng nhíu mày:
– Chỉ là tiếng động, tiếng ồn, tiếng chửi nhau, hết sức tục.
Hoài ra vẻ tự nhiên:
– Con cũng nghe như vậy. Không biết ai lánh đến thế?
Bà Hằng ngần ngừ định nói gì đó nhưng lại thôi. An Hoài nhấp nhỏm không yên với những gì đã nghe. Cô mong anh Nguyên về vô cùng.
Ăn qua quýt cho xong bữa, Hoài lên lầu gọi vào di động của Nguyên. Chắc ông anh đang ngồi quán nên cô nghe ồn ào bát nháo.
Giọng Nguyên rõ to:
– Mẹ hả?
– Không! Cà Na... Anh về ngay đi, em có chuyện cần nói.
– Mà chuyện gì quan trọng không?
Không quan trọng em chả gọi anh.
Anh về nhanh lên.
– Ba đâu?
Hoài nói nhanh:
– Vừa rồi có ông nào gọi điện về nhà mình nôi ba đang ở trong nhà hàng Hạ Huyền với nhân tình. Anh tới đó xem.
Nguyên lặng thinh, mấy giây sau mới nói:
– Ai đùa kỳ quá. Mẹ bảo em gọi anh à?
– Em bắt máy, mẹ không biết chuyện này. Em không nghĩ họ đùa...
– Được rồi để anh tính.
An Hoài chưa kịp nói gì thêm anh Nguyên đã tắt máy. Cô đi tỡi đi lui trong phòng, đầu óc suy nghĩ lung tung. Anh Nguyên sẽ tính cách nào đây. Nếu ra nhà hàng Hạ Huyền anh sẽ nói gì với ba? Gọi ba về hay đứng đó luận tội kết án?
Chắc chắn anh Nguyên không làm như vậy. Thậm chí ảnh sẽ không tới nhà hàng Hạ Huyền, vì tới đó khác nào đi đánh ghen cho mẹ. Đàn ông tối ky mấy vụ nảy. Lẽ ra Hoải phải sớm nhận ra như vậy để không gọi điện cho anh Nguyên.
– Nhưng nếu không làm thế, Hoài biết làm gì? Chỉ vái trời vừa rồi là một trò đùa độc ác chứ không phải lả thật để gia đình cô đừng rơi vào bi kịch.
Ngồi xuống bản, Hoài cặm cụi cắt những mẫu chữ đã vẽ sẵn. Từ những chữ cái nảy Hoài sẽ xếp thành từ Love... Với cô mọi thứ vẫn còn ở trước mặt, kể cả tình yêu. Vậy mà lúc này đây Hoài chợt chán nản tất cả.
Viễn cảnh gia đình rạn vỡ khiến cô hoài nghi những gì liên quan tới tình yêu.
Thở dài, Hoài lại cầu mong. Cô cầu mong những gì vừa xảy ra với cô chỉ là một cơn ác mộng.
Ninh nhìn số điện thoại hiển thị và khẽ chau mày. Lại là Mai Duyên, con nhỏ khiến anh ngán quá mức. Một ngày không biết nó nhắn tin cho anh biết bao nhiêu mà kể. Toàn những câu vớ vẩn như nhớ anh, mong anh... nó làm như là bồ ruột của Ninh không bằng.
Con gái như Duyên đẹp thì có đẹp nhưng dạn dĩ quá, tây quá khó hợp với mẫu người như Ninh. Anh thlch chinh phụe hơn là bị chinh phục, chính vì vậy dù quanh Ninh rất nhiều con gái đẹp, anh vẫn chưa một lần nào khổ vì yêu.
Áp điện thoại vào tai, Ninh hờ hững:
– Gì đây, Duyên?
Giọng Mai Duyên nũng nịu quá mức:
– Gì nữa... Nhắn cho anh cá chục tin mà chẳng nhận được một chữ hồi âm.
Anh ác đến thế là cùng.
– Biết anh ác thì thôi, còn gọi làm chi nữa.
Mai Duyên cười khúc khích:
– Anh càng ác em càng thích. Có con sói nào mà hiền đâu. Chuyện là vầy. Vì được chọn cho mẫu quảng cáo đó nên em mới anh ăn cơm.
Ninh cắt ngang:
– Anh chỉ thích nhậu thôi. Cơm cháo gì anh cũng ngán hết.
– Vậy em sẽ nhậu với anh.
– Anh không dám. Thời điểm này em phải giữ gìn ý tứ. Nếu không sẽ thành sao chưa sáng đã tắt đấy em.
Mai Duyên ngọt ngào:
– Cám ơn anh nhắc nhở. Nhưng đi với anh em đâu sợ gì?
Ninh cười nhẹ:
– Nhưng anh sợ.... Thôi nha! Anh đang làm việc.
Khẽ nhấp chuột. Ninh nhìn lên màn hình. Anh đang xem lại số tranh chụp hôm trước để chỉnh sửa, sắp xếp thứ tự tên người vẽ. Với anh đây là một việc làm yêu thích. Anh sẽ gởi chúng về công ty Tây Đô, chắc chắn nó sẽ được sử dụng. Người ta sẽ lên lịch, sẽ lấy tranh lăm bìa sách, làm thiệp...
Công ty quảng cáo Tây Đô đang phát triển rất mạnh. Khối sinh viên tốt nghiệp mỹ thuật muốn về đó, nhưng Ninh thì không. Anh thích tự do bay nhảy, tự do làm theo ý mình hơn là sự chĩ đạo của người khác.
Điện thoại bàn reo. Ninh uể oải nhắc máy. Giọng Nguyên đầy bồn chồn:
– Mày đang làm gì. Tao nhờ chuyện này được không?
– Chuyện gì, phải nói rõ tao mới trả lời mày chứ?
Cà Na bị va quẹt xe, nó kêu tao nhưng tao đang ở Cần Giờ...
– Hiểu rồi. Nhưng Cà Na hiện ở đâu?
Ngã tư Trần Bình Trọng, Nguyễn Trãi gần chỗ mày.
– Rồi tao tới ngay!
– Lo cho nó hộ tao. Chắc thế nào cũng bị trầy xước. Chắc thế nào cũng thút thít tủi thân, mày vo về giùm tao...
Ninh bật dậy, anh dẫn chiếc Dylan ra khỏi nhà nhanh đến mức anh còn phải ngạc nhiên. Đến ngã tư, Ninh không cần tìm đã thấy An Hoài cô bé đứng trên vỉa hè với chiếc Ware Trung Quốc, mặt mày lơ láo khác hẳn lúc chua ngoa đối đáp với Ninh.
Anh phóng xe lên lề. Thắng kít lại ngay bên Hoài.
Không đợi cô kip ngạc nhiên, anh hỏi trước:
– Em làm sao vậy nhóc?
An Hoài suýt reo lên khi thấy Ninh, cô nói một hơi:
– Người ta quẹt vào xe em khiến em ngã lăn ra đường. Khi em ngồi dậy được họ đã chạy mất rồi.
Dựng chống xe lên, Ninh lo lắng:
– Em có bị đau ở đâu không?
Hoài đưa tay lên:
– Em bị trầy tay, chân, nhưng chiếc xe gãy cổ rồi. Chú xe ôm đằng kia nói như thế.
– Để anh xem...
Ninh lắe cổ xe và nói:
May là em chỉ bị trầy trụa... Bây giờ thế này, anh sẽ mang xe sửa, còn em về nhà anh để rửa vết thương, không thôi sẽ nhiễm trùng.
An Hoài chớp mi:
– Cám ơn anh, em gọi anh Nguyên rồi!
Nguyên đang ở Cần Giờ, hắn không tới được nên đã nhờ anh chăm sóc cô em út hộ hắn.
An Hoài ngỡ ngàng:
– Vậy mà em cứ tưởng anh tình cờ đi ngang đây chứ!
Ninh hóm hỉnh:
Cũng là tình cờ, ừ, anh ở gần đây nên Nguyên mới nhờ.
Dứt lời Ninh lấy điện thoại ra. An Hoài tò mò lắng nghe. Thì ra Ninh gọi cho người bạn nào đó là thợ sửa xe.
Xong cuộc gọi đó, Ninh gọi tiếp cuộc thứ hai. Lần này Ninh gọi cho Nguyên.
Sau vài câu vắn tắt tình hình, Ninh đưa máy cho Hoài.
Nói chuyện với Nguyên nè nhóc.
Giọng anh Nguyên vang lên:
Cứ để xe cho Ninh sửa, em lo mua thuốc bôi vào mấy chỗ bị trầy. Anh ngừng đây.
Ninh nheo mắt khi nhận lại máy:
– Có ý kiến của ông anh thì yên tâm rồi nhé!
An Hoài làm thinh. Tới lúc này cô mới ê ẩm vì cú té lúc nãy. Cũng may khi cô té xuống đường không có xe nào chạy tới... Chỉ nghĩ thế thôi Hoài đã rùng mình.
Hai người thợ sửa xe, quần áo dầu mỡ đen nhem chở nhau trên chiếc citi trờ tới.
Ninh ra vẻ kẻ cả:
– Đây, anh giao cho hai chú chiếc xe này. Sửa cho ngon lành giùm anh nghen. Cần thay món gì thì cứ thay thoải mái.
Nghe Ninh nói thế, An Hoài kêu trời trong bụng. Nhỡ mấy ông thợ này quá sức...thoải mái Hoài biết xin ai tiền để đắp vảo chi phí sửa chửa đó. Chả lẽ cô nói với Ninh điều này thì kỳ quá.
Dường như đọc được điều Hoài nghi, Ninh nói nhỏ:
– Yên tâm đi nhóc! Không tốn bao nhiêu tiền đâu. Nào! Lên xe anh đưa về nhà.
– Nhà anh hả?
– Đúng vậy, kế nhà anh có tiệm thuốc tây. Anh sẽ mua thuốc cho em.
An Hoài đành ngồi lên xe cho Ninh chở.
Anh hơi nghiêng đầu ra sau:
– Ngồi ngoan nhé! Anh không quen chạy chậm.
Hoài bối rối:
– Xe gì không có chỗ vịn.
Ninh cười:
Sợ té thì vịn vào anh.
– Xí! Còn lâu! Hổng lẽ mới té mà lại té nữa!
– Chuyện đó có thể lắm chứ.
Dứt lời Ninh tăng ga, chiếc Dylan phóng từ lề xuống lòng đường. An Hoài ngã sắp mặt vào lưng Ninh. Hồn vía lên mây, cô đành ôm vòng qua eo anh.
Vừa xấu hổ, vừa tức Hoài nói:
– Động tác thuần phục quá. Chắc anh đã làm như vậy rất nhiều lần.
Ninh cười khoái chí:
– Đúng vậy. Và cô nàng đỏng đảnh nào cũng phản ứng như nhau.
An Hoài mím môi véo mạnh vào eo Ninh:
– Tôi không phải là cô nàng đỏng đảnh nên động tác có khác đó.
Ninh nhỏm người làm chiếc xe chao đi:
– Cửu Âm Bạch Cết Trảo lợi hại thật!
Hoài sợ té nên không thể buông Ninh ra. Cảng ôm eo anh tay cô càng véo mạnh cho bõ ghét. Cuối cùng chiếc Dylan cũng vọt ngược lên lề và dừng trước mặt một ngôi nhà mặt tiền ba tầng hiện đại.
Hoài vội vàng leo xuống đất. Cô hậm hực:
– Không đi với anh nữa.
Ninh dựng xe:
– Tới nhà rồi. Em còn muốn đi đâu?
Mở khóa cửa, Ninh nói:
Vào nhà chờ anh mua thuốc.
An Hoài lắc đầu, Ninh lắc đầu:
Khó quá và chằn quá... chắc anh phải mua thêm chai dầu gió kim xoa vào chỗ bị véo thôi.
An Hoài bĩu môi. Đáng đời! Đồ... tà đạo!
Đàn ông gì lúc nảo cũng cà rờn được. Thật là dễ ghét.
Rồi mặc kệ Ninh bước qua tiệm thuốc tây kế bên. Hoài nghênh mặt nhìn ra đường. Những chỗ trầy trên chân tay cô bắt đầu rát.
Hoài mím môi chịu trận. Đúng lả xui xẻo từ đâu ập tới. Tối này về nhà Hoài cũng phải nghe ức tỉ câu:
''Tại sao của ba mẹ. Nghĩ bao nhiêu đó thôi cũng ngao ngán.
Ninh trở lại với một bịch nhỏ trên tay. Anh tươi cười khác vẻ nhăn nhó của Hoài:
– Nào, nào... nhóc. Dù không muốn cũng phải vào nhà anh cho biết chứ.
An Hoài ngần ngừ:
– Anh ở với ai?
– Với vợ.
– Thật hả?
Vào nhả, anh sẽ giới thiệu.
An Hoài tò mò:
– Anh ra ngoài và nhốt vợ trong nhà Ninh nhún vai:
– Chuyện thường ngày ấy mà.
Hoài nghi hoặc:
– Chị ấy chịu như vậy sao?
Ninh tủm tỉm:
– Không chịu cũng không được.
An Hoài dè dặt bước vào phòng khách Ninh ngồi xuống salon lôi bông băng trong bịch la.
Anh nói như ra lệnh:
– Đưa tay, chân anh xem.
An Hoài lắc đầu:
– Không cần. Tôi tự làm được.
– Cái gì mà tự làm eho khổ vậy. Trời ơi, cùi chỏ thầy kiểu này bảo đảm thẹo sâu hoắm. Chậc! Chậc! Hết mặc áo hai dây rồi.
Nghe Ninh nói thế, Hoài cũng lo, cô nhìn anh và nói:
– Có như vậy tôi cũng sẽ tự làm.
Ninh nheo nheo mắt:
– Cho khác các cô nàng đỏng đảnh chớ gì? Anh để em tự nhiên vậy.
Dứt lời Ninh vào nhà trong. Hoài vội vàng lấy ôxy già đổ lên chỗ trầy ở chỏ tay, mắt cá rồi lấy băng cá nhân dán lại. Vết thương rát thấu trời nhưng Hoài đâu dám rên ui da, lỡ Ninh nghe được thì có chui xuống đất cô vẫn không hết quê.
Nhìn vào hướng bếp, Hoài cố ý lắng nghe xem có tiếng nói của phụ nữ không, nhưng tuyệt nhiên im lặng. Mà có đúng là Ninh đã có vợ rồi không nhỉ?
Hoài chưa nghe Bảo Anh hay Nguyên đề cập đến chuyện vợ con của hắn ta bao giờ, coi chừng cô lại bị mắc lỏm gã hay đùa này.
An Hoài bắt đầu quan sát căn phòng. Ngoài bộ ghế salon màu xanh lả già ra căn phòng không còn gì khác. Nó trống trải đến mức lạnh lẽo, khiến cô thấy lo lo khi bị ngồi một mình. Mà Ninh làm gì trong kia thế nhĩ?
An Hoài thắc thỏm chờ. Từ trong bếp Ninh bưng ra một khay đựng hai ly nước màu vàng. Anh đặt khay xuống bàn:
– Mời cô nương uống nước trái cây.
An Hoài chớp mi:
– Anh làm à? Trông ngon quá!
Ninh gật đầu:
– Chuối, khóm, yaour, béo chua ngọt tuyệt Em thử xem anh làm nghề pha chế được không?
Hoài liếm môi.
– Chị ấy đâu?
Ninh ngơ ngác thấy mà ứa gan:
– Chị nào?
– Vợ anh!
– À. Vẫn còn trong mộng. Bao giờ em bước vào giấc mộng của anh, anh sẽ giới thiệu cô ấy.
An Hoài tò mò:
– Thế anh ở đây vơi ai?
Ninh hơi ngã người ra sau:
– Một mình và tất cả. Buồn khủng khiếp!
Hoài khuấy nhẹ ly nước:
– Mời người trong mộng ra sẽ vui ngay chứ gì. Ngôi nhà to cao thế này mà ở một mình đúng là phí. Mà sao anh lại sống một mình? Hai bác đâu?
Ninh trầm giọng.
– Mỗi người đều có gia đình riêng. Cả hai người đều không sống với anh từ rất lâu.
Bất giảc An Hoài chạnh lòng:
– Chắc lúc mới bắt đầu một mình anh buồn lắm.
Ninh nhìn cô:
Lúc nào một mình cũng buồn hết.
An Hoải chống cằm. Cô nghĩ tới ba mẹ mình. Hôm đó anh Nguyên về bảo với Hoài rằng anh đã tới nhà hâng Hạ Huyền và không thấy ba. Ai đó đã đùa một cách độc ác. Anh Nguyên kết luận như thế và không trả lời thêm bất cứ câu hỏi nào của cô có liên quan tới ba.
Hoài biết anh Nguyên đã nói dối nhưng chả làm gì được. Dạo nảy hai ông anh nhà cô toàn đi làm những cơng trình ngoại thành khi cô về đến nhà đã tối, lắm lúc lại nồng nặc mùi rượu. Hoài muốn nói chuyện cũng đành bó tay.
Ba chuyên môn đi làm về muộn bỏ cả cơm chiều, mặc kệ mẹ ầm ĩ, ông tỉnh queo chả nói một lời. Sự lặng thỉnh kiên trì của ba mới đáng sợ làm sao? Trước tình cảnh đó,An Hoài học không vô, cô đành lấy giấy, lấy kéo, cắt cắt dán dán đủ các loại thiệp chúc mừng. Rổi cô sẽ mang những tấm thiệp chúc mừng ấy đi, chỉ còn nỗi buồn ở lại, dù cô chưa phải một mình như Ninh.
Ninh nhìn cô ân cần:
– Uống nước đi nhóc!
Hoài máy móc nâng ly. Cô hút một hơi dài rồi từ từ uống. Một mùi vị thơm ngon chua ngọt khác thường thấm vào lưỡi làm Hoài hết sức sảng khoái, bao nhiêu mệt mỏi, lo âu như vơi bớt.
Cô buột miệng:
– Ngon quá!
Ninh thích thú:
– Vậy em uống nữa đi!
An Hoài ngần ngừ xoay cái ly, Ninh nheo mắt:
– Em sợ có bùa mê à?
Hoài nóng mặt. Cô nói chắc nịch:
Chắng bùa nào dụ được tôi đâu.
Ninh khiêu khích:
– Em cứ uống cạn ly đi rồi sẽ biết.
An Hoài hút cạn ly nước:
– Ngon thật đấy! Hình như cái gì anh cũng biết làm?
– Ở một mình mà nhóc. Có ai phục vụ đâu, phải tự thân vận động thôi.
An Hoài nhấn mạnh:
– Nhưng đâu phải ai cũng đảm đang như anh.
Ninh bật cười:
– Em chọc quê anh hả?
Hoài bật cười:
– Em nói thật đó chứ!
Ninh chép miệng:
– Tiếng "em'' mới ngọt làm sao! Chà! Hình như ly nước có công hiệu rồi.
An Hoài lảng sang chuyện khác:
– Xe của tôi sửa bao lâu mới xong há anh?
Ninh lắc đầu:
– Anh không biết:
Nhưng nội trong ngày nay. Em cần đi đâu à?
Hoài gật đầu. Ninh nhiệt tình:
– Anh sẽ đưa em đi mà không sợ mất công. Nếu Cà Na lắc đầu chắc là anh chả còn mặt mũi nào gặp Nguyên nữa. Thiệt đó.
An Hoài nói:
– Anh chở tôi đến shop. Kỷ niệm trên đường Nguyễn Trãi quận Nhất:
Anh biết chỗ đó chứ?
– Cũng không xa đây là mấy. Rồi, anh sẽ chở Na đi ngay.
– Nhưng phải chạy cho đàng hoàng đó.
– Vâng, thưa cô nương, sẽ không có bác xe ôm nào chạy cẩn thận như anh đâu.
An Hoài tủm tỉm. Bạn cô cũng có nhiều đứa rất tếu, rất vui, nhưng chúng nó không thể nào sánh bầng Ninh. Anh ta tán tỉnh con gái bằng cách pha trò đúng nơi, đúng lúc.
Thảo nào nhỏ Mai Duyên chết mệt vì mê. Tự dưng cô buột miệng:
– Chắc Mai Duyên rất thích ngồi sau lưng anh?
Đứng dậy với chìa khóa xe trong tay, Ninh nheo mắt:
– Sao tự nhiên Na lại nhắc tới cô bé ấy?
– Tại vì lúc nào nói chuyện với tôi Duyên cũng nhắc tới anh.
Hân hạnh quá, vậy mà anh không biết.
Bước théo Ninh, Hoài nói:
Bây giờ biết rồi anh sẽ nằm mộng hằng đêm cho mà xem.
Ninh khóa cửa nhà:
– Chừng nào mơ anh sẽ kể cho Na nghe.
– Chịu không?
An Hoài chua ngoa:
Giấc mơ đó anh chỉ để dành kể cho Mai Duyên nghe mới đúng người, đúng chuyện.
– Ờ nhỉ! Anh sẽ làm theo gợi ý của Na.
Leo lên ngồi sau lưng Ninh, Hoài cẩn thận chèn giỏ xách vào giữa.
Ninh cho xe lươt thật êm trên đường:
– Em mua gì ở shop Kỷ niệm?
Hoài ậm ừ:
– Không! Tôi có việc, đó là chỗ quen biết với anh Hạo.
Ninh không hỗi nữa. Anh im lặng cả một khoảng đường dài. Sự im lặng của Ninh làm Hoài ngạc nhiên. Cô cảm giác anh là một người khác mất rồi.
Hoài hỗi:
– Sao tự nhiên anh... tắt đài vậy?
– À để tập trung chạy xe, và để suy nghĩ.
Không biết vấn đề to tát gì mà khiến anh có thể trầm tư như vầy?
Ninh khẽ nhún vai:
Chuyện tò mò ấy mà. Anh đang nghĩ chắc trong shop Kỷ niệm nơi gọi là chỗ thân quen ấy phải có một nhân vật đặc biệt vô cùng với riêng Na.
An Hoài vờ hiểu sai ý Ninh:
– Anh lúc nào cũng thông minh hơn người. Người đặc biệt vô cùng đó chính là bà chủ shop.
Ninh chép miệng:
– Tiếc thật!
– Sao lại tiếc?
– Anh tưởng chỗ quen biết với anh Hạo phải là một gã mày râu chứ!
An Hoài ra vẻ thờ ơ:
– Thì cũng có một gã nhưng không đặc biệt bằng bà chủ.
Cà Na khiến anh tò mò quá! Một phụ nữ đặc biệt. Thế bà ấy đặc biệt ở điểm nào?
An Hoài nói không cần nghĩ ngợi:
– Đẹp, có tài và cô ấy rất quý tôi.
Ninh reo lên:
– Ừ đặc biệt là ở chỗ rất quý em.
Anh hiểu rồi. Một người đàn bà thích một cô gái nhỏ.
Hoài đẩy cái giỏ xách vào lưng anh:
– Anh hiểu lệch lạc thì có. Cô Nhiệm không phải như anh nghĩ.
Ninh cau mày:
– Cô Nhiệm à... Cái tên nghe...
Hoài cắt lời anh:
– Đến rồi... Anh chạy lên lề đi...
Ninh phóng chiếc Dylan lên lề. Đúng shop Kỷ niệm anh thắng kít lại. Hoài leo xuống xe ngay lúc Phan từ trong nhà đi ra với vẻ mặt lạnh lùng lại còn thêm u ám.
Mắt Phan hờ hửng lướt qua gương mặt An Hoài, cô cười với Phan nhưng anh chả có biểu hiện gì đáp lại. An Hoải gượng gạo quay sang định nói với Ninh giờ tới rước mình.
Nhưng cô hết sức ngạc nhiên khi thấy mặt anh chợt tối sầm xuống rồi giọng Phan vang lên gay gắt:
– Mày tới đây làm gì?
An Hoài ngỡ ngàng khi nghe như vậy.
Cô hết nhìn Phan rồi nhìn Ninh và ấp úng:
– Hai... hai... anh biết nhau à?
Phan cười khẩy:
:
Bạn trai của em là đây sao? Thật hân hạnh.
Dứt lời anh dắt chiếc Future ra và phóng vút đi.
Ninh nhún vai:
– Sorry nếu vì anh mà Hoài nghe những lời như thế. An Hoài nhìn anh:
– Tôi không hiểu gì cả.
Giọng Ninh dịu xuống:
– Chiều độ năm giờ anh sẽ tới đón em.
Hy vọng tới giờ đó xe đã sửa xong.
Rồi không giải thích gì với Hoài, anh chạy xe đi. An Hoài bước vào trong đầu óc đầy những câu hỏi.
Thủy đón cô với nụ cười khinh khỉnh:
– Lại đến học làm bà chủ à? Anh Phan đang buổn vì mới chia tay bồ. Nhưng đừng tưởng đây là cơ hội nhé Phan không ưa dạn mặt dày như cô em đâu.
An Hoài trừng mắt rồi đi thẳng vào phòng của bà Nhiệm. Cô chả chấp làm chi người như Thủy.
Bà Nhiệm có ưa gì cô ta. Tốt hơn hết là Hoài nên nhịn để quan hệ giữa cô, bà Nhiệm, Phan được vui trọn vẹn.
Đang ngồi tỉ mỉ xâu những hạt đá nhiều màu thành vòng cổ, bà Nhiệm ngừng tay:
– Sao đến trễ vậy Na?
Hoài ngồi xuống:
– Xe con bị hư ạ!
– Tội chưa, rồi con đến đây hằng gì?
– Dạ, nhờ bạn của anh Nguyên chở.
Ngập ngừng cô hỏi:
– Dường như anh Phan không được vui hả cô?
Bà Nhiệm ngừng tay:
– Con gặp Phan à?
Hoài gật đầu. Bà Nhiệm thở dài:
– Con bé người yêu nó đã có người khác.
Mấy hôm nay nó như mất hồn, cô chả biết phải làm sao. Thật đau lòng khi thấy thằng bé cứ mượn rượu giải sầu.
An Hoài im lặng. Cô nhìn bà Nhiệm làm rồi bắt chước. Đây là những hạt đá đủ màu, đủ cỡ, đủ hình dáng đượe bà Nhiệm gởi mua tận Đà Nẵng. Tự tay bà thiết kế thành vòng cổ và cả hoa tai. Đôi lúc bà còn kết chúng lên những chiếc ví, hay những chiếc khăn choàng, nón... Khách du lịch rất thích sản phẩm từ đá của shop Kỷ niệm.
Bà Nhiệm rất khó trong công việc. Hầu như chắng ai làm vừa ý bà. Bà thuê nhiều thợ rồi cũng cho họ nghỉ. Duy chỉ có An Hoài là bà chịu nhất. Cô bé rất hợp với bà nên đôi khi có làm sai, làm hư bà cũng xuề xòa cho qua chớ không mắng.
Dù An Hoài rất giữ ý, nhưng bà vẫn nhận ra con bé thích Phan. Một tình cảm đơn phương trong sáng lạ lùng. Hoài thường ngập ngừng, dè dặt khi hỏi về Phan và luôn ra vẻ không quan tâm đến Phan một cách vụng về.
Con bé tường bà cũng ngốc như nó. Thật buồn cười và cũng thật dễ thương đến tội nghiệp.
Giọng An Hoài lại ngập ngừng:
– Cô ơi! Anh Phan cỏ quen ai tên Ninh không cô?
Trán bà Nhiệm nhíu lại:
– Ninh à? Họ gì?
– Dạ Trần Hoàng Ninh.
Môi bà Nhiệm nhếch lên:
– Một cái tên đẹp, nhưng sao con lại hỏi vậy?
Hoài nhìn bà:
– Lúc nãy, anh Ninh chở con tới đây. Anh Phan có nhìn thấy tụi con ảnh hỏi:
– Mày tới đây làm gì... bạn trai của em là đây sao?
– Thế anh Ninh nói sao?
– Dạ không nói gì hết. Con thấy hình như hai người biết nhau cô ạ.
Bà Nhiệm nhìn trả lại Hoài:
– Phan đang buồn, trưa nay đã uống rượu. Khi rượu vào, đàn ông khó giấu những suy nghĩ trong lòng. Có lẽ thế nên Phan đã để lộ sự bực dọc khi thấy con có một anh chàng bên cạnh.
An Hoài làm rơi hạt đá xuống sàn nhà:
Nhưng anh Ninh đâu phải là bạn trai của con.
Bà Nhiệm cười cười:
– Nhưng anh ta thích con, đúng không?
Hoài đỏ mặt:
– Dạ không đâu...
Cô phụng phịu:
– Con ghét anh ta...
Bà Nhiệm cắc cớ:
– Thế con thích ai?
Hơi lắc đầu rồi loay hoay tìm hạt đá vừa làm rơi. Bà Nhiệm nói thế ngụ ý gì.
Tại sao Phan bực dọc khi thấy Ninh bên cạnh Hoài. Phan đã bao giờ để ý đến cô đâu, hơn nữa anh có người yêu rồi.
Giọng bà Nhiệm lại vang lên:
Phan sống nội tâm vả đang cần người an ủi, cô không đồng trang lứa, có nói chưa chắc nó nghe. Nếu được, Cà Na giúp cô làm cho anh Phan vui trở lạị. An Hoài thành thật:
Con chỉ sợ mình không đủ sức làm việc đó, anh Phan có vẻ khép kín quả.
Bà Nhiệm nhẹ nhàng:
– Con thừa sức mà, cô tin chắc như vậy vì con có một trái tim luôn rộng mở.
An Hoài chớp mi. Lời bà Nhiệm mới ngọt làm sao. Nó khiến cô thấy mình bỗng chốc trở nên quan trọng. Đúng là cô luôn có một trái tim rộng mở. Nhưng như vậy cũng chưa đủ Quan trọng là Phan kìa:
Hình như chưa lần nào có một cuộc chuyện trò chính thức với Hoài. Gặp arth ở đây, hai người chỉ có những câu chào hỏi xã giao. Hoài sẽ an ủi cháu bằng cách nào khi cả hai vẫn còn quá xa lạ?
Bà Nhiệm tha thiết:
– Cố giúp cô nha Cà Na?
An Hoài ấp úng:
– Vâng! Con sẽ cố ạ!
Một lần nữa hạt đá tròn màu hổ phách trên tay cô lại rơi. xuống sàn nhà. An Hoài lủng túng cúi tìm.
Bà Nhiệm xa xôi:
– Viên đá tròn lăn mãi rồi cũng phải ngừng con à! Cô hy vọng con sẽ là thảm rêu êm cho đá kia dừng.
Đầu nặng trịch, Phan lần ra cửa phòng nhìn xuống tầng dưới. Chỉ có môi An Hoài ngồi ở ghế salon.
Cổ họng khô ran, Phan hỏi:
– Mẹ anh đâu Na?
Đang cắt giấy Hoài giật mình nhìn lên:
Cô Nhiệm ra ngoài rồi, anh cần gì cứ bảo em.
Phan ngập ngừng:
– À không...
An Hoài nói:
– Cô Nhiệm có nấu sẵn cháo. Để em hâm nóng cho anh ăn nhé?
Phan chép miệng:
– Vâng! Đành làm phiền Na vậy?
Trở về phòng anh nhìn mình trong.gương. Râu không cạo, mắt lờ đờ, mặt thất thần, bạc nhươc. Đó là chân dưng của một gã bị phụ tình sao? Thật quá tệ!
Anh có đáng làm thế vì một người đã quay lưng với mình không?
Gục đầu vào rôbinê, Phan để mặc nước chảy. Anh ghét bộ đạng tàn tạ của gã đàn ông trong gương. Nó không thích hợp với mẫu người năng động, xem công việc là trên hết như anh. Phan đã đau khổ dày vò bản thân cả tháng nay. Giờ thì chấm dứt rồi. Phương Thùy với Phan giờ chỉ là một cái tên gọi.
Anh đã gạt bỏ hình ảnh cô ra khỏi tâm trí. Điều đó không dễ chút nào khi anh và Thùy đã yêu nhau hơn năm năm dài. Người ta thướng nói:
Xa mặt cách lòng. Nếu Thùy đừng đi du học, thì tình yêu của hai người đâu vỡ tan như vầy.
Nhưng xa cách cũng là một thử thách, Thùy không vượt qua được thử thách đó thì còn gì để Phan hối tiếc.
Lấy khăn lau mặt, Phan lại nhìn vào gương và nhếch mép. Đàn bà, con gái trên thế gian này thừa chđ đâu thiếu, rồi Phan sẽ có cô gái khác ngay thôi.
Giọng An Hoải vang lên:
– Em mời anh ăn cháo!
Phan tròng chiếc áo thun qua khỏi đầu và rời căn phòng vốn là cõi riêng của mình.
Trên bàn ăn ở góc bếp nhỏ xíu đã có một thố nhỏ cháo bốc khói thơm lừng khiến Phan nuốt nước bọt.
Anh háo hức ngồi xuống bàn vừa ăn vừa thổi như trẻ con. Mẹ anh nấu bát cháo tim, cật rất ngon, lần nào anh ăn cũng phải hai tô. Bữa nay chắc cũng không ngoại lệ. Anh đang đói cơ mà.
Ngồi ở salon. Hoài vẫn chăm chú với công việc. Phan khách sáo như thường ngày văn thế:
– Cảm ơn nhé Cà Na.
Hoài chớp mi:
– Vẫn còn một tô trong lò viba. Để em mang ra cho anh.
Phan suýt xoa vì cay:
– Sao em biết là anh ăn hai tô?
Hoài đeo găng tay vào:
– Cô Nhiệm nói ạ!
Bưng tô cháo ra, Hoài nói:
– Cô dặn em bắt anh phải ăn nóng. Phan kêu lên:
– Trời ơi! Anh có cảm mạo gì đâu mà phải ăn nóng cho ra mồ hôi?
Hoài buột miệng:
– Chắc để anh dã rượu.
Phan lừ mắt:
– Rượu ở đâu mà dã?
An Hoài liếm môi nói trở đi:
– Dạ, ở trong chai, trong tủ...
Phan lầu bầu:
– Em muốn nói anh là hũ hèm à? Hừ! Hoài vuốt tóc:
– Dạ, đâu có...
Dứt lời cô quay trở ra bàn tiếp tục công việc đang làm dở. Hoài chợt tủi thân vì bị Phan bắt bẻ bằng giọng hết sức khó chịu.
Cô tường mình là ai chứ! Hoài chợt nhớ câu nói hôm trước của Thủy:
''Đừng tưởng đây là cơ hội... Phan không ưa dạng mặt dầy...''.
An Hoài rất khinh âhững người trơ trẽn, mặt dầy. An Hoài không thích những kẻ cơ hội, cô không muốn mình nhân dịp này để len vào tim Phan như một tên trộm. Vừa rồi cô nhiệt tình quá đâm ra dở. Nhưng cô làm việc này là vì bà Nhiệm mà. Chả phải bà đã năn nỉ cô đó sao? Nhưng trông cô có giống những kẻ cơ hội, mặt dầy không?
Giọng Phan dịu xuống:
– Lâu nay em đã học được gì ở mẹ anh?
Hoài trở nên dè dặt, cô ngập ngừng:
– Dạ.... cũng nhiều nhiều ạ.
Phan thắc mắc:
– Nhiều là nhiều cái gì?
An Hoài kể ra một mạch:
– Em học cách vẽ lên đĩa gỗ, làm tranh gỗ, xâu hạt, trang trí ví cầm tay Phan nhấn mạnh:
– Lẽ ra em phải là ngưới thiết kế mẫu chớ không phải người đi học việc.
Hoài hơi khựng lại:
– Em nghĩ trước tiên phải học cho thạo việc rồi mới thiết kế mẫu.
Phan cười khẽ:
Thì ra em cũng nhiều tham vọng đó chứ.
An Hoài im lặng. Cô thấy thật khó khi trò chuyện với Phan. Anh thích dồn cô vào đường cùng để xem cô có xuống nước với anh không à? Anh tưởng chỉ mình mình là người tự cao, ngạo mạn thôi sao?
Hoài từ tốn:
– Em thích tự tay mình làm ra một vật nào đó. Một vật dù bé thôi cũng mang lại niềm vui cho người khác chớ em chắng có tham vọng gì cả.
Phan khiêu khích:
– Té ra anh đã nghĩ sai về em. Mà em có cách gì khiến mẹ anh thích em thế nhỉ?
An Hoài trầm tỉnh:
– Anh nên hỏi xem cô Nhiệm thích em ở điểm nào?
– Anh muốn nghe câu trả lời từ em. Hoài khẽ lắc đầu:
– Em vừa trả lời rồi đó.
Phan hất hàm:
– Với mẹ anh, em có bướng thế này không?
– Không! Cô Nhiệm sẽ không hỏi em những câu như vậy.
Hoài mím môi cắt những cánh lan. Cô chợt thấy ghét Phan ghê gớm. Anh đang trút bực dọc vào cô thì phải. Cô có cầm tình với Phan, nhưng cô đâu yêu mù quáng đến mức không biết tự trọng.
Phan bước ra ngoải đối diện với Hoài.
Trên tay anh là ly cà phê đá bà Nhiệm đã pha để sẵn trong tủ lạnh.
– Anh nhìn cô xét nét:
– Anh chàng kia có giúp em đesign mẫu nào chưa?
– Anh muốn ám chỉ ai?
Phan nhếch mép:
– Gã tài xế chở em tới đây hôm trước ấy.
Hoài điềm tĩnh:
– Anh Ninh không dính dấp gì tới việc làm cò con này của em ảnh cũng không phải là tài xế.
Phan tinh quái:
– Là người yêu à?
Hoài đỏ mặt, cô định nói không nhưng miệng lại nói khác:
– Anh đoán hay thật!
Mặt Phan cau lại:
– Hắn sẽ không mang lại điều gì tốt lành cho em đâu.
An Hoài ngẩng lên nhìn Phan:
– Anh biết gì về anh Ninh mà nói chắc như đinh đóng cột vậy?
Phan uống ngụm cà phê đá lạnh ngắt:
– Biết những gì em không biết.
Hoài thắc mắc:
– Giữa hai người đã có mâu thuẫn à?
– Để dành câu trả lời này cho Ninh.
Anh chỉ thích đưa ra câu hỏi.
An Hoài hất mặt lên:
– Em cũng vậy. Nhưng kính lão đắc thọc. Em nhường ehơ anh quyền câu hỏi đấy.
Phan bật cười:
– Hạo bảo gia đình hắn có truyền thống tếu. Quả thật không sai! Em nhường quyền cho anh à, tếu thật!
An Hoài từng nghe Hạo nói Phan rất kiêu căng, tự đại. Bữa nay cô mới thấy đúng.
Với một con nhóc như Hoài, Phan còn thể hiện mình như vậy nói chi anh đối với nhưng người ngang hàng. Người có tài hay có tật. Tật của Phan là quá kiêu ngạo. Người kiêu ngạo dễ bị tổn thương. Chính vì thế nên Phan mới bị xốc nặng khi bí người yêu chia tay:
Bà Nhiệm đẩy cửa bườc vào, miệng cười tươi rói, bà hỏi:
– Con chịu dậy rồi à? Đã ăn uống gì chưa?
Phan trả lời:
– Con ăn hết hai thố cháo, uống hết ly cà phê sữa. Như vậy mẹ bằng lòng chưa?
Bà Nhiệm gật gù:
– Chà! Biết đói biết khát như mọi người là tốt rồi. Tai qua nạn khỏi thì mẹ mừng. Phan cau mày:
– Mẹ cứ nói linh tinh.
Bà Nhiệm tỉnh queo:
– Không phải sao?
Rồi bà lảng đi:
Cà Na giỏi quá, nếu không có con chắc gì anh Phan đã ăn uống được như vậy.
Hoài liếc vội Phan:
– Con chỉ làm đúng như lời cô dặn thôi ạ!
Bà Nhiệm cười cười:
Nhưng ngươi khác cũng làm đúng như thế chưa chắc anh Phan của con đã nếm thử, An Hoài nhột nhạt vì cụm từ "Anh Phan của con''. Bà Nhiệm ngọt ngào quá làm cô ngại.
Nhìn đồng hồ, Hoài nói:
– Con phải về rồi cô ơi!
Bà Nhiệm hỏi ngay:
– Chiều mai con có ghé không?
– Dạ. Chiều mai con có tiết học. Chắc phải tuần sau con mới tới được.
– Chà... Công việc sẽ bị dồn, cô mới mang về mấy bịch hạt đá, đẹp lắm một mình cô làm chắc mệt xỉu:
Hoài nhìn bà:
– Con sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để tới đây với cô.
Ngần ngừ mấy giây, Hoài nói:
– Thưa cô con về... Em về anh Phan ơi!
Phan cộc lốc:
– Ừ.
Bà Nhiệm đợi Hoài khuất sau cửa mới trách:
– Con không thể ngọt ngào với con bé à?
Phan nhún vai:
– Con là thế. Cộc cằn là bản chất của một đứa trẻ không cha mà.
Bà Nhiệm cười nhạt:
– Đâu phải đứa trẻ không cha nào cũng như con. Mà điều này mẹ có muốn đâu. Một mình mẹ nuôi con lớn, nuôi con ăn học thành tài lả đủ mệt mỏi rồi:
Đừng hành hạ mẹ nữa. Phan uống nết phần cà pbê còn lại. Anh chợt thấy tức tối, bực bội một cách vô cớ.
Anh sẵn giọng:
– Mẹ có ý đồ gì với con bé Cà Na vậy?
Bà Nhiệm kêu lên:
– Ý đồ gì?
Phan nhún vai:
Đành rằng mẹ quý Cà Na, nhưng cũng chỉ ở mức độ nào thôi. Mẹ là người tính toán, cả trong tình cảm cũng thế, con nghĩ mẹ chỉ lợi dụng con nhỏ.
– Đó là sự trao đổi mâ đôi bên cùng có lợi. Muốn tìm một con bé như nó không phải dễ đâu.
Phan đặt chiếc ly không xuống bàn:
– Con nghĩ đúng phải không? Chắng có sự trao đổi nào công bằng cả. Vấn đề là ai được lợi nhiều hơn kìa.
Bà Nhiệm nhìn Phan:
– Con bé luôn nghĩ mình được lợi vì nó thích con. Được ở cạnh mẹ nghe mẹ nhắc tới con, với nó là hạnh phúc rồi.
Phan lắc đầu:
– Mẹ lại đùa. Na với thằng Ninh đang là một cặp, hôm trước con gặp nó chở con bé tới trước cửa shop rồi với bộ mặt tươi cười, rạng rỡ thấy mà ghét.
– Nhìn vậy chớ không phải vậy đâu con.
– Mới tức thời, con bé đã nhận Ninh là người yêu của nó.
– Và con thấy ghen tức trước hạnh phúc của kẻ khác?
Phan im lặng. Anh căm ghét Ninh nên khó chịu khí thấy nó và Cà Na đứng cạnh nhau. Sự khó chịu đó giờ đây được nhân lên gấp bội vì câu nói cạnh khóe của mẹ. Bà không chỉ chạm vào nỗi đau của Phan mà còn để lộ cầ niềm riêng của mình. Mẹ anh cũng luôn ghen tức trước hạnh phúc của người khảc vì bà không có thứ gọi là xa xỉ trong tình yêu ấy. Ba Phan đã bỏ mẹ con anh để theo một người đàn bà khác lúc anh được mười lăm tuổi. Từ đó đến giờ trái tim mẹ Phan đã trơ ra như đá. Bà không yêu được ai và thú vui duy nhất của bà là công việc.
Giọng bà Nhiệm lại vang lên:
– Mẹ cũng thấy ganh tức nếu Ninh và Cà Na là một đôi. Mẹ luôn mong Cà Na sẽ thế chỗ Phương Thùy trong tim con.
Phan xoa cằm:
– Con hiểu ý mẹ. Hiểu đến tận cùng sâu thắm kia. Với con, không ai có thể thế chỗ của Phương Thùy, cũng như không gã đàn ông nào đủ sức thế chỗ của ba trong tim mẹ.
Nhìn bà Nhiệm, Phan nói tiếp:
– Con sẽ làm cho Cà Na yêu con, cho dù bây giờ con bé đang yêu Ninh. Mẹ tin con đi.
Bà Nhiệm xa xăm:
Nó sẽ yêu con. Mẹ sẽ chờ xem hồi kết, dù hồi bắt đầu vẫn chưa tới Phan đứng dậy. Anh về phòng mình mở máy vi tính. Email cuối cùng Thùy gởi cho anh vẫn còn trong máy.
Đó là những dòng chia tay lạnh lùng mà Phan không nghĩ đành cho mình:
''Chúng ta không hợp nhau. Hãy quên em như em đã quên anh lâu nay. Đừng liên lạc với em nữa. Sẽ không có hồi âm đâú'.
Phan xóa tất cả. Ngườí ta hay nói:
''Tình yêu không phải trò đùá' nhưng nếu đùa được cũng nên đùa để tìm vui và tìm quên.
Phan chống tay dưới cằm. Anh cho phép mình tham gia một trò chơi mới, trong đó anh là người điều khiển vừa chơi mà không sợ bị lật tẩy.
Bỗng dưng Phan hết sức hào hứng. Anh khẽ hát bài. Ru ta ngậm ngùi và mở game chơi trò Red Alert. Một trò chơi thật có khác chơi game trên máy không?
Chắc chắn phải khác rồi. Chơi game người ta có nhiều cơ hội chơi lại từ đầu nếu lỡ bị.... chết. Còn chơi trò tình yêu thì sao? Người ta cũng có thể yêu lại nhiều lần bằng trái tim giả. Vậy hãy đợi xem Phan sẽ yêu con bé ngốc Cả Na như thế nào, rồi thằng Ninh sẽ đau khổ ra sao.
Tất cả chỉ mới trong tường tượng nhưng Phan đã thấy mình bị hấp dẫn. Nếu đặt tên cho trò chơi này, Phan sẽ đặt là ''Tình thù rực nắng". Nghe cũng kiêu đấy chứ!
Tình thù rực nắng. Phan lẩm bẩm rồi nhếch môi. Trò chơi đã có tên và nó sẽ được bắt đầu.