– Tao cũng từng nghe Duyên khoe anh Nguyên thích nó, nhưng biết nó quá nên nghe xong tao quên ngay. Cũng may nhỏ Duyên ớn hai ông anh tao lắm, nên nó chưa động tới hai ổng.
Bảo Anh chưa kịp nói tiếp thì có tiếng xe ngừng trước cổng. Nó nhìn ra rồi bảo:
– Ông Thuyên về... Chắc lại dắt cả bạn...
An Hoài ngập ngừng:
– Tao cũng về đây!
– Về chi sớm vậy? Còn ức tỉ chuyện để nói kia. Chờ tao mở cửa đã.
Dứt lời Bảo Anh bước nhanh ra cổng, Hoài vơ quyển tạp chí có nhiều hình trên bàn ra xem.
Cô nghe tiếng anh Thuyên, tiếng anh Nguyên cúa mình... nổ ròn tan trên sân.
Anh Nguyên rất thân với anh Thuyên nên nghe tiếng ảnh ở đây Hoài chẳng gì phải ngạc nhiên:
Sự ngạc nhiên chỉ dành cho cô khi Hoài nhận ra người đi cạnh anh Nguyên là ai kìa.
– Trời đất ạ. Trái đất này đúng là chỉ bé bằng một viên bi. Gã Trần Hoàng Ninh mắc dịch, mắc gió sao lại xuất hiện ở đây nhỉ?
Nguyên oang oang mồm:
– Giờ này chưa về nấu cớm hả Na?
Mặt An Hoài chợt nóng bừng vì ánh mắt mừng rỡ trên gương mặt dễ ghét của Ninh.
Anh ta reo lên như trẻ con:
– Ôi! Không ngờ được gặp lại Cà Na...
Nguyên nhíu mày.
– Ủa... ủa... Sao mày biết em tao vậy?
– Tao nhớ mày chưa tới nhà tao lần nào mà?
Ninh từ tốn trả lời:
Tao biết Cà Na ở chỗ khác kìa. Na là cứu tinh của tao đấy.
Cả Nguyên, Thuyên và. Bảo Anh đồng kêu to:
– Vụ cái thẻ xe hả?
Ninh cười cười làm Hoài càng ghét hơn cô quay mặt đi lẩm bẩm:
– Đúng là oan gia kiếp trước.
Bảo Anh cứ hì hì sau lưng Hoài:
Vui thiệt nha... thật không ngờ là người... mình cả.
An Hoài nhìn Nguyên:
– Em về nấu cơm đây.
Thuyên kêu lên:
– Sao vội thế? Phải ở lại cho Ninh...đền ơn đáp nghĩa đã chứ.
Hoài bỉu môi:
– Ai... cần.
Với tay lấy túi xách, Hoài bước ra sân. Bảo Anh ghịt tay cô lại:
– Làm gì mày tháo chạy vậy?
An Hoài bậm môi:
Tao về nấu cơm, chiều lắm rồi!
Nhỏ Anh vẫn chưa buông Hoài ra. Nhưng mình vẫn chưa bản xong chuyện làm thiệp mà. Tối nay nói tiếp qua điện thoại...
Thuyên tỏ vẻ tiếc rẻ:
– Về thật hả em? Không để anh Ninh nói lời nào ảnh buồn lắm đó. Ninh văn nhắc tới ân nhân của mình với bọn anh, nhưng đâu có ai ngờ người đó chính là em.
Rồi Thuyên bỗng trợn tròn mắt:
– Nói vậy nhỏ kia là... là Mai Duyên hả? Hèn chi nó dạn dị quá trời...
Ninh khẽ cau mày làm Thuyên... stop. An Hoài nhìn anh ta đầy khó chịu:
– Anh nói xấu gì Mai Duyên và tôi?
Ninh xoa cằm:
– Em nghĩ xem anh nói gì? Này nhóc ạ! Anh không thích nói sau lưng người khác. Nếu muốn nhận xét ai đó, anh sẽ nói trước mặt, thí dụ như muốn nhận xét em chẳng hạn, anh sẽ nói rất thẳng thắn với em.
An Hoài khiêu khích:
– Tôi thế nào? Anh thử nhận xét xem?
Môi nhếch lên, Ninh bảo:
– Ở đây nhiều người quá, anh không nói đâu.
Hoài nhún vai:
Vậy là anh nhát gan.
Nguyên xua tay:
– Thôi thì... Tóm lại Cà Na về nấu cơm, còn Ninh vào làm việc tiếp với tụi tao. Ninh gật đầu:
– Được thôi! Để tao mở cửa cho Cà Na đã Bảo Anh lách chách:
– Cửa nhà em dễ mở lắm. Em nghĩ nhân cơ hội này anh Ninh nên tranh thủ mở một cánh cửa khác.
Ninh vờ nghiêng mình hết sức lịch sự:
– Cám ơn gợi ý của Anh. Anh Ninh sẽ cố An Hoài dắt xe, Ninh bước ra mở cổng. Anh ta giữ tay lái xe Hoài lại, giọng trầm xuống:
– Em chưa lắm nhưng cũng dễ thương lắm. Anh thích tính cách của em.
An Hoài nghe hai mả mình nóng bừng, cô muốn đốp chát lại gã láu cá kia một câu, nhưng khi phải chạm phải ánh mắt rất lém của gã cô bỗng quên hết những lời... chua ngoa. Gió từ phía sau thổi tung mái tóc cô mát rượi nhưng người Hoài vẫn nóng ran. Cô mới nhận một lời khen? Một lời chê? Hay một lời tán tỉnh? An Hoài không biết nữa, cô vừa ấm ức, vừa buồn cười, vừa lâng lâng một điều gì rất lạ.
Vừa bước tới cửa, Phan đã bị Thủy gọi giật ngược:
Tới đây em hỏi chút chuyện.
Phan khẽ cau mày nhưng vẫn bước đến quầy, nơi Thủy đang ngồi vắt vẻo trên chiếc ghế xoay:
Thủy xấc ngược:
– Nhỏ Cà Na,. xí muội gì là ai vậy?
Phan ậm ự:
– Em hỏi làm chi, nhỏ đó đâu liên quan tới em?
Thủy vênh mặt lên:
Nhưng liên quan tới chị Hương Thùy.
Hôm rầy nhỏ đó tới đây hoài. Nó với cô Nhiệm coi bộ hợp rơ lắm. Em có trách nhiệm báo cáo vụ này với chị Thùy...Phan gắt:
Báo cáo cái gì mà báo cáo. Em lắm điều vừa thôi.
Thủy nhịp chân:
– Lắm điều bao nhiêu cũng không bằng nhỏ Cà Na. Nó hỏi đủ thứ về anh, chị Thùy rồi chê bai kiểu như nó hay nhất, tốt nhất.
– Có chuyện đó nửa hả? Nó chê cái gì?
– So vai, Thủy nói:
– Ức tỉ cái. Ai mà nhớ. Nhưng nhỏ đó là ai?
Phan lừ mắt:
– Anh tin chắc em biết Cà Na là ai rồi.
Thủy liếm môi:
– Nghe cô Nhiệm bảo nó là em bạn anh trưng nào vậy?
Phan lầu bầu:
– Biết tới đó đủ rồi.
Em cần biết tận tường về nó để còn ứng xử trong quan hệ. Em trông hàng, nhỏ đó ra vào, lỡ mất món gì có phải chết em không?
Phan lừ mắt:
– Vớ vẩn! Nó như vậy khác nào bạn tanh là đứa chả ra gì.
Thủy gật gù:
Như vậy theo anh Cà Na là người tốt. Coi bộ anh có nhiều tình cảm với nó dữ. Chà điệu này chị Thùy ở xa nên lỗ rồi.
Phan khó chịu:
– Anh ghét kiểu nói chuyện quàng xiên, ràng buộc lắm. Anh cũng không thích em nhắc tới chị Thùy trong những trường hợp như vầy. Dứt lời Phan quay đi, Thủy vẫn nói với theo:
– Nhưng rõ ràng là vậy. Nếu không nó đâu được vào tận nhà trong, thậm chí vào tuốt phòng ngủ của anh... nó muốn thế chỗ chị Thùy. Phan khựng lại:
– Đừng nói bậy đó!
Rồi anh bực bội đẩy mạnh cách cửa để bước vào khoảng sân lộ thiên giữa vào nhà.
Trong phòng khách, bà Nhiệm và An Hoài đang ngồi. Hai người thì thào gì đó trông thật tâm đắc.
Tự nhiên Phan thấy khớ chịu. Anh lạnh nhạt đáp lại cái chào và nụ cười thật tươi của An Hoài. Con bé lớn hẳn ra và cũng xinh hắn ra đó chứ, nếu gặp nó bên ngoài, chưa chắc anh đã nhận ra. Bà Nhiệm tủm tỉm:
– Cám ơn con đã tặng mẹ một món quà thật quý.
Phan ngạc nhiên:
– Mẹ muốn nói gì ạ?
Bà Nhiệm choàng tay qua vai An Hoài:
– Đây này! Con tặng mẹ một thiên thần bé nhỏ hết sức dễ thương. Cà Na và mẹ thật... ăn rơ khi làm vlệc chung.
Phan vẫn lạnh nhạt:
– Thì ra thế! Con mừng mẹ đã tìm được cộng sự đắc lực.
Dứt lời anh leo lên cầu thang xoắn ốc để về phòng riêng của mình. Dù không muốn nhưng Phan vẫn đảo mát một vòng nhìn mọi vật trong phòng chúng vẫn y nguyên như thường ngày. Căn phòng rất bề bộn, nhưng nếu có ai vào, Phan sẽ biết ngay vì anh cố tình để mọi thứ lộn xộn mà. Anh không nghĩ lớn Hoài đám vào phòng mình nhưng qua lời ủa Thủy, Phan bán tín bán nghi thế nào ý Gia đình Hoài rất nền nếp, anh em Hạo lược giăo dục chu đáo. Chơi với Hạo hết thời đại học, đến tận bây giờ, phan còn lạ gì anh em nhà đó. Phan không nghĩ Hoài vào phòng riêng của mình... mà thôi, dẹp chuyện này đi. Nằm vật xuống giường, anh nhắm mắt lại để nhớ về Thùy.
Anh vừa nhận email của cô. Đó là những dòng chữ không dấu, đọc lên rất khó nghe nhưng Phan vẫn ngấu nghiến đọc kiểu một người đôi đã ngấu nghiến ăn nhưng vẫn còn thòm thèm. Những phần cơm lạt lẽo, khô nguội. Chỉ tiếc là email của Thùy ngắn gọn quá nên nó giống như một tin ngắn hơn một lá thơ Thì ra dạo này Thùy tìm được một việc làm thêm nên cô không có thời gian để chat với anh như trướe đây. Dầu biết lý do Thùy đưa ra chưa thuyết phục nhưng Phan vẫn cố tin để an lòng rằng giữa hai người vẫn còn tồn tại một tình yêu.
Một tình yêu kéo dài đã năm năm. Anh từng tin tình yêu đó tồn tại mãi với thời gian Phan thở dài thời gian là vĩnh cửu. Làm sao tình yêu tồn tại mãi với thời gian được. Chẳng qua chỉ là một cách thậm xưng của những người đang yêu song lại ngờ vực tình yêu của mình.
Dười nhà giọng mẹ anh vui vẻ vọng lên:
Chả rõ hai người nói chuyện trên trời dưới đất gì mà mẹ có vê rất hào hứng.
Chắc bà đang kể cho Cà Na nghe về ngày xưa của mình thôi. Rồi bà sẽ khoe bà từng là hoa khôi của một trường nữ trung học nổi tiếng. Ai chịu khó ngồi nghe chuyện:
''Hồi đó'', bà sẽ rất thích người ấy. Rất tiếc cho Phan, Phương Thùy không biết lấy lòng bà, cô thường rớt sang vấn đề khác mỗi khi nghe mẹ anh bắt đầu có hơi hưởm hoải cổ. Thùy l hay khiến bà mất hứng và dĩ nhiên bà không mặn mà với người anh yêu lắm.
Mẹ không thích Phương Thùy nên không thích luôn Thủy, nhưng vì thương Phan, mẹ vẫn đồng ý tình yêu của hai người và vẩn lịch sự, tế nhị nhận Thủy vào làm ở shop. Thật ra Phan cũng không thích Thủy, con bé ấy vừa lắm điều vừa điêu ngoa. Khổ nỗi nó là bả con của Thùy anh và mẹ có ''bổn phận'' giúp đỡ con bé. Thủy biết thế của mình nên với Phan lúc nào cũng quyền hành, vòi vĩnh vì nó có chỗ dựn lớn là Thùy. Trái lại với mẹ anh, nó lại khúm núm, nịnh nọt đến mức anh còn phải khó chịu mỗi khi nhìn thấy.
Dưới nhà, tiếng xù xì trò chuyện và tiếng cười của mẹ cũng hết. Chắc Cà Na đã về. Phan bước xuống lầu. Anh ra khoáng sân giữa nhà, tới hồ cá nhỏ xây chìm dưới đất để cho cá ăn. Chỉ lả những con cá bảy màu trong một ''Cái ao tròn'' to bằng cái dù, bên trên nổi vài tai bèo nhưng Phan lại hết sức yêu thích chỗ nầy. Chính ở nơi đây Phan đã hôn Thùy nụ hôn đầu, cũng nơi đây anh luôn thấy tâm hồn bình an, thanh thản.
Mẹ Phan chăm khoảng sân bé tẹo này rất kỹ, bà tận dụng từng tấc không gian để bày biện những chậu trẩu bà, dương xỉ lan, tai chuột... và bao nhiêu cây kiểng khác mà Phan không thể nhớ hết tên. Tất cả tạo nên một khoảng xanh thật lãng mạn, thật yên tĩnh.
Phan chợt nghe giọng mẹ ngoài shop vọng vào khá gay gắt:
– Cô không thích người dối trá, tham lam và đây cũng không phải lần đầu cô nói với cháu như vậy.Sự thể nhất quá tam. Hết tháng này cháu nghỉ việc là vừa.
Lúc anh còn sững sờ vì những lời của mẹ, thì cửa bật mở, bà Nhiệm hầm hầm bước vào theo sau là Thủy. Con bé định nói gì đó nhưng thấy Phan nó ngập ngừng rồi trở ra đóng cửa lại.
Phan biết mẹ rất giận nên mới có bộ mặt đằng đằng sát khí như thế.
Anh vờ hỏi chuyện khác:
– Cà Na về rồi hả mẹ?
Bà Nhiệm gật đầu:
– Ờ!
Rồi bà bảo:
– Vào đây mẹ có chuyện muốn nói.
Phan than thầm trong bụng:
– Chậc! Sắp nghe mắng vốn rồi.
Ngồi xuống ghế, Phan mở lời trước:
– Nhỏ Thủy lại làm sai chuyện gì à?
Bà Nhiệm bực bội:
Nó lại tự ý nâng giá để ăn chênh lệch. Kiểu này sớm muộn gì cũng dẹp tiệm vì mất khách.
Phan nhìn bà:
– Chắc tại nó nhớ lộn giá. Shop mình nhiều mặt hàng quá mà mẹ.
Bà Nhiệm cười khẩy:
– Con nói giống y nó. Hay là con dạy nó qua mặt mẹ đây?
Phan nhăn nhó:
– Sao mẹ nghĩ thế.
– Rõ ràng con vừa bênh vực nó. Nó mà lộn giá? Không có đâu! Mẹ bắt gặp nó kê giá lên mấy lần rồi. Nói thật mẹ không tin tưởng người như vậy. Mẹ sẽ tìm người khác...
Phan vội nói:
– Ai cũng có khuyết điểm... Mẹ phải cho Thủy cơ hội sửa sai chứ!
Bà Nhiệm nhấn mạnh:
Nó không phải người biết phuc thiện, đã vậy còn lười biếng. Mình cần người chịu khó, không tham lam, trung thực. Điểm lại Thủy chả có được mặt tốt nào để mẹ an tâm giao shop cho nó cả.
Phan cười xòa:
– Mẹ nói thế chứ, Thủy phụ mẹ cũng cả năm hơn rồi. Mọi việc vẫn trôi chảy mà. Bà Nhiệm nhún vai:
– Đó là do mẹ chịu đựng nó, nhưng bây giờ mẹ mệt mỏi lắm, mẹ muốn thay người khác.
Phan nhăn nhó:
– Bất ngờ thế nầy, con tìm ở đâu ra người cho mẹ.
– Chuyện đó để mẹ lo. Trước đây mẹ từng tìm được người ưng ý, chỉ tiếc đứa bận chăm cơn, đứa đi lấy chồng nên xin nghỉ. Tụi nó đứa nào cũng hơn con Thủy gấp mấy lần.
Phan kêu lên:
– Mẹ lại... hoài cổ. Nhưng mẹ ơi, nếu Thủy nghỉ, khó xử cho con lắm.
– Thế mầy có nghĩ cho mẹ không? Tóm lại, mẹ quyết định rồi, mầy đừng nài nỉ uổng công.
Phan bức bối:
– Con thấy mẹ nhẫn tâm quá.
Bà Nhiệm ngắt lời anh:
– Mầy muốn nói mẹ ác chớ gì? Rõ chán!
Hai mẹ con rơi vào im lặng. Một lát sau bà Nhiệm nghiêm giọng:
– Con phải nói chuyệa với Thủy. Bắt nó làm một cam kết, nếu tái phạm lần nữa, mẹ sẽ đuổi thẳng, không ai cản mẹ được đâu.
Phan nhẹ nhõm.
– Vâng! Con sẽ nói chuyện với nó. Bà Nhiệm thở dài:
Đúng là nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà.
Dứt lời bà cầm cái dũa gỗ lên săm soi.
Màu sơn đã khô, đóa cúc vàng mùa thu hiện lên như được ép vào đó. Con bé Cà Na khéo tay thật, nhìn nó vẽ mới thích làm sao! Bà đang ước có nó giúp mình trông nom shop kỷ niệm. Con bé sẽ làm được khối việc chứ không như con Thủy.
Giọng Phan vang lên:
– Sao nhỏ Na cứ tới đây vậy mẹ?
Mẹ gọi nó tới. Con bé được việc lắm.
– Mẹ gọi Na làm gì?
Thì gọi nó tới để cùng làm thiệp. Con thấy cái dũa gỗ này không Na vẽ đấy.
Món nảy khách Nhật mê phải biết.
Phan hạ giọng:
– Na còn phải đi học, mẹ đừng để nó la cà ở nhà mình, phiền lắm.
Bà Nhiệm lừ mắt:
– La cà là sao? Na tới để mẹ dạy nghề không công đó. Nhưng mà...
– Chả nhưng gì hết. Đây là chuyện của mẹ và nó. Mẹ quý con bé, muốn dạy nó làm hoa, làm bupbê rồi làm một số hàng thủ công khác. Na rất chăm và ham học hỏi chớ không như con Thủy. Na chẳng gây phiền hà gì cho mẹ cả, trái lại nó còn giúp mẹ giảm stress khi phải đối mặt với người mẹ ghét.
Phan chép miệng:
– Mẹ không phiền nhưng con phiền...
Bà Nhiệm nheo nheo mắt:
– Hiểu rồi. Mẹ đã nói chuyện với Hạo, nó đống ý cho Na tới đây mà. Con nên mừng vì mẹ đã có Cà Na để trò chuyện.
Phan im lặng. Anh không ngờ mẹ mình lại dành cho Cà Na nhiều tình cảm đến thế. Con bé ấy chỉ là một con nhóc, nó khéo léo nịnh nọt thế nào mà mẹ luôn mồm khen nó nhỉ? Chả bù cho Phương Thùy và Thủy...
Tự dưng Phan thấy ganh tị cho Thùy.
– Giá như mẹ cũng quý Thùy nhỉ?
Phan buột miệng:
Con bé ấy nghịch ngợm, tò mò lắm.
Mẹ đừng để nó vào phòng con lục lọi, phá phách đấy.
Bà Nhiệm nói:
– Chuyện này con khỏi lo. Cà Na không bất lịch sự như ai kia đâu. Nó là đứa có giáo dục mà.
Phan cau mày:
– Chưa bao giờ con nghe mẹ khen ai như vậy. Không biết nhỏ Na có bùa phép gì mà mẹ cưng nó thế.
Bà Nhiệm bật cười:
– Con ganh với nó à?
Phan nhún vai:
– Con chỉ ngạc nhiên thôi.
Bà Nhiệm thoáng chút bâng khuâng:
– Mẹ cũng ngạc nhiên chớ nói chi con.
Lần đầu gặp Na, mẹ đã thích vì thấy ở nó có nhiều nét giống mẹ hồi còn bé.
Rồi lúc nhìn Na nhận món tiền nó kiếm được lần đầu trong đời mẹ lại thấy thương vì trông nó rất giống con lúc mới tự kiếm ra tiền.
Phan khịt mũi:
– Làm sao Cà Na giống con được. Bà Nhiệm hóm hỉnh:
– À quên! Con tài ba lỗi lạc chớ đâu nghiệp dư như Cà Na.
Phan cau mày:
– Mẹ buồn cười thật! Con không thích bị so sánh đâu.
Dứt lời anh quay lên phòng mở máy tính xem lạì số văn bản vừa thảo hỗi sáng. Vừa xem anh vừa nghĩ coi sẽ nói gì với Thủy để buộc con bé làm một cam kết theo ý mẹ.
An Hoài trợn tròn mắt khi thấy người đứng ngay cổng nhà mình là ai.
Cô lạnh lùng:
Anh Nguyên không có ở nhà.
Ninh cười thật tươi:
– Anh biết. Nguyên bảo anh cứ chờ, nó sẽ về An Hoài ngần ngừ rồi mở cổng:
Vậy mời anh vào.
Ninh dắt chiếc Dylan vào sân rồi ngoan ngoãn ngồi trên cái đôn hình con voi đặt gần tam cấp.
An Hoài cong môi lên:
– Mời anh vảo nhà không thôi anh.
Nguyên sẽ rồi tôi tội tiếp Đấí bạn ảnh thiếu chu đáo.
Ninh nhấn mạnh:
Chu đáo hay không là ở cái tâm của chủ nhà. Ngoài sần vẫn thú vị hơn nếu cô chủ đứng bỏ khách một mình.
Hoài nhún vai:
Tui hổng rãnh. Bởi vậy chắc chắn anh phải một mình rồi.
An Hoài bỏ vào nhà trước cái nhìn ma mãnh của Nich. Anh ta, theo như lời Báo Anh thì tánh tình vui vẻ, dễ gần, song Hoài vẫn ưa Ninh khống vô. Anh ta cũng được anh Nguyên khen tốt, đa thi, dễ thương...
Hoài hơi bới môi. Chá biết Ninh tốt ở điểm nào và tài nằm đâu nữa mà được khen nhiều thế.
Cắm phích máy xay sinh tố vào ổ điện, Hoài nhấn nút. Đang tưởng tượng sắp được uống ly mãng cầu xay chua ngọt thơm ngon, Hoài giật mình vì một tiếng nổ to rồi đường dây điện trên vách bùng cháy lên khét nghẹt.
Hồn vía lên mây, Hoài la lớn, ngoài sân Ninh vội chạy vào. Anh hỏi:
– Cầu dao điện ở đâu?
Chỉ ra phòng ngoài, Hoài lắp vắp:
– Ở ở sau cửa.
Ninh nhào trở ra kéo cầu dao xuống, rồi quay trở vô bếp trấn an Hoài lúc này mặt mũi vẫn đang xanh lè, tim đập muốn rơi ra ngoài.
Ninh nói:
– Không sao cả. Anh ngắt điện rồi!
Nhìn lên vách vẫn còn đang cháy khét.
– Để xem tại sao nó cháy.
Thấy Ninh mon men tới gần vách, Hoài coi chừng điện giật đó.
Ninh tủm tỉm cười:
– Định hù anh hả nhóc! Điện đâu nữa mà giật.
An Hoài hơi bị quê, cô ậm ừ:
Tôi quên... Coi chừng anh bị phỏng đó, Ninh kéo sợi dây điện tòn ten trên cao. Cám ơn em đã quan tâm. Anh không hậu đậu đến thế đâu.
An Hoài quẹt mũi:
– Không hậu đậu mà rơi thế xe cũng ít chẳng hay.
Ninh tỉnh queo:
– A! Chả là anh muốn tạo cơ hội cho Cà Na vui vì có dịp thực hành bài đạo đức đã học ở cấp một đó chứ.
An Hoài dài giọng:
– Nói hay lắm!
Ninh xem xét sợi dây điện:
Dây cũ quá, tả không nổi vừa nồi cơm điện vừa máy xay sinh tố nên phải cháy.
– Chực! Sao Nguyên không để ý chuyện điện đóm trong nhà nhỉ? Lỡ có gì thì hối không kịp.
An Hoài chớp mi vì nhưng lời vừa nghe. Cô chợt thấy Ninh không dễ ghét như cô từng ghét. Anh có vẻ biết quan tâm tới người khác, ít ra cũng qua câu nói vừa rồi.
Sợi dây điện này đúng là rất cũ. Nó là dây nối cho một ổ cắm tạm đặt trên bếp chủ yếu cho nồi cơnl điện hay máy xay thịt, xay sinh tố. Hôm trước mẹ đã bầo anh Hạo thay đây và ổ cắm mới nhưng ông lười ấy cứ ừ ừ mà chả làm. Bây giờ thì hậu quả rành rành rồi đây. Chả hiểu núi cơln cô đang nấu và máy xay cô đang xay có... bề nào không đây. Dường như đọc được suy nghĩ trong đầu. Thay dây khác cũng dễ thôi! Anh sẽ thay để Cà Na còn nấu tiếp nồi cơm chứ!
An Hoài ngập ngừng:
Mất công anh lắm. Rồi anh Nguyên cũng sẽ làm mà.
Ninh nói:
Đợi Nguyên về chắc nồi cơm phải chuyển sang... hệ bếp ga. Rồi món sinh tố phải chịu cánh dang dở. Em chờ nhá... Năm An Hoài kêu lên:
– Mà anh định làm gì?
Ninh tỉnh rụi:
– Làm thợ điện. Nhà có những thứ gì về điện, mang ra anh xem.
An Hoài tới gầm cầu thang lôi ra một thùng đồ nghề, trong lúc Ninh mở nắp cầu chì ổ điện dưới bếp ra xem.
Anh bảo:
– Cháy cầu chì rồi.
An Hoài vội đưa cuồn dây chì cho Ninh. Anh tủm tĩm:
– Chà! Cũng biết thế nào là cháy cầu chì nhỉ. Giỏi!
An Hoài vênh váo:
– Hồi ở phổ thông, có học điện chứ bộ....
– Ra thế. Anh quên. Vậy là nhóc thừa sức phụ anh thay đường dây này rồi.
Hoài lườm Ninh một cái thật dài:
– Ai là nhóc?
Là em chớ hổng lẽ là anh. Đã bao giờ em nghe từ Anh nhóc chưa?
An Hoài trả lời:
Từ đó thì chưa, nhưng chú nhóc hay thằng nhóc thì nghe thường xuyên.
Ninh gục guc đầu:
– Hiểu rồi! Nghe Nguyên kể có em gái y như con trai, bởi vậy anh biết chú nhóc, thằng nhóc trong nhà nảy là ai. Vừa rồi anh nói từ ''nhóc'' không lả anh đã tinh giản rồi. An Hoài tức lắm, khi Ninh cố tình hiểu sai ý của mình. Anh ta vờ không biết Hoài ám chi anh ta lả chú nhóc, đã vậy Ninh còn ghép từ đó cho cô.
Trong mắt Ninh, Hoài chỉ là một "thằng nhóc", thế có ghét không Ninh lục soạn kiếm trong thùng đồ nghề ra một cuồn dây điện còn nguyên, phích cắm, băng keo.
Anh kêu lên thích thú:
– Chà! Sao đầy đủ thế nầy. May thiệt!
An Hoài nói:
– Hôm trườc mẹ đã bảo anh Hai thay dây điện mới nhưng ảnh cứ bảo không rãnh... Chậc! cậu quả của sự không rành là đây.
Thật tai hại. Chả biết nồi cơm điện và máy xay có sao hông nữa.
Ninh nhìn cô:
– Chắc không sao đâu. Nhóc đừng lo.
Anh tin sẽ được uống sinh tố mãng cầu. An Hoài xì một tiếng:
– Con trai mà uống sinh tố mãng cầu.
Ninh nheo mắt:
– Đâu có quy định nào cấm con trai thích món chua, đúng không?
Nhà này, con trai rất ghét món chua.
Ninh cười to:
– Ơn chúa! Anh không phải con trai nhà nầy. Nào! Kéo dài sợi dây điện ra hộ anh.
An Hoài giận dỗi nắm kéo sợi dây điện.
Ninh cắt dây, nối vào ổ cắm. Hoài im lặng quan gát cách Ninh làm. Nhanh nhẹn, gọn gàng y như một thợ điện lảnh nghề, so ra hai ông anh của Hoài thua chắc.
Ninh tước đầu dây điện:
– Có muốn học nghề không nhóc?
An Hoài so vai:
– Thôi? Tui sợ điên nặng lắm!
Ninh tủm tỉm:
– Em cũng biết sợ nữa sao?
An Hoài không trả lời, cô lảng đi:
– Anh có vẻ thành thạo nhỉ?
Ninh nói:
– Nghề của anh mà. Theo nghề lâu năm rồi nên điên nặng lắm nhóc ạ!
– Nhưng trông anh rất tỉnh.
– Tại chưa tới lúc đó nhóc.
An Hoài buột miệng:
– Anh tếu thật!
– Vậy mà chưa làm em vui được. Buồn ghê!
– Xì! Buồn gì mà mặt tươi rói.
Ninh lém lỉnh:
– Mô típ này gọi là “Trong héo ngoài tươi”.
An Hoài chậm rãi nhưng đầy, khiêu khích:
– Mới nghe lần đầu và thấy anh có khả năng tấu hài.
– Em nói thế chớ em có cười đâu.
– Tại tôi không thích tấu hài.
Ninh vặn vít tableau lại:
– Anh lại nghĩ khác. Nhìn vậy chớ không phải vậy. Con gái lúc nào cũng thích nói ngược.
An Hoài đỗ mặt. Cô có cảm giác Ninh đi guốc trong bụng mình. Cô thật ngốc nghếch khi cứ nói theo Ninh để rồi rơi vào bẫy của anh ta.
Lúc Hoài còn đang làm thinh, Ninh đã nói tiếp:
– Sao im lặng thế nhóc? Giận rồi à? An Hoài vênh mặt lên:
– Còn lâu! Anh nghĩ dễ chọc tôi giận lắm sao?
– Ấy! Lại nói ngược nữa rồi. Em không biết khi giận, nhiệt độ cơ thể người ta tăng hả? Anh đã cám nhận được sự nóng lên của căn bếp đấy.
An Hoài vuốt mặt, cô biết hai gò má mình đang nóng bừng. Ninh đứng là bẻm mép, nhưng nếu cô tỏ ra giận dỗi anh chàng sẽ khoái chí chọc tới. Nghĩ vậy nên Hoài trầm tỉnh lại để lựa lời trả đũa.
Ninh chu môi huýt gió. Bài Biển cạn nghe da diết làm sao. Tự nhiên Hoài đắm mình vào âm thanh trầm buồn ấy. Cô vốn thích nhạc của Kim Tuấn, Ninh thật tài khi chọn đúng bài nhạc cô thích. Mà anh chàng huýt gió mâi điệu nghệ chứ, càng nghe Hoài càng bị lôi cuốn.
Cô buột miệng:
– Nhạc Kim Tuấn thật siêu.
Ninh nghiêng đầu như đồng tình rồi tiếp tục huýt gió.
An Hoài hỏi:
– Anh thích nhạc Klm Tuấn chứ?
Ninh gật đầu và chuyển sang bài Đường xưa. An Hoài tủm tĩm cười. Cô bỗng thấy mình ác khi nảy giờ chưa rút được cho Ninh một ly nước hoặc kéo ghế cho anh chàng ngồi.
Ngần ngừ một vài giây. Hoài mở tủ lạnh rót nước mời Ninh.
Ninh hấp háy mắt:
– Em chu đáo thật!
An Hoài khoanh tay:
– Tôi sợ anh khan tiếng rồi không huýt gió nữa thì buồn.
Ninh cười cười:
Nói nghe cảm động quá xá quà xa.
– Nào! Xong rồi!
Ninh nhanh nhẹn kéo cầu dao lên:
– Em xem! Nồi cơm vẫn đỏ đèn. Vậy là không sao rồi nhé. Anh ra ngoài sân chờ Nguyên đây.
An Hoài liếm môi:
– Anh thích ngoải sân đến thế à?
Ninh lơ lửng:
– Vì có ai mời anh vô bếp đâu.
Hoài ậm ừ:
– Nhưng anh đã vào tới nơi còn gì...
Bây giờ anh ra sân, nhỡ máy xay sinh tố nổ cái đùng... thì sao?
Ninh hóm hỉnh:
– Thì anh sẽ chạy vào... Mà như thế mỏi chân lắm. Thôi thì anh ngồi đây vậy.
– Chịu chưa?
Hoài cười rất tươi:
– Anh không phải con trai nhả này nên sẽ được ưu tiên món chua. Nhưng không được chê đó!
Ninh ngồi xuống bàn ăn và bắt đầu quan sát bếp nhà An Hoài gọn, sạch và hết sức ngăn nắp. Anh cảm nhặn được sự đầm ấm của một gia đình ngay từ căn bếp này.
Bất giác Ninh nhớ lại lần gặp gỡ... định mệnh với An Hoài trong phòng triển lãm tranh ở khách sạn Thiên Đường. Người khiến Ninh chú ý đến mức phải bấm máy mà không xin phép là Mai Duyên. Lúc đó trong mắt Ninh không có chút bóng dáng nào của An Hoải hết. Mãi đến khi An Hoài lên tiếng phản đối anh gay gắt, Ninh mới chú ý tới cô, một con nhóc đanh đá cá cầy, hết sức khó chịu khác hần vẻ nhủn như con chi chi của Mai Duyên. Hai cô gái thể hiện hai cá tính khá rõ rệt cùng lúc khiến Ninh hết sức thú vị.
Lẽ ra anh phải thích Duyên vì cô bé bênh vực anh ra mặt, nhưng không hiểu sao mới vừa ngơ ngẩn vì nụ cười răng khểnh của Duyên anh lại thấy chán ngay.
Đầu óc vả cả tim anh thời khắc ấy nhộn lên hết vì An Hoài, nhết là khi cô bé lạnh lùng lôi Mai Duyên đi. Ninh muốn chạy theo hết sức nhưng mặt anh chưa đủ độ dày nên đành đứng ngẩn trông vời.
Giọng An Hoài vang lên:
– Anh và anh Nguyên quen nhau từ hồi nào sao tôi không biết nhỉ?
Ninh nhìn cô:
– Anh mới biết Nguyên qua công việc đây thôi.
– Hai người là đồng nghiệp?
– Đúng vậy! Anh rất vui khi biết Hoài là em gái Nguyên.
An Hoài buột miệng:
– Mai Duyên sẽ rất vui khi biết anh là bạn anh Nguyên.
Ninh nở nụ cười khó hiểu:
– Vậy à? Anh lại nghĩ khác.
Tò mò, Hoài hỏi:
– Nghĩa là sao?
– Là bạn bè, lẽ nào em không hiểu Mai Duyên?
An Hoài im lặng. Cô rót mãng cầu đã xay với đá bào vào hai tay, ghim hai ống hút rồi bưng ra bản nơi Ninh ngồi.
Hoài nói ly mẵng cầu màu trắng sữa xuống, Cám ơn anh đã sửa hộ đường điện. Nếu lúc nãy không có anh, chắc tôi mệt xỉu.
Ninh trầm giọng:
Lời cảm ơn để anh nói mới phải.
An Hoài chớp mi:
Coi như mình huề... Chẳng nợ gì nhau.
– Sao lại sòng phẳng thế nhóc?
Hoài cong môi lên:
– Không lẽ anh thích thiếu nợ người khác? Tôi thấy anh còn sòng phẳng hơn tôi nhiều khi hôm đó anh mời tôi và Mai Duyên và ba uống cooktail đặc biệt như một hình Ninh hơi nheo đôi mắt xếch:
– Em thật sự nghĩ như vậy à?
An Hoài gật đầu. Ninh nói tiếp:
– Và em cố tình từ chối một cách thô bạo để anh tiếp tục mắc nợ em?
– Không phải! Anh đừng có ràng buộc.
– Tại tôi không thích vào quán. Nhất là bar, nghe ghê ghê sao?
Ninh bật cười:
– Em sợ sói à nhóc?
An Hoài tròn mắt nhìn Ninh. Cái từ sói chỉ có nhỏ Duyên và cô nói với nhau.
Sao Ninh lại biết kìa.
Nhìn vẻ ngạo nghễ trên gương mặt rất đàn ông của Ninh, Hoải chợt hiểu:
Cô reo lên:
– A... Nhỏ Duyên đã bắt đươc sói. Hay xoay ly sinh tố trong tay, Ninh bảo:
Nếu dễ bị bắt như vậy sói đâu còn là sói nữa.
An Hoài hí hả nói:
– Sói hóa thành sơn dương mất rồi.
Ninh bật cười vì câu nói bất ngờ của Hoài. Anh trả đũa:
– Sơn dương thích xơi... Cà na lắm đấy.
Hoài khựng lại:
– Làm gì có chuyện đó. Sơn dương là đê núi, tôi chưa nghe nói Cà na mọc trên núi bao giờ.
Rồi cô nhanh chóng chuyển đề tài:
– Hỏi thật nha... Anh đã gặp Mai Duyên phải không?
– Em biết rồi còn gì. Anh chụp hình Duyên thì phải đưa hình chứ.
– Chỉ có vậy thôi à?
Nở nụ cười khó hiểu. Ninh lơ lửng:
– Còn những vấn đề khác nữa. Nhưng đó là riêng tư nhóc ạ.
An Hoài hơi bị quê, cô trách mình đã đặt những câu hỏi quá ngốc, khi cô không là gì của Ninh hết. Lẽ ra cô phải hiểu anh và Duyên đương nhiên phải gặp nhau vì họ đã ''chấm'' nhau từ cái nhìn đầu cơ mà. Nếu không bị nụ cười răng khểnh của Duyên chinh phục. Ninh đâu vội vã bấm máy...
An Hoài chợt thấy hẫng, một sự hẫng đã biết trước. Cô mím môi:
– Anh hiểu sai câu hỏi của tôi rồi. Thế em muốn biết gì?
Hoài nhún vai:
Một đôi điều, nhưng giờ không cần nửa.
Ninh lại cười, nụ cười của anh mới dễ ghét làm sao, An Hoài mong anh Nguyên từng giây, mong anh Nguyên về để cô khỏi đối diện với nụ cười đã khiến Maĩ Duyên mê mệt ngay buổi đầu.
Ninh nói:
– Anh có mang theo đĩa chụp những bức tranh thiếu nhi vẽ. Anh nghĩ là em thích. An Hoài chớp mi:
– Anh chụp chúng làm chi nhỉ?
Thì cũng có việc để làm chứ. Anh và Nguyên đang làm tllêm cho một công ty quảng cáo. Tất cả những gì anh đã thu vào máy ảnh đều là tư liệu.
Hoài lại khiêu khích:
– Kể cả một nụ cười?
Một nụ cười, nhiều nụ cười hay cả một gương mặt đẹp đều là tư liệu, nó nằm trong bộ nhớ của anh.
– Thế trái tim anh chứa những gì?
Ninh nhịp tay lên bàn:
– Một câu hỏi thú vị. Em có biết câu thơ này không. ''Người yêu tôi có trái tim tôi và tôi có trái tim chàng. Đó là sự đổi trao không bao giờ làm tôi buồn cả''.
Khẽ lắc đầu, Hoài trả lời:
– Chưa nghe bao giờ...
Ninh nheo mắt:
– Đó là câu trả lời anh dành cho câu hỏi của em.
– Cao siêu quá!
– Yêu đi rồi sẽ thấy đấy là sự thiêng liêng của tình yêu, một sự thiêng liêng bình thường không cao siêu gì cả.
Hoài lẩm bẩm:
– Thiêng liêng bình thường. Khó hiểu quá!
Rồi em sẽ hiểu khi đã yêu.
Hoài liếc xéo Ninh:
– Ai bảo với anh là người ta chưa yêu?
Ninh từ tốn:
– Người đã biết yêu không ai sợ chó sói cả.
An Hoài nhún vai:
– Rắc rối!
Hoài bối rối vì cái nhìn ranh ma của Ninh, cô lảng đi:
– Sao anh Nguyên lâu về thế nhỉ?
– Tại anh tới sớm, chớ Nguyên không lỡ hẹn đâu. Cậu ấy sắp về tới nơi rồi.
Ninh vừa dứt lời thì có tiếng chuông tính tăng ngoải cổng.
– Anh đứng dậy:
– Để anh mở cửa.
An Hoài nhẹ nhõm, cô còn nấu cơm chiều chớ đâu rảnh để tán ngẫu với Ninh vừa vào tới bếp Nguyên đã ra lệnh:
– Na! Nấu thêm một phần cơm cho Ninh với Bọn anh làm việc tới khuya, nên Ninh không về.
Hoài chưa kịp ý kiến gì, Nguyên đã lôi Ninh lên lầu.
– Chán! Kéo bạn về nhà chỉ thêm phiền cho em út. Anh Hạo chả bao giờ làm thế, cũng có thể bạn anh toàn các ông khó chịu nên ảnh không thích kéo về nhà.
Tự nhiên Hoài nhớ đến Phan, anh ấy cũng khó chịu, lại thêm vẻ lạnh lùng, ít nói, kiểu tự cao, thế nhưng Hoài vẫn nghĩ tới Phan. Anh luôn là một bí mật của cô từ hồi còn bé. Bí mật ấy nhiều khi chìm khuất dưới dòng chảy của cuộc sống, gịữa đám bạn trai vây quanh Hoài. Giờ đây khi có cơ hội gặp lại Phan, trái tim Hoài chợt vẩn vơ lỗi nhịp, vẩn vơ so sánh anh với những người khác rồi nhận ra Phan mãi là một giấc mơ đẹp mà những con nhỏ thích mơ màng như Hoài vẫn hay mơ. Đêm nay có lẽ cô lại ngủ mơ, chỉ mong giấc mơ đẹp của Hoài đừng bị phá hỏng vì một người nào đó không phải là Phan.