Bảo Ngọc nghe Xạ Nguyệt nói, liền ngả người ra đằng sau, mê man bất tỉnh, làm cho bọn Vương phu nhân khóc lóc ầm ĩ. Xạ Nguyệt biết mình lỡ lời, gây ra tai vạ, nhưng lúc đó, Vương phu nhân cũng không kịp mắng chị ta. Xạ Nguyệt vừa khóc vừa định sẵn trong bụng : “nếu cậu Bảo chết, mình sẽ tự tử theo”…
Vương phu nhân thấy gọi Bảo Ngọc không tỉnh lại, liền vội vàng bảo người ra mời nhà sư vào cứu chữa. Không ngờ lúc Giả Chính ở trong nhà đi ra thì không thấy nhà sư nữa. Giả Chính đang ngạc nhiên, bỗng nghe trong nhà ồn ào, vội vàng chạy vào. Trông thấy Bảo Ngọc lại mê man như trước. Hai hàm răng cắn chặt, mạch không đập, lấy tay sờ vào giữa rốn, thấy còn nóng. Giả Chính lại bảo đi mời thầy thuốc đến ngay, đổ thuốc cấp cứu. Có biết đâu hồn phách Bảo Ngọc đã lìa khỏi xác. Nhưng liệu Bảo Ngọc có chết thật không ? Số là anh ta mơ mơ màng màng thấy mình đi ra ngoài. Gặp vị hòa thượng đưa trả viên ngọc đang còn ngồi đó, liền đến chào. Ông ta đứng dậy, dắt Bảo Ngọc đi với theo ông ta, cảm thấy trong người nhẹ nhàng như chiếc lá. Họ không ra cửa chính, nhưng cũng không biết là đi lối nào. Đi được một quãng, đến một nơi đồng không mông quạnh, thấy xa xa có một tòa lầu, giống như là đã nhìn thấy ở đâu rồi. Bảo Ngọc định hỏi, bỗng thấp thoáng có một người con gái đi lại Bảo Ngọc nghĩ bụng : “ở giữa chỗ đồng không vắng vẻ nầy làm gì có người xinh đẹp như thế ? Chắc là thần tiên xuống trần!” Anh ta đến gần nhìn kỹ thì có vẻ quen quen, nhưng trong chốc lát không nhớ ra. Người con gái chỉ chào một tiếng rồi không thấy đâu nữa. Bảo Ngọc nhớ lại thì đó là cô Ba họ Vưu, càng thêm buồn bực : “ Tại sao cô ta cũng ở chỗ này ?” Anh muốn hỏi thì nhà sư đã dắt đến một cái lầu. Trên lầu có một tấm bảng viết bốn chữ lớn : “Chân như phúc địa” (cõi phúc của người tiên) và hai bên có đôi câu đối :
Giả đi chân đến, chân hơn giả
Không nguyên là có, có nào không.
Đi khỏi cái lầu có tấm bảng ấy, thì đến một tòa cửa cung.
Trước cửa có viết ngang bốn chữ lớn : “phục thiện họa dâm” (lành được phúc, dâm bị
họa), lại có một câu đối :
Kiếp trước đời sau, dầu bậc trí hiền không hiểu thấu ; Nhân nào quả ấy, dù người thân cận vẫn phải xa nhau.
Bảo Ngọc xem xong, nghĩ bụng : “à ra thế ! Để ta hỏi thử những việc nhân quả, quá khứ, tương lai kia xem”. Đang nghĩ thì thấy Uyên Ương đứng ở đâu đó giơ tay vẫy đến, Bảo Ngọc lại nghĩ : “mình đi đã lâu, mà xem ra vẫn chưa ra khỏi vườn. Sao vườn này thay đổi đến thế ?” Anh ta chạy theo, muốn nói chuyện với Uyên Ương, nào ngờ ngoảnh lại thì không thấy nữa. Trong bụng đâm ra ngờ vực, liền chạy đến chỗ Uyên Ương đứng lúc nãy, thì ra đó là một dãy đền miếu, tòa nào cũng có biển. Bảo Ngọc không để ý nhìn, cứ chạy thẳng đến chỗ Uyên Ương đứng thì thấy có một tòa miếu, cửa vào hé mở. Anh ta không dám hấp tấp bước vào, định hỏi vị hòa thượng nhưng ngoảnh lại thì ông ta đã biến mất.
Bảo Ngọc mơ màng trông thấy tòa miếu ấy đồ sộ, không giống cảnh trong vườn Đại Quan chút nào. Liền dừng lại, ngẩng đầu trông thấy cái biển đề bốn chữ : “Dẫn giác tình si” (Đưa kẻ si đến nơi giác ngộ). Hai bên có đôi câu đối :
Cười, mừng, thương, tủi, đều là giả
Ham, muốn, nhớ nhung chỉ vì si.
Bảo Ngọc xem xong gật đầu thở dài. Đến tìm Uyên Ương để hỏi cho rõ đấy là chỗ nào. Nhưng nhìn kỹ thì ra một nơi rất quen thuộc. Anh ta liền đánh bạo, đẩy cửa vào, nhìn khắp trong nhà không thấy Uyên Ương đâu cả, chỉ thấy tối om, nên trong bụng sợ hãi. Bảo Ngọc đang muốn lui ra thì thấy có hơn mười cái tủ lớn hé mở. Bảo Ngọc sực nhớ lại : “ta hồi nhỏ đã mơ thấy đến một chỗ như thế này. Bây giờ lại được đến đây, thực là may lắm!” Trong lúc mơ màng quên cả Uyên Ương. không đi tìm nữa. Anh ta đánh liều mở cái tủ lớn đầu tiên xem thì thấy có mấy quyển sổ. Trong bụng càng thích, nghĩ rằng : “người ta chiêm bao, cứ bảo đó là chuyện giả. Nhưng biết đâu đã có cái mộng ấy thì phải có cái việc ấy! Ta thường nghĩ muốn thấy lại cái mộng ấy một lần nữa mà không mộng. Ngờ đâu hôm nay lại gặp mộng ! Nhưng không biết cái sổ kia có phải là ta đã gặp rồi hay không? Anh ta liền giơ tay lên phía trên lấy một quyển, thấy có đề chữ : “Kim Lăng thập nhị thoa chính sách”. Bảo Ngọc cầm lấy quyển sổ, nghĩ bụng : “ta nhớ mang máng hình như đã thấy quyển sổ này, chỉ giận
một điều là nhớ không rõ lắm”. Rồi mở trang đầu ra xem, thấy phía trên có bức vẽ nhưng dấu vẽ lờ mờ, nhìn không rõ. Phía sau có mấy hàng chữ cũng không rõ nhưng còn có thể đoán được. Nhìn kỹ thì hình như trên chữ “Đại Ngọc” lại có một chữ giống như chữ “lâm”, liền nghĩ bụng : “nhất định là nói về em Lâm rồi “. Lại cố xem kỹ nữa. Phía dưới còn thấy bốn chữ “trâm vàng trong tuyết”, anh ta lấy làm lạ, nói : “Làm sao lại giống như tên họ của vợ ta nhỉ?”… Bảo Ngọc liền chắp cả bốn câu trên dưới đọc một lượt và nói : “cũng không có ý nghĩa gì. Chỉ nói kín tên họ cô ta thôi, chẳng lấy gì làm lạ. Nhưng có chữ “thường” và chữ “than” thì không tốt. Như thế thì giải nghĩa ra sao ? “ (1)
Bảo Ngọc nghĩ đến đó, tự gắt với mình : “Ta đã xem trộm lại còn nghĩ vơ nghĩ vẩn. Nếu có ai đến thì còn xem sao được nữa ?” Rồi lại xem tiếp, cũng không kịp nhìn kỹ mấy bức vẽ kia. Cứ xem từ trên xuống. Khi xem đến đoạn cuối, thấy có một câu gì như là “thỏ gặp hùm kia giấc mộng xuôi.” Chợt tỉnh ra, nói :
Đúng rồi ! Quả là cơ trời không sai chút nào ! Câu này chắc là nói về chị Nguyên Xuân rồi. Nếu thấy rõ ràng như thế thì ta phải biên lấy để nghiền ngẫm cho kỹ. Sau nầy những việc rủi may sống chết của chị em, mình đều biết hết. Ta trở về nhất định không tiết lộ ra, chỉ làm một người “chưa bói đã biết”, thế cũng đã được bao nhiêu điều suy nghĩ vớ vẩn. Rồi anh ta đi tìm khắp cũng không thấy bút nghiên gì cả. Bảo Ngọc sợ có người ngoài đến, lại vội xem, thấy một bức vẽ lờ mờ hình một người đang thả diều, cũng không để ý nhìn kỹ. Vội vàng xem suốt cả mười hai bài thơ, có bài nhìn qua đã biết. Có bài xem rồi nghĩ ra ngay, cũng có bài không hiểu rõ lắm, nhưng trong bụng nhớ rất kỹ. Anh ta vừa thở than vừa cầm lấy “Kim Lăng hựu phó sách” để xem. Khi xem đến cậu “Khen cho ưu linh phúc tết. Ngờ đâu công tử duyên ôi”, lúc đầu không hiểu gì cả. Sau thấy phía trên có hình khóm hoa và chiếc chiếu, anh ta liền khiếp sợ, khóc òa lên. Đang còn muốn xem nữa thì
nghe thấy có tiếng người bảo :
Anh lại ngây rồi. Cô Lâm mời anh đấy !
Nghe giống như giọng nói của Uyên Ương. Ngoảnh lại thì không thấy người đâu. Đang lúc nghi hoặc, bỗng thấy Uyên Ương đứng ngoài cửa vẫy. Bảo Ngọc mừng quá, chạy ra . Uyên Ương yêu kiều thướt tha đi trước. anh ta không sao theo kịp, liền cất
tiếng gọi :
– Chị ơi ? Đợi tôi với !
Uyên Ương vẫn không để ý, cứ đi một mạch. Bảo Ngọc không biết làm sao, cố hết sức chạy theo. Bỗng lại thấy một khoảng mênh mông, lầu gạc nguy nga, cung điện sáng ngời. Thấp thoáng có nhiều cung nữ. Anh ta ham nhìn cảnh đẹp, quên mất Uyên Ương. Bảo Ngọc luôn chân đi vào cửa một tòa lầu. thấy trong đó có nhiều hoa quả lạ lùng, không biết tên là gì. Chỉ có một cái bờ rào hoa bằng đá trắng bao quanh một cây xanh, đầu lá hơi đỏ. Bảo Ngọc nghĩ thầm : “không biết là cây gì mà quý hóa như thế?” Bỗng thấy gió thổi nhẹ qua, cây xanh cứ lay động mãi. Tuy là một loài cây nhỏ, lại không có hoa, nhưng dáng điệu nó xinh đẹp làm cho anh ta thích thú say mê. Bảo Ngọc cứ sững sờ đứng nhìn. Bỗng nghe bên cạnh có một người bảo : – Giống ngu xuẩn ở đâu đến đây dòm ngó cây tiên thế ?
Bảo Ngọc nghe xong, giật mình ngoảnh lại nhìn, thấy một vị tiên nữ, liền đến kính chào và nói :
Tôi đi tìm chị Uyên Ương, vào nhầm cõi tiên. Dám mong tha thứ tội.
Xin hỏi nàng. Đây là chỗ nào? Sao chị Uyên Ương nhà tôi nói em Lâm gọi tôi ? Xin nàng bảo cho tôi được rõ.
Người ấy trả lời :
Ai biết được chị em nhà anh ? Ta là người coi giữ cây tiên, thì không để cho người trần được dừng lại ở đây.
Bảo Ngọc cũng muốn đi ra, nhưng không dứt được, đành phải nài xin :
Thưa tiên nữ, chắc nàng là một vị hoa thần. Không biết cây tiên ấy có những gì đáng quý ?
Anh muốn biết rõ cây ấy à ? Nói ra thì câu chuyện cũng dài đấy. Nguyên cây ấy trước ở trên bờ sông Linh Hà, tên là cây giáng châu. Xưa kia nó bị khô héo, may gặp vị Thần Anh hằng ngày lấy nước cam lộ tưới cho nó nên được sống mãi. Sau nó xuống trần làm người, trả xong cái ơn tưới bón khi trước, nó đã trở về chân cảnh. Vì vậy, cảnh ảo hàng ngày sai ta trông nom không để cho bướm ong vương vấn đến (1). Bảo Ngọc nghe vậy không hiểu, trong bụng cứ tưởng là gặp được hoa thần. Hôm nay nhất định không bỏ lỡ dịp, liền hỏi :
Người trông coi cây ấy chính là nàng đây rồi. Nhưng còn biết bao nhiêu thứ hoa. Tất nhiên mỗi hoa phải có một vị coi riêng. Tôi cũng không dám hỏi nhiều, chỉ muốn biết vị tiên nào coi hoa phù dung ?
Chỉ có chủ nhân ta mới rõ, ta biết làm sao được.
Chủ nhân của nàng là ai ?
Chủ nhân của ta là Tiêu Tương phi tử.
Phải rồi ? Nàng không biết vị phi tử ấy là em ngoại của tôi tên là Lâm Đại Ngọc à.
Nói nhảm ? Đây là nơi ở của các thần nữ thượng giới, tuy gọi là Tiêu Tương phi tử. Mhưng không phải như các bà Nga Hoàng và Nữ Anh đâu. Làm gì lại có họ hàng với người trần ? Anh đến đây nói bậy vừa chứ ? Coi chừng phải gọi lực sĩ ra đánh đuổi đấy !
Bảo Ngọc nghe vậy, đâm ra sửng sốt, nghĩ mình nhơ đục, đang định lui ra. Bỗng có người chạy đến bảo :
Ở trong truyền bảo mời vị Thần Anh thị giả vào.
Tôi vâng lệnh chờ từ lâu. Không thấy có Thần Anh thị giả đến, thì bảo tôi mời ở đâu ?
Chẳng phải mời người mới đi ra đó à !
Thị nữ ấy vội vàng chạy theo nói :
– Xin mời Thần Anh thị giả ở lại.
Bảo Ngọc tưởng họ hỏi người khác, lại sợ người ta đuổi theo nên vội vàng chạy trốn.
Đang chạy bỗng có người cầm cây kiếm, ngăn lại bảo :
– Chạy đi đâu !
Bảo Ngọc khiếp sợ, đánh bạo ngẩng đầu lên thì không phải là ai khác mà chính là cô ba họ Vưu. Bảo Ngọc trông thấy mới hoàn hồn, liền kêu nài :
Chị ơi, sao chị bức bách tôi thế ?
Anh em nhà anh không có một người nào khá, làm hỏng danh tiết người ta, phá cuộc hôn nhân người ta ? Hôm nay anh đến đây, không thể tha cho anh được ?
Bảo Ngọc nghe rõ câu chuyện không hay, còn đang luống cuống, bỗng nghe phía sau có người gọi :
Chị ơi, mau mau cản lại ? Đừng để cho nó chạy thoát ? Cô Ba Vưu nói :
Ta vâng lệnh phi tử, chờ đợi đã lâu. Hôm nay gặp đây, nhất định lưỡi kiếm nầy cắt đứt mối trần duyên của anh !
Bảo Ngọc nghe xong càng cuống quít. Lại không hiểu những câu nói ấy là có ý nghĩa gì, quay đầu định chạy. Không ngờ người nói phía sau đó không phải là ai lạ, mà chính là Tình Văn.
Bảo Ngọc trông thấy, vừa mừng vừa tủi, liền nói :
Tôi một mình lạc đường đến đây, gặp kẻ thù, muốn trốn về mà không thấy một chị em nào đi theo tôi cả. Bây giờ gặp chị, may quá! Chị Tình Văn ơi, mau mau dẫn tôi về nhà !
Tình Văn nói :
Thị giả đừng quản ngại, tôi đây không phải Tình Văn. Chính là người vâng mệnh phi tử, cốt đến mời thị giả vào chơi, chứ không có ý làm khó dễ gì đâu.
Bảo Ngọc rất đỗi ngờ vực, phải hỏi lại :
Chị bảo phi tử mời tôi. Vậy thì phi tử ấy là người nào?
Bây giờ không cần phải hỏi, vào trong ấy sẽ rõ.
Bảo Ngọc không biết làm sao, đành phải theo đi, nhìn kỹ người ấy thì đúng là Tình Văn; gương mặt, tiếng nói quả không sai, nhưng sao lại nói không phải ? “Ta bây giờ trong bụng mê mẩn. Hãy khoan để ý đến chị ta đã. Đợi khi vào trong ấy gặp phi tử nếu có điều gì không phải, ta sẽ van xin. Các cô gái vốn lòng từ bi, chắc sẽ tha thứ cho sự lầm lẫn của ta ”. Trong khi nghĩ ngợi như vậy, không bao lâu đã đi đến một chỗ. Thấy có đền đài lộng lẫy, vẻ đẹp huy hoàng, giữa sân có một khóm trúc, ngoài cửa vài gốc tùng xanh. Dưới hành lang có mấy thị nữ đứng, đều trang điểm theo lối trong cung. Các thị nữ trông thấy Bảo Ngọc đến, liền khe khẽ hỏi : – Thần Anh thị giả đó à ?
Người dẫn Bảo Ngọc đến trả lời :
– Đúng đấy. Chị vào trình báo đi.
Một thị nữ cười rồi vẫy tay. Bảo Ngọc liền đi theo. Đi qua mấy gian phòng đến một phòng chính, thấy có rèm châu treo cao. Người thị nữ ấy nói :
– Hãy đứng đó đợi truyền.
Bảo Ngọc nghe vậy, cứ việc im lặng đứng chờ ở ngoài. Thị nữ đi vào một lát bước ra, nói :
– Mời thị giả vào.
Lại có một người khác cuốn rèm châu lên. Bỗng thấy một cô con gái đầu đội mũ hoa, mình mặc đồ thêu, ngồi đường hoàng ở trong. Bảo Ngọc vừa mới ngẩng đầu lên thấy là Đại Ngọc, bất giác nói lên :
Cô em ở đây mà để tôi mong nhớ mãi ! Thị nữ đứng ngoài rèm khẽ hét :
Thị giả này vô lễ ! Mau mau đi ra ?
Nói chưa dứt lời. Bỗng thấy một thị nữ buông rèm châu xuống. Bảo Ngọc bấy giờ muốn vào cũng không dám, muốn đi cũng không đành. Đang định hỏi rõ, nhưng thấy mấy thị nữ ấy cũng không quen biết, lại bị họ đuổi phải đi ra, còn muốn hỏi lại Tình Văn, nhưng ngoảnh nhìn thì không thấy Tình Văn đâu cả. Anh ta đành ngờ vực bực bội đi ra, lại không có ai dẫn đường.
Muốn tìm lối vào lúc trước lại không thấy. Bảo Ngọc đanh loay hoay. Chợt thấy
Phượng Thư đứng dưới hành lang một gian phòng vẫy tay. Anh ta mừng quá, nói :
Chị ở đây à. Họ trêu đùa tôi đến thế. Cô Lâm cũng không chịu gặp tôi, không biết vì cớ gì .
Nói rồi chạy đến chỗ Phượng Thư đứng, nhìn kỹ ra thì không phải Phượng Thư mà lại là vợ trước Giả Dung là Tần thị.
Bảo Ngọc dừng lại, muốn hỏi chị Phượng ở đâu, Tần thị cũng không trả lời, bỏ đi vào trong nhà. Bảo Ngọc mơ mơ màng màng, không dám đi theo. Cứ đứng phía ngoài than thở : “Không biết ta đã làm điều gì sai trái mà không ai chịu nhìn đến
ta ?” Anh ta khóc oà lên. Bỗng thấy có mấy lực sĩ khăn vàng cầm roi đến bảo:
Anh ở đâu mà dám xông xáo vào nơi trời tiên cõi phúc của chúng tôi ? Ra ngay đi ! Bảo Ngọc nghe xong không dám nói gì, đang tìm lối đi ra. Bỗng trông thấy xa xa một đám con gái vừa cười vừa nói đi tới . Nhìn ra thì giống như bọn Nghênh Xuân. Bảo Ngọc rất mừng và kêu lên :
Tôi lạc ở đây. Các chị đến cứu tôi với !
Đang gọi thì một lực sĩ ở phía sau chạy đến. Bảo Ngọc bí quá cứ việc chạy ra. Bỗng thấy đám con gái ấy biến thành ma quỷ cùng đến bắt anh ta. Bảo Ngọc đang lúc cấp bách, chợt trông thấy vị hoà thượng đã đưa trả viên ngọc. Ông ta trong tay cầm chiếc gương soi vào mặt Bảo Ngọc và bảo :
– Ta vâng chỉ của Nguyên phi đến cứu anh đây ?
Ma quỷ bỗng hiến hết, lại hiện ra cánh đồng hoang. Bảo Ngọc cầm tay ông ta nói :
Con còn nhớ. Chính sư phụ đã đem con đến chỗ này. Rồi một chốc không thấy sư phụ đâu nữa. Con gặp nhiều người thân thiết. Họ đều không nhìn con, bỗng lại biến thành ma quỷ. Vậy đó là cảnh mộng hay cảnh thực. Xin sư phụ chỉ bảo cho con được rõ.
Khi anh đến đây đã xem trộm cái gì chưa ?
Bảo Ngọc nghĩ lại : “ông ấy đã đưa ta đến chỗ trời tiên cõi phúc này, tất nhiên là bậc thần tiên. Ta nói dối ông ta sao được. Vả lại ta cũng đang muốn hỏi việc này cho rõ ràng” Anh ta liền nói :
Con cũng có xem qua nhiều quyển sổ.
Thế còn sao nữa ? Anh xem sổ rồi. Còn chưa hiểu rõ à ?
Phàm tình duyên trên đời đều là những thứ ma chướng ấy cả. Anh nên nhớ kỹ lại những việc đã qua. Sau này ta sẽ nói rõ với anh.
Nhà sư nói xong, cố xô Bảo Ngọc một cái và bảo :
Trở về đi .
Bảo Ngọc chân đứng không vững, liền ngã xuống, miệng kêu lên :
– Ái chà ?
Mọi người đang khóc lóc, chợt thấy Bảo Ngọc tỉnh lại. Vội vàng gọi. Bảo Ngọc mở mắt nhìn, thấy mình vẫn nằm trên giường, lại thấy Vương phu nhân và Bảo Thoa khóc sưng cả mắt. Anh ta định thần nhớ lại, nghĩ bụng : “đúng rồi. Ta chết rồi sống lại đây?” Anh ta cố nhớ lại những việc mà linh hồn đã từng trải qua, đều nhớ được hết, liền cười to :
– Đúng rồi ? Đúng rồi !
Vương phu nhân cho là bệnh cũ của Bảo Ngọc lại phát, phải mời thầy thuốc điều trị, liền bảo một a hoàn già đi mau đến trình Giả Chính :
Bảo Ngọc đã tỉnh lại. Lúc trước là vì ngất đi đó thôi, nay đã nói được. Không cần phải sắm đồ hậu sự nữa.
Giả Chính nghe xong vội đến xem, quả thấy Bảo Ngọc đã sống lại, liền bảo :
Thằng con si ngốc kia ! Mày định dọa ai đấy ?
Nói xong, bất giác chảy nước mắt, lại than thở vài câu, rồi trở ra, bảo người đi mời thầy xem mạch cho đơn.
Trong nhà, Xạ Nguyệt đang định tự tử, nay thấy Bảo Ngọc tỉnh lại, mới được yên tâm. Vương phu nhân gọi người bưng nước quế đến, bảo anh ta uống mấy ngụm. Bảo Ngọc dần dần tỉnh táo. Vương phu nhân mới yên tâm, cũng không trách móc gì Xạ Nguyệt, rồi gọi người đưa viên ngọc cho Bảo Thoa để đeo cho Bảo Ngọc. Vương phu nhân lại nghĩ đến việc vị hoà thượng liền nói :
Viên ngọc ấy không biết tìm được ở đâu. Lạ thực ! Sao lúc thì đòi bạc, rồi bỗng chốc không thấy đâu nữa. Phải chăng là một vị thần tiên ?
Bảo Thoa nói :
Nghĩ lại hình tích vị sư ấy khi đến cũng như khi đi thì viên ngọc này không phải là tìm được. Chưa biết chừng lần trước bị mất cũng là ông ta lấy đi đó thôi.
Ngọc ở trong nhà, làm sao mà lấy đi được ?
Đã đưa đến được thì lấy đi cũng được chứ .
Năm trước khi mất viên ngọc, ông Lâm Chí Hiếu đi bói, sau mợ Hai về đây. chúng tôi đã thưa với mợ rằng bói được chữ “thưởng “ gì đó. Mợ Hai còn nhớ rõ không ? (1) Bảo Thoa nhớ lại:
Đúng rồi, nghe các cô nói khi ấy bói ra là phải đi tìm trong hiệu cầm đồ. Nay mới rõ, thì ra chính là chữ “thưởng” là hoà thượng ở trên đầu, thế không phải là “hoà thượng” đã lấy viên ngọc đi sao ? Vị hoà thượng kỳ quặc thật ?
Năm trước Bảo Ngọc bị bệnh, một vị hoà thượng đến nói nhà ta có bảo bối, có thể chữa bệnh. Tức là nói viên ngọc ấy, ông ta đã hiểu rõ như thế. Tất nhiên là viên ngọc ấy vẫn có lai lịch. Vả lại chồng con khi sinh ra đã ngậm sẵn viên ngọc trong miệng. Xưa nay các con có thấy người thứ hai nào như thế không ? Không biết sau này viên ngọc ấy sẽ ra sao ! Cho đến cái anh này cũng chưa biết rồi ra thế nào ! Dữ cũng do
viên ngọc ấy, lành cũng do viên ngọc ấy…
Nói đến đó, bà ta bỗng ngừng lại, bất giác lại chảy nước mắt.
Bảo Ngọc nghe xong, bụng cũng hiểu rõ, lại nghĩ đến việc mình ngất đi một lúc, càng có nguyên do. Nhưng không nói gì trong bụng nhẩm lại rất kỹ. Bấy giờ Tích Xuân mới nói :
Năm trước mất ngọc, nhờ sư Diệu ngọc cầu tiên có cho câu thơ : “dưạ núi Thanh Ngạnh dựa câu thông”. Lại còn có câu: “Vào cửa ta đây gặp nhau cùng”. Nghĩ lại ba chữ “vào cửa” ta cần đáng xét kỹ : “cửa nhà Phật rất lớn, chỉ sợ anh Hai không vào được thôi.”
Bảo Ngọc nghe xong cười nhạt. Bảo Thoa nghe nói bất giác cau mày sửng sốt. Vưu thị nói :
Cô này mở miệng ra là nói đến cửa nhà Phật. Còn chưa chịu bỏ ý muốn đi tu à? Tích Xuân cười :
Không dấu gì chị. Tôi không ăn mặn đã lâu.
A di đà Phật. Cháu ơi, nghĩ như thế không nên. Tích Xuân nghe vậy cũng không nói gì.
Bảo Ngọc nhớ đến câu thơ : “một ngọn đèn xanh trước Phật bà”, (2) rồi thở dài luôn mấy tiếng. Chợt lại nhớ đến những chữ “một chiếc chiếu, một khóm hoa “, rồi đưa mắt nhìn Tập Nhân, bất giác chảy nước mắt.
Mọi người thấy Bảo Ngọc khi vui khi buồn, cũng không hiểu vì sao, chỉ cho đó là bệnh cũ. Có biết đâu Bảo Ngọc vì đã biết những điều bí ẩn, đã nhớ lại rành mạch nhưng câu thơ xem trộm trong các quyển sổ. Tuy không nói ra, nhưng trong lòng đã có ý định sẵn.
Người trong nhà thấy Bảo Ngọc chết rồi sống lại, tinh thần sáng suốt, lại uống thuốc luôn mấy hôm, nên mỗi ngày một khá. Dần dần bình phục như cũ. Còn Giả Chính trông thấy Bảo Ngọc đã khỏi, hiện nay đang nghỉ ở nhà chịu tang cũng còn rảnh việc; nghĩ lại Giả Xá chưa biết lúc nào được thăm linh cữu của mẹ đã để lâu trong chùa. Vẫn không đành lòng, nên muốn rước linh cữu về miền Nam để an táng. Giả Chính liền gọi Giả Liễn đến để bàn. Giả Liễn thưa :
Chú nghĩ rất phải. Nay nhân dịp chịu tang, làm xong được việc lớn ấy càng hay. Nếu để đến sau này, chú lại ra làm quan, có lẽ sẽ không làm được vừa ý. Chỉ có điều cha cháu không ở nhà, mà cháu lại không dám vượt quyền. Ý định của chú rất hay ; nhưng muốn lo liệu việc ấy thì phải cần đến mấy nghìn lạng bạc. Nếu chỉ chờ nha môn tra ra của mất trộm thì không thể tra ra ngay được đâu.
Giả Chính nói :
Ý ta đã định rồi. Chỉ vì anh Cả đi vắng nên gọi cháu đến bàn xem nên làm thế nào. Cháu thì không thể đi ra khỏi nhà được vì trong nhà đây hiện giờ không có ai. Ta nghĩ mấy chiếc quan tài đều phải rước về. Một mình ta làm sao trông nom cho xuể . Ta định đem cháu Dung đi, vì có cả quan tài vợ nó cũng đưa theo. Lại còn quan tài của cháu Lâm nữa, theo lời bà trối lại, bảo phải đem theo đi với bà. Còn số tiền ấy thì ta nghĩ chỉ cần mượn tạm đâu đó mấy nghìn cũng cũng đủ.
Nhân tình bây giờ rất là tệ bạc, chú thì đang về nghỉ chịu tang ; cha cháu thì còn ở ngoài. Thực cháu không thể vay mượn vào đâu được. Chỉ còn cách đem khế tờ nhà đất đi cầm mà thôi.
Nhà cửa chúng ta ở đây đều do của công xây dựng ; động đến sao được ?
Nhà ở đã đành không thể động đến được. Nhưng còn mấy sở nhà ở ngoài, có thể đem cầm tạm, đợi sau chú ra làm quan sẽ chuộc lại cũng được. Hoặc là sau này cha cháu trở về, nếu được bổ dụng nữa thì cũng có thể chuộc lại. Chỉ ngại một điều là chú tuổi tác như thế mà chuyến đi này rất vất vả thì trong bụng cháu không đành !
Việc của bà nhất định phải làm. Chỉ cần cháu ở nhà cẩn thận lo lắng việc nhà chu đáo là được.
Xin chú cứ yên tâm. Cháu tuy ngu dại, nhưng cũng quyết xin hết sức lo liệu. Vả lại, chú về Nam, chắc cũng phải đem nhiều người đi. Người ở nhà đây chẳng bao nhiêu, chỉ cần một số ít tiền cũng có thể xoay xở lo liệu. Nếu đi đường thiếu tiền tiêu thì khi qua chỗ Lại Thượng Vinh làm quan, chú có thể bảo anh ta giúp một ít.
Việc của mẹ mình mà lại bảo người khác giúp làm gì?
Giả Liễn “dạ” rồi lui ra, thu xếp tiền bạc.
Giả Chính nói chuyện với Vương phu nhân, bảo ở nhà trông nom, còn mình chọn được ngày tốt sẽ rước quan tài đi xa. Bảo Ngọc lúc ấy đã bình phục như cũ. Giả Hoàn,
Giả Lan cũng biết chăm học. Giả Chính dặn Giả Liễn phải để ý trông nom :
Năm nay vừa gặp khoa thi. Thằng Hoàn còn có tang, không vào thi được. Thằng Lan là hàng cháu, hết tang cũng có thể đi thi. Cần phải nhắn nhủ Bảo Ngọc đi thi với cháu, may đậu được một tên cử nhân cũng đủ chuộc lại tội lỗi của chúng ta.
Giả Liễn vâng lời.
Giả Chính lại dặn dò những người ở nhà, nói thêm mấy câu rồi đến bái biệt từ đường, sau đó ra ngoài thành, tụng kinh mấy hôm, rồi rước quan tài xuống thuyền cùng bọn Lâm Chí Hiếu ra đi. Giả Chính không muốn làm phiền các bà con bạn bè, chỉ có bọn đàn ông đàn hà trong phủ đi đưa một độ đường rồi trở về.
Bảo Ngọc vì Giả Chính dặn bảo đi thi. Vương phu nhân thỉnh thoảng cũng thúc giục và xét hỏi đến bài vở. Bọn Bảo Thoa,Tập Nhân thường thường khuyên bảo, việc ấy không cần kể rõ. Nào ngờ Bảo Ngọc sau khi lành bệnh, tuy tinh thần ngày càng khá hơn, nhưng ý nghĩ lại càng kỳ quặc, thay đổi khác hẳn. Không những anh ta chán ghét công danh quan chức mà đến cả tình duyên đối với con gái cũng lạt lẽo đi nhiều. Nhưng mọi người không ai để ý lắm. Bảo Ngọc cũng không nói ra.
Một hôm Tử Quyên đi đưa linh cữu Đại Ngọc trở về, buồn bã ngồi trong nhà khóc lóc, chị ta nghĩ bụng : “Bảo Ngọc thật vô tình ! Thấy quan tài cô Lâm đưa về mà cũng không hề thương khóc. Thấy mình khóc lóc thế này cũng không đến yên ủi lại nhìn mình mà cười. Con người phụ bạc ấy trước kia chỉ khéo tìm lời ngon ngọt tán tỉnh mình. May mà đêm hôm nọ mình nghĩ vỡ lẽ ra được, nếu không thì đã mắc lừa cậu ta rồi ! Nhưng có một điều không sao hiểu rõ. Bây giờ cậu ấy đối với bọn chị TậpNhân cũng có vẻ thờ ơ, mợ Hai vốn là người không ưa vồn vã, nhưng còn bọn Xạ Nguyệt lại không giận cậu ấy sao ? Xem ra bạn gái phần nhiều là bọn si ngốc, đã uổng phí tâm lực bấy lâu nay, sau này không biết rồi ra thế nào ?”…
Cô ta đang nghĩ thì vừa hay con Năm đến hỏi thăm. Thấy Tử Quyên nước mắt dàn dụa. Con Năm liền hỏi :
Chị lại khóc cô Lâm à ? Người ta nói tai nghe không bằng mắt thấy, quả là đúng. Trước kia, nghe tiếng cậu Hai đối với chị em bạn gái rất là tốt. Mẹ tôi xin mãi mới đưa được tôi vào hầu. Không ngờ sau khi vào đây. Tôi đã hết lòng hết sức hầu hạ
những khi đau ốm, thế mà đến lúc lành bệnh, lại chẳng được một câu nói tử tế nào.
Bây giờ thậm chí cậu ấy không thèm nhìn đến tôi nữa !
Tử Quyên nghe con Năm nói buồn cười, liền cười và mắng :
Con ranh! Mày muốn cậu Bảo đối đãi với mày như thế nào cơ? Đồ con gái không biết xấu hổ. Người ta đường hoàng là người hầu trong nhà mà cậu ấy còn xem như không, thì còn công hơi nào nhìn đến mày nữa ?
Rồi cô ta lại cười, giơ đầu ngón tay quẹt vào má con Năm và hỏi :
Rút cục mày là hạng người gì của Bảo Ngọc ?
Con Năm nghe nói, biết mình lỡ lời, liền đỏ mặt lên. Nó định nói là không phải mình muốn Bảo Ngọc đối đãi với mình như thế nào, mà chỉ muốn nói gần đây anh ta không biết thương kẻ dưới. Bỗng nghe ngoài sân có tiếng kêu lên :
Ông sư lại đến ngoài kia đòi một vạn lạng bạc đấy. Bà lớn sốt ruột bảo cậu Hai Liễn ra thương lượng với ông ấy, không may cậu Liễn lại đi vắng ! Ông sư ở ngoài ấy nói nhiều chuyện điên rồ. Bà lớn bảo mời mợ Hai sang bàn.