Thị lực của ông giảm nhanh, ngay từ đầu năm 1974. Mao không thể nhìn rõ ngón tay ngay trước mặt mình. Ông chỉ phân biệt được sáng và tối. Mao nói bắt đầu lẩm cẩm, đến nỗi những người rất gần gũi cũng không hiểu ông nói gì. Tôi nghĩ, ông không điều khiển được lưỡi chính xác, mồm khó ngậm kín. Các cơ tay và chân teo nhanh nhất là phía bên phải.
Sự hiềm tỵ, ác cảm của Mao với y học vẫn không giảm bớt. Khi tôi đề nghị cho các chuyên gia đến khám, ông chửi mắng các bác sĩ. Cuối cùng ông đồng ý chấp nhận bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ thần kinh. Trương Ngọc Phượng có nghe danh về Nhãn khoa của Trường Đại học Y khoa Tứ Xuyên và đề nghị mời các chuyên gia từ đó. Tôi tán thành. Mao đồng ý khám, nhưng yêu cầu khám qua loa thôi. Thông qua Bộ Y tế, tôi mời về Bắc Kinh bác sĩ Phương ở trường Đại học Liên hợp Tây Trung Quốc, được đổi tên Đại học Y khoa Tứ Xuyên, và bác sĩ Lâu trước giảng dạy ở trường Liên hợp Tây Trung Quốc, nay làm việc Bệnh viện tỉnh Tứ Xuyên. Trong lúc chờ Mao gọi, họ nghỉ ngơi ở Bệnh viện 305.
Khám cho Mao, hai bác sĩ thần kinh Hoàng Khắc Vân, trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện 301 và bác sĩ Vương Tinh Đỗ, trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Bắc Kinh. Sau khi khám riêng lẻ, hai bác sĩ hội chẩn đưa ra kết luận chung, trước khi báo cáo Mao. Nhưng Mao yêu cầu báo cáo bằng văn bản, không muốn gặp lại họ.
Tôi gặp Hoàng và Vương thảo luận kết quả khám. Thoạt đầu họ cho rằng Mao mắc chứng bệnh Parkinson hoặc chứng xuất huyết não thể nhẹ. Nhưng khi thảo luận, kết quả khám lại nẩy ra một vấn đề khác. Bác sĩ cho rằng ở Mao có sự tổn thương tế bào thần kinh vận động, một thứ bệnh rất hiếm gặp, chứng teo, xơ cứng phía bên, theo cách gọi thông thường, bệnh Lou Grehrig. Bệnh này rất nghiêm trọng, có thể chết do tế bào thần kinh vận động giao thoa qua hành tuỷ, tuỷ sống là hệ thống điều khiển vận động các cơ thanh hầu, khí quản, lưỡi, cơ hoành, cơ liên sườn, tay phải và chân phải. Họ muốn tham khảo ý kiến các bác sĩ khác, sau đó mới có kết luận cuối cùng. Yêu cầu cũng mời về Bắc Kinh bác sĩ Trương Nguyên Chân, trưởng khoa thần kinh, Đại học Y khoa số 1 Thượng Hải.
Trương Nguyên Chân đến. Nghiên cứu kết quả khám, ông đồng ý với ý kiến của bác sĩ Hoàng và Vương. Mao gặp phải căn bệnh hiếm đến nỗi, bác sĩ Trương Nguyên Chân chỉ gặp hai trường hợp tương tự trong 30 năm hành nghề. Nguyên nhân bệnh chưa rõ, hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc hiệu.
Chúng tôi đưa ra những dự đoán. Do các bác sĩ kinh nghiệm quá ít ỏi, họ sẽ tìm đọc các tạp chi y khoa nước ngoài. Kết quả cũng không hứa hẹn. Như các nguồn thông tin y học phương Tây viết, việc liệt phần bên phải, có nhiều khả năng phát triển. Dần dần ông sẽ mất khả năng đi lại. Phần đông người bệnh chết trong vòng hai năm. Mao cũng đã đến giai đoạn này. Trong hai năm tới, sẽ bị liệt cổ họng, thanh quản và lưỡi, ông buộc phải ăn qua đường mũi. Mặt khác, người bệnh dễ bị ngất, dễ tái phát viên phổi. Đến giai đoạn cuối, việc nói năng là không thể. Thanh đới và cơ hoành, điều khiển sự thở cũng bị liệt. Phương án điều trị cũng có thể kéo dài thêm, nhưng không lâu. Đưa thức ăn qua đường mũi, dễ nhầm đường phế quản, vào phổi. Phải máy tim phổi nhân tạo giúp khó thở. Mọi hoạt động phải được theo dõi cẩn thận, bởi vì người bệnh rất dễ bị ngã và gẫy xương.
Tôi choáng váng. Cái chết Mao không thể tránh khỏi, từ nay đến khi chết không quá hai năm. Vương Thế, Hồ Thư Đông, được bổ xung vào nhóm bác sĩ riêng của Mao, cả hai cũng hoảng hốt. Chúng tôi có thể viết bản báo cáo chẩn đoán bệnh như thế được không? Miêu tả căn bệnh phức tạp như vậy bằng lưỡi để Mao và các nhà lãnh đạo cao cấp hiểu, chuyện này gần như không thể được. Làm sao tôi có thể thông báo ông sẽ chết trong vòng hai năm tới.
Đầu tiên chúng tôi nói chuyện với Uông Đông Hưng. Nhưng Uông không hiểu gì về y học, càng không thể hiểu chúng tôi nói gì. Uông chỉ ngạc nhiên, làm sao nào mà Chủ tịch lại mắc căn bệnh hiểm nghèo như thế, ông chẳng tin Mao chỉ sống tối đa hai năm nữa. “Đây là tất cả những gì các đồng chí có thể nói sau tất cả các xét nghiệm phải không? - Uông lắc đầu - Không, chưa được, các đồng chí cần phải làm một cái gì đó thêm nữa”.
Hôm sau chúng tôi gặp nguyên soái Diệp Kiếm Anh, bằng mô hình giải phẫu người, tôi chỉ cho ông và giải thích mắt, não và hành tuỷ sau hoạt động như thế nào. Ông chăm chú lắng nghe chúng tôi giải thích, đặt ra các câu hỏi và xem kỹ mô hình. Diệp Kiếm Anh luôn luôn tin bác sĩ, ông hiểu lời giải thích của chúng tôi hơn mọi nhà lãnh đạo khác. Diệp đồng ý, vấn đề mắt của Mao ít nghiêm trọng hơn sự suy thoái tế bào thần kinh vận động. Nếu bệnh mù của Mao là do đục thuỷ tinh thể, có thể phẫu thuật. Nhưng nếu bị một chứng bệnh khác, khi ấy Mao sẽ mù hẳn, vô phương cứu chữa. Nhưng vấn đề tế bào thần kinh vận động, ông đồng ý, đúng là nghiêm trọng. Ông đề nghị thành lập mỗi vùng trong cả nước, một đội nghiên cứu y học điều trị các bệnh nhân có cùng chứng bệnh như mao và thử chữa họ. Lúc đó chúng tôi có thể sử dụng phác đồ tốt nhất áp dụng cho Mao.
Sau đó chúng tôi báo cho Chu Ân Lai. Chu chẳng khó khăn gì hiểu ra vấn đề, biết rõ sự nguy kịch của chứng bệnh. Bản thân ông cũng sức khoẻ cũng đang xấu đi nhanh chóng. Ông biết rằng cần phải phẫn thuật, nhưng lại buộc phải chờ Mao cho phép. Những xét nghiệm mới cho thấy, thường xuyên khối u chảy một lượng máu lớn trong nước tiểu, đôi khi tới 100 phân khối trong một ngày. Bác sĩ muốn ra tay ngay. Chu cũng muốn mổ, nhưng phải đợi sự đồng ý của Mao. Cuối cùng Đặng Dĩnh Siêu can thiệp. Mao đắm đuối một phụ nữ trẻ, cô xét nghiệm viên tên Lý, nhân viên cũ nhóm chúng tôi, một thời thường gặp gỡ với Chủ tịch. Bởi vì cô ta không phải bác sĩ, vì vậy không thể buộc tội cô ta hù doạ bệnh nhân của mình, Đặng Dĩnh Siêu quyết định yêu cầu cô nói chuyện với Mao về việc mổ cho Chu Ân Lai.
Chỉ sau khi nói chuyện với Lý, Chủ tịch cuối cùng mới đồng ý. Ngày 1-6-1974 Chu Ân Lai nhập viện, ở đó các bác sĩ tiết niệu Vương Thế Bình, Thân Thụ Trân và Dư Xương Thanh dùng phương pháp đốt điện. Từng biết bệnh mình nặng như thế nào, cho nên khi nghe tin Mao mắc trọng bệnh, không cần lời giải thích thêm Chu hiểu ngay sự nguy hiểm đang treo trên đầu Mao. Ông rất lo cho Mao.
Chu muốn chúng tôi tiếp tục tìm thuốc và gợi ý liên lạc với phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp quốc ở New York. Khi chúng tôi nói rằng ngay ở Hoa Kỳ người ta cũng không biết chữa bệnh teo cơ cục bộ như thế nào, Chu buồn rầu thốt lên:
- Thôi, thế là hết phương còn gì.
Tất cả chúng tôi im lặng. Có thể nói cái gì được nữa đây.
Chu Ân Lai phá tan sự im lặng:
- Các đồng chí cần tận dụng tất cả thời gian tìm cách giải quyết vấn đề này. Nếu các đồng chí thật sự không thể chữa được bệnh, ít nhất cũng cố gắng kéo dài cuộc sống Chủ tịch.
Ngày 17-7-1974 tôi gặp nhóm bác sĩ Bệnh viện 305 để thảo luận phương án điều trị tối đa có thể được. Cần phải duy trì kiểm soát tất cả mọi thứ có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ của Mao. Mỗi chuyên viên phải hiểu chi tiết, viết phác đồ điều trị lĩnh vực của mình trong mọi hoàn cảnh cụ thể và phải tường trình văn bản.
Bổ xung vào nhóm chúng tôi gồm Hứa Anh Xương, giám đốc bệnh viện Bắc Kinh Đồng Nhân, và đồng nghiệp của ông Lý Trung Phổ, trưởng khoa Tai Mũi Họng. Các bác sĩ thoả thuận, cách duy nhất để tránh rơi thức ăn vào khí quản phải tiếp dinh dưỡng qua đường mũi. Trương Nguyên Chân nhà thần kinh học Thượng Hải, đặc biệt lo ngại liệt cơ liên sườn, điều khiển sự thở. Nếu Mao không nói được, ông có thể viết được, nếu ông không thể nuốt được chúng tôi nuôi sống ông qua đường mũi. Nhưng không có cơ hội để bào toàn cuộc sống, nếu ông không thở được.
Trong khi chúng tôi thảo luận về tình hình sức khoẻ của Chủ tịch, Bộ chính trị họp. Về sau tôi mới biết, đúng lúc ấy Mao mắng té tát Giang Thanh, ông tách hẳn liên quan chuyện chính trị của bà và cảnh cáo bà. Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên chống lại, thành lập phái 4 người Thượng Hải. Từ những lời cảnh cáo mà sau này có một hình dung từ: “Bè lũ Bốn tên”.
Trong lúc chúng tôi triển khai kế hoạch, cuộc họp Bộ chính trị kết thúc. Trương Diêu Tự gọi tôi thông báo, Mao muốn của Mao đi công du. Ông quyết định khởi hành sau hai giờ. Uông Đông Hưng cử Vương Thế Bình và Biện Thế Cường, tôi, và bác sĩ nhãn khoa ở Tứ Xuyên đi cùng của Chủ tịch. Bác sĩ thần kinh học quay về bệnh viện, chờ sự phân công sau.
Tôi hoảng quá. Sức khoẻ Mao có thể trở nên nguy kịch bất cứ lúc nào. Chúng tôi chưa thảo luận xong phương án điều trị, các bác sĩ chưa viết phương thức xử lý. Chúng tôi chưa biết phải hồi sức cấp cứu như thế nào trong trường hợp cấp cứu. Không thể yêu cầu Mao hoãn chuyến đi, tôi yêu cầu toàn đội chuyên viên đi theo, bác sĩ thần kinh, bác sĩ tai mũi họng, kể cả bác sĩ chuyên khoa nội, cộng với thiết bị cấp cứu đặc biệt, cả ống thở đề phòng Mao khó thở. Tôi báo cáo, giải thích cho Trương Diêu Tự.
Nhưng Trương không chịu. Sức khoẻ Mao không thuộc trách nhiệm của anh ta. Trương chỉ thực hiện mệnh lệnh cụ thể đã nhận được.
- Uông Đông Hưng ra lệnh cho đồng chí ngừng thảo luận - Trương nói - Việc quyết định ai đi cùng Mao đã có rồi. Trương tôi, xin chịu, không thể giải quyết được. Chúng ta cần chấp hành mệnh lệnh.
Vương Thế Bình, Biện Thế Cường và tôi cùng hai bác sĩ mắt, cố gắng mang được nhiều thiết bị bao nhiêu càng tốt. Chúng tôi đi với Mao đến Vũ Hán bằng tàu hoả.
Chúng tôi ở Vũ Hán hai tháng.
Sức khoẻ Mao ngày càng xấu đi. Họng và thanh quản, như chúng tôi đã lo ngại, bắt đầu liệt dần. Mao không thể nuốt thức ăn cứng, buộc phải hầm thịt bò, thịt gà lấy nước. Khi Trương Ngọc Phượng hoặc Minh Thanh Yến cho ăn, ông nằm nghiêng bên trái để chất lỏng chảy qua họng và thực quản. Thức ăn đặc, chia nhỏ đút qua ống dẫn, đề phòng rơi vào phổi. Nhưng ông chán nản, không muốn chăm sóc y tế, chán chả muốn gặp tôi. Chỉ có Ngô Tự Tuấn, người giờ đây túc trực Mao thong tin cho tôi mọi diễn biến. Tôi nhờ cô chuyển lời đề nghị Mao cho phép chúng tôi được chăm sóc, ông rất cần được điều trị.
Mao từ chối.
Cuối cùng tôi viết một báo cáo đầy đủ, phân tích căn bệnh của ông một cách chi tiết, vẽ các biểu đồ minh hoạ sự tổ thương trong cơ thể, và yêu cầu Trương Diêu Tự đưa cho Chủ tịch. Trương Diêu Tự lại đưa cho Trương Ngọc Phượng chuyển cho Mao. Điều duy nhất mà tôi im lặng không báo cáo, đó là tiên lượng bệnh ông.
Đọc qua báo cáo, Mao cuối cùng cho tôi gặp. Những gì tôi viết, ông không thích. Ông chưa bao giờ hài lòng nghe tin xấu về sức khoẻ của ông, trong những trường hợp như thế, ông luôn nghi ngờ có một âm mưu gì đây. Cũng như nhiều lần trước, ông lại nhấn mạnh rằng các bác sĩ quá bi quan và không muốn thấy mọi đang tốt hơn. Bác sĩ toàn hù doạ bệnh nhân và chính mình. Mao không tin ông ốm nặng. Năm 1965, ông bị viêm thanh quản, bây giờ nó cũng lặp lại như thế. Khi tôi bắt đầu thuyết phục ông bằng những lời khác, nói chung ông từ chối nghe. Nhưng đồng ý tiếp các bác sĩ mắt.
Mao lại đưa ra một loạt các câu hỏi đùa quen thuộc của mình, nhưng giọng ông bị khàn đến nỗi không ai hiểu ông nói gì.
Các bác sĩ xác định bệnh đục thuỷ tinh thể. Mao muốn biết các bác sĩ tìm được bệnh gì khác không. Họ nói, trước khi có thể kết luận chắc chắn, cần mổ lấy nhân mắt. Mao nổi khùng, câu hỏi của ông chưa được trả lời rõ ràng nếu như không cần mổ xẻ. Sau khi hai bác sĩ đi ra, ông vẫn cáu tiết, phàn nàn họ thật vô tích sự, yêu cầu cho họ về. Từ thời điểm này, ông từ chối không gặp bất cứ bác sĩ nào kể cả tôi.
Nhưng tôi chịu trách nhiệm về sức khoẻ của ông, bất cứ chuyện gì về sức khỏe của ông xảy ra tôi đều chịu trách nhiệm. Tôi lo lắng, căng thẳng đến mất ăn mất ngủ. Tôi quan tâm đến sức khỏe của Chủ tịch hết lòng, nhưng ông lại nhìn tôi như kẻ thù. Tôi giải thích cho Uông Đông Hưng tình thế tiến thoái lưỡng nan đang tăng lên, nhắc ông rằng các bác sĩ đi tới đây cùng với Mao, không phải những chuyên viên thần kinh, chưa chắc giúp ích khi xảy ra cấp cứu. Tôi cần thêm hai chuyên viên thần kinh và tai mũi họng, kể cả bác sĩ chuyên khoa chấn thương, đề phòng Mao ngã cần phải nắn bó xương. Uông chỉ đồng ý gửi một bức thư cho Uỷ ban cách mạng tỉnh Vũ Hán thành lập đội cấp cứu. Tôi chưa bao giờ gặp đội cấp cứu và họ cũng chưa bao giờ đến khu Mao nghỉ.
Nhiều người gần Mao khó tin rằng ông bị ốm. Vương Hải Dung và Nancy Tang tháp tùng Lý Tiên Niệm, đưa đệ nhất phu nhân Imelda Marcos, vợ tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos, đến thăm Mao ở Vũ Hán, nhận xét rằng tuy ông nói khó khăn, thường chảy nước miếng, nhưng thấy ông vẫn hoạt bát như xưa. Họ ngạc nhiên khi tôi nói với họ, Mao ốm nặng. Nancy Tang thốt lên:
- Mao chủ tịch một con người kỳ lạ, chứng bệnh của ông cũng thật kỳ lạ.
Trong khi Mao sống ở Vũ Hán, Giang Thanh vẫn nằm ở lại Bắc Kinh. Chiến dịch chống Chu Ân Lai tạo cho Giang Thanh một nguồn sinh lực mới, bà ta bắt đầu tự so sánh mình với hoàng hậu đời Nhà Đường, Võ Tắc Thiên, trong lịch sử Trung Quốc. Tương truyền trong dân gian, đó là một người đàn bà dâm đãng và tàn bạo. Trên báo chí xuất hiện những bài báo tán dương hoàng hậu, mọi người biết rằng vợ Chủ tịch thấy thích thú ví mình như Võ Tắc Thiên thời hiện đại. Để gặp Imelda Marcos, các thợ may phải may cho bà hàng loạt y phục hoàng hậu. Nhưng khi Giang Thanh thấy những bộ y phục hoàng hậu, bà hiểu, tất cả đều không hợp. Giang Thanh cũng chưa bao giờ may nhiều y phục đến thế. Tôi không biết Mao làm thế nào trong việc ngăn cản Giang Thanh. Nhưng khi Vương Hải Dung và Nancy Tang kể cho Mao nghe những bộ áo của Giang Thanh, Chủ tịch im lặng, tôi hiểu, ông không hài lòng.