HÀ NỘI - TÌNH NHÂN

PHẦN II - Chương 6

Mấy ngày liền sau đám tang anh Phong, Long gần như ở diết tại nhà của Vân. Mọi xử xự của anh khiến những người không phải họ hàng thân thuộc đều nghĩ Long là người anh trong nhà. Những người biết anh thì đều tấm tắc khen anh là người bạn tốt. Con người như thế thì quả là hiếm ở thời buổi này. Mấy lần anh định thắp mấy nén hương lên cho căn nhà đỡ lạnh lẽo, nhưng nhìn lên mặt tủ dài kê sát vào tường chỉ thấy tượng chúa Giê su bị đóng đinh câu rút ngẹo đầu sang một bên trên cây thánh giá. Cả chúa và cây thánh giá đã ngả từ mầu trắng nguyên thuỷ sang mầu sữa đặc loang lổ bởi những chấm cứt ruồi. Hai ngọn nến run rẩy chầm chậm cháy. Long chợt nhớ ra điều anh đã từng tranh luận gay gắt với Phong, mặc dù lúc ấy Phong gần như không nói gì nhưng vẫn cương quyết giữ nguyên lý của người theo đạo. Đã là con dân của nước thiên đàng mang linh hồn cao cả đi theo chúa Ba ngôi thì nơi linh thiêng nhất trong nhà và trong lòng mình không có ai, không có điều gì mà chỉ có có đức chúa lời và niềm tin cao cả nhất vào phép mầu của Đức chúa con. Vậy thì tổ quốc mình, tổ tiên, dòng họ và cha mẹ nhưng người có công sinh thành ra mình thì là gì? Chả nhẽ chỉ là sự dửng dưng của những tình cảm gượng ép, nghĩa vụ như với mọi người khác trên cõi đời này. Những người máu mủ ruột già cũng chả hơn gì nhưng người dưng nước lã bất chợt đi ngang cuộc đời mình. Thật là thứ giáo lý kì quặc của giống người từ xứ sở xa xôi nào đấy tràn vào nước mình. Thứ đạo của loại ngưòi hoàn toàn chẳng có điều gì kể cả hình thức bề ngoài giống với người Việt ta. Những kẻ mắt xanh, mũi lõ. Khác hẳn những điều mà đạo phật với những ông Phật mặc dù ngồi trong những ngôi chùa vắng lặng nhưng dường như vẫn in lại mọi trạng thái tình cảm của mọi người bình thường nhất trên cõi đời này. Cả về sự vui, sự buồn, sự đau khổ. Mọi sắc thái đó hiển hiện trên cái bụng phệ, trong bàn tay ngoáy tai, trên khuôn mặt hiền hậu của Đức Phật bà. Còn thứ đạo kia… Từ khi lớn lên, nhận thức được cái hay cái dở trên đời Long chưa thấy giáo lý đó xẩy ra những điều kì diệu gì ngoài những qui định nghiệm khắc của cha cố, của nhà thờ. Xa lạ và có thể nói là vo bổ như vậy mà không hiểu sao dân xứ mình lại ngoan ngoãn nghe và làm theo đến thế. Phải chăng là do tác động của những buổi lễ trong các thánh đường của các nhà thờ có vòm mái cao vòi vọi mà ở trên đó lung linh những chùm nến. Hốc tường đắp đầy những bức tượng mô tả sự đau đớn của chúa Giê Su. Mặt tường nhan nhản những bức ảnh, bức tranh nói về sự chịu đựng của chúa Giê su. Có lần khi nghe Long hỏi về những bức tranh, tượng đó thì Vân thành kính thủ thỉ, giải thích cặn kẽ rằng chúa Giê su là vị thánh duy nhất trên thế giới này tự nguyện cam chịu mọi hình phạt đau đớn nhất dành cho nhân loại thậm chí cả sự chết chóc để cho mọi người được sống trong bằng an và hạnh phúc. Phải chăng vì những bức tranh, tượng đó hay cả vì những lời giáo lý được người đàn ông ăn mặc như một đạo sĩ đứng trên bục nhà thờ oang oang giảng bằng một giọng trầm hùng khiến hàng trăm con chiên đủ mọi lứa tuổi ngồi lặng lẽ nghe như nuốt từng câu như thấm từng chữ qua từng lỗ chân lông. Long lắc đầu liếc nhìn bức ảnh của Phong. Đôi mắt của chàng thanh niên đoản mệnh buồn buồn như được phủ một màn sương vô hình nào đấy. Vân đổ bệnh nằm bẹp trên gác. Dường như cô quên tất cả mọi chuyện đang xẩy ra trong khi đó từ khi anh cả mất tự nhiên Vũ như già dặn hẳn lên. Cậu trầm mặc và ít nói hẳn, thỉnh thoảng có việc gì đó lại đến thì thào với Long vvvới sự tin cậy của đứa em và ngưòi anh cả trong gia đình. Có lần Vũ đã nói gần như không dấu diếm "có gì anh cứ bảo em. Anh là bạn của anh Phong, em cũng coi anh như anh ruột em". Mọi chuyện trong nhà chầm chậm trôi đi bình thản trong tiếng chuông nhà thờ lớn mỗi chiều lại thong thả ngân lên. Cho đến buổi lưng lửng của ngày thứ năm sau khi Phong mất thì cửa nhà bỗng xịch mở. Hai ngưòi cán bộ trong tổ cải tạo tên Tô và Liễn dẫn theo một tốp chừng gần chục người mang theo thừng và đòn càn bước vào.

- Chào cả nhà. Ông Liễn thản nhiên nghếch mắt nhìn những ngọn nến trên bàn thờ chợt ngả nghiêng vì làm gió vừa tràn vào theo tốp người.

- Các ông đến có việc gì? Trên má Vũ nổi lên một cục thịt nhỏ động đậy

- À. Đây là chúng tôi thực hiện thủ tục để đưa máy móc thiết bị của những xưởng đã thực hiện công tư hợp doanh về tập trung tại công xưởng của nhà máy do chính phủ quản lý.

Như để phụ hoạn với đồng đội, ông Tô rút cuốn sổ bìa vàng từ trong chiếc xà cột da màu nâu đeo bên hông ra. Ông này đưa ngón tay trỏ lên nhấm nước bọt vào môi, xoàn xoạt dở từng tờ rồi dõng dạc đọc:

- Qua điều tra chúng tôi xác định. Xưởng Tân dân tức xưởng của ông chủ Nguyễn Văn Phong có hai máy in nhãn hiệu telephongken. Hai quạt cây công nghiệp. Một máy chữ để bàn, hai két bạc, một điện thoại quay tay. Ngoài máy móc, thiết bị ra còn ba cuộn giấy to và bốn lô mực.

Đọc đến đấy ông Tô ngừng một lúc như để lấy đà rồi ông hô to:

Các đồng chí.

Lập tức tốp người đi theo nhất loạt hưởng ứng:

Có chúng tôi.

- Các đồng chí tiến hành lồng giây vào máy móc để lần lượt đưa những thứ tôi vừa liệt kê về xưởng Hợp Tiến tập trung để cuối tuần đồng chí bí thư thành uỷ cùng đồng chí chủ tịch uỷ ban hành chính thành phố đến cắt băng khánh thành tuyên bố xưởng công tư hợp doanh Hợp Tiến đi vào sản xuất.

Dõng dạc tuyên bố xong mặt ông ta dãn ra, đôi mắt lồi nhìn quanh căn phòng rồi lại bảo:

- Xưởng Tân Lạc này đáng ra có năm người thợ mà bây giờ gọi theo nghi thức của chế độ ta là công nhân thì một người đã chết còn lại bốn người thì ngay sau khi được tuyên truyền đã tự nguyện rời bỏ nhà chủ. Nếu bốn người đó có nguyện vọng được làm việc trở lại thì ngay ngày mai phải đến xưởng để làm thủ tục đăng kí danh sách, nhận công việc được phân công. Chủ xưởng Tân dân cũng vậy. Bình đẳng như mọi công nhân khác, cũng cần đến để đề đạt nguyện vọng làm việc và tuỳ sự phân bổ của tập thể ban giám đốc và nhất là của thường vụ Đảng uỷ lãnh đạo nhà máy.

- Các ông nên nhớ những thứ mà các ông bảo sẽ mang đến đặt ở nơi nào đó đều là tiền của gia đình tôi làm ăn vất vả mới có. Mặt Vũ đỏ gay, giọng run run Rõ ràng cậu đang cố nén cơn giận sắp bùng phát.

- Rõ ràng cậu chưa được truyền đạt đầy đủ tinh thần của chính sách. Ông Tô nhướn đôi mắt hấp hay nhìn Vũ. Đoạn ông vung bàn tay có những ngón tay dùi đục lên để phụ hoạ cho những lời nói của mình. Muốn nói gì thì nói, những tư liệu sản xuất của các chủ tư bản đều là kết quả của sự bóc lột giai cấp công nhân mà có. Đáng ra phải tịch thu triệt để nhưng với chính sách nhân đạo của Đảng và chính phủ ta nên đã qui những thứ bất động sản đó thành cổ phần của các chủ tư nhân góp vào công xưởng, nhà máy mới mà công nhân là chủ. Cậu đã hiểu chưa?

- Ông nói thế nào thì ra thế. Còn về phía tôi, từ khi tôi sinh ra đến nay gần hai mươi năm tôi chỉ biết những thứ này là do ba, me tôi mua xắm bằng tiền làm ra từ mồ hôi, công sức lao động của ông bà tôi, rồi ba me tôi. Thế mà bây gìơ các ông cậy quyền, cậy thế đến cướp trắng.

Bà Hai Tuy từ nãy đến giờ vẫn đang lặng lẽ và cam chịu nhìn tốp người xa lạ đang rậm rịch lồng dây vào chiếc máy quen thuộc gắn bó với bà từ khi bà con là con gái của ông địa hào làng bánh cuốn Thanh trì, chân ướt chân ráo về nhà chồng thấy con trai út nổi cơn giận dữ, bà từ từ đi ra. Giơ bàn tay có những ngón tay dài thon thả kế thừa của người cha có thuật vê đàn đáy từng làm mê hồn không ít đàn bà, con gái trong vùng chạm khẽ vào vai con bảo:

- Con ạ. Đấy là việc của nhà nước. Cứ để các ông ấy làm. Anh con trước khi mất đã dặn.. Nói đến đây, bà Hai ngừng lại, nước mắt rơm rớm. Bà rút mùi xoa ra chấm chấm khoé mắt, cố nén tiếng sụt sịt nói tiếp. Con tôi còn nhỏ dại mong các ông đừng chấp.

- Bà xử xự như vậy là đúng. Bà cũng nên hiểu chính sách nhân đạo của Đảng và chính phủ đối với những người thuộc giai cấp tư sản bóc lột như gia đình bà thế này là rất chu đáo và cực kì mềm mỏng. Bà cũng nên học nhà tư sản trên phố Hàng Quạt khi chính phủ ta về là tự nguyện hiến hết máy móc nhà xưởng cho chính phủ.

- Họ làm kiểu gì là quyền của họ, còn nhà tôi... Vũ vung tay định nói tiếp thì me cậu đã lấy bàn tay vỗ vỗ lên vai cậu:

Thôi, thôi con ạ. Me xin con, xin con.

Vũ bực tức gạt tay me ra, giọng tràn đầy sự uất ức:

- Mà các ông cũng thừa biết, họ nhanh chóng hiến để họ vào nam hoặc ra nước ngoài vì gia đình ấy là người của làng Tây. Còn gia đình tôi thì…

- Thôi chú Vũ. Long đột ngột bước vào. Rõ ràng sự hiện diện của anh khiến sự căng thẳng có bớt đi. Nói chung thì chính phủ ta không để ai không có công ăn việc làm, không ai bị đói…

- Đúng. Đúng. Nói như anh là rất hiểu chính sách. Nhà nước này là của giai cấp công nhân, do giai cấp công nhân làm chủ và lãnh đạo. Ông Tô cố vươn thân người ngắn ngủn ra như để so với chiều cao của Long. Nhưng ông là…

Tôi cũng chỉ là khách của gia đình.

- Thế thì tốt quá. Đoàn chúng tôi đang tính gọi thêm người ngoài phố vào để làm chứng. Mọi sự đều phải công khai và công bằng.

Vũ trề môi, ngoảnh mặt đi hướng khác. Bà Hai Tuy thấy vậy vừa khẽ đẩy vào người con vừa khẽ nói câu gì đấy. Vũ vùng vằng rồi mở cửa đi ra ngoài đường. Sau này khi đã chai sạn và khôn ngoan trước cuộc đời mỗi khi nghĩ đến chuyện này Vũ không khỏi ngạc nhiên vì sự phản ứng quyết liệt và liều lĩnh của anh. Còn hôm ấy mãi cho đến gần xẩm tối sau khi cậu đã cùng nhóm bạn cùng lứa học trên trường Bưởi rạt vào nhà hàng bánh tôm Hồ tây cố ăn uống no say để quên đi mọi sự bực bội Vũ mới về nhà. Cả nhà đang ăn cơm. Vũ có cảm giác lạ khi thấy nhà mình trống trải một cách lạ thường khi dàn máy in và những chồng giấy mọi khi được xếp bừa bộn cạnh chiếc ghế bành bằng đá. Điều lạ thứ hai là khi thấy anh Long như thành viên cố định trong gia đình khi anh có vẻ trầm tĩnh ngồi vào ngay chiếc ghế mà ngày xưa anh trai Vũ còn sống thường ngồi. Trong đầu lâng lâng no say khiến sự suy nghĩ của Vũ như nhậy hơn khi cậu chợt nhớ đó là chiếc ghế cố định mà khi sống anh Phong vào bữa ăn luôn luôn ngồi vào. Không hiểu đó là thói quen hay anh Phong tự cho mình quyền ngồi vào - quyền của người con cả trong gia đình. Còn bây giờ nhìn anh Phong bình thản với chai Quentaurau cùng ly rượu pha đặt trước mặt anh khiến người ta dễ nghĩ đến sự thế chân ở vị trí đó của người bạn thân nhất của người con trai cả trong gia đình. Mọi người gần như nhất loạt ngẩng lên khi thấy Vũ mở cửa bước vào nhà. Sau cái nhìn rất nhanh cậu em trai, chị Vân đặt cái bát đã được vét một cách kĩ lưỡng xuống. Nghe tiếng bát chạm vào mâm, con sen Nhị như một cái máy ngẩng đầu lên định đón lấy cái bát thì Vũ thấy chị Vân lắc đầu. Trong khi me đang cố nài cô con gái ăn thêm lưng cơm nữa nhưng chị Vân lắc đầu lý nhí nói khẽ câu gì thì Vũ nhận ra khuôn mặt của sen Nhị ướt đầm, đôi mắt ủ dột của chị ta mọng lên. Vốn quen moị sự chiều chuộng của me cậu đối với các con nên Vũ không để ý gì đến chị Vân ngay cả khi chị đứng lên đi ra sân. Anh Long nhìn thấy Vũ về, anh à to một tiếng sau đó định nhổm lên với tay lấy thêm chiếc ly uống rượu trong tủ chè thì vừa lúc Vũ ngồi xuống chiếc ghế chị gái lại đứng phắt lên tay xua xua:

- Con đã ăn cơm rồi. Me và các anh các chị cứ tiếp tục đi nhưng kìa chị Nhị…

Hình như sen Nhị chỉ đợi câu nói đó của cậu chủ thì oà ra khó tức tưởi. Cô bật dậy cúi đầu chạy vội ra sân.

- Sao thế me? ở nhà sen Nhị lại làm chuyện gì mà…

- Chú cứ yên tâm. Chẳng có gì đâu. Anh Long định giải thích nhưng anh chợt nhớ ra điều gì đó nên anh dừng lại. Bà HaiTuy thấy vậy nói ngay:

- Anh Long nói đúng đấy. Chả có chuyện gì cả. Chỉ có điều ngày mai thì me sẽ tính toán để trả tiền công cho sen Nhị, để sen Nhị về nhà...

- Sao lại thế? Nhà mình chả nhẽ không cần chị ấy nữa sao.

- Bây giờ chị Vân con rồi cả me cũng đang mạnh chân khoẻ tay, mới lại cũng dỗi thì mọi việc thổi nấu, đi chợ hay giặt rũ gì đấy cố thì vẫn làm được. Mới lại nhà mình bây giờ cũng không còn người làm thuê. à à me nhớ rồi. Quên, quên. Bây giờ gọi công nhân nữa. Họ ra hết ngòai công xưởng ngoài kia rồi. Vả lại bây giờ cũng chẳng ai cho thuê con sen, người ở nữa. Me thấy các ông cán bộ bảo thế. Thôi cứ là phải nghe họ thôi, con ạ.

- Nó là thế này. Sáng nay đấy, lúc cậu tức giận bỏ đi thì mấy ông trong đoàn cải tạo nói rằng bất kỳ hình thức thuê công nhân hay kể cả người làm trong nhà như kiểu con sen, con ở thì cũng coi như là hình thức bóc lột nên bác đã bảo với họ là sẽ chấp hành mọi yêu cầu của chính quyền mới sẽ không dám thuê người nữa. Long chậm rãi giải thích

Cán bộ người ta nói thì mình cứ phải chấp hành đã con ạ.

Vũ ngây người nghe hai người nói. Cậu cũng không ngờ từ khi hoà bình về mới hơn hai năm vậy mà cuộc sống diễn ra bao nhiêu thay đổi. Với cách nhìn nhận của chàng trai đang ra giàng, Vũ cảm thấy Hà nội của cậu đang có sự biến đổi khác hẳn mọi sự biến đổi trước đây. Người ta tràn ra đường, ra phố nhiều hơn để tham gia vào hoạt động cộng đồng nhưng người ta cũng nguỵ trang và dấu diếm hơn mọi thứ thuộc về cá nhân mình, từ của cải đến những lời nói thật. Nửa thế kỉ sau khi đã lên ông ngoại và trong nhà đã trở lại sự chật chội, bừa bãi của chiếc máy in, của những chồng giấy, những ấn phẩm. Gia đình ông, gia đình con gái lại xuất hiện những người đàn bà giúp việc và những chàng trai, những đàn ông làm thuê thì ông nhận ra một điều giống như một chân lý. Hoá ra cuộc đời rút đi rút lại chỉ là một vòng tròn luôn luôn lặp lại mọi việc của quá khứ. Chỉ có điều những việc đó trở lại sau khi phải kinh qua sự vật lộn ghê gớm cùng những mất mát khôn lường. Còn bây giờ khi đã có hơi men Vũ rất muốn nói điều gì nhưng đó là khi anh đối diện với những người bạn đồng lứa. Còn bây giờ hiển hiện trước mặt cậu chỉ có me anh, bạn anh trai và nhất là khuôn mặt ướt sũng của sen Nhị nên cậu cố giữ vẻ im lặng. Sau câu chào khẽ Vũ đi nhanh lên phòng mình. Cậu cũng không để ý ngay sau đó người bạn rất thân của anh mình cũng nói với me cậu là lên phòng để chỉ dẫn chị Vân uống thuốc. Bà Hai Tuy nén tiếng thở dài, rồi chậm rãi nhai rồi cố nốt miếng cơm nhạt thếch trong miệng.