òng người hoá ra ghập ghềnh hơn tôi tưởng. Cứ chắc mẩm trong bụng rằng, nếu mình chọn ba chục thì rất có thể phải đến năm, sáu chục hay nhiều hơn nữa số anh em sẵn sàng đi theo nhưng rốt cục chỉ còn có nhõn hai mươi thằng, trong đó tất nhiên có thằng Thư và thằng đội trưởng bảo vệ người dân tộc. Thì cũng phải thôi, người ta phò thịnh chứ ai phò suy, sự bất ngờ cuốn gói ra đi của mình đã chả là suy ư. Giấu một cái cười chua chát, tôi tạm biệt tất cả anh em ở lại, những anh em đã cùng tôi vượt qua được những ngàv gian khổ, u ám nhất, tạm biệt con bé hay nhìn xéo mặc dù vừa nhác thấy tôi nó đã chạy bắn ra sau nhà bếp buộc tôi phải gọi lại. Gọi lại nhưng không nói gì, chỉ nhìn, khiến con bé cuống lên chỉ thiếu đường quỳ xuống lạy tôi. Lúc đó tôi mới vỗ vai nó, nói độc một câu:
Lần sau muốn nhìn thì đi sát vào mà nhìn, nhìn cho đã, còn nhìn trộm, mách trộm, cái kia nó khô đi không ra nước được nửa đâu.
Chẳng biết nó có hiểu không, chỉ thấy cái đầu có những sợi tóc cháy nắng gật gật còn con mắt lại bắt đầu nhìn xéo lên.
°
Coi như làm lại từ đầu.
Chọn một ngách hang có lẽ bị bỏ quên ở tận cuối chân đồi cách xa chỗ thằng Khánh độ chừng non chục câv số, tôi cho hạ trại và bắt đầu làm động tác thám thính với triết lý quân sự sơ đẳng đã học được: chỗ bất ngờ nhiều khi lại là chỗ chắc ăn nhất. Nhưng chắc ăn đâu chả thấy, dò tìm đã đi tong hai ngày rồi mà hang vẫn chỉ là hang, tăm tối, bít bùng cỏ lậu và hôi nồng mùi cứt chồn cứt chuột...
Một sáng ông Khâm rừng Sác tìm đến mời tôi đưa quân về nhập vào đội hình của ông với lý do:
“Về tao, ít ngày quen việc quen địa hình rồi tao sẽ bàn giao luôn, tao nghỉ. Mấv đứa con ở nhà không có bố bắt đầu có dấu hiệu nghiện hút”.
Tôi cám ơn ông và khéo léo khước từ. Tôi sợ và tôi không muốn giẫm lại bước chân ấy nữa mặc dù tôi biết ông không phải là thứ người đó.
Đến ngày thứ ba thì cánh lính của tôi reo ầm lên. Reo như bắt được của! Bắt được của... Phải tới lúc ấy tôi mới hiểu thấm được câu nói dân gian đó. Dưới ánh đèn pin những nẹp đất có vun vàng sáng ánh lên đẹp như dải ngân hà mọc trong lòng đất.
Về sau tôi mới biết người có công phát hiện được nẹp vỉa quý giá này lại chính là thằng Thư, cái thằng có lẽ là đứa duy nhất có bằng đại học trong cả vùng bãi mênh mông gồm hàng chục ngàn con người này và chắc là nó đã
âm thầm vận dụng cái mớ kiến thức tưởng chừng như đã bị thối ruỗng ấy vào đất đai, thổ nhướng mà không bao giờ để lộ ra.
Bắt đầu đào xới cật lưc. Tuy chưa có máy phát điện, chưa có đường nước, đường goòng, bể lọc nhưng hai chục con người là hai chục ý chí, hai chục năng lực, gọn, dễ quản lý, dễ bảo nhau, dễ chia phần, không sợ thất thoát, không sợ tai nạn cũng chẳng sợ ai lấn chiếm. Có cái ngách hoang này, ai lấn chiếm làm gì, không bõ.
Lượng vàng đãi được, mỗi ngàv một khá hơn. Lương trả tăng dần. Tháng đầu là hai chỉ, tháng sau tăng hẳn lên ba chỉ rưỡi một người. Anh em phấn chấn ra mặt, sức đào đãi càng hăng. Đã tính đến chuyện thu thập thêm nhân công và lắp đặt các loại thiết bị tối thiểu. Tối thiểu thôi chứ lắp công phu, cái bóng ma doanh nghiệp họ đổ bộ vào thì có mà ăn cám.
Nhưng bóng ma doanh nghiệp đâu chưa thấy, cái bóng ma mưa lũ đã xối sả tràn về. Mưa dầm dề, lũ bất chợt, cả một vùng đồi mù mịt mưa bay. Khắp thung lũng không chỗ nào không có nước. Nước ở đâu ra mà nhiều thế? Như nước cả hành tinh đều dồn đỗ về đây. Nước không có vật cản, không có cây chắn, nước mặc sức réo gào, mặc sức chui luồn vào tất cả các ngóc ngách, các hang hầm. Chỉ sau vài ngày cái ngách hang của chúng tôi đã trở thành suối thành rạch gần như không chui luồn được nữa. Dưới sự công phá bền bỉ và tinh quái của nước, thỉnh thoảng lại một căn hầm đổ ụp, nát nhoét do đá lở. Thỉnh thoảng lại một người bị tắc cứng trong hang không ra được, cũng không đào bới được. Chỉ còn biết thầm lặng đứng trước hang thắp một nén nhang cầu khấn cho vong
linh người bất hạnh được siêu tịnh ra đi khỏi cõi dương gian trong tư thế thủy táng.
Trong số chết có cả tay đội trưởng bảo vệ giỏi về các loại thú rừng của tôi. Khốn khổ! Không hiểu có phải cái câu sinh ư nghệ tử ư nghệ ác nghiệt đã vận đúng vào nó không mà khi lôi được nó ra khỏi hang, toàn thân nó chi chít những vết cắn tím đen của răng rắn!
Vẫn mưa. Khi nặng hạt khi thưa thớt. Nặng hạt thì nghỉ, lây phây thì lại chui ra khỏi lán bò vào hang. Thôi thì vớt vát được tý nào hay tý đó còn hơn cứ ngồi bó ngồi nhìn nhau chán lại ngán ngẩm nhìn những vụn vàng trôi theo những dòng đục tan vào hư vô, còn hơn ngày ngày cứ gục đầu ngoạm vào vốn. Vốn! Vốn sắp cạn rồi. Năm chục cây vàng cho một khai mở cơ ngơi đào đãi, ăn ở, chả là cái gì. Róp róp như voi hít bã mía, hùn hụt như xoáy nước giật. Vậv mà vẫn phải ăn phải sống phải thuốc men cho bệnh tật, phải chi mỗi ngày vài chỉ cho 15 kilogram hàng họ người ta vẫn đều đều gánh vào. Bí. Bí rị. Kiểu này dù mưa có ngớt, dù nắng có về chứa chan đi chăng nữa thì cái ngách hang này cũng coi như là tê liệt. Hang chết thì vàng cũng chết theo.
Nhưng con người lại không thể ngồi chờ chết.
Con người phải cựa quậy. Quậy đi đâu? Quậy thế nào? Các hang các bưởng khác cũng đang cùng chung cảnh ngộ, đôi khi còn bí bách hơn, giờ có lôi quân xê dịch tìm tòi hoặc muối mặt làm hành vi lấn chiếm đi chăng nữa thì thì vẫn có khác gì gà què ăn quẩn cối xay.
Lác đác đã có bưởng không trụ được đành phải bỏ cuộc. Nuôi không hàng trăm con người một ngày khả dĩ còn chịu được nhưng nuôi mười ngày, hai mươi ngày, cả tháng thì đứt. Trong đó có bưởng của ông Khâm. Ồng đã có ý muốn nghỉ từ trước, giờ nhân sự kiện này, ông quyết định giã từ luôn. Trước khi hạ sơn, ông có đến tôi ngủ một đêm. Anh em nói đủ thứ chuyện trời trăng mây nước rồi lại quav qua chuyện đời lính. Ông bảo:
“Đáng lẽ tụi mình chết cha nó rồi, chết như bao thằng không may khát đã chết vậy mà còn sống, thế là cái phúc nhà mình nó to như cái đình rồi, còn muốn gì nửa? Chú còn trẻ, có thể chú chưa nghiệm ra điều này: làm thằng người được sống tự do giữa nắng gió, giữa ruộng đồng, đến bửa có bát cơm nóng và vào mồm thế là đủ, còn đòi hỏi gì hơn nữa”
Tôi không tranh luận. Già trẻ, hai thế hệ, hai cách nghĩ, hai lối sống, càng tranh luận càng xa ra, tốt nhất là kính lão đắc tràng. Ông dặn: “Địa chỉ của tôi chú cầm rồi, sau này có gì cơ nhỡ hay buồn bực, cứ ghé chơi, tâm sự. Tôi quý cái tình của chú đối với mọi người nhưng cũng khuyên chú đừng phũ quá với những cái dở của con người, dễ mua thù chuốc oán”
Rồi ông đi. Tấm lưng còng xuống trước gánh nặng cuộc đời, gánh nặng thời gian. Nhìn theo ông, không muốn đi lại quãng đường thắng ít bại nhiều của ông, trong tôi một suy nghĩ bỗng loé lên: Vậy thì thu vén tiền bạc cử một tổ đi đến các vùng vàng khác thăm dò, sục sạo xem sao. Non nước mênh mông, rừng núi dặm dài, thiếu mẹ gì chỗ có vàng có bạc mà cứ phải đua nhau chúi mũi mãi vào cái xó nà nà rì rì như cõi u ty này.
Đêm mưa nằm đợi tin, đêm mưa nằm nghe nước chảy buồn đứt ruột. Buồn đến nỗi người có đầu óc quá ư cạn cợt như tôi cũng bất giác trầm ngâm tổng kết lại một chặng đời mờ mịt đã đi qua của mình. Mẹ! Mờ mịt quá!
Xung quanh mờ mịt quá khứ mờ mịt, hiện tại mờ mịt và những tháng ngày trước mắt chắc cũng mờ mịt nốt. Con người sống trong một cõi mờ mịt thì dĩ nhiên đầu óc, tâm can, suy nghĩ cũng mờ mịt theo. Bao nhiêu khát vọng, hoài bão về cái thứ kêu là lật đời, đổi đời, sang trang giờ đây đều theo mưa cả gió ngàn mà trôi tuột đi hết. Phía trước chỉ còn con đường độc đạo là mưu sinh bương chải, mưu sinh bằng mọi giá, bương chải bằng bất cứ cách nào, kể cả cái cách... Thoáng rùng mình, nhưng những ngày tháng phải nghiến răng gồng mình để tổn tại trước vực xoáy cuộc đời nơi đây đã khiến cho cái rùng mình mang chút ít lương thiện ấy trong tôi qua cái rọt. Cuộc sống quá chừng tàn nhẫn này không cho phép con người được rùng mình, được đắn đo trước sau gì hết, chỉ có cắn xé cào cấu ngoi lên hay buông tay rơi tòm xuống vực.
Nhưng chưa cào cấu, cắn xé được ai, được cái gì, tôi chỉ còn cách cào câu khốn khổ vào chính tâm hồn đã sưng tấy của mình. Những lúc tưởng như phát dại ấy, may mà có thằng Thư lúc nào cũng ở bên, nó không nói gì, không an ủi, không nhiều lời khuyên can mà chỉ nhìn. Chính cái nhìn vừa tình khiết vừa khắc khoải, vừa là của đàn ông vừa là của đàn bà đó không hiểu sao đã làm đầu óc tôi vơi thoáng lại rất nhiều. Như toàn thân đang nóng nảy nổi rôm nổi sảy lại bỗng được hưởng một làn gió mát từ đâu rười rượi thổi về.
Trong tâm trạng như thế, sáng hôm sau tôi bình thản đón tổ trinh sát đi thực địa trở về. Hốc hõm và phờ phạc, họ phấn chấn thông báo tại Võ Nhai có một vỉa vàng trữ lượng khá lắm, tuổi vàng cũng cao lắm nhưng chưa có nhiều người khai thác vì trấn giữ tại đấy là một cánh đầu trộm đuôi cướp dữ tợn không cho một ai bén mảng đến. Có dữ tợn bằng cánh thằng mặt Dép Đinh không? Tôi nhếch mép hỏi lại. Dạo này tôi đã bắt đầu có cái nhếch mép lạnh lùng chắc nhìn vào là rất đểu như thế.
Thằng nào cũng chơi hết. Cướp hang!
Tôi chém mạnh tay vào mưa gió như lời thề Kinh Kha
đi hạ thủ Tần Vương, lời thề một đi không trở lại.
Sáng hôm sau, quần áo chỉnh tề, súng lục giắt lưng, tạc đạn nhét trong bọc, mũ cối, giày đinh, tề chỉnh y hệt những lần xuất kích đi nện quân bành trướng ngày nào, tôi quyết định nhổ trại, trực chỉ vùng rừng Võ Nhai, a lê thẳng tiến!
Trước khi nhảv lên xe ôm thả dốc, tôi còn đứng bần thần nhìn bao quát lại cả khu bãi một lần. Thời gian mới đó với đó mà đã ba năm trôi qua rồi. Ba năm chứa đựng biết bao kỷ niệm nhưng nhức, ba năm vui ít buồn nhiều, ba năm có thù có bạn, ba năm dọc ngang sống kiếp giang hồ, ba năm nửa người nửa ngợm, nửa thánh thần nửa ma quỷ, ba năm... khống biết còn có dịp trở lại không nhưng quãng đời này chắc sẽ còn hằn sâu trong đầu óc lâu lắm, giống như quãng đời ở lính, cũng có bao nhiêu chật vật, điên đầu nhưng khi xa vẫn cứ chông chênh, bịn rịn làm sao.
Tôi quay nhìn về khu hang của thằng Khánh đang chìm trong mưa và, lạ chưa kìa, hận thù biến hết đi đâu, chỉ chợt nhói lên một chút chạnh lòng thương nó như thương sự long đong của chính mình, của kiếp người phàm đã sinh ra đời là phải khốn khổ mưu sinh, phải nhọc nhằn tồn tại. Tôi thầm mong cho nó gặp được nhiều may mắn vì suy đến cùng nó cũng là tôi và tôi cũng là nó, kiếp người, bèo bọt, chung nhau.
Xuống tới phố, ghé thăm nhà người lính già xe ôm nhưng bà vợ bảo ông đang nằm liệt ở nhà thương vì cái chất độc chết tiệt gì đó nhiễm từ hồi ở rừng giờ nó mới phá bét ra. Tôi vét túi đưa cho bà mấy phân vàng gọi là chút ít để bà thêm vào chăm sóc thuốc thang cho chồng rồi cả đám đi ra chỗ đón xe.
Và tất nhiên, cũng giống như một thủ lĩnh biết yêu thương kẻ dưới trướng, tôi cho mười sáu anh em tranh thủ về thăm nhà, mỗi anh em được nhận một phân vàng trích từ túi riêng của tôi cũng gọi là có chút quà cho gia đình, còn lại ba thằng, tất nhiên có cả thằng Thư, nhanh nhẹn, dũng cảm có đầu óc nhất cùng với tôi đi nắm tình hình, lên phương án trước, ba ngày sau tất cả sẽ tập kết tại khu Đình cả để bắt đầu vào cuộc.
Tại khoảnh khắc nhuốm chút màu hảo hớn Lương Sơn Bạc ấy, cả tôi, cả cánh lính nhỏ nhoi đói khát của tôi đâu có hay rằng, phía trước là một bước ngoặt thê lương, một bước ngoặt thay đổi hẳn cuộc đời, một bước ngoặt không dính dáng gì tới vàng tới bạc cả.