HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia

- 18 -

Hun Sen nghĩ Sihanouk đã không dùng nửa lời lăng mạ và làm nhục để xổ vào mặt ông. Ông ta đã giảng hòa vào tháng 10 năm 1991 lúc Hiệp định Hòa bình được ký kết ở Paris. Tuy nhiên, điều làm ông bị tổn thương là Sihanouk đã gọi ông là « tay sai của Việt Nam » và là « đứa con hư ». Hun Sen không còn nung nấu các nỗi ưu phiền ấy nữa và đã ra lệnh cho chính phủ dùng đủ mọi cách để dọn dẹp sạch sẽ thủ đô trước sự trở về của Sihanouk vào tháng 11. Đó là sự trở về cố hương có ý nghĩa rất lớn.

Những sự thay đổi có thể dễ dàng thấy vào thời khắc ấy, các bánh xe đã mòn của chiếc máy bay động cơ cánh quạt được hãng hàng không Việt Nam điều khiển đã chạm lên đường băng của phi trưởng Pochentong. Đã qua rồi cái đài kiểm soát không lưu xuống cấp trông giống như một di tích của chiến tranh Việt Nam để lại, nơi ấy giờ là một kiến trúc vừa mới được quét vôi trắng lấp lánh phản chiếu ánh mặt trời. Trông giống như một cái bánh bên trên đính trái cây và đã được trang trí bằng những cái nơ bên dưới bức chân dung của Sihanouk. Tuy nhiên, thiết bị bên trong đài kiểm soát không lưu thì vẫn còn nguyên như trước.

Ở nơi chờ đợi càng làm người ta ngạc nhiên hơn. Nội thất của nhà đón khách là các khung kim loại màu bạc lấp lánh sắp thành các lối đi. Các du khách không còn phải toát mồ hôi khi xếp hàng dài chờ đợi thị thực nhập cảnh nữa. Những cái quạt trần quay vù vù trên đầu. Hộ chiếu của du khách được đóng dấu trong vòng ít phút và các nhân viên hải quan không còn chặn họ lại để rầy rà xét hỏi. Toàn bộ cơ chế quan liêu dường như đã sẵn sàng phục vụ cho các mối liên hệ công chúng. Nhiều thứ đã đổi thay từ khi Sihanouk trở về.

Đường phố được quét dọn sạch sẽ đến không tin nổi và ngay cả những chiếc xích lô dường như đã không còn trên đại lộ chính Campuchia – Việt Nam. Có vẻ như cảnh sát đã ra lệnh cho họ không được đi vào các đại lộ và họ chỉ có thể chạy dọc các đường phố phía ngoài. Có một sự thay đổi mà nhiều cư dân không tán thành là làm cho thành phố mất đi sắc thái riêng của địa phương.

Các ngôi nhà và biệt thự không được sơn phết và ọp ẹp tạo thêm cho các đại lộ vẻ cũ kỹ đã được khoác lên nước sơn mới và các vườn hoa nhỏ mọc lên dọc theo lề đường. Ngày một ngày hai, Phnom Penh đã biến thành nguyên hình của nó vào thời Sihanouk làm quốc trưởng cho tới năm 1970. Khi ấy thành phố có các quán bar và các vũ trường, toàn cảnh này đã tạo cho người ta có cảm tưởng như một tỉnh lỵ ở Pháp hơn là một thủ đô của một nước Đông Nam Á, mà nó làm cho quên lãng đi cả triệu thảm kịch vẫn còn đọng lại ở đấy.

Mặc dù vị hoàng thân này không thể gặp hoặc đến với hầu hết người dân Campuchia, nhưng sự hiện diện của ông có thể làm người ta cảm thấy như vậy. Ông chẳng có thể làm được gì nhiều vì ông hoàn toàn đã mất hết quyền lực. Lại một lần nữa, các bức tường của cung điện hoàng gia được khoác lên lớp sơn màu vàng và lá cờ của hoàng gia bay phất phới trên các bức tường đó. Vị hoàng thân thường xuất hiện từ một nơi hẻo lánh đọc các diễn văn với công chúng để khai trương một trường học mới hay một bệnh xá ở nơi này nơi kia. Con người ông đã thay đổi. Các nguồn tin thân cận ông tiết lộ rằng quá khứ của cái thời ông mở các buổi liên hoan xa xỉ hoang phí và chơi kèn xắc xô thết đãi khách khứa của ông đã qua đi. Bây giờ các buổi liên hoan ít hơn và có chừng mực hơn ; tuy nhiên, ông vẫn thường dành các buổi tiếp kiến cho các nhà ngoại giao, các chính khách nước ngoài, và đã tạo cho họ hiểu được tầm nhìn của ông. Lý do vị hoàng thân này không còn liên hoan rượu chè nữa vì giờ ông đã là một lãnh tụ chính trị cao niên và là người đứng đầu một chính phủ liên hiệp bốn bên với nhiều xung khắc, Hội đồng Quốc gia Tối cao (SNC).

Nhưng ông đã mất đi khả năng dí dỏm của người có tài kể chuyện và ăn nói sắc sảo. Trong cuộc gặp gỡ đại sứ Mỹ ở Campuchia, Charles Twining, vị hoàng thân này đã cảnh cáo Mỹ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia như họ đã làm trước đây. Ông không tha thứ cho chính phủ Mỹ đã ủng hộ phe đảo chính ông. Hoàng thân đã thay đổi, ở đây còn mang một ý nghĩa khác: quá khứ trước đây ông là người ủng hộ bên này chống lại bên kia và đã công khai chỉ trích một số nhà chính trị Campuchia trong khi ca ngợi những người khác. Với tư cách là một Chủ tịch SNC, dù Sihanouk là người không thiên lệch và công bằng, nhưng ông đã ngầm cho thấy khá rõ ràng những cái thích và không thích của mình. Vì lợi ích của sự ổn định chính trị, ông đã cố nén cho con thuyền của khối SNC khỏi bị chao đảo quá nhiều ; tuy nhiên, ông không thể kìm hãm được sự mâu thuẫn cơ hội. Khi ông bắt đầu đóng vai trò chủ chốt trở lại trong đời sống chính trị của quốc gia, những lời nói và hành động của ông có ảnh hưởng sâu xa đến Hun Sen và đường lối của nhân vật này.

Phá hoảng vì cảnh nghèo nàn và bỏ bê dân chúng, Sihanouk không sao kiềm chế không nói ra những lời đả kích của ông. Đi bất cứ nơi đâu, ông đều nghe được những lời ta thán từ các nhân viên nhà nước là họ đã không được trả lương trong nhiều tháng. Trên chuyến trở về thủ đô từ một vùng quê bị tàn phá, ông đã phát điên lên vì lối sống của các Bộ trưởng trong chính phủ, họ sống trong các biệt thự sang trọng ở nơi nghỉ mát thoải mái với các tiện nghi kèm theo: ô tô, tủ lạnh, máy giặt, và cái biểu tượng cơ bản nhất cho sự giàu có là anten TV. Vào đầu năm 1992, ông đã công khai kết tội chính phủ Hun Sen tham nhũng. Câu chuyện ấy đã được chộp lấy đưa lên mặt báo ở khăp thế giới, và mục đích của ông đã được thỏa mãn. Ông đã mất đi lợi thế như trước đây là một người thu hút phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, ông vẫn còn nhiều bạn bè thân thiết ở phương Tây và giới báo chí ở châu Á mà ông thường xuyên dành cho các cuộc phỏng vấn. mang ơn ông đã dành cho các cuộc tiếp kiến, giới báo chí đã viết các câu chuyện tâng bốc ông. Hun Sen theo dõi khuynh hướng của Sihanouk, người chỉ trích kịch liệt chính phủ của ông, nhưng ông không phản ứng lại vì sợ rằng đối đầu trực tiếp với hoàng thân sẽ bị nhân dân xem là xúc phạm đến phẩm giá của hoàng gia.

Sihanouk đã lợi dụng triệt để tư cách của ông là một lãnh tụ chính trị lão thành. Vì vậy, khi ông biết rõ là Khơme Đỏ sẽ không chịu giải giới quân đội của họ - như Hiệp định Hòa bình đã quy định – ông đã đưa ra một loạt các lời phát biểu lên án phe du kích.

Lần đâu tiên ông bộc lộ cảm xúc thực sự của mình về Khơme Đỏ để trả lời cho câu hỏi chúng tôi đưa ra. Đó là một lời tuyên bố thẳng thắn nhất về Khơme Đỏ. Được hỏi, liệu UNTAC có nên duy trì cuộc bầu cử gồm ba thành phần, giữa Đảng CPP của Hun Sen, Mặt trận Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khơme của Son Sann và Đảng Funcipec của Norodom Ranariddh, ông trả lời « Đó là giải pháp tốt nhất vì Khơme Đỏ đã không cho UNTAC có sự lựa chọn nào khác ».

Đó là lập trường cực đoan đối với một người đứng đầu nhà nước ở vị trí trung lập, nhưng ông đã cảm thấy rằng đất nước được tốt đẹp nhiều hơn vì không phải chịu hy sinh do sự bất hợp tác của phe du kích. Vào thời điểm đó, Sihanouk đã lên đứng đầu nhà nước ở vị thế trung lập dường như vì những lý do chính trị có cơ sở. Ngay cả trước khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào năm 1991, ông đã thấy được chức vụ này sẽ đáp ứng tốt nhất cho tham vọng chính trị sắp tới của mình, chứ không phải là người đứng đầu Đảng Funcipec, mà ông đã dựng lên sau khi bị hất ra khỏi chính quyền, nhưng là người đứng đầu nhà nước. Theo một ý nghĩa khác, ông có thể ở vào thế nhất cữ lưỡng tiện. Bàng cách nhường lại cương vị lãnh đạo cho Ranariddh, con trai của ông – giống ông như đúc – ông đã đánh cược là người con trai này của ông sẽ đứng đầu đảng, chiến thằng trong cuộc bầu cử và mở đường cho ông giành lại quyền lực. Được chỉ định làm người đứng đầu nhà nước mà chẳng ai tranh giành, ông đã đặt viên đá nền móng để thực hiện ước muốn sâu xa nhất của mình – được bầu làm Tổng thống, thậm chí ngay vào năm 1993. Đây là một chiến lược xuất sắc của Sihanouk nhắm vào việc duy trì quyền lực chính trị trong gia đình ông.

Thái độ trung lập của ông được tuyên bố rộng rãi nhiều hơn là được thể hiện rõ ràng. Có phải ông vẫn giữ thái độ trung lập vì Hiệp định Hòa bình Paris đã giới hạn quyền lực của ông vào vai trò đứng đầu nhà nước là không được theo đảng phái nào? Ông sẽ kìm hãm việc đả kích lại các đối thủ chính trị của mình vì ông không muốn bị xem là thèm khát quyền lực? Còn có nhiều điều đang bị đe dọa và điều cuối cùng ông muốn là khuynh đảo con thuyền chính trị. Do đó, ông đã không tự liên minh với đảng của người con trai ông. Tuy vậy, sự ủng hộ của ông cho người con trai không hề giảm bớt.

Vào tháng 8 năm 1992, chúng tôi đến thăm hoàng cung và gặp Keo Puth Reasmey, một thành viên của Văn phòng Nội các chính phủ và vào năm 1994, ông đã trở thành một nhà ngoại giao. Chúng tôi hỏi ông tại sao Sihanouk đã để hình bóng mình lu mờ từ khi ông trở về Phnom Penh 10 tháng trước đây. Khu hoàng cung chúng tôi nhìn lướt qua đã không còn trong tình trạng được chăm sóc thật tốt – lớp sơn đã tróc ra khỏi tường. Một người làm vườn đã chăm sóc cho những bông hoa đầu tiên trổ bông kể từ khi hòa bình chính thức chiếu cố đến mảnh đất gặp nhiều bất hạnh này. Reasmey, một người đàn ông ăn nói nhỏ nhẹ đã trung thành phục vụ Sihanouk, đồng ý chuyển lá thư của chúng tôi tói hoàng thân. Ngày hôm sau, chúng tôi trở lại với một lá thư và một vài câu hỏi được viết sẵn yêu cầu hoàng thân trả lời.

Reasmey hứa « Ngài sẽ trả lời ngay ».

Theo đúng như thường lệ, đích thân Sihanouk sẽ trả lời thư bằng vài đoạn ngắn bằng tiếng Pháp đơn giản. Reasmey nói với chúng tôi hai ngày sau trở lại. Chắc chắn là được, Sihanouk đã trả lời các câu hỏi ấy. Tất cả những lời bình luận bằng tiếng Pháp của ông được viết ngay ở trên lá thư của chúng tôi dọc theo các lề và chen lẫn vào cả ở giữa các dòng. Công việc còn lại dành cho Reasmey là dịch các câu trả lời ấy sang tiếng Anh. Không đến một tuần, chúng tôi đã nhận được lá thư chính thức được Sihanouk ký trên tiêu đề giấy viết thư của hoàng gia. Ngoài ra, Sihanouk còn mất công gửi kèm theo một văn kiện chứa đựng các suy nghĩ của ông về việc tái thiết kinh tế của quốc gia ông.

Tính chất thẳng thắn của ông liên quan đến Khơme Đỏ có tầm quan trọng như thế nào? Vì ông đã chán ngấy họ? Vì ông biết mình không còn lại nhiều thời gin khi « chiếc đồng hồ chính trị » của ông đang điểm? Hoàng thân đã bước sang tuổi 70 vào ngày 31 tháng 10 năm 1992. Ông không còn là một người trẻ trung gây kích động quần chúng, và Khơme Đỏ vẫn còn là kẻ chủ yếu làm hỏng tham vọng của ông một lần nữa đi đến quyền lực, khi ấy ông sẽ được bầu là một Tổng thống. Sihanouk biết rằng gạt Khơme Đỏ ra khỏi cuộc bầu cử sẽ làm cho tình hình an ninh bất ổn hơn, do đẩy phe đảng vẫn còn được lãnh đạo bởi những kẻ theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông đi vào tình trạng bị cô lập và bị khiêu khích. Nhưng ông đã chừa lại chút khoảng trống để cho họ cựa quậy vào giai đoạn cuối. Đám mây bất ổn đã bao trùm lên bầu trời thủ đô dù cuộc tổng tuyển cử có được tổ chức vào tháng 5 năm 1993 hay không, vì không chấp nhận cho Khơme Đỏ đưa quân đóng chốt trong khu dân cư để cuối cùng sẽ giải giới. Trong thư trả lời, hoàng thân bác bỏ các tin đồn đại đó.

Ông nói « Cuộc bầu cử có lẽ sẽ được tổ chức theo đúng thời gian đã định và sẽ chỉ được tổ chức ở những vùng không thuộc Khơme Đỏ ».

Bằng trực giác, ông có thể đưa ra lời tiên đoán. Ông đã viết những lời đó vào tháng 8 năm 1992 và cho biết tới tháng 11 trong cùng năm ấy sẽ không có gì thay đổi khiến cho tiến trình hòa bình được êm xuôi hơn. Phe Khơme Đỏ vẫn không chịu nhượng bộ. Lời tuyên bố của Sihanouk đã xác nhận quan điểm của nhiều người cho là cuộc tổng tuyển cử không thể được tổ chức trên phạm vi toàn quốc vì phe Khơme Đỏ không cho lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc được vào các khu vực của họ để chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Còn có mối đe dọa lớn hơn là đất nước sẽ bị chia cắt nếu cuộc bầu cử được tổ chức được tổ chức không có phe Khơme Đỏ. Một điềm xấu liên quan đến tình hình sẽ ra sao được thư trả lời của Sihanouk cho biết. Ông đã phỏng đoán là phe Khơme Đỏ có thể không tham gia vào cuộc bầu cử. và về phần họ, Khơme Đỏ đã quy tội cho lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc về các sai lầm khác nhau, chẳng hạn như, cấu kết với chính phủ Hun Sen để không xác nhận sự có mặt của quân đội Việt Nam vốn được ngụy trang là các thường dân và không chịu dỡ bỏ guồng máy của chính phủ Hun Sen. Theo thông lệ và một cách đơn điệu, UNTAC đã khéo tránh những lời buộc tội này bằng các lời bác bỏ thông thường là họ không câu kết với bất cứ phe phái nào, không có bằng chứng rõ ràng nào về sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất nước này và Hiệp định Hòa bình không đòi buộc phải giải tán chính phủ Hun Sen.

Đích nhắm của Sihanouk đã được đặt vượt ra khỏi sự bịp bợm của Khơme Đỏ, không chỉ hạn hẹp trong cuộc bầu cử. Một lần nữa, ông muốn thấy mình ngồi trót lọt vào cương vị của nhà cai trị. Hơn nữa, còn có lời đồng thanh yêu cầu đang được hô hào từ các chính khách khác nhau để ông trở thành một Tổng thống đắc cử vào năm 1993. Ông nắm chức sẽ trở thành Tổng thống đắc cử vì chẳng có đối thủ đáng gờm nào ở phía trước trong toàn bộ danh sách các ứng cử viên có khả năng. Nếu các nhà lãnh đạo của CPP, chẳng hạn như Heng Samrin và Chea Sim ám đối đầu với ông, họ sẽ phải hứng lấy thất bại nhục nhã qua hành động của một vị hoàng thân mà chính tên ông đã có đủ sức mạnh để vơ được mọi lá phiếu trong cả nước vào thập niên 1960. Uy tín của vị lãnh tụ này vẫn còn đó.

Nhưng Sihanouk đã đặt ra một điều kiện tiên quyết. Ông sẽ chỉ chạy đua vào ghế Tổng thống nếu cuộc thăm dò cho chức Tổng thống được tổ chức trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm 1993. Ông sẽ không chịu vận động nếu cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức vào cùng thời gian hoặc sau cuộc tổng tuyển cử.

Các động cơ của Sihanouk như thế nào? Có phải ông cố củng cố khả năng thu hút quyền lực của bản thân trước cuộc tổng tuyển cử? Sihanouk đã bị bao vây bởi hai mối lo ngại. Một, sợ là nếu cuộc thăm dò cho chức Tổng thống được tổ chức vào cùng thời điểm với cuộc tổng tuyển cử sẽ có nguy cơ Khơme Đỏ có thể nhấn chìm toàn bộ cuộc bầu cử và làm tan biến các hy vọng trở thành Tổng thống của ông. Hai là, ông thật sự quan tâm đến sự ổn định chính trị và sợ rằng đất nước dễ dàng đi đến tình trạng vô chính phủ và khi ấy sẽ vướng vào tình trạng thúc bách đi đến một kế hoạch tổ chức cuộc thăm dò cho chức Tổng thống mới hơn.

Trên chuyến trở về Phnom Penh, Sihanouk đã nhanh chóng khôi phục thủ đô trở lại thời hoàng kim của nó, ít nhất ở một nghĩa nào đó. Hoàng cung nhộn nhịp với các buổi liên hoan thết đãi các nhà ngoại giao và các chính khách lão thành mà ông đã mời đến. Dù ông chỉ mới trở về từ Bắc Kinh, nơi ông đã trải qua việc chữa bệnh viêm tuyến nước bọt, nhưng ông đã là người trình bày các nhạc phẩm không biết mệt mỏi với giọng the thé đặc trưng của mình tại các buổi dạ hội của hoàng cung đến 4 tiếng đồng hồ bằng 8 ngôn ngữ. Chính phủ đã tuyên bố sinh nhật lần thứ 70 của ông là một ngày lễ chung của cả nước và báo chí địa phương đúng là đã đăng tải đến hàng trăm bức hình của ông. Đường phố được tô điểm thêm màu sắc: rất nhiều bức chân dung khổng lồ của một Sihanouk trẻ trung với mái tóc đen rậm trái ngược với một ông già với mái tóc lơ thơ hoa râm xuất hiện ở mọi nơi. Sihanouk đã trẻ lại.

Hun Sen, nhân vật thách thức tiềm tàng đối với ông, cho tới lúc đó hoàn toàn không phải là đối thủ của ông. Nhưng vị Thủ tướng trẻ này đã nghiên cứu kỹ phong cách của ông và đã thể hiện với ông bằng sự tôn kính mà ông cần có. Các nhà ngoại giao ở thủ đô dường như đã đi đến một sự nhất trí ít nhất về một vấn đề - đó là sẽ không thể tái thiết lại đất nước này mà thiếu Sihanouk, vì ông là nhà lãnh đạo duy nhất có thể bảo đảm một hiệp ước thân thiện giữa các phe phái.

Không nhiều người vui vẻ với thực tại này, sở dĩ như vậy vì phải chịu đựng các cá tính hay thay đổi của ông và những ý thích bất chợt của hoàng thân. Mặc dù ông là một người có học thức được dân chúng rất yêu mến, nhưng người ta không đặt kỳ vọng vào Sihanouk. Ví dụ, một tuần trước ngày lễ sinh nhật của mình, ông đã đổi ý và nói rằng ông sẽ không còn chạy đua vào chức Tổng thống nữa bằng một « phát súng ân huệ » để đáp lại sáng kiến của quốc tế đưa ông lên làm Tổng thống trong thời gian nhạy cảm sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993. Ông cho biết lý do tại sao ông đã rút lui là vì ông đã bị sáng kiến của Nhật và Thái Lan gạt ra ngoài để đưa Khơme Đỏ trở lại tiến trình hòa bình.

Thế giới sẽ phải chịu đựng nhiều tính tình thất thường của Sihanouk. Khi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp và Indonesia nói rằng họ muốn bàn thảo với ông vào đầu tháng 11 để dỡ bỏ các rào cản đang đe dọa đến tiến trình hòa bình, ông đã đồng ý với điều kiện là cuộc họp sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh, nơi buổi liên hoan sinh nhật đã được các bạn bè Trung Quốc thu xếp cho ông.

Đúng theo lời ông, Sihanouk đã tự tách khỏi đời sống chính trị khi cuộc vận động bầu cử bắt đầu vào tháng 4 năm 1993. Nhưng tên ông đã được Ranariddh lôi kéo vào cuộc bầu cử mà ông ta đã tuyên bố vào ngày 6 tháng 4 về sự thành lập Mặt trận Sihanouk bao gồm các đảng phái có cùng một mục đích.

Ranariddh nói « Tất cả các đảng phái trong Mặt trận này có chung các mô hình lý tưởng. Nhưng ông sẽ không nêu tên các đảng được trông đợi phối hợp trong cuộc vận động tranh cử ».

Sự nỗ lực của Ranariddh thành lập Mặt trận này đã cho thấy Đảng Bảo hoàng đã mất sự tin tưởng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử bằng chính vị thế của nó và đã buộc phải dựa vào danh nghĩa của Sihanouk.

Ông Ranariddh đã xua tan đi lời công kích ấy. Ông nói giữa những tiếng hoan hô của các đảng viên của mình trong trang phục mũ lưỡi trai với hàng chữ Funcipec và áo thun ngắn tay in hình chân dung của Sihanouk « Tôi tin tưởng chắc chắn chúng ta sẽ thắng ».

Một vài ngày sau, bác sĩ Long Bora đứng đầu Đảng Độc lập Tự do Dân chủ Campuchia với không bao nhiêu đảng viên cho chúng tôi biết Ranariddh đã viết thư cho ông trước đây một tuần yêu cầu ông ra tranh cử dưới danh nghĩa của Mặt trận Sihanouk. Bí mật của Ranariddh bị phanh phui. Nhưng sự tham gia của bác sĩ Bora sẽ không chắc chắn làm cho cán cân nghiêng về những người theo Sihanouk, mà đối thủ chính của họ là Đảng CPP của Hun Sen.

Sihanouk tiếp tục qua lại như con thoi giữa hoàng cung và các cuộc họp của SNC « lúc chỗ này lúc chỗ kia », và bất cứ khi nào có dịp, thì ông bay đến Bắc Kinh hoặc Paris. Không có chút quyền hành thực sự nào trong tay và bị vướng chân bởi xiềng xích có tính chất trung lập mà hiệp định Paris đã trói buộc ông, Sihanouk vẫn còn trong tình trạng lấp lửng và giải khuây bằng việc đi cắt băng khánh thành, và tỏ ra yêu quí trẻ em ; tình thế này đã dành cho ông có nhiều thời gian để đeo đuổi thú đam mê chơi nhạc và làm phim.

Nhớ lại thời gian năm 1967, Sihanouk nhận định « Với tư cách là một công dân đầu tiên của Campuchia và dân chúng đã chọn tôi mở mang dân trí cho đất nước, tôi đã trải qua rất nhiều nghề. Vì thế, tôi đã trở thành một nhà báo, người xuất bản sách báo và tạp chí. Tôi còn quan tâm đến việc phát triển kỹ thuật điện ảnh, mà tôi là người chỉ đạo ».

Rồi ông nói thêm « Không những cha tôi là quốc vương, một nhạc sĩ rất giỏi mà mẹ tôi, hoàng hậu, đã tiếp tục giữ gìn nghệ thuật biên đạo múa ba lê của hoàng gia ».

Khơme Đỏ đã kết liễu ngành nghệ thuật được hoàng gia bảo trợ này trong triều đại khủng bố của nó, bố ráp các nghệ sĩ một cách có hệ thống và giết chết họ. Pen Yet, Thứ trưởng Bộ Văn hóa cho biết gần như nhiều vũ công nhạc cổ điển Khơme đã bị giết. Sihanouk không làm phim chỉ vì nghệ thuật điện ảnh hoặc để thể hiện con người nghệ sĩ trong ông mà ông cố gắng phổ biến cho mọi người biết. Đó là một nỗ lực có tính toán để chống lại sự tuyên truyền bài xích người Campuchia mà ông cảm thấy các thế lực của đế quốc phương Tây đã có dã tâm. Trong phim Nữ thần Aspara, cuốn phim đầu tiên của ông hoàn thành vào năm 1966, ông đã mô tả Campuchia với một đô thị đẹp đẽ, hệ thống đường sá rất tốt, một tổ chức quân đội nhỏ nhưng có kỷ luật và không lực đủ để bảo vệ sự độc lập của quốc gia. Một cuốn phim khác ông đã đạo diễn, The Enchanted Forest (Rừng thiên thai) là cuốn phim đã gây được sự chú ý lớn tại Liên hoan phim Quốc tế lần thứ năm ở Moscow năm 1967.

Sihanouk nói « Tôi đang cố gắng cho ra mắt một loạt hoạt cảnh để lột tả các khía cạnh nên thơ khác nhau về Campuchia. Ý chính đằng sau cuốn phim này là để làm cho các nước bên ngoài biết rõ về nghệ thuật, truyền thống, phong tục và các lễ nghi tôn giáo của chúng tôi ».

Suốt từ năm 1957, ông đã bắt đầu làm phim, ông đạo diễn, sản xuất, soạn nhạc phim và thường đóng vai chính. Four Smiles But One Soul và The Little Prince đã đoạt hai giải trong Liên hoan Phim Marseilles. Người con trai của ông, Norodom Sihamoni đóng vai chính trong phim The Little Prince, được quay trong các ngôi đền Angkor. Chính Sihanouk đóng vai một vị anh hùng lãng mạn ở một số phim trong số 20 cuốn phim của ông, có điều lạ là chúng đã mô phỏng cuộc đời của ông. Các phim được quay với cảnh chiếu bản thân ông là một chính khách nhạy cảm và chu đáo, thường được chiếu cho các thượng khách của ông, bao gồm các nhà ngoại giao và quan chức của UNTAC. Nhân chuyến trở về từ Bắc Kinh vào giữa tháng 5 năm 1993, ngay trước cuộc bầu cử, hệ thống thông tin mật về ngoại giao đã có được thời cơ tung tin đồn là không lâu ông sẽ mời người ta đến xem các phim của  mình, rồi sau đó thết đãi các buổi tiệc rượu côctai và bữa tối tại cung điện tráng lệ, mà các bóng đèn vàng lấp lánh gây ấn tượng sai lầm để vu khống là quả bom hẹn giờ nhắm vào các chính khách đang điểm.

Thiếu tướng Pháp, Robert Rideau, Tư lệnh phó các lực lượng của UNTAC thường nằm trong danh sách những người được mời đến cung điện của Sihanouk xem các phim của ông. Ridea nói với chúng tôi là đôi khi khách được cho xem hai phim: một phim về vũ điệu ba lê Campuchia, còn phim kia về cuộc đời của Kim Nhật Thành của Bắc Triều Tiên, một nhà lãnh đạo hào phóng mà Sihanouk đã dựa vào nhờ sự giúp đỡ vật chất để duy trì lối sống vương giả của mình.

Rideau nói “Tôi rất thích phim vũ điệu ba lê của Campuchia, nhất là vì chính Sihanouk đã thuyết minh phim ấy. Nhưng tôi không thích phim truyền hình về Bắc Triều Tiên”.

Sihanouk và Ranariddh đã nhận ông Kim Nhật Thành là quan thầy. Cuộc vận động tranh cử của Ranariddh được truyền thanh trong thời gian trước cuộc bầu cử đã lớn tiếng đưa “ tin tốt” là Bắc Triều Tiên sẽ công nhận chính phủ sắp tới của ông, nếu đảng của ông lên cầm quyền. Một nhà ngoại giao đã môt tả sự thân mật của gia đình Norodom với Bắc Triều Tiên là “một liên minh của những người cộng sản cũ”. Họ đã xác nhận là trước kia Sihanouk là bạn đồng minh của cộng sản Việt Nam và Khơme Đỏ theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông, là ông có tâm hồn của người cộng sản. Sau khi ông Kim qua đời vào năm 1994, Ranariddh đã lấy tên của nhà lãnh đạo Triều Tiên này đặt cho một con đường ở thủ đô.

Bị trói buộc bởi Hiệp định Hòa bình Paris đòi hỏi ông phải giữ thái độ trung lập về mặt chính trị, Sihanouk đã thăng hoa mình lên trên việc tham chính và lại dùng đến việc làm phim để gây ảnh hưởng lớn đến dư luận. Một cuốn phim đặc trưng, Revoir Angkor, er Mouir ( Nhìn Angkor Tàn lụi) được quay một phần ở Sieam Reap và ở đền Angkor Wat vào năm 1994, ở thể loại bán tự truyện và đề cập đến nhiều trải nghiệm riêng của Sihanouk. Hai vai chính của phim là hai vị đại sứ ở Campuchia – Roland Eng và Truong Mealy. Các vai khác được một sĩ quan hầu cận của Sihanouk, Sina Than và các nam diễn viên Mam Kanika, San Chariya và Me Meun đóng. Một số người dân Campuchia tạo dựng cảnh phim này. Ông Eng nhận định là một diễn viên cũng rất khó hiểu được đạo diễn Sihanouk có ý định gì. Dường như đôi khi ông Sihanouk để cho các diễn viên của mình tự đoán xem ông muốn các vai diễn ở  họ như thế nào. Việc giải trí ở thủ đô vẫn diễn ra dù sự phát triển kinh tế không còn nằm trong tầm tay.

Là một tay chơi kèn xắc xô, hoàng thân Sihanouk đã chơi thành bộ đôi với vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej. Nhưng bây giờ Sihanouk đã chơi một giai điệu khác. Sihanouk muốn quyền lực và dường như nhiều người bị ảnh hưởng muốn ông nắm được điều đó. Hun Sen muốn ông tham gia tranh cử Tổng thống và Trưởng phái bộ UNTAC, Yasushi Akashi cũng vậy.

Sau khi họp kín với Sihanouk vào ngày 22 tháng 5 năm 1993, Akashi phát biểu “Không có gì nghi ngờ là ông sẽ đóng một vai trò rất quan trọng”.

Ranariddh còn nói nhiều hơn. Sau khi tổng cộng số phiều bầu vào ngày 23 tháng 5 ở Phnom Penh, ông nói “Cha tôi sẽ được trao toàn bộ các quyền hành của Nguyên thủ quốc gia. Ông không chỉ là một nguyên thủ trên danh nghĩa. Ông sẽ thực sự điều hành đất nước”.

Thể theo nguyện vọng, Sihanouk đã liên tục viết thư gửi đi nhiều nơi trên thế giới và đưa ra những lời tuyên bố hàng ngày với báo giới ở ba thủ đô trong cuộc hành trình thường xuyên của mình – Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và Phnom Penh. Lời tuyên bố được đưa ra ở Bắc Kinh vào ngày 8 tháng 2 năm 1993 đã cho thấy sự thèm khát quyền lực còn rõ rệt. Ông đã phát biểu “Tôi sẽ chỉ vận động tranh cử nếu cương vị ấy mang lại những quyền hành giống như các quyền của Tổng thống Mỹ”.

Sihanouk nói “Do tình hình nghiêm trọng ở quốc gia tôi, điều quan trọng là Tổng thống Campuchia phải có các quyền hành giống như Tổng thống Hoa Kỳ “.

Trong thời gian trước khi ông đến Phnom Penh vào ngày 9 tháng 2, ông tuyên bố rõ ràng là ông không chịu chia sẻ quyền lực với Thủ tướng.

Để làm lắng dịu các mối lo ngại là ông sẽ biến thành một kẻ chuyên quyền ngấm ngầm, ông nói thêm “Tất nhiên, bên cạnh Tổng thống sẽ có Hội đồng Lập pháp và Quốc hội”.

Có sự hoang mang trong hàng ngũ Đảng CPP của Hun Sen và Đảng Funcipec của Ranariddh, cả hai đảng phái này đều sợ là Sihanouk sẽ hạ tầng họ thành những người không có quyền hành gì trong chính phủ. Chắc chắn nếu Sihanouk tranh cử Tổng thống thì ông sẽ thắng lớn.

Không bao lâu ông đã lại đổi ý – ông không muốn trở thành một Tổng thống theo kiểu Mỹ nắm hết mọi quyền lực và muốn giữ nguyên hình  ảnh như một người cha già với các quyền hành pháp giống như Tổng thống Pháp. Giống như một nhân vật quan trọng nghỉ hưu, thỉnh thoảng Sihanouk đưa lời phê bình bừa vào bốn đảng phái chính trị chính. Ông khiển trách họ vì những sai lầm và cùng lúc đó tiếp tục củng cố vị thế của mình khi ông đang chuẩn bị trở thành Tổng thống.

Sihanouk bị chỉ trích vì đã phung phí phần lớn thời gian ở nước ngoài, ở Bắc Kinh và ở Bình Nhưỡng, nơi ông được các chính phủ này cho thường trú. Bắc Kinh còn cộng cho ông một khoản trợ cấp béo bở hàng năm, và Bình Nhưỡng cho phép ông sử dụng máy bay phản lực cùng một đội lính bảo vệ người Bắc Triều Tiên, những người mà Sihanouk còn tin tưởng hơn cả chính đồng bào của ông.

Người em cùng cha khác mẹ của Sihanouk, hoàng thân Norodom Sirividh đã trả lời thẳng thắn khi chúng tôi hỏi ông tại sao Sihanouk dành quá nhiều thời gian ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Ông nói “Hoàng thân đã có mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc. Ông ta được Trung Quốc đón tiếp ân cần từ thập niên 1970, họ không lấy tiền của ông; họ đã dành cho ông lòng hiều khách. Mỹ đã từ chối chấp nhận ông sau khi ông bị hất cẳng trong cuộc đảo chính năm 1970. Pháp đã mời ông sang, nhưng bảo ông cố gắng đừng tham gia vào các hoạt động chính trị ở quốc gia họ. Nhưng Trung Quốc đã tiếp đón ông ân cần. Hoàng thân Sihanouk còn được Bắc Triều Tiên nghênh đón, vì chúng tôi ủng hộ Bắc Triều Tiên khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt”.

Khổ nỗi là Sihanouk là người Campuchia duy nhất có tầm cỡ để tạo được sự thống nhất giữa các đảng phái kình chống nhau, và vì ông là người đứng đầu SNC, một sứ mạng tối hậu. Vào giữa tháng 5 năm 1993, khi các đảng phái chính trị bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử, Sihanouk lại ở mãi Bắc Kinh, nơi ông theo dõi các sự kiện tại quê hương, và sau đó ông sẽ chơi nước cờ chính trị gây khó chịu. Một phần lý do tại sao Sihanouk rất hay đổi ý, sở dĩ như vậy vì ông bị các địch thủ bao vây, và để tồn tại qua được ông phải làm cho họ không biết rõ được ý định thực sự của mình như thế nào.

Một viễn cảnh khác có thể xảy ra: Quốc vương Sihanouk, Tổng thống Ranariddh và Thủ tướng Hun Sen. Công thức này gần như đạt được đủ mọi điều để làm vui lòng mọi người. Còn một viễn cảnh thứ ba: Tổng thống kiêm Thủ tướng Sihanouk, phó Thủ tướng cao cấp Ranariddh và Hun Sen sẽ làm phó Thủ tướng cho ông. Có lẽ Sihanouk sẽ thích thú vừa là Nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ, nhưng Ranariddh và Hun Sen không thể chấp nhận một sự sắp xếp bất công rõ ràng đến thế.

Ngay cả trước bầu cử, các kết quả được thông qua lần cuối cùng vào đầu tháng 6, Sihanouk phát động kế  hoạch nắm chính quyền. Dù ông vẫn còn ở Bắc Kinh, nhưng ông đã chỉ đạo hoạt động từ xa. Nước cở đưa Sihanouk lên làm Thủ tướng bắt đầu khi Chea Sim, lãnh tụ tối cao của Đảng CPP đề nghị Ranariddh và Hun Sen sẽ làm các phó Thủ tướng của ông. Trong vòng vài ngày, thắng lợi của Đảng Funcipec được công bố. Đảng Bảo hoàng, được Sihanouk dựng lên để chống lại quân đội Việt Nam, suýt nữa đã đánh bại Đảng của Hun Sen. Đó vẫn là một chiến thắng và là một ngày vẻ vang đối với Sihanouk – một đảng tranh cử dựa trên cương lĩnh của Sihanouk đã giành thắng lợi. Rõ ràng là Đảng Funcipec đã giành thắng lợi chủ yếu nhờ vào sự thu hút quần chúng của Sihanouk, danh nghĩa mà Ranariddh đã dùng không biết ngại trong chiến dịch vận động tranh cử. Người em cùng cha khác mẹ của Sihanouk, Hoàng thân Norodom Sirivudh đã nói với chúng tôi trước cuộc bầu cử: “Chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi là Đảng Bảo hoàng”.

Vào ngày 3 tháng 6 năm 1993, một loạt các sự kiện kỳ lạ được làm sáng tỏ. Ngay cả trước khi tất cả các lá phiếu được đếm, Sihanouk phát động một cuộc đảo chính cung đình. Ông đã đưa ra lời tuyên bố nói rằng ông đang thành lập một Chính phủ Lâm thời mà chính ông làm Thủ tướng. Một vài giờ sau, đảng của Hun Sen xuất đầu lộ diện ủng hộ Sihanouk. Thực ra, Sihanouk đã bí mật sắp đặt một cuộc đảo chính chống lại Ranariddh để phủ nhận nhân vật này có cơ hội đầu tiên thành lập chính phủ với tư cách là đảng giành thắng lợi.

Một chương mới trong lịch sử Campuchia đã được viết lên vào buổi tối đó. Sihanouk đã bổ nhiệm mình làm Thủ tướng và Tư lệnh tối cao quân đội, chỉ định Ranariddh và Hun Sen làm các phó Thủ tướng của ông. Các sự bổ nhiệm này có hiệu lực ngay tức thì. Tình trạng bất ổn là do Ranariddh đã không được bàn thảo trước. Các luận điệu châm chọc được phao đi khắp thủ đô là Sihanouk đã tiến hành “cuộc đảo chính lập hiến” với sự giúp đỡ của Đảng CPP, những người muốn hạ bệ Ranariddh với bất cứ cách nào. Còn ở Sihanouk, những người lãnh đạo Đảng CPP đã thấy con người duy nhất có khả năng và sẵn sàng cô lập các phe cánh chính trị của Ranariddh. Hai lời tuyên bố vội vàng của Sihanouk và lãnh đạo Đảng CPP được đưa ra vào buổi tối đó công bố chính phủ lâm thời – được gọi là chính phủ Liên hiệp Campuchia (NGC) – sẽ cầm quyền trong ba tháng cho tới khi Quốc hội thông qua một Hiến pháp mới, và chính phủ mới được thành lập. Các quan chức trong hoàng cung cho biết Sihanouk tin chắc sự ủng hộ của Ranariddh. Lời tuyên bố của Đảng CPP cho biết “Đảng CPP khẩn khoản yêu cầu tất cả đồng bào, công chức và mọi cấp bậc trong quân đội hãy giữ bình tĩnh, vui vẻ chấp nhận và lạc quan về NGC dưới sự lãnh đạo tối cao của Samdech Preah Norodom Sihanouk của chúng ta”.

Đi vào hoạt động từ buổi tối đó, Hun Sen từ chức Thủ tướng mà ông đã lãnh đạo liên tục kể từ khi được bổ nhiệm vào năm 1985, và chính phủ của Nhà nước Campuchia được dựng lên vào năm 1979 với sự giúp đỡ của Việt Nam, đã bị giải tán. Sok An, Trưởng văn phòng nội các của Đảng CPP nói với giọng rung rung “Đúng, nó đã bị giải thể”.

Hun Sen chấp nhận quyết định của Sihanouk và bước xuống khỏi cương vị Thủ tướng. Nhưng nhiều câu hỏi vẫn còn chưa được trả lời. Bên trong câu chuyện về sự nỗ lực tìm cách nắm chính quyền của Sihanouk như thế nào? Có phải Hun Sen bị thất vọng nên đã phải từ chức?

Hun Sen nói “ Chea Sim và tôi đã tiếp kiến Sihanouk để xin vị thế cao quý của hoàng gia của ông thành lập chính phủ lâm thời ngay lập tức để cứu vãn tình hình. Tôi không có lý do nào phải thất vọng (phải từ chức) vì tôi đã đưa ra đề nghị. Tôi đã gửi thông báo thành lập chính phủ mới tới đài phát thanh truyền hình để phát sóng đi”.

Buổi tối đó, chúng tôi hỏi người phát ngôn của SOC, Khieu Kanharith, nguyên là một biên tập viên của tờ báo quốc doanh Kampuchea, liệu Hun Sen đã bị thất vọng phải từ chức Thủ tướng hay không.

Ông nói “Ông Hun Sen lấy làm mừng là không có sự xung đột nào sau khi các kết quả bầu cử được loan báo”.

Kanharith khéo léo còn để một câu hỏi chưa được trả lời.

NGC lâm thời được thành lập sau ba ngày đàm phán bí mật giữa Sihanouk và Chea Sim đã được thông qua vào ngày 3 tháng 6 tại hoàng cung. Sok An cho biết các cuộc đàm phán này đã diễn ra “suôn sẻ và không có sự bất đồng”. Có điều lạ là Ranariddh đang đi kinh lý ở tỉnh Banteay Meanchey, không được thông báo về các cuộc họp này. Rõ ràng là một sự thông đồng đã được tính đến mà ông ta không hay biết. Đêm đó Sam Rainsy, một ngôi sao đang lên trong Đảng Funcipec, nói với chúng tôi là việc thành lập chính phủ đã làm cho ông “hoàn toàn bị bất ngờ”.

Vào ngày 3 tháng 6, Sihanouk nói chuyện với Ranariddh qua điện thoại và cố thuyết phục ông tham gia chính phủ, nhưng nhân vật này đã không nghe theo. Sihanouk đã suy nghĩ trằn trọc suốt đêm không ngủ sau khi biết được Ranariddh sẽ không chịu tham gia chính phủ với cương vị phó Thủ tướng. Nhưng Sihanouk tin cuối cùng Ranariddh sẽ đồng ý. Ông cảm thấy người con trai của ông sẽ không phản đối ông lên làm Thủ tướng chính phủ lâm thời, vì xét cho cùng, Đảng Bảo hoàng thắng cử đã phải dựa vào danh nghĩa của Sihanouk. Sự phỏng đoán của ông về người con trai và các lãnh đạo chóp bu của Funcipec đã hoàn toàn sai lầm.

Qua việc trao cho Hun Sen chức vụ trong chính phủ tương đương với Ranariddh, đối thủ của ông ta, Sihanouk đã chấp nhận thực tại chính trị này vì quân đội và chính quyền dân sự do Đảng CPP kiểm soát, nên Hun Sen phải được trao cho vai trò quan trọng trong chính phủ. Sihanouk tin rằng việc thành lập NGC đã tháo ngòi nổ cho một tình huống có thể dẫn tới việc Hun Sen từ chối chuyển giao quyền lực và phát động một cuộc đảo chính chống lại chính phủ Funcipec. Còn đối với Sihanouk, ông đã nắm được cương vị có quyền hành cao nhất kể từ khi ông bị phế truất trong cuộc đảo chính năm 1970. Đó là một nhiệm kỳ rất ngắn..

Khắp nơi người ta tin rằng Đảng CPP đã đe dọa tiến hành một cuộc chiến tranh nếu họ không được chia sẻ quyền hành ngang bằng với Đảng Funcipec. Có đúng Hun Sen hoặc những người lãnh đạo CPP khác dã đưa ra lời cảnh cáo ghê gớm đến thế?

Hun Sen nói “Điều này không đúng. Hoàn toàn bị xuyên tạc. Đảng Funcipec chỉ chiếm 58 ghế trong Quốc hội gồm 120 thành viên, trong khi ấy cần phải có tối thiểu hai phần ba đa số phiếu hoặc 80 ghế để phê chuẩn Hiến pháp mới. Vì vậy, họ có thể  làm gì vào thời điểm ấy, nếu Đảng CPP từ chối lập chính phủ lâm thời và không đồng ý phê chuẩn Hiến pháp?”. Tình hình đủ phức tạp để nói được rằng đó là một sự thiếu sót của UNTAC, nghĩa là Liên Hiệp Quốc sẽ phải kéo dài sự hiện diện của UNTAC. Điều này đồng nghĩa với việc Liên Hiệp Quốc sẽ phải chi thêm nhiều tiền và chính phủ của Nhà nước Campuchia (do Hun Sen đứng đầu) sẽ phải tiếp tục cầm quyền. Về mặt này, lẽ ra họ đã phải hiểu được các ý định tốt của Đảng CPP.

Vào ngày 4 tháng 6, chính phủ lâm thời được thành lập vội vàng của Sihanouk đã sụp đổ sau khi nắm quyền không đến một ngày. Nó đã bị Ranariddh và hạt nhân ủng hộ chính sách diều hâu bên trong Đảng Funcipec đập tan.

Một sĩ quan hầu cận của Sihanouk đã phải kêu lên là “Sam Rainsy là nguyên nhân của vụ sụp đổ chính phủ. Ông là người lãnh đạo Đảng Funcipec muốn giành quyền lực cho chính ông ta”.

Đối với Ranariddh là không thể chấp nhận mình được bố trí vào chức vụ ngang bằng với Hun Sen, và ông đòi hỏi phải ở chức vụ cao hơn. Từ một người chưa có kinh nghiệm trong thời gian diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình giữa Sihanouk và Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1980, Ranariddh đã giành được sự ủy thác của nhân dân lên điều hành đất nước. Bây giờ ông đã tự xem mình ở cấp trên Hun Sen.

Ranariddh được những người phụ tá của ông khuyên rằng về mặt chính trị, nhường lại quyền lực một cách quá phục tùng cho Sihanouk có thể dẫn tới thất bại cho Đảng Funcipec, vì đảng của họ đã thu được nhiều hơn đảng của Hun Sen 6% số phiếu. Uch Kiman, một thứ trưởng trong chính phủ của SOC nói rằng Ranariddh dường như đang rút lại lời hứa của ông là sẽ bàn giao quyền lực cho cha mình. Một cách tinh quái, ông muốn ám chỉ là Ranariddh đã được Khơme Đỏ dạy cho là đừng chấp nhận chính phủ của Sihanouk.

Người phát ngôn của SOC với chức vụ phó Thủ tướng, Khieu Kanharith, nói “Nhưng đây là Campuchia “ và nói thêm “ Bất cứ điều gì đều có thể xảy ra ở đây. Mặc dù, Đảng Funcipec đã giành được thắng lợi với số phiếu chênh lệch nhiều hơn, nhưng không chênh lệch bao nhiêu, do đó Đảng CPP và Funcipec không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chia sẻ quyền lực”. Về phần mình, Ranariddh đã từ chối chấp nhận thực tại không chắc chắn mà việc thắng cử như thế không phải là sự bảo đảm cho ông thành lập được chính phủ.

Khi Đảng Funcipec phản bội ông, Sihanouk đã nhận ra sự ủng hộ mới giữa các thành viên trong đảng của Hun Sen vốn ủng hộ sự nỗ lực của ông lên làm Thủ tướng mà không có sự phản đối nào, và sẽ trở thành một Tổng thống trong tương lai. Đổi lại, Sihanouk đã thể hiện vai trò là người hòa giải rất khéo léo bằng cách thúc giục Khơme Đỏ ngưng tấn công quân của Hun Sen, vì bây giờ họ đã dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của ông, và bất kỳ sự tấn công nào vào họ đều sẽ được hiểu là tấn công vào chính Sihanouk.

Hun Sen nói “Thế chủ động của quốc vương hoàn toàn chính xác. Đúng ra Ranariddh phải biết ơn quốc vương. Làm sao Ranariddh có thể điều hành đất nước với không đến 50% số ghế trong quốc hội”.

Trong các tuần tiếp theo khi sự rạn nứt trong gia đình Norodom ngày càng lớn hơn, đảng của Hun Sen đã có được điều kiện thuận lợi nhất.

Sau đó, Sihanouk hoàn toàn không còn đắn đo cân nhắc nữa và đã công khai phản đối Ranariddh. Xuất hiện trên truyền hình nhà nước, Sihanouk tuyên bố với dân chúng là Ranariddh đã không giữ lời hứa chuyển giao quyền hành cho ông trong vòng 24 giờ sau khi thắng cử. Ông oán trách sự bất trung của người con trai của ông.

Giai đoạn ấy đã cho thấy Sihanouk đã có sự nghi ngờ sâu xa đối với người con trai của mình. Dưới ảnh hưởng của vợ ông, Monique, Sihanouk đã ủng hộ các người con riêng của bà, chứ không phải những người con trai các bà vợ khác của ông. Ranariddh không phải là con trai của Monique; ông là con của nữ diễn viên ba lê của hoàng gia. Ít khi Sihanouk tỏ tình thương của người cha đối với Ranariddh, và giữ khoảng cách của vương gia với họ. Vì vậy chẳng ngạc nhiên gì khi ông đã nắm lấy cơ hội đầu tiên này để từ chối người con trai của ông quyền lập chính phủ mới hợp pháp. Cuối cùng, Sihanouk thoái lui và Ranariddh trở thành Thủ tướng thứ nhất trong chính phủ liên hiệp với Hun Sen là Thủ tướng thứ hai.

Ranariddh đang ở tren các cánh đồng của Banteay Meanchey khi ông nghe được tin về sự thành lập chính phủ. Ở nơi đó, ông đã fax một lá thư cho cha mình, yêu cầu Sihanouk giải thích cơ sở pháp lý về việc lập chính phủ lâm thời, cũng như cơ cấu lập pháp mà chế độ mới này dựa vào để điều hành đất nước. Ngoài ra, Ranariddh còn đòi hỏi là người em cùng cha khác mẹ với mình, Chakrapong không được tham gia chính phủ sắp tới vì họ đã không đồng thuận với nhau. Sihanouk đã không nêu ra được câu trả lời hợp lý cho câu hỏi của Ranariddh về cơ sở hợp pháp của chế độ này. Nhưng ông xác định Chakrapong sẽ không có trong NGC.

Sihanouk dường như đã đi bước trước, vì không có cơ sở pháp lý thích hợp để NGC dựa vào để điều hành đất nước. Các động cơ thực sự của ông là gì? Xem ra ông đã muốn chính phủ lâm thời đáp ứng như một diễn đàn hòa giải các phe phái dưới cương vị lãnh đạo của ông. Đó cũng là một động cơ để ngăn chặn trước việc Hun Sen từ chối bàn giao quyền hành. Câu trả lời của Sihanouk cho Ranariddh đã xua tan tin chính phủ lâm thời bị sụp đổ.

Ông viết “Cho là một số người Campuchia và một số người của Liên Hiệp Quốc nói rằng NGC ủng hộ một cuộc đảo chính hiến pháp, nhưng tôi đã phản đối việc thành lập và không chịu trách nhiệm về NGC. Mục đích duy nhất của tôi chấp nhận lời đề nghị đó là để tránh cuộc xung đột đẫm máu mà Hun Sen đã làm cho tôi hiểu được tình hình đó. Để từ chối thừa nhận NGC, tôi đã để cho Đảng Nhân dân Campuchia và Đảng Funcipec chịu trách nhiệm về tất cả những gì sẽ xảy ra”.

Quả thực, Chea Sim đã cảnh báo Sihanouk là nếu họ không đạt được sự thỏa thuận để chia sẻ quyền hành, thì các nhà lãnh đạo có quyền lực trong Đảng CPP sẽ không đồng ý bàn giao quyền hành cho chính phủ mới. Thâm chí có thể xảy ra đổ máu.

Thời điểm đó, các quan chức của Hoàng gia đã loan tin là Sihanouk bỏ không thành lập NGC, vì “một vài quốc gia trong năm nước thường trực của Liên Hiệp Quốc đã phản đối điều đó”. Người ta tin rằng Mỹ là một trong số các nước này. Dù gì đi nữa, người lãnh đạo UNTAC, Akashi đã đưa ra sự ủng hộ NGC trong cuộc họp với Sihanouk vào ngày 1 tháng 6. Các quan chức của hoàng cung hy vọng là NGC có thể được khôi phục tại một cuộc họp sắp tới của SNC. Nhưng một cuộc họp của SNC được sắp xếp vào ngày 5 tháng 6 đã bị hủy bỏ, vì Sihanouk nói là ông “không được khỏe” và sẽ không chủ tọa cuộc họp ấy. Rốt cuộc, bằng cách phá hoại chính phủ của cha mình, Ranariddh không những đã làm cho Sihanouk bị trở ngại mà còn làm mất mặt ông khi ông ta trở về thủ đô và bắt đầu các cuộc thảo luận với đảng CPP để chia sẻ quyền lực. Sau đó, các thành viên của Quốc hội đã soạn thảo Hiến pháp mới quy định đối với bất kỳ đảng nào muốn thành lập chính phủ phải giành được hai phần ba số phiếu trong Quốc hội. Do đó, điều này được coi như đã xác định cụ thể là dù cách nào đi nữa Ranariddh cũng không thể tự thành lập chính phủ riêng. Ông ta cần đến Đảng CPP cũng như Đảng CPP cần đến ông.

Một lần nữa, các tính toán khôn ngoan của Hun Sen đã chứng tỏ  là chính xác. Với sự sụp đổ của chính phủ Sihanouk, Hun Sen vẫn tiếp tục làm Thủ tướng cho tới khi chính phủ mới có thể được thành lập.

Buổi sáng đó, Sihanouk đã đạt kỷ lục thế giới làm Thủ tướng trong thời gian ngắn nhất, ông đã bị các nhà ngoại giao kết tội đã tiến hành “cuộc đảo chính cung đình”. Một quan chức cấp cao của UNTAC đã thổi phồng với một phóng viên nước ngoài, gán cho việc thành lập chính phủ là đảo chính Hiến pháp. UNTAC đã đưa ra lời bác bỏ cho rằng những lời tuyên bố như vậy là vô căn cứ và không có nhóm người vận động hành lang trong UNTAC phản đối việc thành lập chính phủ lâm thời, dù thực tế điều đó là có. Điều bí mật ai cũng biết là các quan chức UNTAC của nhiều nước đã theo đuổi các vấn đề của riêng họ bất kể những lợi ích tốt đẹp nhất của Campuchia là gì.

Cách đối xử khó lường giống hệt cha ông, Ranariddh đã trở cờ vào ngày 7 tháng 6, thay đổi ý kiến cho biết ông bác bỏ tất cả các phản đối ý kiến của Sihanouk về việc thành lập chính phủ liên hiệp. Ranariddh đã nói với Đài Phát thanh Quốc tế Pháp “Chúng tôi chấp nhận và ủng hộ ý kiến thành lập chính phủ quốc gia Campuchia dưới quyền Tổng thống của cha tôi”. Bấy giờ, Ranariddh nói rằng mục tiêu của các sự phản đối của ông chỉ là vấn đề thứ yếu, “Tôi chỉ đề xuất một vài chi tiết để cải tiến chính phủ này, và tôi đã nói rằng sự thành lập chính phủ phải lưu ý tới nguyện vọng cao nhất của nhân dân”. Mặc dù Đảng Funcipec hơn Đảng của Hun Sen 6% số phiếu bầu, Ranariddh thật sự chấp nhận các thực tại chính trị. Ông nói “Người ta phải thừa nhận là tình hình ở Campuchia khiến cho nhất thiết phải thành lập một chính phủ liên hiệp dân tộc rộng rãi dưới quyền Tổng thống tối cao của cha tôi”.

Lời tuyên bố của Ranariddh đã xoa dịu tình hình căng thẳng giữa cha và con trai, và đã hàn gắn lại sự rạn nứt làm mòn mỏi trong gia đình Norodom. Hoàng tử Norodom Buddhapong, con trai của Chakrapong, đã nói với chúng tôi tại bữa tối vào tuần đó “Đó là một sự phát triển tốt đẹp. Chúng tôi có thể tiến lên. Đây là sự khởi đầu của mọi thứ sau khi đã bị bỏ lỡ quá nhiều”.

Sĩ quan hầu cận của Sihanouk, Sina Than nói “Chúng tôi đang mong đợi tin này. Một vài ngày qua, có các dấu hiệu cho thấy hoàng tử Ranariddh có thể xem xét lại chức vụ của ông”.

Vào khuya ngày 7 tháng 6, khi chúng tôi gọi điện thoại cho Sam Rainsy ở Bangkok, ông nói là ông vừa nghe được tin trên đài VOA. Nghe có vẻ như ông Rainsy không vui vẻ với chức vụ mới của Ranariddh.

Khoàng thời gian này là lúc Sihanouk có chiều hướng muốn trút cơn thịnh nộ của hoàng gia. Nói cho hả cơn giận của mình, ông đã buộc tội các quan chức UNTAC, Mỹ và các nhà báo có dã tâm cản trở sự nỗ lực thành lập Chính phủ lâm thời của ông. Vào ngày 9 tháng 6, ông đưa ra lời tuyên bố được ngụy trang khéo léo theo kiểu lịch lãm của người Pháp để che đậy cho sự cố gắng tiếp quản quyền lực của mình một cách thiếu tinh tế.

Sihanouk nói “Tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm một sự cố tương tự ở hiện tại và trong tương lai. Tôi đã học được bài học đắt giá. Với bất cứ giá nào, tôi phải tôn trọng triệt để Hiệp định Paris và tránh cuộc đảo chính Hiến pháp”. Lúc nào cũng là một người đàn ông sôi nổi, Sihanouk nói thêm một cách chua cay “ Bây giờ trách nhiệm của những người khác – UNTAC, Liên Hiệp Quốc, Mỹ và những người khác – cố gắng đảo chính hiến pháp ở Campuchia,nếu điều đó làm cho họ hạnh phúc”.

Một quan chức hoàng gia cho chúng tôi biết là đêm đó Sihanouk đã tức giận vì một bài báo có ác tâm khẳng định là Sihanouk, vợ ông, hoàng hậu Monique và con trai ông, Chakrapong đang lên kế hoạch “giành quyền lực của Ranariddh”..

Giữa lúc ấy, sự tranh giành quyền lực càng lúc càng quyết liệt hơn ở Phnom Penh, với đảng của Hun Sen tuyên bố các điều kiện nỗ lực để kiểm soát phần lớn các bộ trong chính phủ liên hiệp. Điều đó đã thành rõ ràng là các đòi hỏi của Đảng CPP sẽ được đáp ứng, vì họ chỉ huy quân đội và công an, họ có khả năng đe dọa dùng bạo lực. Đồng thời, Đảng CPP đã dàn dựng một kịch bản khác. Họ phái các sĩ quan quân đội và công an cấp cao đến chào Sihanouk, đưa ra những lời tâng bốc như mưa, và cam đoan với ông về lòng trung thành của họ. Qua việc này, Đảng CPP đã khai thác được sự rạn nứt giữa Sihanouk và Ranariddh, và đã thành công trong việc giành được nhiều sự ủng hộ cần thiết từ vị hoàng thân này.

Mặc dù, với cú đập chính trị của họ, cha và con trai đã không trôi giạt đi quá xa nhau. Nhưng Ranariddh đã khoanh vùng của mình. Ngay sau khi các kết quả bầu cử được công bố và  Đảng Funcipec được tuyên bố thắng cử - chỉ trên danh nghĩa, chức không có thật, còn Đảng CPP vẫn nắm giữ hầu hết các chức Bộ trưởng – Quốc hội 120 thành viên mới được bầu đã nhóm họp lần đầu tiên và đã biểu quyết dành cho Sihanouk  “đầy đủ mọi quyền hành” với cương vị là Nguyên thủ quốc gia chỉ trong 90 ngày, để Quốc hội soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới. Trước khi vào tòa nhà Quốc hội, các nghị sĩ Quốc hội đã quyết định gặp nhau mỗi ngày dưới chân tượng Phật – một quan chức của Liên Hiệp Quốc châm biếm “để chắc chắn họ không nói dối”.

Trong một hoạt động phụ, Sihanouk đã bàn bạc với một người có cấp bậc cao nhất trong quân đội – một tướng năm sao – về Heng Samrin, Hun Sen và Ranariddh, phần lớn đã đề cập đến mối liên quan đến viễn cảnh chính trị hơn là quyền lực trong quân đội. Trong một sắc lệnh, Sihanouk đã tuyên bố tất cả các sự bổ nhiệm vào Quân đội Hoàng gia Campuchia với tên gọi mà các lực lượng này đã được biết đến trong thời gian Sihanouk cai trị. Vào ngày 29 tháng 6, Sihanouk đã đổi tên nước từ Nhà nước Campuchia thành Campuchia và thay quốc kỳ để cố gắng xác nhận sự cai trị của ông và chấm dứt ưu thế của chính phủ Hun Sen.

Sihanouk nói theo kiểu mệnh lệnh của hoàng gia “Nhà nước Campuchia bây giờ chỉ được gọi là Cambodge bằng tiếng Pháp và Kampuchia”.

Quốc ca đã bị loại bỏ từ năm 1970 đã được chấp nhận dùng trở lại. Nhưng Sihanouk đã thay đổi đoạn bài hát này ca tụng nhà vua, vì ông không còn muốn Campuchia trở thành một vương quốc truyền thống được chế độ vua chúa cai trị.

Ieng Mouly, một nghị sĩ Quốc hội mới được bầu thuộc Đảng Dân chủ Tự do Phật giáo (BLDP) nói với chúng tôi tại dinh thự của ông “Hoàng thân đã đưa ra các thay đổi này, vì ông muốn tạo ra một sự khởi đầu tươi sáng cho chính phủ mới, sẽ được biểu thị bằng một lá cờ và quốc ca theo chế độ quân chủ, ông Sihanouk sẽ trở thành Nguyên thủ hợp pháp của Campuchia “.

Vào thời gian Hiến pháp mới đã sẵn sàng, Campuchia một lần nữa trở thành một vương quốc với một Nhà vua đã được cải biến thành cương vị cho những lễ nghi đơn giản và quyền hành thực sự được giao cho hai đồng Thủ tướng, Ranariddh và Hun Sen. Những lời nói của Khieu Kanharit vẫn còn vang vọng trong ký ức của chúng tôi “Đây là nước Campuchia. Bất cứ điều gì đều có thể xảy ra ở đây”.

Vào thời điểm này, Sihanouk đã bay tới nơi ở của ông ở Bình Nhưỡng. Sự vắng mặt của ông đã gây cho chính phủ biết bao sự bất tiện. Sau khi Quốc hội lập hiến 12 thành viên đã soạn thảo hai bản dự thảo về Hiến pháp tương lai, họ phải xin ý kiến của Sihanouk về các điều khoản liên quan đến nền dân chủ. Nhưng Sihanouk đang ở Bắc Triều Tiên. Ranariddh và Hun Sen buộc phải mang theo hai bản dự thảo bay đến Bình Nhưỡng để yết kiến ông vào tháng 9 năm 1993. Một bản dự thảo thiết lập nền quân chủ lập hiến, trong khi bản dự thảo kia không đề cập đến.

Ranariddh đã ủng hộ sự khôi phục chế độ quân chủ, trong khi Sihanouk vẫn còn đang thèm muốn quyền lực, muốn giữ một vai trò hành pháp nhiều hơn. Sau khi nói chuyện với hai đồng Thủ tướng, Sihanouk đồng ý trở thành quốc vương và chấp tuhaanj cho Quốc hội thông qua bản dự thảo Hiến pháp lập nên chế độ quân chủ lập hiến. Dường như vấn đề ấy đã được giải quyết ở Bình Nhưỡng.

Nhưng có phải vậy không? Hàng giờ sau khi hai đồng Thủ tướng trở về Phnom Penh vào ngày 3 tháng 9, Sihanouk gửi cho họ một bản fax cho biết ông sẽ không lên làm vua. Ông nói ông muốn tránh tạo ra sự mâu thuẫn, và ông nói thêm “ Nếu chúng ta thảo luận vấn đề liên quan đến nền quân chủ và dân tộc, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm về (việc gây ra) một sự phân hóa mới trong dân tộc của chúng ta”.

Chỉ hai ngày sau, vào ngày 5 tháng 9, Sihanouk gửi một thông điệp tới Quốc hội để bác bỏ quyết định đề cử ông lên làm quốc vương. Ông nói tốt hơn nên theo đường lối hiến pháp là không có chế độ quân chủ cũng chẳng có chế độ cộng hòa. Sau đó, ông đi chữa bệnh ở Bắc Kinh, ở nơi ấy ông giử thư cho Trưởng phái bộ UNTAC Akashi, cho biết ông đã quyết định cắt đứt các mối quan hệ với UNTAC, vì “Bên trong UNTAC, có một số người chống những người theo Sihanouk “.

Ranariddh không chỉ bối rối bởi người cha hay manh động của mình mà ông còn rất khó chịu. Nhưng các quan chức của hoàng cung biện luận là Sihanouk không bao giờ muốn lên làm vua nữa, và cho là hai đồng Thủ tướng đang cố gán ghép chế độ quân chủ cho ông.

Một nhóm người hết sức bối rối ở Phnom Penh là các phóng viên nước ngoài viết tường trình, và ngày hôm sau họ mới vỡ lẽ ra là bất cứ điều gì họ viết đã không xảy ra. Đây đúng là điều Sihanouk đang làm mà ông biết là tốt nhất – cứ để cho người ta đoán già đoán non về động thái mới của ông. Do đó, một số phóng viên ở khăp quốc gia này đã cho biết họ sẽ không gửi bất cứ bản tin nào nữa cho các tờ báo của họ cho tới khi tình hình diễn ra đến phút chót.

Điều đó chứng tỏ là một quyết định khôn ngoan. Vì vào đếm 24 tháng 9 năm 1993, Sihanouk đã làm cho đồng bào của ông phảit bất ngờ bằng cách tuyên thệ nhậm chức quốc vương trong một buổi lễ được tổ chức cầu kỳ tại hoàng cung có ngọn tháp màu vàng. Buổi sáng sớm hôm đó, ông đã chấp thuận ký Hiến pháp đưa ông trở lại ngai vàng, nhưng chỉ khôi phục một vài quyền hành trong số những quyền hạn mà ông đã bị lấy mất trong cuộc đảo chính trước đây 23 năm. Mặc phẩm phục uy nghi của vua chúa Khơme – áo choàng trắng với các nút vàng nổi bật lên bởi quần lụa màu tía óng ánh dài đến đầu gối – một Sihanouk 71 tuổi sang trọng và đương kim Hoàng hậu của ông, Monique; sau cuộc bầu cử, hội đồng các chính trị gia cao cấp và các nhà sư gọi họ là đức vua và hoàng hậu. Người đàn ông thèm khát quyền lực chuyên chế đã sẵn sàng nhận một vai trò bị giới hạn hơn khi làm quốc vương trong chế độ quân chủ lập hiến với quyền tối cao trong quân đội, quyền bổ  nhiệm và bãi miễn các Bộ trưởng trong nội các. Trớ trêu thay, đây là các quyền hành mà ông sẽ chẳng bao giờ được phép thực hiện.

Tốt nhất là ông không nên can dự vào đời sống chính trị. Đất nước này được hai Thủ tướng điều hành và sự can thiệp của một quyền lực thứ ba, Nhà vua, sẽ làm cho vấn đề càng thêm tệ hại hơn khi có quá nhiều trung tâm quyền lực xung đột lẫn nhau. Buổi chiều đó, lúc ông chào hàng ngàn người dân tụ tập bên ngoài cổng hoàng cung để cố nhienf thoáng được đức vua yêu quí của họ, dường như ông là một hình ảnh không thể bị xúc phạm và xem thường. Nhà vua đang đứng một mình trên ban công của hoàng cung được một viên hầu cận cầm lọng để che ánh mặt trời nóng như thiêu đốt.

Chỉ hai tuần sau khi ông trở lại ngôi báu, Sihanouk đã quay lại Bắc Kinh, nơi ông sẽ được các bác sĩ phẫu thuật vào ngày 7 tháng 10, và một khối u ác tính được cắt bỏ ở gần tuyến tiền liệt của ông. Sihanouk đã tránh không để dân chúng biết tin về cuộc phẫu thuật này trong một vài ngày. Vào ngày 12 tháng 10, trong lời phát biểu được đưa ra từ Bắc Kinh, ông cho biết là khối u đã được mổ lấy ra một tuần trước, đó là ung thư nhưng không di căn, đã làm cho dân Campuchia bị sốc. Việc nhận dạng bệnh ung thư là loại u lymphô, ông nói “Nếu khối u không được phát hiện trong vòng hai hoặc ba tháng, nó sẽ lan sang các bộ phận khác trong cơ thể tôi”.

Việc chữa trị kéo dài làm hoãn lại sự trở về Phnom Penh của ông, đã khơi dây các mối lo sợ là cái chết của ông có thể dẫn đến tình trạng lung lay sự ổn định của đất nước, vì ông được xem là nhà lãnh đạo duy nhất có khả năng giữ cho các phe phái chính trị trong chính phủ liên hiệp khỏi phá bỏ hàng ngũ. Vì Hiến pháp không ghi rõ dòng nói về quyền kế vị của ngôi báu, cái chết hoặc bệnh tình nghiêm trọng của ông được cho là sẽ khuấy động một cuộc tranh giành quyền kế vị. Người ta cho rằng Ranariddh và Chakrapong sẽ cố tìm cách lên ngôi vua, một cương vị mà những người con trai khác của ông cũng đang nhăm nhe. Cơ chế bổ nhiệm nhà vua tương lai được thông qua một cuộc bầu mà các quyền bổ phiếu được đặt ra bởi một hội đồng hoàng gia, bao gồm một vài chính khách và các nhà sư.

Một vài ngày trước sinh nhật lần thứ 71 của ông, sinh mệnh của Sihanouk đang bị đe dọa nghiêm trọng khi ông phải trải qua liệu pháp hóa trị và xạ trị để chữa căn bệnh ung thư. Vào thời điểm đó, ông viết thư cho chính phủ cho biết cái chết của ông không còn xa. Ông bị các mối lo lắng giày vò về cuộc sống của người vợ sau khi ông chết.

“Sau cái chết của tôi, điều đó không còn là bất ngờ, Chính phủ Hoàng gia và Quốc hội Campuchia vui lòng chấp nhận cho người góa phụ của tôi, hoàng hậu Monique Sihanouk, được sống phần đời còn lại trong hoàng cung, trong ngôi nhà mà hiện nay đang làm văn phòng thư ký của tôi, và là nơi người mẹ khả kính của tôi đã qua đời, hoàng hậu Sisowath Kosomak, đã sống trước khi bị những nhà lãnh đạo trong cuộc đảo chính của Lon Nol vào năm 1970 đuổi ra khỏi hoàng cung”.

Ông nói, nếu ngôi nhà này không thể ở được thì bà ta nên được chấp nhận cho sống ở nơi hiện này là nhà của các thành viên trong bộ phận thư ký của ông.

Nhắc đến việc trở về, ông nói “Đó là ngôi nhà tôi đã rất thân thiết từ năm 1989 khi lần đầu tiên tôi về thăm hoàng cung”.


Vào ngày sinh nhật, Sihanouk đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Sâm tại bệnh viện Bắc Kinh. Nhưng ông nói rằng ông sẽ chưa trở về quê hương cho tới tháng 5 hoặc tháng 6 năm 1994, vì bệnh ung thư chuyển nặng hơn lần chẩn đoán trước đây, và thực tế là việc chữa trị cho ông gồm cả các phương pháp chữa trị truyền thống của Trung Quốc.

Cuối cùng khi trở về Phnom Penh, ông nhận được lời cảnh báo là sinh mạng của ông đang bị đe dọa – không phải do bệnh ung thư, mà do Khơme Đỏ. Lạ kỳ, lời cảnh báo này lại phát xuất từ Khieu Samphan, ông ta nói với Sihanouk hãy rời khỏi nước để bảo đảm an toàn cho mình, vì phe này đã đặt kế hoạch gây “ tình trạng bất ổn lớn ở Phnom Penh và khắp Campuchia “. Sihanouk nói rằng ông đã nhận được một “lá thư bí mật” của Samphan vào ngày 20 tháng 4 năm 1994, trong thư một người lãnh đạo quân du kích yêu cầu ông chạy trốn. Samphan cho ông biết đừng chờ máy bay tư nhân, nhưng hãy đi chuyến bay thương mại sang Bangkok.

Sihanouk nói “Ông ta đã khuyên tôi đi chuyến bay thương mại sang Bangkok, vì ông ta muốn tôi bị lâm vào cảnh nguy hiểm. Ông ta nói nếu tôi muốn sống, (tôi phải) tẩu thoát nhanh”.

Nhà vua nói rằng ông sẽ ở lại và sẽ không bao giờ bỏ dân chúng của ông trong những lúc rối ren. Mặc dù Samphan đã nói với Sihanouk đừng tiết lội nội dung của lá thư, Sihanouk vẫn không thể giữ kín chuyện đó.

Ông nói “Tôi phải nói qua đài truyền hình và phát thanh cho Khieu Samphan biết là tôi sẽ không chạy trốn. Suốt từ khi còn trẻ tôi chưa bao giờ chạy trốn lời đe dọa”.

Trong lúc ấy, dưới mệnh lệnh trực tiếp từ Thủ tướng thứ hai Hun Sen, chính phủ đã soạn thảo một đạo luật để đặt Khơme Đỏ ra ngoài vòng pháp luật.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu vua Sihanouk tự đưa mình vào một loạt các xung khắc với chính những người đã ủng hộ con đường ông đi lên chế độ quân chủ - Ranariddh và Hun Sen. Vào ngày 7 tháng 5 năm 1994, Sihanouk yêu cầu một cuộc bầu cử mới ở Campuchia với sự tham gia của tất cả các đảng phái, kể cả Khơme Đỏ. Ông nói  phe du kích sẽ giao các vùng họ kiểm soát để đổi lấy một vai trò trong chính phủ. Trong các tuần gần đấy, cuộc giao tranh giữa Khơme Đỏ và các lực lượng của chính phủ đã leo thang sau khi phe du kích tái chiếm thị trấn có nhiều đá rubi ở vùng Pailin từ tay chính phủ. Nhưng đang dồn phe du kích vào chân tường, chính phủ đã gạt bỏ ý kiến của Nhà vua ngay tức thì.

Chính phủ không có tiển để tổ chức một cuộc bầu cử khác, cũng không thể mang lại sự an ninh cho cuộc vận động bầu cử và không bảo đảm được cho tất cả các phe phái giải giới _ kể cả Khơme Đỏ. Đại diện của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia, Benny Widyono nói rằng cách đây một năm Liên Hiệp Quốc đã chi 2 tỷ đô la cho cuộc bầu cử và với nhiều đòi hỏi cấp bách về tiền bạc, Liên Hiệp Quốc đã bị mắc nợ. Nhưng một số nhà lãnh đạo trong chính phủ, chẳng hạn như Norodom Sirivudh và Sam Rainsy đã trở nên thân cận với Nhà vua, họ đã không vui khi thấy ông bị cho là không quan trọng. Trong cùng tháng ấy, một số người ủng hộ Sihanouk thuộc đảng của Ranariddh và Hun Sen, đã ngấm ngầm đưa ra một kế hoạch để tạo cho Sihanouk đầy đủ quyền hành bằng cách sử đổi Hiến pháp vốn ra đời chưa đến một năm. Những người ủng hộ các nước đi này đã nhanh chóng tỏ ra lúng túng khi kế hoạch của họ bị chết yểu.

Sau đó, chính Sihanouk đã bắt đầu tạo nền tảng bằng một cố gắng khác để chiếm giữ quyền lực. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà vua nói rằng ông đã sẵn sàng giành lại quyền lực trong vòng “một đến hai năm” để cứu vãn đất nước khỏi tình trạng rối loạn. Hun Sen đã bị sốc và ông đã gửi ngay một lá thư cho Nhà vua yêu cầu ông làm sáng tỏ lời tuyên bố của mình.

Hun Sen hỏi “Điều tôi muốn bây giờ là thông tin rõ ràng liệu hoàng thượng có muốn trở thành Thủ tướng không?”.

Hun Sen đã bị oan ức bởi luận điệu của nhà vua cho ông là một sự trở ngại cho hòa bình vì ông không muốn trao cho Khơme Đỏ một vai trò trong chính phủ, đã làm cho ông bị tổn thương. Hun Sen nói rằng bị xem là một sự trở ngại đã làm cho ông quá bất bình đến nỗi ông nghĩ tới chuyện từ chức.

Trong một lá thư gửi cho nhà vua, một bản sao đã được đưa lên nguyên một trang trong nhiều tờ báo Campuchia, Hun Sen nói “Tôi đã bị sốc vào thời điểm mà Sihanouk nói rằng ông sẽ không cầm quyền trở lại mà không có sự ủng hộ của Hun Sen hoặc Đảng CPP, vì nhà vua không muốn Hun Sen chỉ đạo một cuộc chiến chống lại sự ly khai gây đổ máu. Đây là một câu xét đoán tôi hết sức nặng nề”.

Không phải chỉ một mình Sihanouk đả kích Hun Sen ; Sam Rainsy cũng vậy, đã phản đối các nước đi của Hun Sen để loại Khơme Đỏ ra ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, ông đã không phản đối quá gay gắt, và dự thảo luật loại Khơme Đỏ ra khỏi vòng pháp luật đã được đa số Quốc hội thông qua. Điều mà nhiều người Campuchia thấy chướng tai gai mắt là sự đề nghị của Sihanouk đưa Khieu Samphan lên làm phó tổng thống vào thời điểm phe du kích đang tấn công các lực lượng chính phủ ở Pailin, và cho thấy thực chất của phe này qua việc bắt giữ ba con tin người phương Tây.

Nhà vua viết thư cho Hun Sen vào ngày 18 tháng 6, nói rằng “Tôi muốn làm sáng tỏ sự ưu tú của ông, nên tôi đã không có ý định đảm nhận vai trò Thủ tướng ở Campuchia. Tôi là một người đã cao tuổi và mang bệnh tật nặng”.

Một vài ngày trước khi Sihanouk tán thành việc tổ chức lại nội các, ông đã đề nghị việc thành lập nội các với 16 Bộ trưởng theo kểu chính phủ của ông vào thập niên 1960. Điều đó đã trở thành rõ ràng vào tháng 9, nhà vua gây dựng một nhóm vận động hành lang vững mạnh để ủng hộ việc thăng tiến sự nghiệp của mình. Một trong những người hậu thuẫn đáng tin cậy của ông là Sirivudh, người em cùng cha khác mẹ của ông đã làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Vào ngày 25 tháng 10, chúng tôi gọi điện cho Sirivudh tại dinh thự của ông ở Phnom Penh và ông ta yêu cầu chúng tôi gặp ông ngay. Khi đi lên cầu thang dẫn tới phòng đọc sách ở tầng một, chúng tôi thấy ông ngồi tại bàn đang đánh máy một đơn xin từ chức để gửi cho thủ trưởng của ông, Ranariddh. Một màn hình quan sát được đặt tại một góc phòng giúp Sirivudh theo dõi cổng phía trước dinh của ông.

Chúng tôi hỏi, tại sao ông muốn từ chức chỉ sau 15 tháng cầm quyền?

Xóa đi một từ đã đánh máy sai, ông nói “Tôi sẽ ra đi vì tôi không đồng ý nhiều thứ. Ý kiến của đức vua, Norodom Sihanouk thành lập Hội đồng hòa giải dân tộc giữa chính phủ với Khơme Đỏ đã không được chấp nhận. Hơn nữa, nhà vua đã đề nghị một số giải pháp để giải quyết các vấn đề giữa chính phủ và một công ty Thái, ý kiến của nhà vua không được chấp nhận”.

Vừa gõ phím của chiếc máy đánh chữ đã cũ, ông nói thêm “Nói cho ngay, tôi có vấn đề riêng với ông Hun Sen. Không có vấn đề gì với  Hoàng tử Ranariddh là thủ trưởng của tôi và Chủ tịch của Đảng Funcipec. Nhưng tôi không thể làm việc với ông Hun Sen. Ông ta đã xúc phạm đến phẩm giá của Nhà vua Sihanouk bằng một lá thư viết dài sáu trang. Tôi không thể giải quyết được gì về điều này và tôi lấy làm thất vọng”.

Có phải ông trung thành với Nhà vua hơn trung thành với chính phủ mà ông đang làm việc?

Ông nói “Chính phủ trung thành với nhà vua. Đất nước của chúng tôi là một vương quốc. Nhưng chúng tôi đã thấy là các đề nghị của nhà vua chẳng được lưu tâm đến chút nào”.

Phải chăng Sihanouk vẫn còn theo đuổi việc trở thành một Nguyên thủ quốc gia với đầy đủ quyền lực?

Sirivudh nói “ Ông đã tuyên bố rồi là ông không muốn cầm quyền”.

Lúc chúng tôi chia tay, ông nói là việc từ chức của ông không phải là một dấu hiệu phản đối việc cách chức người bạn thân của ông, Sam Rainsy đã bị bãi miễn chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1994, Sihanouk đã đến cứu nguy cho Rainsy bị đa số phiếu trong Quốc hội hất ra. Rainsy đã vận động hành lang chống lại các thủ trưởng của ông, hai Thủ tướng và họ đã đưa tương lai ông ra biểu quyết – 90 nghị sĩ đã bầu ủng hộ việc bãi miễn ông và 13 nghị sĩ phản đối điều đó. Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, Rainsy đi lên micro mà không xin phép Chủ tịch Quốc hội, đọc một bản tuyên bố của Sihanouk gửi cho ông.

Nhưng Rainsy bị Bộ trưởng Bộ nội vụ, You Hockry ngăn lại không cho phát biểu, vị Bộ trưởng này thuộc đảng Funcipec. Hockry cho biết Rainsy đã vi phạm nghi thức khi ông đọc bản tuyên bố ấy.

Một nghị sĩ giải thích “Rainsy cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu”.

Ở bên ngoài, trong khu nhà của Quốc hội, Rainsy phân phát các bản sao lá thư của Sihanouk.

Trong thư, Sihanouk đã viết cho Rainsy vào ngày 17 tháng 10 “Ở chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông đã phục vụ nhân dân và tổ quốc rất tốt. Nếu ông rời bỏ chức vụ Bộ trưởng hiện nay để lãnh đạo các bộ khác, thì nền tài chính và kinh tế của đất nước chúng ta sẽ phải chịu nhiều rủi ro và nhiều khó khăn khó lòng vượt qua được. Tôi không có quyền can thiệp vào các công việc của chính phủ, nhưng tôi mong muốn ông tiếp tục ở lại trong chính phủ, vì đất nước và nhân dân của chúng ta đang cần sự phục vụ, lòng yêu nước nồng nàn và sự giúp đỡ rất thông thạo của ông. Với sự mến mộ sâu sắc. Norodom Sihanouk “.

Một thành viên của chính phủ làm việc gần gũi với Ranariddh, nhưng muốn giấu tên, cho chúng tôi biết “Ranariddh hết sức tức giận cha ông. Ở đây ông đang cố sắp xếp gọn ghẽ nội các, và tạo cho nó hiệu quả hơn, thực ra Sihanouk đang vận động hành lang để chống lại chính phủ”.

Từ Bắc Kinh, Sihanouk tiếp tục cuộc chiến đấu qua các lá thư của mình. Một vài ngày sau khi viết thư cho Rainsy, ông đưa ra lời tuyên bố kình chống một hãng bia. Sihanouk đã mếch lòng vì lời tuyên bố được một công ty Singapore đưa ra là nhà máy bia dự kiến của họ ở Phnom Penh là nhà máy bia quốc tế đầu tiên ở đất nước này.

Sihanouk bị xúc phạm, đã nói “Thái độ tự phụ này hoàn toàn không chấp nhận được, vì Campuchia vào thời chính phủ của đảng Sangkum Reastr Niyum (SRN), ở Sihanoukville từ năm 1968 – 1969, đã có một nhà máy bia lớn sử dụng thiết bị của Pháp và công nghệ cao để sản xuất bia theo kiểu rượu nho vùng Alsace (Pháp) và theo tiêu chuẩn quốc tế. Người nước ngoài đến Campuchia mang lại sự giúp đỡ, làm như là chế độ SRN của tôi (1955 – 1967 ) không cung cấp thiết bị, cơ sở hạ tầng và sự hiện đại hóa cho Campuchia. Họ làm ra vẻ họ là những người đi tiên phong, và họ đến để dạy cho người Campuchia cách xây dựng đất nước và hiểu được một quốc gia tiên tiến là như thế nào”.

Sihanouk đã viết “Có các phim ảnh, bất cứ lúc nào cũng có thể chứng tỏ người dân đã làm cho điều này xảy ra, cũng như các thực tại khác liên quan đến Campuchia. Chưa kể đến thời đại Angkor, Campuchia đã được hiện đại hóa trong chế độ SRN. Chúng tôi không phải là một quốc gia thiếu văn minh”.

Công ty bia của Singapore đã thông báo vào ngày 17 tháng 10 là họ sẽ xây dựng một nhà máy bia trị giá 50 triệu đô la ở tỉnh Kandal, cách thủ đô 15 ki lô mét, không xa trang viên của Hun Sen. Họ cho biết “ Với việc ký kết hợp đồng liên doanh hôm nay, nhà máy bia sẽ là nhà máy bia quốc tế đầu tiên ở Campuchia”.

Dưới trào Sihanouk, một số sự phát triển đã diễn ra vào thập niên 1960, nhưng việc cải tổ kinh tế của ông chỉ là chắp vá. Về mặt tích cực, các chính sách “Chủ nghĩa xã hội Phật giáo” của ông đã bảo đảm 20% ngân sách được chi cho giáo dục. Các quyết định khác của ông không mấy mở mang được cho dân trí. Ông đã dẹp tan cộng đồng thương mại gốc Hoa bằng cách quốc hữu hóa cơ sở kinh doanh của họ - một sự sai lầm vẫn còn có ảnh hưởng trong hơn hai thập niên cho tới khi được chính phủ đã đổi ngược đường lối này lại vào cuối năm 1993. Các biện pháp đàn áp của Sihanouk đã buộc các nhà buôn phải tuồn gạo lậu sang các nước láng giềng, nơi đó họ bán được giá cao hơn – một thủ đoạn mà các nhà buôn đã thực hiện từ thời điểm đó.

Mãi mãi là một Sihanouk kích động quần chúng, ông vẫn giữ lập trường đối đầu chống lại chính phủ. Vào tháng 10 năm 1994, khi Ranariddh cho thực hiện các chương trình lưu diễn nghệ thuật ở các thủ đô trên thế giới, quảng cáo rầm rộ để lôi kéo vốn đầu tư nước ngoài, thì Sihanouk lại cảnh báo những người nước ngoài không nên can dự vào Campuchia. Điều đó đã làm cho Ranariddh tức giận trong khi ông đang dốc sức thuyết phục các nhà đầu tư và du khách rằng đường phố Phnom Penh không có gì nguy hiểm hơn New York hoặc Belfast. Nhưng sau án tử hình vào tháng 11 năm 1994 của Khơme Đỏ đối với ba con tin phương Tây – Mark Slater, người Anh 28 tuổi; Hean-Michel, người Pháp 27 tuổi, và David Wilson, người Úc 29 tuổi – Sihanouk đã cảnh báo người nước ngoài là đất nước của ông đang ở trong tình trạng chiến tranh và “ rõ ràng là không an toàn”.

Bằng cách biểu hiện sự công kích vụng về của ông đối với đời sống chính trị, Sihanouk nói rằng chẳng bao lâu nữa ông sẽ lại tiếp tục làm phim, một niềm say mê cũ của ông.

Ông nói “ Kế hoạch duy nhất của tôi đã dự tính nghiêm túc đó không phải là sự trở về của tôi, không phải là ước muốn hay khao khát quyền lực, nhưng đó là một cuốn phim 35mm mới có tự đề ‘Người đề xướng cuộc cải cách không bạo lực’, mà tôi sẽ viết kịch bản và lời thoại”.

Ông nói, cuốn phim đó được lấy cảm hứng từ các hoạt động của một người được đề cử Giải Nobel Hòa bình của Campuchia, Samdech Preah Chosananda, một hòa thượng Phật giáo. Về một số mặt, Campuchia không phải là nơi thiếu văn minh.

Bị xúc phạm vì chính phủ cho rằng ông ra ngoài lề và không quan tấm đến, vào năm 1995, Sihanouk háo hức thấy được người ông đề cử trở thành nhà vua tương lai. Để đi đến mục đích đó, ông đã bắt đầu một tiến trình chuẩn bị cho người con trai của ông, Sihamoni kế vị ông và đưa nhân vật này đi chu du nước ngoài tới Indonesia và Malaysia để cho con ông tiếp xúc với các nhà lãnh đạo nước ngoài,  và để xác định nhân thân người này gần gũi với hoàng gia. Sihamoni, một người con của hoàng hậu Monique, đáng tiếc là không có sự nhạy bén chính trị, cũng không bị nó lôi cuốn, và vị hoàng tử này đã dành thời gian của mình theo đuổi về văn hóa và nghệ thuật. Nhưng Sihanouk không muốn trì hoãn quá trình chuẩn bị người kế vị, vì sức khỏe của ông đang sa sút, và các mối lo ngại không yên của mình về cuộc sống của vợ ông sau khi ông chết. Ông sợ là bà ta sẽ bị đuổi ra khỏi hoàng cung, giống như mẹ ông đã bị chế độ Lon Nol làm như vậy. Để làm dịu đi các nỗi lo sợ như thế, Sihanouk đã chọn Sihamoni với hy vọng là vị hoàng tử này sẽ chăm sóc mẹ mình. Chế độ quân chủa của Campuchia không được cha truyền con nối, và mặc dù nhà vua tương lai sẽ được hội đồng hoàng gia, gồm hai đại hòa thượng và các đảng viên cao cấp của các chính đảng bầu lên, nhưng Sihanouk đã sắp đặt mọi chi tiết rất cẩn thận.

Nhưng tương lai của chính chế độ quân chủ đang bị đe dọa. Hơn một phần ba người dân Campuchia cho biết là trong cuộc bầu cử năm 1995 họ không trông mong vào bất cứ ai sẽ là vị vua sau Sihanouk.Cuộc thăm dò ý kiến trong số 700 người dân được Hội Các Nhà báo Khơme tiến hành đã cho thấy 24% muốn Ranariddh là vị vua tương lai, 6% chọn người em cùng cha khác mẹ với ông, Chakrapong và 36% không ủng hộ ai. Tên của Sihamoni không được nhắc đến rõ ràng trong cuộc thăm dò dư luận này, cho thấy sự xa cách của ông với đời sống chính trị, và là người chỉ đang được ngấm ngầm chuẩn bị để bước vào chính trường.

Bình phục sau căn bệnh ung thư ở bệnh viện Bắc Kinh, Sihanouk đã làm những điều theo sở thích tự nhiên của mình. Vào giữa năm 1995, ông đã sửa sang lần cuối cho cuốn phim mới nhất của mình, Tham Vọng Chỉ Còn Lại Tro Tàn. Thông điệp của cuốn phim này theo Sihanouk “ Nó không phục vụ cho bất cứ mục đích nào chống lại số phận. Tham vọng vô độ không đưa bạn lên cương vị lãnh đạo, nhưng đúng hơn sẽ đưa bạn xuống sự kết thúc bị thảm. Tình yêu thường mạnh hơn sự tính toán chính trị”. Cuốn phim dường như phản ánh các trải nghiệm cay đắng của riêng ông.

Khi ông bước sang tuổi 73 vào tháng 10, Sihanouk hình như không còn mấy chú ý đến đời sống chính trị, nhưng ông vẫn rất tinh tế về điện ảnh.

Sự tách rời nhịp phát triển  đời sống chính trị của Sihanouk cũng là hệ quả từ sự đi lên của Hun Sen. Khi tầm ảnh hưởng của Hun Sen ngày càng trở nên rộng lớn hơn ở giữa dân tộc của ông và ở nước ngoài, thì ngôi sao của Sihanouk bắt đầu lịm tắt dần.