Marie-Anne lại nói về cô gái Mỹ biến hiện khôn lường này.
Em muốn nói lời giã từ với Bee. Nhưng thôi kệ: chị nói giùm em cũng được rồi.
Cái gì! Bee ra đi hả?
Không. Em đi.
Em? Sao em không nói với tôi. Em đi đâu?
Ồ? Chị đừng có lo, không xa đâu. Em chỉ sắp ra bờ biển nghỉ hè một tháng. Má đã thuê một bungalow Pattaya. Chị phải đến thăm gia đình em ở đó. Cũng không vất vả gì đâu mặc dù đường xa đầy xe cộ: có một trăm năm mươi cây số thôi. Chị phải đến mà coi những bãi cát ở đó: đẹp tuyệt vời.
Tôi biết rồi: đó là một trong những nơi được thánh thần ban phước, nơi những con cá mập đến xin ăn từ những bàn tay người. Như vậy tôi sẽ không gặp lại em nữa.
Chị kiếm những câu vớ vẩn ấy ở đâu vậy?
Chắc em sẽ chán lắm ở đó vì chỉ có một mình.
Emmanuelle ngạc nhiên khi thấy mình chợt buồn. Marie-Anne tính tình khớ chịu thật, nhưng mất cô bé này nàng cũng nhớ. Nhưng nàng dấu không cho Marie-Anne biết. Nàng cố gắng cười. Marie-Anne khẳng định:
Em chẳng bao giờ buồn chán dù ở bất cứ đâu. Em sẽ tắm nắng hàng giờ liền, em chơi trượt nước. Hơn nữa em sẽ mang theo một va li đầy nhóc sách: cũng phải chuẩn bị cho khai trường chứ.
Emmanuelle cười chọc ghẹo: .
– Đúng vậy đó. Tôi quên mất là em còn phải cắp sách đến trường.
Đâu có phải ai cũng sinh nhi tri chi như chị đâu.
Thế em không có bạn ở Pattaya sao?
Không, may quá. Em muốn yên tĩnh ở đó.
Em dễ thương ghê ? Tôi mong má em sẽ canh chừng cẩn thận, không cho em chơi rỡn với các cô gái thuyền chài.
Đôi mắt xanh của cô bé lấp lánh một nụ cười bí ẩn, hỏi:
Còn chị thì sao, chị sẽ làm gì một khi không có em? Chắc chị lại trở lại cái thói ù lì cố hữu.
Emmanuelle đùa cợt:
Chắc không đâu. Em biết là chị sẽ hiến thân cho anh Mario mà.
Đấy chị nói rồi đó nghe. Chị không được bội hứa đâu nghe? Chị phải giữ lời nghe? Chị không còn tự do nữa.
Được, nhưng emphải trông chừng cái ông Mario ấy giùm. Bây giờ em không định chuồn đi chứ?
Cô bé có vê chán nản đến độ làm nàng xấu hổ khi nói ra câu đó. Nhưng nàng không chịu tỏ ra đầu hàng sớm như vậy:
Mario đâu có quá hấp dẫn như em tả. Tôi thấy anh ấy hơi nhiều lời. Anh lắp những câu hay cết để tự mình thưởng thức: anh ấy đâu cần tăng cường thêm bất cứ thính giả nào.
Em thấy chị đáng lẽ phải sung sướng khi được một người đàn ông như chú Mario để mắt tới. Chú ấy khó tính lắm?
A? Vậy há?. Chú ý đến tôi? Hân hạnh quá đi mất thôi!
Đúng vậy? Em thật bằng lòng khi thấy chị được chú ấy cảm tình. Thú thật trước đó em không dám chắc là điều đó sẽ xảy ra.
Lại cám ơn cô em lần nữa. Này em, em căn cứ vào đâu mà bảo tôi gây ấn tượng tốt nơi anh Mario? Riêng tôi, tôi có cảm tưởng Mario chẳng quan tâm tới ai, ngoại trừ bản thân anh ấy.
Nhưng chị phải công nhận là em biết rõ chú Mario hơn chị chứ?
Chắc chắn rồit Tôi phỏng đoán là em đã dâng hiến từ lâu cho Mario rồi phải không? Em có thể kể kinh nghiệm của em cho tôi nghe để đến giờ phút tôi dâng hiến cho anh, tôi đỡ bỡ ngỡ.
Chị nên bớt ngốc nghếch đi một tí nếu không chú ấy sẽ cho chị rớt đài liền. Chú ấy ghét những trò ngốc nghếch lắm.
Đột nhiên Marie-Anne đổi giọng, dàn hòa:
Em biết là trên thực tếchị có một thứ riêng để dâng hiến cho chú Mario. Chính vì biết thế em mới giới thiệu chi với chú.
Cô bé nói với giọng thân mến và khẩn khoản hơn:
Em biết chắc là hai người sẽ hợp nhau lắm. Rồi chị sẽ đẹp rực rỡ hơn nữa. Chị sẽ hạnh phúc hơn nữa khi em gặp lại. Em lúc nào cũng muốn chị mỗi ngày một đẹp hơn.
Đôi mắt xanh ngọc bích của cô bé mang một vê trìu mến đến độ làm
Emmanuelle cảm động, nàng thì thào:
Marie-Anne, tôi thật tiếc là em sắp đi xa.
Nhưng chúng ta sẽ gặp lại nhau mà. Em sẽ không quên chị đâu! Cứ yên tâm.
Hai người độtnhiên ngượng nghịu, trao đổi mộtcái nhìn thân hữu. Rồi Marie-
Anne trở lại giọng cũ:
Chị phải hứa là cư xử với chú Mario đúng như em dặn, phải không?
Được rồi Nếu điều đó làm em vui lòng.
Lần đầu tiên từ khi quen nhau, Marie-Anne nghiêng đầu hôn nhanh lên má bạn. Emmanuelle giơ tay toan giữ cái đầu tóc óng ả ấy lại, nhưng Marie-Anne đã lùi ra.
Sẽ gặp lại chị! Sáng mai em sẽ điện thoại lại trước khi ra đi. Và chị sẽ đến thăm em ở bờ biển.
Emmanuelle nói với giọng nho nhỏ.
Được rồi.
Bây giờ hai ta gia nhập vào đám khách khứa này đi.
Hai người đã tách khỏi đám đông để nói chuyện, bây giờ lại hội nhập. Emmanuelle đi hết nhóm này đến nhóm kia nhưng không để lôi cuốn dừng lại nơi nào. Nàng kiếm Ariane. Nhưng rồi chính Ariane lại nhìn thấy nàng trước. Ariane kêu lên:
Cô thánh nữ đồng trinh đây rồi! Tôi cứ tưởng chị bị ma quỉ bắt nhốt đâu đó rồi chứ.
Emmanuelle để ý bà bá tước đã tránh dùng giọng thân mật với nàng trước mặt đám đông. Nàng trả lời theo cùng một giọng:
Ngược lại thưa chị. Một ông hoàng của đêm tối đang so sánh tiếng cười của tôi với nghệ thuật vũ thoát y.
Tay biết thưởng ngoạn mọi vưu vật trên đời ấy là ai vậy
Tôi không biết họ, chỉ mới biết tên ông ta là Mario. Chắc chị phải biết ông ta là ai…
Ariane khựng lại:
Ồ! cái anh chàng này. Đức hạnh của chị sẽ bị đe dọa nếu chị làmột cậu trai xinh đẹp kia.
Chị muốn nói anh Mario là….
Tôi không muốn nói xấu đương sự. Thế chàng đã trình bầy các lý thuyết của chàng cho chị nghe chưa? Tôi thấy là đương sự chưa tin chị lắm đâu: chàng thành thật với tôi hơn. Dù sao.đó cũng là một đàn ông tuyệt hảo và tôi rất thích đương sự.
Emmanuelle thất vọng, trả lời…
Có thể anh đã dấu tôi thói xấu của anh bởi vì tôi đã gợi lên ở anh những ý thích khác chăng?
Nàng tức Marie-Anne đã dấu nàng tật ấy của Mario. Hay chính Marie-Amle cũng không biết luôn? Ariane cất cao giọng, đọc:
Lasclate ogni sperangza, voi ch’entrate!. Người hùng của chị giữ nguyên tắc lắm: hắn sẽ không để ai làm thay đổi tính chất cũng như con đường hắn đã chọn đâu.
EmmanueUe nói với giọng khoe khoang:
Này, chị biết đấy, tôi đã làm hư hỏng thiếu gì kẻ! Nàng gần như tức giận. Vê gây hấn của nàng làm Ariane khoái chí, chọc giận thêm:
Cái anh chàng Mario này thì tôi e chị vô phương thay đổi.
Đợi rồi coi.
Bravo! Ai mà cải tạo được Mario thì xứng đáng được tưởng thưởng huy chương vàng (Ariane hạ giọng xuống).
Nhưng nếu tôi là chị, tôi sẽ không hơi đâu mất công cho những chínhnghĩa không thể thực hiệnnổi. Vả lại đâu thiếu gì cách để tham dự vào các trò hào hứng của đương sự. Tôi nhắc lại lần nữa là có cả trăm đàn ông hấp dẫn không kém Mario đang chờ đợi chị “làm cho hư hỏng.” Nào bây giờ có muốn tôi giới thiệu cho vài gã không?
Emmanuelle nói:
Không. Tôi thích những chiến thắng trong khó khăn kia. Ariane nói với giọng châm chọc.
Vậy thì chúc chị may mắn nghe?
Ariane lại nhìn nàng với cái vẻ ở câu lạc bộ thể thao ngày nào, rồi thì thào hỏi:
Những ngày gần đây bồ hưởng đủ khoái lạc chứ? Emmanuelle nói.
Đủ chứ.
Với ai.
Tôi không nói đâu.
Nhưng đúng là chị có làm ớnh với ai đó, phải không?
– Đúng.
Tối nay tôi đã chuẩn bị cho bồ một vụ, nếu bồ thích. Không ngăn nổi tò mò, Emmanuelle hỏi:
Cái chi vậy?
Tôi không nói đâu.
Emmanuelle giận dỗi. Ariane mềm mỏng:
– Có hai chàng trai Paris chỉ ngưng ở đây có một ngày. Tôi sẽ cho bồ hưởng cả
hai chàng trước tôi.
Còn chị thì sao?
Ô! Bồ nhớ để dành một chút cho tôi là được rồi. Emmanuelle thấy vui trở lại, cười. Ariane hỏi:
Bồ trần truồng dưới cái robe này phải không?
Đúng vậy.
Cho tôi coi nào.
Lần này đang ở trạng thái quá xúc động, Emmanuelle không thể từ chối. Hai người tách khỏi đám khách, ra sau một bình phong. Emmanuelle cầm vạt vay kéo lên. Ariane nói:
– Được lắm, mắt nhìn đăm đăm vào phần dưới bụng đen thẫm của bạn.
Emmanuelle cảm thấy cái nhìn của Ariane làm dịu cái giống của nàng xuống, như là có những ngón tay hay lưỡi chạm tới. Nàng ưỡn người ra trước như để cái nhìn của Ariane có thể liếm được chỗ đó. Anane ra lệnh:
– Cho tôi coi rõ hơn nữa đi!
Emmanuelle tuân theo nhưng chiếc robe không thể banh ra hơn. Ariane nói:
– Cởi luôn robe ra.
Emmanuelle gật đầu đồng ý liền. Nàng muốn trần truồng ngay ra. Hai đầu vú cứng như âm hộ nàng đều đang muốn dâng hiến. Nàng kéo hai cầu vai xuống, kéo núm fermeture dưới nách. Ariane kêu lên:
– Ô! Có người tới.
Phút mê hoặc tan biến: Emmanuelle như vừa ra khỏi một giấc mơ. Nàng khép vạt áo lại, lắc cho gọn mái tóc. Ariane nắm lấy tay dẫn nàng đến một chỗ khác
xa hơn. Một người hầu xuất hiện mang theo một cái khay: cả hai đều lấy ly champagne và uống một hơi cạn.
Ariane gọi người hầu trở lại, đổi ly không lấy ly đầy. Emmanuelle đang khát. Hai người không làm gì hơn là nói chuyện với nhau, nhìn thẳng phía trước mà không thấy rõ những bóng hình đang vỗ vai nhau, cúi đầu chào nhau ồn ào Cả hai đều cảm thấy như nhiệt độ đã tăng hẳn lên. Có thể trời sắp nổi cơn giông bão.
Bồ có tin sắp có bão không?
Tin chắc.
Nóng quá sức!
Emmanuelle nghĩ thầm: “Chiếc robe này sao nóng quá vậy”.
Một người ra dấu gọi Ariane và khi cô định quay đi Emmanuelle mới nhớ ra điều đang định hỏi:
Ariane này, nàng níu gấu áo bạn .lại, chị có biết một cô gái Mỹ tóc đỏ, đỗ sẫm hơi ánh vàng không? Cô ta là em của một tùy viên hải quân…
Bee? Ariane ngắt lời nàng.
Tim Emmanuelle đập mạnh. Nàng cho rằng nếu mọi người không ai biết cô gái Mỹ là chuyện thường, nhưng đang ở tâm trạng hỗn mang, nàng vẫn bực bội khi nghe Ariane hô ngay cái tên Bee. Nàng gật đầu:
Đúng cô đó. Bee có mặt ở đây đêm nay không?
Bee có được mời, nhưng tôi chưa trông thấy đâu.
Nếu Bee được mời, sao cô ta lại không đến?
Tôi không biết.
Ariane đột nhiên trở thành mơ hồ, lảng tránh vấn đề. Thái độ nàyítkhi cô có, làm Emmanuelle nhấn mạnh thêm: Theo chị Bee là loại người như thế nào?
– Nhưng tại sao bồ lại biết Bee?
Tôi gặp trong một buổi đến nhà Marie-Anne uống trà.
A! vậy hả? Chẳng có gì đáng ngạc nhiên: đó là một trong những cô bạn của Marie-Anne.
Nhưng chị có gặp Bee thường không?
Khá thường.
Bee làm gì ở Bangkok?
Giống như bồ với tôi thôi: thích thì đến vậy thôi?
Tại sao ông anh Bee lại nuôi cô ta để chằng làm gì cả vậy?
Tôi không nghĩ là ông anh hải quân phải nuôi em. Bee nhiều tiền lắm. Bee đủ sức sống không cần một ai.
Câu nói chợt vang lên một cách buồn thảm trong Emmanuelle. Không cần một ai? Chắc chắn là vậy rồi.
Emmanuelle không biết hỏi gì thêm nữa. Không hiểư tại sao nàng không dám hỏi địa chỉ của Bee, làm như hỏi như vậy là thất lễ không bằng. Ariane hỏi.
– Rồi sao nữa?
Nàng dư biết Ariane định hỏi gì, nhưng giả vờ như không hiểu. Ariane nói:
Tôi đưa bồ đến nhà Bee tối nay, được chứ?
Không được đâu: còn vướng chồng tôi.
Ông chồng chị dư biết tôi đủ sức coi sóc bồ mà?
Nhưng Emmanuelle đã hết muốn gặp lại Beê. Ariane ý thức điều đó Ariane nói:
– Thôi được, tôi sẽ giữ kín chuyện này.
Tuy nói vậy nhưng rõ ràng là Ariane mất vui hẳn hoi, không ba hoa như thường lệ nữa. Emmanuelle có cảm tưởng xong buổi tiếp tân, Ariane sẽ đi ngủ. Nhưng Ariane đã thốt lên:
Cái chàng Mario của bồ kìa! Hắn có vợ đang đi kiếm ai: chắc là đi kiếm bồ chứ còn ai nữa? Thôi, đừng để hắn chờ đợi dài người vô ích.
Ariane lấy tay đẩy Emmanuelle.
Nhưng Mario đã nhìn ra hai người, anh tiến lại gần. Ariane mượn cớ đi kiếm đồ uống rồi biến luôn. Mario nói:
– Marie-Anne đã nói rất nhiều về cô với tôi.
Đó chắng phải là điều làm Emmanuelle yên lòng.
Cô bé đó nói những gì với anh?
Nói đủ để tôi muốn tìm hiểu cô hơn nữa. Xin cô hãynhận lời dùng cơm chiều với tôi, một hômnào đó, để chúng ta có thể nói chuyện thoải mái hơn. Trong đám đông ồn ào này, đâu có nói gì nhiều được.
Emmanuelle nói:
– Cám ơn anh. Nhưng lúc này nhà chúng tôi đang có khách. Tôi khó mà….
-Tại sao không nhỉ? Để ông khách cho chồng coi một tối cũng được. Tôi hi vọng là cô được phép đi ra ngoài chơi một mình chứ?
– Chắc chắn rồi.
Nhưng nàng tự hỏi Jean sẽ nghĩ sao về vụ này. Nàng tinh nghịch nói thêm:
– Anh có thấy phiền không nếu tôi rủ chồng đi cùng?
Mario từ chối thẳng thừng:
– Không, tôi chỉ mời một mình cô thôi.
A? ít ra cũng là ngay thẳng. Nhưng Emmanuelle cũng hơi ngạc nhiên một chút. Cái lối mời này không hợp với những gì Ariane đã tiết lộ về Mario. Nàng muốn biết rõ sự thực.
Nhưng anh biết đấy, đâu có tiện cho một gái có chồng đến ăn tối ở nhà một ông độc thân. Anh nghĩ sao?
“Đâu có tiện,” – Mario nhắc lại từng chữ như là lần đầu tiên nghe thấy những chữnày. -Thếcô muốn mọi sự phải “phải đạo” chăng? Đó có phải là một trong những nguyên tắc của cô không?
Emmanuelle vội vã khống chế.
– Không, không phải!
Nhưng nàng vẫn lại thử thăm dò thêm:
Nhưng phụ nữ thường vẫn thích biết trước những hiểm nguy đang chờ đợi mình.
Vấn đề là cô hiểu “hiểm nguy” theo nghĩa như thế nào. Xin cho tôi được biết quan niệm của cô.
Emmanuelle lâm vào thế bí. Nếu nàng viện tới bổn phận người vợ trong hôn nhân, phongtục tập quán vân vân, thì nàng biết trước câu trả lời của Mario sẽ là thếnào. Mặt khác nàng lại không đủ can đảm hay thói quen để thú nhận thẳng những gì nàng đang bận tâm. Nàng chỉ nói một cách lúng túng:
Tôi không phải là người nhát.
Thế là quá đủ cho tôi. Vậy mời cô tới chiều mai nghe. .
Nhưng tôi đâu có biết anh ở đâu đâu.
Cô cứ cho tôi địa chỉ của cô: tôi sẽ đi taxi đến đón (Mario cười duyên dáng). Tôi không có xe riêng.
Dùng xe của tôi được không?
Không, vì cô sẽ lạc đường là cái chắc. Taxi sẽ đến đón cô lúc tám giờ. Đồng ý chứ?
– Đồng ý.
Nàng cho Mario số nhà, tên đường và khu vực.
Mario từ một lúc lâu đã nhìn nàng chăm chú, sau cùng nói một cách giản dị:
Cô đẹp thật đó.
Đâu có đáng gì nhiều, Emmanuelle lịch sự đáp lễ.