Emmanuelle không dám nhìn Quentin. Nhưng dù muốn hay không nàng cũng thấy thích cái kinh nghiệm vừa qua và bắt đầu bớt hờn giận Mario. Suy nghĩ cho cùng, có thể Mario có lý khi ngăn cản nàng hiến thân cho cái anh chàng người Anh dù đẹp trai nhưng xa lạ này. Hẳn nàng sẽ không ngu đến độ mở ngỏ thân thể cho bất cứ kẻ nào đặt tay lên đầu gối nàng chứ? Vụ ăn nằm bừa bãi trên phi cơ như vậy là quá đủ, bởi vì từ xưa nàng vẫn biết lẩn tránh khéo léo những chàng trai theo đuổi, chỉ cho họ cầm tay nàng mà thôi. Nhưng với Mario, dĩ nhiên là mọi sự không thể diễn ra như thế… Nàng cho rằng chẳng có gì là quá đáng khi một phụ nữ để cho cả chồng lẫn người ớnh sử dụng chung thân xác mình. Nhưng chỉ một người tình thôi! Và người tình đó phải là Mario… Một ý tưởng đột ngột đến với nàng: dám Mario không để Quentin đi đến cùng chỉ vì muốn để dành nàng riêng cho anh thôi. Giả thuyết này làm nàng vui vẻ trở lại.
Tuy thế nàng không muốn để cho Mario thấy đương sự đã nắm chắc nàng: bởi thếnàng cốgắng biến mọi sự thành khôi hài, bi bô luôn miệng để chứng tỏ nàng không phải là một cô gái ngây thơquá đối với các giáo điều, các tin tưởng triết lý của anh.
Tôi không hiểu làm sao anh lại hòa giải được thứ tình yêu “tiết độ” của anh với thứ đạo lý anh rao giảng cho tôi tối hôm qua? Anh bảo vấn đề là ở chỗ biết phóng túng yà tháo mở con người ra, sao hôm nay anh lại khuyên tôi nên mặc cả, chỉ cho đàn ông từng chút một thôi?
Mario hỏi:
Cô cho luôn tất cả cái một? Rồi sau khi chấm dứt thì sao?
Chấm dứt?
Người phụ nữ ngồi làm mẫu cho Portrait Ovale chẳng hạn, sau khi cô ta đã tặng hết mầu vẻ của mình, bị rút đến hơi thở cuối cùng, thì nghệ thuật có thể còn nữa không? Finita la comedia! Khi tiếng kêu khoái lạc cuối cùng thoát ra khỏi miệng cô, tác phẩm sẽ bị tiêu hủy. Nó sẽ biến mất, nhưchưa từngbao giờ hiện hữu. Trong cõi trần gian ai cũng phải chết này, nhiệm vụ quan trọng nhất, và duy nhất luôn, xét cho kỹ lưỡng, phải chăng chỉ là “làm cho kéo dài”? Tháo mở mình
ra? Chắc chắn là thế rồi! Nhưng không phải là để chấm dứt mọi sự.
Cả anh cũng ớm cách mô tả cái chết sắp đến của tôi sao? Nhưng anh và cô đồ đệ Marie-Anne của anh cần phải tìm nhất tn mới được, bởi vì Marie-Anne khuyên tôi cứ phóng túng hình hài đi, trong khi anh lại khuyên nên dè xẻn. Nhưng cả hai người sao lại giống nhau thế: ai cũng nhân danh thứ triết lý đời người ngắn ngủi lắm?
Này cô bạn thân ái, cô hiểu ngược hết ý kiến của tôi rồi! Chắc tại tôi đã diễn tả không khéo. Marie-Anne biết diễn tả hơn quan điểm của hai đứa tôi. Các cô gái bé có khả năng trình bầy hơn người lớn nhiều.
Không đâu! Nhưng bài giảng của anh và Marie-Anne mâu thuẫn nhau. Anh rao giảng sự tiết độ…
Mario vui vẻ ngắt lời nàng:
Lời trách cứ của cô sai không thể tưởng tượng được. Nhưng sự nổi giận của cô liệu có thể đưa hai nam nhân chúng tôi đến chỗ nhịn ăn uống luôn chăng?
Anh nói cái gì vậy?
Cái món bánh dán chiên này đang nguội dần…
Emmanuelle cười, hơi bẽn lẽn. Mario quả thật có tài trong việc tránh né những vấn đề khó khăn.
Trong một khoảng thời gian, ba người chỉ bàn tán về món ăn và nlợu vang. Quentin không tham dự nhiều vào câu chuyện dù Mario chuyển rất nhanh từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Emmanuelle thành thực khen ngợi những món ăn cầu kỳ của gia chủ. Nàng bảo bình thường ra ít khi để ý đến thức ăn, nhưng đêm nay không hiểu sao nàng nhậy cảm đến độ thừởng thức được hương vị của một món thịt chiên. Mario hỏi:
Có phải đối với cô thức ăn không phải là điều quan trọng nhất trên đời phải không?
Emmanuelle hiểu bây giờ đề tài nói chuyện sẽ chuyển tới những chiều cao mới.
Nàng suy nghĩ. Nàng sẽ trả lời thế nào đây cho vừa hợp tông với không khí trong nhà lúc này, vừa không tỏ ra nhượng bộ thái quá chủ nhân? Sau cùng nàng nghĩ mình đến đây tối nay cốt để vui đùa trụy lạc theo ý thích, chứ đâu có phải để đàm luận triết lý. Bởi thế nàng tuyên bố rành rọt:
– Điều quan trọng nhất đối với tôi là sướng tối đa trong dục tình.
Mặc dù thế Mario vẫn không tỏ ra tán thưởng cho lắm. Có vẻ sốt rột là chắc.
Anh nói:
Chắc là thếrồi! Nhưng đâu có phải là sướng bừa bãi phải không? Đối với cô, chính lúc sướng hay cách thế đạt tới sự sướng, điều nào quan trọng hơn.
Chắc chắn là chính sự sướng, chứ còn gì nữa!
Thực ra nàng không nghĩ như vậy, nhưng cứ nói như vậy để chọc giận Mario.
Nhưng nàng chỉ làm cho anh sững sờ thôi. Mario thở dài:
Lậy Chúa đáng thương! Emmanuelle ngạc nhiên:
Anh bị tôn giáo nhập rồi đấy hả? Mario chữa lời nàng:
-Tôi chỉ nhắc tới mộtthượng đếvề thẩmmỹ thôi. Một thứ thượng đế mà cô càng nắm vững luật lệ của ngài càng tết Tôi muốn nói tới Eros.
Anh tưởng tôi không biếtphục vụ ông thượng đế nàysao? nàng cằn nhằn. Đó là thần Éros chứ ai nữa.
Không phải, éros là thần của dâm tình.
Ồ ! Người đời đã biến éros thành vậy đó !
Có thần thánh nào xưa nay chẳng bị vậy? Cô có vẻ không coi trọng chủ nghĩa dâm tình (érotisme) cho lắmphải không?
Anh lầm rồi, tôi ủng hộ dâm ớnh chứ.
Vậy hả? Thế cô hiểu dâm tình là như thế nào mới được chứ?
Chủ nghĩa dâm tình là… nói ra sao nhỉ?… là sự thờ phụng các khoái lạc của giác quan, bất chấp mọi luân lý đạo đức.
Mario nói với giọng đắc thắng:
Cô hiểu sai rồi. Cô phải hiểu ngược lại mới đúng.
Như vậy là thờ phụng sự tiết dục sao?
Không phải là sự thờ phụng, mà là lý trí chiến thắng huyền thoại. Đó không phải là những thao tác của giác quan, mà là của tinh thần. Không phải là sự thái quá của khoái lạc mà là sự hưởng thụ sự thái quá. Không phải là phóng túng, mà là qui tắc. Chủ nghĩa dâm tình chính là một thứ đạo lý Emmanuelle lớn tiếng:
Nghe hay chưa!
Mario giọng trách cứ:
Tôi nói nghiêm chỉnh đấy. Chủ nghĩa dâm tình không phải là một cuốn sách dạy nấu ăn cho vui lòng thực khách trong thiên hạ. Đó là một quan niệm về định mệnh con người, một bộ luật, một lễ điển, một nghệ thuật, một trường phái. Đó cũng là một khoa học, hay nói cho đúng hơn, thành quả sau cùng của khoa học. Những qui luật của nó được xây dựng trên lý trí, chứ không phải trên mê tín Chủ nghĩa dâm tình xây dựng trên lòng tự tin, chứ không phải lòng sợ hãi. Và nhất là xây dựng trên khả năng biết thưởng ngoạncuộc sống, hay nói cho đúng hơn, trên sự thần bí của cái chết.
Mario giơ tay ngăn chặn câu nói sắp sửa thốt ra khỏi môi Emmanuelle, nói tiếp:
Chủ nghĩa dâm tình là sẵn phẩm của sự tiến bộ, chứ không phải của sự suy đồi… Tôi còn khẳng định nó là một yếu tốthăng tiến tinhthần bởi vì nó đòi hỏi một sự tôi luyện cá ưnh, sự từ bỏ mối đam mê các ảo ảnh, thay thế bằng những đam mê sáng suốt.
Emmanuelle chế nhạo:
Nghe anh nói vui chưa? Thế anh anh có thấy thứ chủ nghĩa anh vừa mô tả ấy có hấp dẫn khôngl Anh có thấy thà là ảo tưởng đi còn thấy dễ sống hơn không? .
Thế cô có biết ảo tưởng đối với tôi là những gì không? Là lòng muốn tưhữa cho riêng mình hay ước muốn chỉ thuộc về một người thôi; lòng tham lam quyền lực hay muốn bị khuất phục đọa đầy; là sự tìm khoái lạc trong việc làm đau khổ hay giết chết kê khác; là sự ảo hoặc, thèm muốn thân xác, là lòng yêu sự đau khổ và cái chết, là sự khao khát vĩnh cửu, vân vân. Đó là những thứ mà tôi gọi là ảo tưởng. Chúng có quyến rũ cô chăng?
Emmanuelle nói:
Chắc không đâu. Nhưng anh hãy nói cho tôi biết tôi nên để bị quyến rũ bởi những cái gi.
Tôi thường thích cho đức tính cao nhất là lòng đam mê cái đẹp. Bấy nhiêu là đủ. Cái gì đẹp là có thật, cái gì đẹp là đúng, cái gì đẹp cũng đánh bại nỗi chết…
Tình yêu cái đẹp làm chochúngta thoátkhỏi kiếp sống của loài vật…Không có lòng yêu cái đẹp ấy, loài người đâu thể cất cánh bay cao được. Bởi vì cô biết đó, cái đẹp là đôi cánh của thế gian này.
Mario ngừng nói một khoảng khắc, nhưng vẻ mặt Emmanuelle khuyến khích anh tiếp tục. Vậy anh nói tiếp về vé đẹp với ảo tưởng, về thế gian với cái sống và cái chết… và một chuỗi tư tưởng hoa mỹ và triết lý khác nữa. Mario quay lại phía Quentin như để mời làm nhân chứng, mở rộng tay như một người vừa chứng minh xong một sự thật:
Bởi vì cuộc sống của chúng ta đơn giản lắm. Chẳng có bổn phận nào khác hơn trên thếgian này ngoài sự thông minh, chẳng có định mệnh nào khác ngoài tình yêu và chẳng cái thiện này khác ngoài vẻ đẹp.
Mario quay lại phía Emmanuelle, giơ tay chỉ nàng nói như ra lệnh.
Cô hẳn còn nhớ tôi đã nói là vẻ đẹp không có trong một tác phẩm đã hoàn tất. Vẻ đẹp không ở bất cứ cái gì đã hoàn tất. Không có thiên đàng cho người thợ
chân chính, không có sự êm ả của chiều tà sau một ngày lao động cật lực Vé đẹp là sự thách thức và cũng là sự cốgắng. Thách thức đến khẩn trương và cố gắng đến vô cùng…
Emmanuelle mỉm cười và Mario có vé hiểu những điều gì làm nàng xúc động. Anh nhìn nàng với nhiều thiện cảm hơn. Nhưng anh vẫn tiếp tục nói, như sợ rằng khách chưa hiểu thấu mục đích tối hậu của những điều anh trình bầy:
Cái đẹp không phải là một quà tặng của thần linh: chính con người đã sáng chế ra cáị đẹp. Con người làm ra vẻ đẹp: cái đẹp không nằm trong trật tự thiên nhiên, mà là ngược lại. Cái đẹp là niềm hi vọng xaoxuyến của con người đối với chính hắn, là đức hạnh phát sinh từ cảnh lưu đầy và cô đơn của con người trong một vũ trụ mà con người đã xua đuổi tất cả thiên thần lẫn quỷ sứ… Cái đẹp là ánh trăng trong trí tưởng, là tiếng hát của các ngưnữ cất lên trên mặt biển dữ tợn xấu xí. Tôi có thể nói chú nghĩa dâm tình, érotisme, là thứ chiến thắng của mộng mơ trên thực tại, là nơi trú ẩn cao nhất của tinh thần thi ca bởi vì nó chối bỏ những cái không thể có không thể làm được. Dâm tình là Nhân bản, có thể là tất cả mọi sự.
Emmanuelle phản đối:
Tôi không hiểu rõ cho lắm thứ quyền lực này.
Nhiều người cho rằngnhục tình giữa phụ nữ với nhau là một điều phi lý về phương diện sinh học, không thể có được Ngay tức khắc dâm tình biến thứphát kiến của mộng mơ này thành một thực tại. Làm tình bằng hậu môn là một thách thức chống lại tự nhiên: dâm tình cứ làm. Làm tình với năm người một lúc là không tự nhiên: dâm tình bèn tưởng tượng ra, thu xếp cho có rồi cứ làm. Và mỗi chiến thắng này đều là ĐẹP. Dĩ nhiên, chủ nghĩa dâm tình muốn phát triển không nhất thiết phải cần đến những công thức đặc biệt: nó chỉ cần tuổi trẻ và tự do tinh thần, tình yêu đích thực, một sự trong sáng không vay mượn gì hết từ phong tục tặp quán. Dâm tình, érotisme, là một đam mê đầy can đảm.
Nghe cái kiểu anh nói tôi có cảm tưởng chủ nghĩa dâm tình, cái thứ érotisme anh nói ấy là một thứ tu khổ hạnh! Thật có đáng công cho chúng ta không đấy?
Ngàn lần rất đáng! ít nhất cũng có thứ thú vị là chọc ghẹo được những con quỉ của chúng ta. Những con quỉ xấu xí nhất là: sự ngu đần và sự hèn nhát – hai con
quái vật mà con người tôn sùng? Họ không bao giờ dám thú nhận như nhận định thống thiết của Hobbes cách đây ba thế kỷ mà bây giờ vẫn còn cứ đúng: “Đam mê duy nhất của đời tôi là lòng sợ hãi?” Họ sợ mình khác với đồng loại. Sợ tư duy. Sợ sống sung sướng. Tất cả những niềm sợ hãi đều chống lại thi ca và đều trở thành những thứ được coi là giá trị của thếgian này. Thí dụ nhưtôn trọng những gì là khuôn phép, tôn trọng những cấm ky và lễ giáo, thù ghét trí tưởng tượng, từ chối tiếp nhận cái mới, cái thú khổ dâm, đạo đức giả, dối trá, tàn ác và lòng tủi hổ. Nói tóm tắt một chữ, là cái xấu, le mal! Kẻ thù thực sự của chủ nghĩa dâm tình, chính là tinh túy của cái xấu.
Emmanuelle kêu lên: .
Anh nói hay chưa! Vậy mà tôi cứ tưởng dâm tình là cái mà mọi người hay gọi là tội lỗi.
Cô nói tội lỗi hả? Cô hiểu thế nào là tội lỗi? Tội lỗi có nghĩa là khuyết điểm. Dâm tình không hơn không kém cũng là một sản phẩm của con người, đương nhiên cang cồ những khiếm khuyết, sai lầm, sa ngã. Và như thế thì chúng ta có thể nói tội lỗi là cái giá phải trả cho dâm tình, là cái bóng là phế phẩm của dâm tình. Muốn làm phát sinh một động tác dâm tình, cần có một sốđức tính: trước hết là tinh thần logique và cương quyết, kế đó là trí tưởng tượng, óc khôi hài, lòng can trường, đó là chưa kể đến tài tổ chức, có bon gout, trực giác về thẩm mỹ và ý thức được những cái gì vĩ đại. Không có những đức tính này, mọi nỗ lực sẽ thất bại, không làm cho con người trở thành vừa cao ngạo, vừa rộng lượng và chiến thắng.
Có phải anh cho rằng chủ nghĩa dâm ớnh như anh vừa nói là một thứ đạo lý phải không?
Còn hơn là một đạo lý nữa. Dâm tình đòi hỏi trước hết một tinh thần hệ thống. Nhưng con người của dâm tình không phải chỉ là những người trọng nguyên tắc, lập thuyết này nọ: cũng không phải là những tay chơi thâu đêm suốt sáng, những anh chàng cốt đột trong các chợ phiên huênh hoang với các thành tích đạt được cho mấy cô bạn gái ham nhảy nhót.
Nói tóm tắt thì chủ nghĩa dâm tình của anh là một cái gì ngược với giao hợp phải không?
Cô đi quá xa rồi: nhưng quả thực giao hợp không bắt buộc phải là một động tác dâm tình. Khôrlg hề có dâm tình ở nơi nào chỉ có khoái lạc thuần tình dục, thói quen và bơn phận. Giao hợp không thôi chỉ là một đáp ứng thuần túy cho mộtbản năng sinh vật, phục vụ cho thân xác chứ không có mục tiêu thẩm mỹ. Giao hợp không thôi là đi tìm thỏa mãn cho các giác quan chứ không thỏa mãn tinh thần, là một thứ yêu mình yêu người chứ không yêu cái đẹp. Nói cách khác, không thể có dâm tình ở những cái gì có tính cách tự nhiên, trời sinh. Chủ nghĩa dâm tình, cũng như mọi thứ đạo lý khác, là một nỗ lực của con người để chống lại thiên nhiên, vượt qua thiên nhiên. Cô biết đấy: con người chỉ là người khi hắn cố gắng vượt khỏi bản chất tự nhiên, càng tách khỏi được thiên nhiên càng nhân bản hơn. Dâm tình là tài năng nhân bản của con người, do đó chỉ mâu thuẫn với tự nhiên chứ không mâu thuẫn với tình yêu.
Tương tự như Nghệ thuật vậy phải không?
Bravo! Đạo đ.ức với Nghệ thuật, chính là một. Tôi hoan nghênh cô nói tới nghệ thuật nhưmột cái gì chống lại tự nhiên, anti-nature. Tôi đã chẳng bảo với cô rằng chỉ tìm thấy vẻ đẹp khi chúng ta tháo gỡ tự nhiên ra thành từng mảnh hay saol Đã biếtbao thời đại đã có những kẻ chuyên tạo hình bóng trên bức tường đời sống đã cố thuyết phục chúng ta, đôi khi một cách tàn bạo, rằng nhân loại chỉ có thể thoát khỏi sựbuồn chán mệtmỏi do máy móc và những công trình kiến trúc tạo ra, bằng cách “trở lại với thiên nhiên.” Đúng là một thứ hoảng sợ đáng tởm, một sự thoái hóa ghê tởm của trí thông minh? Trở về với những dòi bọ của đống phân, đó là tương lai xứng đáng dành cho những kẻ phát kiến ra toán học và các bộ đồ bó sát người các nữ vũ công ballet, có phải không cô?… Tôi thù ghét thiên nhiên, Emmanuelle?