ã gọi chuyên nghiệp thì phải chuyên nghiệp từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất, từ phương án hành động cho đến các động tác chuẩn bị, trinh sát nắm tình hình, rút lui, các tình huống lộ mật, công tác đảm bảo, công tác dân vận, kể cả trường hợp xấu nhất là bị bắt, bị khai báo thì sẽ nói gì, làm gì... Tóm lại là phải y sì một trận đánh giao thông chiến có kết hợp đặc nhiệm. Chỉ khác, với trận đánh kia, cái giá phải trả cao nhất là hy sinh, là danh hiệu vẻ vang tử sĩ, còn trận đánh này, cái giá phải trả là nhà tù và cũng có thể là hy sinh nhưng hy sinh tủi nhục tại cây cọc giữa pháp trường.
Kệ xừ nó, trong bữa rượu mang ý nghĩa ăn thề ở giữa rừng ấy, tôi nói với cả bọn, đã đâm lao phải theo lao, đã cưỡi lưng cọp là phải cưỡi đến cùng, dừng lại vân vi nghĩ ngợi vinh nhục nọ kia có mà ăn cám. Mà vinh nhục cái mẹ gì, quãng đời đã qua chúng ta không nếm đủ mùi vinh nhục tận cùng rồi sao, bây giờ có thêm vinh hay nhục nữa cũng vậy. Tôi lại nói, bốn thằng thì có hai thằng đã từng là lính, tao và thằng Phong, mà đã là lính thì điều đầu tiên phải xác định coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, đối với tụi mình bây giờ cũng vậy, chết sống như không, tất nhiên càng kéo cái chết chậm được ngày nào càng hay ngày ấy.
Có ba nguyên tắc tối thiểu nhất quyết phải theo đến cùng - Tôi nâng bát rượu sắn đắng nghét lên, nói như nói trước tổ ba người trước khi đi trinh sát vào đội hình đối phương ngày nào - Một, sướng cùng hưởng khổ cùng chịu, không nản lòng, không rã đám, không phản bội phản trắc trong bất cứ tình huống nào. Hai, cướp nhưng cấm không được để chết người, nếu chẳng may xảy ra và rất có thể xảy ra, sẽ bồi thường thoả đáng. Và ba, cố gắng chỉ cướp của bọn có máu mặt, bọn nhà giàu, tuyệt đối không cướp của người nghèo. Có đứa nào bổ sung thêm gì không?
Im phắc. Còn bổ sung gì nữa khi để nói được những điều coi là ruột gan tâm huyết ấy, tôi đã phải nghĩ nát óc. Để chắc ăn, tôi hỏi câu cuối cùng:
Lúc này vẫn còn kịp. Thằng nào tự thấy không theo được hay không muốn theo thì mở mồm, tao sẽ giải phóng ngay. Thằng nào? - Vẫn im lặng. Tôi nhìn sâu vào mắt từng đứa, bắt đầu là thằng Hoà - Mày sao?
Ông anh coi thường thằng em này quá đấy! - Hoà cười khột khột.
Còn mày? - Tôi chuyển mắt sang thằng Phong.
Mọi người sao em vậy - Nó càu nhàu - Đã chích máu ăn thề kết nghĩa vườn Đào rồi lại còn hỏi.
Thằng Hoà lại cười khồn khột như bị kéo đờm. Tôi vỗ nhẹ vai thằng Thư, giọng mềm xuống, cũng tự nhiên mềm thôi chứ không cố ý:
Còn thằng em này, sao? Mày có văn hoá, lại là gia đình cán bộ nòi, nhà cũng có của ăn của để.
Thằng Thư đưa mắt nhìn vuốt lên đỉnh rừng như nhà hiền triết dõi tìm ý nghĩa bất di bất dịch của cuộc đời một lát rồi mới quay lại, cái nhìn thật buồn, chính cái nhìn đó thỉnh thoảng vẫn soi rọi vào tôi, như tò mò, như ngơ ngác lại như vô cùng dịu dàng, yếu đuối, cái nhìn của một chú nai rừng bị rong về phố:
Văn hoá hay dòng dõi con nhà nòi như anh nói lúc này chả có nghĩa gì sất. Tất cả đều thua đứa gian manh, giả danh, khôn khéo ăn người hại người.
Đó đã là câu trả lời. Tôi hiểu nó muốn nói đến ông già nó, cán bộ cấp vụ của một ngành quan trọng trên Trung ương có tiếng là liêm khiết, trung thực, tay sạch nhưng vì không ăn cánh, không chịu được những khuất tất trong các hợp đồng làm ăn béo bở của sếp nên bị trù úm, bị chụp lên đầu cái tội tày trời là kẻ quá khích, kẻ phá hoại đoàn kết, kẻ cố tình ngăn cản con đường đi lên tất yếu của chủ nghĩa xã hội... đến nỗi phải thổ huyết ra mà chết. Bố chết, còn lại hai anh em, người anh cả vốn ích kỷ và nhu nhược chỉ biết nghe theo vợ dần dần ghẻ lạnh với nó rồi đến khi nó phạm tội dù là ngộ sát thì quan hệ hai anh em coi như xong, hoàn toàn người dưng nước lã. Hoàn cảnh của nó thật khác xa với gia cảnh thằng Hoà và thằng Phong. Thằng Hoà có bố bị án tù chung thân vì tội giết mẹ nó nên nó thoải mái quăng thân vào đời gió bụi âu là lẽ đương nhiên. Còn thằng Phong, bố suốt ngày say xỉn, mẹ công khai dắt giai về nhà nên chán quá, bỏ đi, cũng là điều dễ hiểu. Tôi lại chợt nhớ đến ông tiểu đoàn trưởng cũ của tôi, bố là địa chủ có nợ máu, học ở đâu cũng bị đuổi, thi kiểu gì cũng không đỗ, cuối cùng ông phải chui vào bộ đội, xin đi chiến đấu để rửa lý lịch, thế rồi rửa kỹ quá, kỹ đến thành anh hùng quân đội, thành hạt nhân ưu tú của sư đoàn. Cuộc đời đến lạ! Người bẩn lo đi rửa, kẻ sạch lại đi bôi. Mà biết ai bẩn ai sạch bây giờ để so đo, chắc lép mọi góc tối sáng nhân tình.
°
Phi vụ làm ăn đêm thứ hai mọi sự diễn ra vẫn tương đối trót lọt. Chuyến xe chạy lủi thủi một mình vào lúc hai giờ ba mươi sáng ấy đã cho chúng tôi được hơn chục triệu cộng thêm mấy cái vòng vàng, nhẫn, dây chuyền mà thằng Hoà bảo bỏ rẻ cũng phải trên chục triệu nữa. Chỉ có điều đêm ấy thằng Phong đã buộc phải làm đổ khá nhiều máu của một hành khách ăn vận có vẻ sang trọng, suốt đoạn đường chỉ ngậm một thứ thuốc ba số đắt tiền khi người này giở trò quyết liệt chống cự. Và nếu tôi không nhanh tay can thiệp thì rất có thể có một án mạng nhỡn tiền đã xảy ra.
Trở lại rừng, tôi điên tiết túm ngực áo nó gần như nhấc khỏi mặt đất:
Mày thích giết người lắm à? Mày muốh đưa cả bọn ra đứng dựa cọc hả?
Nhưng nó phang cái cặp da vào giữa mắt em muốn nổ con ngươi.
Sao không nổ mẹ mày đi! Chán, tôi chả muốn nói gì nữa. Đã ăn cướp mà lại còn giết người thì sẽ được gọi là cái gì đây? Cái gì đây? Mà cái sự giết chóc ấy rất có thể sẽ xảy ra khi hai động thái nó chỉ cách nhau một nháy mắt.
°
Rất may là đêm thứ ba cái chuyện đó vẫn chưa xảy ra. Nhưng lại xảy ra một chuyện khác khiến cho phi vụ làm ăn không thành. Nói đúng hơn, một chút đa tình yếu đuối còn sót lại trong góc con tim tăm tối của tôi đã ngăn tôi lại. Đó là câu nói rất không đâu vào đâu của một cô gái khá đẹp, còn trẻ, nét mặt nền nã, thanh thoát và đặc biệt nổi lên đôi mắt lá dăm vừa đáo để vừa hiền dịu khi thằng Hoà lợn chơi một cú móc hàm rất ác vào giữa mặt gã con trai đeo kính trắng, bụng đã có chiều phinh phình ngồi cạnh cô vì cái tội lần khân không chịu móc chiếc ví trong túi áo Vets ra.
Anh ấy là kỹ sư mới đi học ở nước ngoài về, có biết gì đâu mà mấy người đánh người ta dã man thế?
Vậy thì tao đánh mày nhé, con đĩ kia!
Thằng Hoà gầm lên, định vung tay thì cô gái đã đứng phắt dậy, quắc đôi mắt lá dăm nhìn thẳng vào mặt hắn, giọng nói vẫn điềm tĩnh không hề có chút run sợ như bất kỳ ai một khi rơi vàọ tình cảnh này:
Đĩ điếm và cướp đường cùng một giuộc, có gì đâu mà mấy người phải cao giọng.
Á à! Con này láo!
Bàn tay chuối mắn của nó định hạ xuống thì tôi bước lên, giữ lại, nhìn sâu vào đôi mắt lá dăm của cô. Cô ta cũng nhìn trở lại tôi, căng chằng, chả có vẻ hãi sợ gì. Tôi nói:
Cô gái! Nếu ở vào trường hợp cô tôi sẽ không bao giờ nói thế mà tốt nhất nên khuyên anh bạn du học đẹp trai của cô nộp tiền ra.
Còn tôi, nếu ở vào trường hợp anh, tôi sẽ không bao giờ đi làm ăn cái kiểu cò con vô bổ thế này.
Cái gì?
Thì anh thử nhìn đi! Một khi đã phải ngồi vào cái xe khách chạy đường trường cũ rích này mấy ai đã có tiền bạc rủng rỉnh, phong lưu đáng để các anh đo công đo sức, đô cả tính mạng vào không?
Thằng Phong mắm từ giữa xe lên tiếng chói lói:
Đại ca, mất thì giờ với nó làm gì. Xe sắp đến ngã ba rồi đó.
Tôi quay lại lừ mắt ra ý bảo nó câm mồm rồi quay lại cô:
Cô là ai?
Tôi dạy học, tranh thủ nghỉ phép đi buôn một chuyến, tôi là con buôn duy nhất trên chuyến xe này. Tôi sẽ nộp tiền thay cho tất cả.
Cô lặng lẽ lôi cái túi xách màu đen dưới gầm ghế ra, đưa lên trước mặt tôi, giọng nói thật buồn:
Đây là toàn bộ vốn liếng của tôi, mười lăm triệu, coi như mất trắng, mà đằng nào cũng mất, không mất cho mấy người thì cũng mất trên cửa khâu.
Thằng Hoà lợn rên lên một tiếng khoái cảm như đang phóng tinh định cầm lây cái túi thì, lần này không phải tôi mà lại là thằng Thư ngăn lại:
Thôi đi! Chúng ta chưa khốn khổ đến nỗi phải đi nhận của bố thí của một người phụ nữ đâu.
Một cảm giác rỗng roãng ở đâu toàn vào, mọi sự bỗng trở nên vô vị không chịu được, tôi ra hiệu cho mấy đứa trả lại hết những gì vừa cướp được rồi hét cho xe dừng lại. Đúng là trên xe chả có khuôn mặt nào tỏ ra là phủ phê giàu có cả ngoài chính khuôn mặt của cô ta. Đốn mạt! Tôi đang
làm cái gì đây? Chó cắn áo rách ư? Trước khi bước xuống, tôi còn quay lại nhìn vào mặt cô gái nói một câu vô nghĩa:
May cho cô đó cô gái ạ! Nếu gặp toán khác thì không chỉ tiền bạc mà ngay cả cái tấm thân trẻ trung của cô cũng không giữ đựợc đâu.
Chiếc lá dăm vẫn nhìn lên tôi, không sợ hãi, không biết ơn, lãnh cảm, thậm chí còn ánh lên một chút ngầm thách thức như thể Thì cứ thử xem!
°
Khi trở lại khúc rừng vắng, cái nhìn con gái đó đã phá ra thành một cuộc cãi vã dữ dội giữa mấy thằng đàn em. Nhằm vào giữa mặt thằng Thư, thằng Hoà lợn bắn trước:
Đ. mẹ mày, thằng giả dối! Đã mang thân đi ăn cướp mà lại còn tính chơi trò quân tử à?
Thằng Thư không nói lại, vẫn quay đi nhìn mơ hồ lên một khoảng trống sáng trên tán cây. Thằng Phong mắm quất một cú đá đánh chát vào một khúc gỗ mục, phun nước bọt bay rẹt qua mặt nó:
Thế là mất bố nó cả đống tiền vì cái bệnh sỹ ngu xuẩn của mày. Tốt nhất là mày nên cút mẹ nó về nhà mà làm thằng công tử con nhà giàu èo ẹo đi!
Đến đây vẻ không còn chịu nổi nữa, thằng Thư lẵng lặng đứng dậy, móc nắm tiền trong túi quần ra ném thẳng vào mặt hai đứa, tiếng nói căng như dây cung:
Tiền phần tôi được chia hôm qua, các người tọng tất cả vào cái họng bẩn thỉu của các người đi! Và ngay bây giờ, nếu tôi còn được nghe thêm một lời nói vô học, mất dạy nào nữa thì đừng trách. Nào, nói đi! Ai? Nói!
Mặt nó xanh tái, hai nắm tay mảnh mai rung mạnh, hai hốc mắt hàng ngày toàn ẩn giấu sự suy tư lành hiền lúc này đang bắn ra những tia lạnh buốt như lửa hàn. Hai thằng kia bất giác nhìn nhau, lùi dần lại. Thằng Thư nhếch mép, một cái nhếch mép cũng lạnh buốt:
Cướp để tạo vốn là một giải pháp tình thế cực chẳng đã, khác hắn với cướp chuyên nghiệp, cướp bằng bất cứ giá nào, cướp bẩn, chính chúng ta đã thống nhất thế rồi. Thật xấu hổ! Thật nhục nhã phải sống chung với những cái đầu không cao hơn bãi phân lợn bao nhiêu.
Bị hạ nhuc, hai thằng nhìn nhau định nhao lên chơi sát ván nhưng đụng cái nhìn dữ tợn của tôi, chúng đành dừng lại, đầu cúi xuống, thở hồng hộc.
Thằng Thư nhặt tiền lên! - Tôi sầm mặt - Máu đấy. Còn hai thằng kia, ngậm mồm, cút mỗi thằng ra một xó, im lặng! Tao cần im lặng.
Đúng là tôi cần im lặng thật. Im lặng để nghĩ về tất cả, im lặng để nghĩ về cái nhìn cũng im lặng của đứa con gái trên xe hồi chiều kia. Con người có thể bị hận thù, bị căm ghét thậm chí bị nguyền rủa nhưng bị khinh, bị coi thường, bị thương hại thì đúng là không chịu nổi. Từ nhỏ tôi là thế, bây giờ vẫn thế và chắc mãi sau này cũng thế. Nên mới khổ, mới khốn nạn. Nhưng đã trót ăn sâu vào tim gan phổi phèo rồi, có móc ra vất đi, chôn xuống nó lại ngóc lên bò về. Nhất là một khi cái thương hại đó lại phọt ra từ một đứa con gái thập thành, chả đại diện cho ai, cho cái gì cả.
°
Gần tối,tôi vẫy tất cả lại, quyết định:
Phắn!
Ơ, làm ăn đang được, sao lại phắn ạ? - Thằng Phong
hỏi.
Ngu! Mày tưởng sau hai vụ vừa rồi, bọn chúng nó lại để cho mày được yên mà nhảy thốc lên bất cứ chiếc xe nào chắc. Phắn! Có thể tiếp tục cướp, có thể không. Nhưng trước hết về Hà Nội đập phá một chập cho quên đi tất cả mọi chuyện đã, sau đó mọi việc tính sau.
Chờ cho tối hẳn, sau khi đã xuống suối tắm rửa kỹ càng, cạo râu, cắt tóc, thay quần thay áo hắn hoi, cả bọn mò ra cửa rừng, nghe ngóng quan sát một chập rồi phóc sang bên kia đường, nhằm một nơi có nhiều tiệm quán đang hắt ra những vệt ánh sáng đủ màu băng tới.
Chọn một cái quán vắng nhất có lối thoát phía cửa hậu đang toả ra mùi xào nấu thơm điếc mũi, lặng lẽ bước vào, bốn thằng ngồi nhìn về bốn hướng, bắt đầu gọi món ăn. Đói cồn cào, từ sáng chưa có gi nhét bụng, tôi cho chúng nó gọi thả dàn, muốn ăn gì thì ăn, muốn chơi rượu gì thì chơi, thoải mái, tiền cả đống trong hầu bao cơ mà. Chủ quán là một vị trung niên, đầu húi cua, mắt gián nhấm, tất cả đều nhẫy mỡ, mỡ trên mặt, mỡ trên bụng, mỡ trên từng ngón tay, mỡ ngay cả trong hàm răng khấp khểnh khi cười, một cái cười vừa nhầy vừa lẳng vừa hết sức cầu tài. Đúng là điển hình cho một gã chủ quán ven đường nơi luôn có đủ các loại dân giang hồ tứ chiếng ghé vào.
Khốn nạn! Chính vì cái nhận xét tưởng như từng trải ấy mà tôi đã bỏ qua cái kiểu nhìn của gã. Toàn nhìn xéo, cấm có nhìn thẳng. Và nếu có nhìn thẳng, đụng cái nhìn ngược lại, hắn lại chuyẻn sang xéo rất nhanh. Thằng Thư nói nhỏ vào tai tôi:
Em thấy đôi mắt lão này gian lắm, hay là...
Mắt thằng bán quán nào chẳng thế, hay là cái gì? Vớ vẩn!
Tôi nói và, trong khi thằng Thư theo thói quen thận trọng đi một vòng quanh nhà làm động tác quan sát, khoan khoái vươn ngực hít vào một hơi dài khi chính lão săm sắn mang từng đìa đổ ăn lên. Ngon! Chỉ nhìn cũng đã thấy ngon đến nhức nhối cả gan ruột. Một đĩa gà luộc vàng ươm, loại gà đồi rắn thịt, một chú cá quả hầm to tổ chảng có rắc hành, răm, thì là xanh biếc lên trên, một đĩa thịt heo rừng được thái cắt mỏng như lá lúa hai phần mỡ nạc chia đều nhau, lại có cả đĩa dồi trường đang còn bốc khói mà những miếng dồi mang sắc nâu dịu dàng kia đã là nỗi ám ảnh khôn nguôi của tất cả lũ chúng tôi trong những đêm nằm co nghe mưa tuôn xối xả trên bãi vàng. Chưa hết, bàn bên cạnh là một cái lẩu thập cẩm gồm đủ các thứ bò bê, tôm cá tươi rói chỉ chờ bén lửa. Một chai Hennyssy loại lớn do chính tay cô vợ hay con gái của lão chẳng biết nữa thoăn thoắt mang từ ngoài vào, cười lúng liếng đặt cái cách lên bàn như đặt cả một quả tim đàn bà phập phồng, óng ả, nồng nàn lên đó. Mắt sáng rực, thằng Hoà vội vơ lấy chai rượu, không cần đồ mở, nó dùng luôn mấy chiếc răng nanh lợn nòi của nó bật nắp cái bốp, xóc xóc mấy cái, đưa cổ chai lên liếm nhẹ, chép chép mấy cái nữa, lim dim mắt rồi cười ngoác:
Rượu xịn, đại ca. Giả là em biết ngay, chân tay lập tức dị ứng nổi rôm nổi sảy liền.
Thôi, ít mồm! Rót đi!
Tôi nói và chỉ chờ có thế, nó vội rót ra bốn ly, rót rất khéo, rất chậm, rót thành dây thành dòng mỏng mảnh như rót chính máu huyết trong người nó ra.
Tôi đưa ly của mình lên:
Nào! Không vì một lý do con mẹ nào hết, cạn!
Nhưng chưa kịp cạn thì thằng Thư từ ngoài bước vội
vào, nói nhanh:
Cảnh sát!
Tôi đảo nhanh mắt ra đường. Từ đầu phố đang có tiếng còi ủ rú rít lên thật. Một tia chớp xẹt ngang đầu: Mẹ, thằng mặt mụn, mắt trố trên xe hôm ấy bán đứng mình rồi. Chỉ có nó chứ không thể ai khác. Chỉ có nó đi bô báo cánh công an mới biết mà giăng bẫy khắp nơi, giăng cả vào cái mồm lão chủ quán này. Điên tiết, tôi co chân đạp văng chiếc bàn đầy đồ ăn xuông đất, tiện chân đá luôn vào giữa mặt gã chủ quán một đá nghe cái rắc rồi hô:
Tung cửa sau, chạy!
Tất cả làm theo. Riêng thằng Phong còn nán lại dộng thêm một mũi giày vào cái miệng đầm đìa máu đang há hốc của gã chủ quán, rít giọng:
Đ. mẹ mày! Đồ chó săn. Bố mày mà quay lại sẽ cho cả nhà mày ra cứt.
°
Chạy qua ba quả đồi, hai cánh ruộng, đến một bãi tha ma hoang vắng thì cả tốp dừng lại. Mệt! Mệt kinh khủng! Cả cuộc đời có lẽ chưa bao giờ mệt thế này. Ruột gan lồng vào nhau, tiếng thở thoát ra bằng tất cả những gi gọi là lỗ trên người, khè khè, rin rít. Thằng thì gập người nôn thốc nôn tháo, thằng thì nằm ệch ra, chân tay co giật như đang vào cơn động kinh, thằng lại ho rũ rượi, vừa ho vừa rụi đầu rụi cổ xuống đất ướt như con đà điểu lên cơn động dục. Nói chung là khốn nạn! Trừ tôi. Thời kỳ đi buôn trâu đã chạy, thời kỳ đi lính còn chạy nhiều hơn, cho nên ba cái sự chạy này chỉ là chuyện vặt. Nhưng lại buồn. Buồn tê dại. Thế là cuộc đời từ nay sẽ chỉ còn chạy và chạy nữa thôi ư? Tôi không giận gã chủ quán mà chỉ điên giận thằng chỉ điểm. Đúng vào lúc tiếng còi xe cảnh sát rú lên, không hiểu sao khuôn mặt của thằng Hoán, cái thằng đã phản bội tôi và đã được tôi tha hồi còn ở cùng trung đội lại bật loé lên. Khuôn mặt ấy nhập với khuôn mặt thằng đầu húi cua, mặt mụn trên xe làm một. Trời ơi, chính là nó, chỉ có thể là nó mà sao mãi tôi không nhận ra. Chả lẽ cuộc đời làm cho nó thay đổi ghê gớm thế kia à? Mày, thằng khốn! Biết vậy ngay từ lần ấy tao đã chặt đứt cái nọc độc của mày rồi, đứt hắn để bây giờ mày không còn có dịp thúc vào đầu tao cái ý nghĩa khốn nạn của cái sự ở đời thường làm ơn nên oán ấy nữa. Thề có giời, nếu ngay lúc này vớ được mày thì... Hai hàm răng tôi nghiến vào nhau kêu to đến nỗi khiến thằng Thư ngồi bên cạnh thoắt giật nảy cả người.
Góc kia, thằng Hoà đã hồi lại. Nó cười cười lôi trong túi quần túi áo túi ba lô ra gần như đủ các món ăn trên bàn lúc nãy, chỉ phải nó bèo nhèo, be bét, nhầy nhụa như một thứ cám thiu và cả chai rượu gần như còn nguyên. Tất cả trố mắt. Hoá ra cái thói tham, cái nết phàm ăn tục uổng của nó lúc này lại được việc. Nhưng tôi không ăn được. Đêm tối mông lung. Cuộc đời mông lung. Trước mắt đi đâu, làm gì, sống ra sao cũng hoàn toàn mông lung, tăm tối. Thằng Thư cũng không ăn, nó chỉ trầm ngâm nhắp nhắp từng chút rượu, mắt buồn như chó ốm.
Chờ cho hai thằng kia ăn xong, tôi nói cái điều khó nói nhưng lại không thể không nói, nói mà không nhìn vào mặt một đứa nào:
Tình hình này là đen rồi. Chắc đã có lệnh truy nã chúng ta, một toán cướp có vũ trang ở khắp nơi, tất nhiên chúng nhằm chủ yếu vào thằng cầm đầu là tao. Vậy quyết định giải tán, thằng nào về nhà thằng ấy, tao không muốn vì tao mà chúng mày bị liên luỵ.
Im phắc. Chỉ nghe tiếng ợ trong cần cổ thằng Hoà. Mặt thằng Phong sắt lại, vẫn kiểu nói làu nhàu:
Hầy, đã ăn thề sống cùng sống chết cùng chết, chả lẽ mới thế này mà đại ca đã bỏ tụi em?
Đúng đấy - Thằng Hoà ợ một phát nữa bay ra cả cái mùi thum thủm rất khó chịu - Cứ làm vài vụ nữa khá khá một chút rồi tính, đại ca.
Tôi gằn giọng để nuốt đi một chút mủi lòng không hiểu sao cứ đùn lên:
Quyết rồi, không bàn nửa! Đi đi! Sau này nếu có duyên thì còn gặp lại. Số tiền kia ba đứa chia nhau về làm vốn, tao không cần.
Nhưng đại ca cũng cầm một ít làm độ đường chứ ạ?- Thằng Hoà nhăn nhỏ.
Đi ngay đi, không lại rơi vào ổ mai phục của chúng nó bây giờ.
Tôi phảy mạnh tay và quay mặt đi ra ý không muốn nói thêm gì nữa. Thằng Hoà với thằng Phong, y như tuồng Tàu, quỳ xuống vái tôi ba vái rồi gần như đồng thanh:
Xin đại ca bảo trọng!
Tôi không trả lời và khi quay lại thì bóng hai đứa đã biến rồi. Một chút chua chát thoáng gợn lên: Thì ra tình
cảm của chúng mày cũng không vượt qua nổi ba cái triệu bạc kia. Chợt tôi giật mình khi cái bóng của thằng Thư vẫn còn đó, đen xì, bất động.
Sao, chú em vẫn chưa đi à? - Tôi hỏi.
Em ở lại với anh - Nó trả lời.
Không sợ liên lụy ư?
Nếu sợ thì ngay từ đầu em đã không đi theo anh.
Thư! - Tôi vỗ nhẹ vào má nó - Thành thực khuyên chú nên trở về nhà, đi làm hay đi học tiếp, tuỳ. Tay chú mới dính chàm, rửa còn kịp. Không nên đi theo anh, đời sẽ đen tối lắm!
Tiếp theo đây mình sẽ làm gì, anh?
Tức là thằng em vẫn dứt khoát?
Em trọng cái đức tính quân tử, khí khái của anh.
Số phận rồi, tôi thầm nghĩ, thôi thì đành, vả lại tôi cũng không muốn xa nó. Và biết đâu trong các chặng đường gió bụi trước mắt chưa hiểu lành dữ thế nào, có nó, những hành vi rồ dại thú hoang trong tôi sẽ được phần nào kìm giữ lại.
Chuyên làn lên mạn ngược!
Tôi nói như một trắc thủ pháo binh chuẩn bị lâm trận.
Và nói thầm trong bụng thêm một câu:
“Nhưng trước hết tao có chút việc riêng cần giải quyết cái đã. Ở yên đây chờ tao.”
°
Nhà thằng Hoán tôi còn nhớ, nếu không lầm thì nó ở trong một xóm nhỏ bên dòng Bằng Giang. Chỉ một cuốc xe ôm là tôi đã có mặt ở đó vào lúc trời vừa sập tối. Tất nhiên là tôi không ngu gì mà xộc vào nhà, vào rồi chạm mắt với cả đống những cha mẹ, vợ con của nó, chắc chắn là tôi sẽ không làm được cái gì ra hồn cả. Cho nên tôi mới đứng ngoài chờ. Nhưng chờ đến bao giờ và biết nó có ra không mà chờ, mà đẻ mặc cho muỗi cắn khắp người. Xung quanh lại không có đứa trẻ nít nào để thuê gọi thành thử tôi buộc phải tiến sát đến cái cánh cổng tre, giả giọng con nít vậy, mà cái trò giả giọng này thì lại là sỡ trường của tôi hồi còn đi học ở nhà:
“Chú Hoán cứ... Bố cháu bảo mời chú sang uống nước, có chè ngon ạ...”
Nghe, nếu chính nó vác xác ra thì tốt rồi, còn không, coi như là kẻ qua đường bước vội, ai đế ý. Lát sau, đúng là nghĩ ngợi không thừa, không phải nó mà hình như con vợ nó lạch bạch đi ra, nhìn quanh quất một chập, hỏi to:
“Đứa nào léo nhéo đấy? Không nghe tiếng trả lời, ả ta nhìn ngó một chập nửa rồi lại lạch bạch đi vào. Chờ cho yên ắng một chút, tôi lại từ bóng tối bước ra, tiến sát đến cái cánh cổng ấy, lại cất tiếng hệt như lúc nãy. Lần này thì chính nó đi ra, dáng đi rõ ra cái vẻ cáu kỉnh và sẵn sàng quát tháo. Nhưng nó chưa kịp mở miệng thì cái bóng to tướng của tôi đã đứng sừng sửng ngay trước mũi nó cùng với tiếng nói thật nhỏ nhưng đủ uy lực: “Hoán! Tao muốn nói chuyện với mày, ra chỗ kia, nếu mày kêu lên một tiếng là mày chỉ còn cái xác nằm trước cổng, đi!
Hoàn toàn cóng lạnh, nó chỉ kịp ớ lên một tiếng rồi ngu ngơ bước theo tôi như cái đứa bị bỏ bùa bỏ ngải. Đi cách nhà nó chừng trăm mét, chạm cái bóng tối bờ ao có vài chấm sáng đom đóm đan đan lại, tôi mới chờ nó dừng lại, nói luôn: “Mày biết tội của mày chưa?” Toàn thân nó run bắn, hai đầu gối gần như muốn gẫy gập:
“Em biết... Xin anh tha cho em... em không cố ý... chỉ tại... tại..?
“Tao tha cho mày một lần rồi, đúng không, nhưng lần này thì không tha nữa, tha, mày sẽ còn làm hại nhiều người khác” Nói rồi tôi cầm Iấy một bên tay hắn bẻ mạnh. Trong tiếng quả vối rơi lộp độp xuống mặt ao, chỉ nghe cái rắc! Ôi, gãy... chết em rồi anh Hùng ơi! Nó kêu một tiếng đau thấu ruột nhưng lại không dám kêu to. Tôi bảo, chưa hết đâu, cánh tay này là cho cái tội phản bội lần trước, còn tội phản bội lần này... Tôi nhấc một chân nó lên, đánh mạnh xống tay vào đầu gối. Lần này thì nghe cái cục! Ôi giời ơi... Toàn thân nó nhủi xuống trong tiếng kêu còn thấu ruột thấu gan hơn. Để mặc nó nằm đó lăn qua lăn lại và tẹo nữa lăn cả xuống ao nếu tôi không kịp dùng chân khều lại, tôi bỏ đi sau khi không quên nói vào sát tai nó câu cuối cùng:
“Để cho mày sau này mỗi lần định chơi xấu ai thì hãy nhớ đến cái cẳng chân cẳng tay bị bẻ gãy này. Bâỵ giờ cố mà lết cái thân chó của mày về nhà và sáng mai cho mày tha hồ đi bô báo rằng chửi tao, chửi thằng trung đội trưởng ngày xưa của mày đã bẻ đó. Đồ dòi bọ bẩn thỉu.
Chợt có bàn tay mát lạnh như bàn tay con gái đặt lên trán tôi, sau đó là một tiếng nói cũng mát lạnh không kém:
Anh Hùng, sáng rồi dậy đi... Gớm, đêm qua anh mơ những gì mà nói năng nghe sợ quá...
Tôi vụt tỉnh. Thì ra, chao ôi, tất cả chỉ là một giấc mơ và trước mặt là con mắt của thằng Thư thả rơi xuống tôi lo âu, dịu dàng như mắt của con Nết. Tôi ngồi dậy, tỉnh hắn nhưng giấc mơ đêm qua đã trỏ thành nóng nhức không chịu được. Không còn cách nào khác, tôi buộc phải giải toả cái nóng nhức từ trong tâm can sâu thắm này.