Biết là Thái rất cương quyết nói mãi cũng vô ích,không thể đổi được ý định của Thái,Dũng giơ tay bắt tay bạn từ biệt:
- Chúng tôi không thể giúp được anh gì nữa?
Thái giữ bàn tay Dũng trong tay mình:
- Anh cần gì phải áy náy.Mỗi người một cảnh. Đến như lần trước tôi muốn anh Cận đi với tôi lắm mà cũng đành để anh ấy ở lại.Thế cũng may.
Dũng thấy hai mắt Thái sáng quắc một cách ghê sợ.Thái chậm rãi nói tiếp theo:
- Lần này khác nhiều.Hai anh giúp tôi thế này là đủ lắm rồi.Khi nào đến bước liền thì nên cần đến một người thôi.
Trúc để chân lên bàn đạp nói:
- Thế bây giờ chúng tôi về...Anh nhớ lát nữa bóc bánh gai mà ăn,bánh gai ở bến đò Gió phải biết,ngon có tiếng.
Ra đến ngoài đường cái,Trúc nhìn Dũng,lắc đầu:
- Anh đoán không sai,Thái đã đến bước không cần gì cả,không thiết gì đến cả sống nữa.
Dũng nói:
- Tôi thương anh ấy quá.Anh ấy khổ sở suốt đời.
- Nhưng đã chắc đâu là anh ấy khổ.
Dũng giảng giãi:
- Không phải anh ấy liều thân như thế là khổ đâu.Khổ là vì anh ấy không còn biết sống và làm theo đường nào để đến nổi chỉ còn một nước liều thôi.
Dũng nghĩ đến cách sống khốn đốn của Thái sau khi bị đuổi khỏi nhà trường và nghĩ đến hiện tình của mình và Trúc.
- Còn bao nhiêu các anh khác cũng bó buộc như Thái,cũng phất phơ vô định như Thái,nhưng ít ra các anh kia còn hy vọng,còn tìm.Có lẽ tìm,tìm mãi suốt đời không ra,nhưng cứ sống để tìm,thế cũng đủ.
Trời lấm tấm mưa,nhưng nền trời ở phía xa lại sáng hẳn lên.Rặng cây nhãn trên đê,cạnh bến đò Gió mờ rõ trong mưa bụi và khói ở các mái nhà tỏa ra như mấy vết mực tàu đương lan trên tờ giấy trắng ướt đẫm nước.
Qua đò,vào hàng nghĩ ngơi và mua bánh gai xong.Hai anh em cắm đầu đạp thật nhanh để kịp về tới huyện trước khi tối trời.Mưa đã tạnh,nhưng về chiều gió càng rét.Hai bên đường,tiếng nhái nghe như bay trong gió.Dũng nghĩ đến căn buồng của chàng,hơi ấm trong chăn nệm và những chữ in đẹp trên một sách quý dưới ánh đèn.Nhưng Dũng vẫn không vui vẻ.Chàng thấy một sự ăn năn rạo rực ở trong lòng,một sự ăn năn vô cớ,không cội rễ,lúc xa lúc gần như tiếng rao hai bên đường,không biết nới nào đưa đến.
Tới đầu phố huyện thì trời tối hẳn.Qua hàng rào cây,trường học có ánh đèn thấp thoáng,Dũng và Trúc cùng đạp thong thả lại,trong khung cửa sổ,Dũng nhìn thấy Thảo đứng xoay lưng ra ngoài,cạnh cây đèn có chao bằng lụa xanh,Lâm đương cúi đầu viết.Dũng bấm chuông,liên thanh,Trúc cất tiếng nói thật to:
- Sang năm thế nào cũng đổ tú tài.Thần giáng về báo mộng cho đấy.Học chăm làm gì cho mệt.
Rồi chàng hát tiếp theo:
- Bên anh đọc sách,bên nàng đứng trơ.
Hai người cùng cười rồi đạp nhanh cho Thảo không kịp nhận ra là ai.
Dũng nói:
- Gia đình lạc thú.
Về đến cổng,thấy trong nhà Đính có ánh đèn "măng sông"sáng xanh.Dũng nói:
- Dân này lại tổ tôm chứ gì.Sống để đánh tổ tôm hay sao mà đánh mãi không chán.
Qua đá lộ bộ bằng đồng bóng loáng,lẫn trong đám người ngồi trên sập đánh tổ tôm,Dũng trong thấy ai như Loan,chàng bảo Trúc:
- Ta rẽ qua đây đã.Trong này chắc sẳn thức ăn.
Nghe nói có sẳn thức ăn,Trúc biểu đồng tình ngay.Dũng và Trúc bỏ mũ vào nhà,cùng cất tiếng một loạt:
- Chúng tôi đói lắm rồi.Trong này có thức ăn ngay.
Mọi người quay ra,ngơ ngác nhìn Dũng và Trúc đầu tóc rối bời và quần áo ướt đẫm nước mưa.Hiền nói:
- Ma quỷ ở đâu hiện về thế này?
Dũng nghiêm trang đáp:
- Em sang thăm lúa ở bên ấp.
Đính đáp:
- Lúa đâu bây giờ mà thăm với nom.Rõ chú này!
Dũng cười:
- Ừ nhỉ! Tôi quên đi mất đấy.
Thuận,vợ Đính,nói:
- Chú Dũng thì làm ruộng với làm nương gì.Nay mai chú ấy làm quan rồi,chú ấy cần gì đến ruộng.Hai ông tướng lại đi mò mẫm ở đâu về chứ gì?
Dũng hơi khó chịu đáp:
- Có lẽ.
Không nhìn hẳn vào chổ Loan ngồi,nhưng Dũng biết rằng từ lúc vào Loan vẫn chăm chú nhìn mình.Loan ngồi khuất sau Hiền để không ai chú ý đến.Nàng không nói,không mĩm cười,chỉ yên lặng nhìn Dũng.
Dũng đặt mũ xuống bàn và đứng dựa vào thành ghế,hơi nghiên người để ẩn mặt trong bóng tối.Loan biết rằng Dũng muốn được tự do nhìn lại mình; haicon mắt nàng bổng tươi hẳn lên dưới ánh đèn và hai hàng lông mi nàng hơi rung động.Nhìn Loan,Dũng thấy rõ ý nàng muốn bằng hai con mắt lặng lẽ diễn cho chàng biết nổi vui sướng âm thầm được trông thấy mặt chàng.
Loan cất tiếng nói:
- Tôi chịu các anh thôi.Dễ thường các anh không biết rét là gì.
Trúc đáp:
- Chuyện,cô bảo làm ruộng mà không tập chịu được rét thì làm thế nào nổi.
Dũng nói tiếp:
- Có đi ra ngoài mưa rét khi về mới biết là ấm,cô Loan ạ.
Trúc nói:
- Mà nhất là đói.Giờ chúng tôi về thay quần áo,lúc sang mong sao lại có sẳn sàng thức ăn.
Loan nói:
- Hai anh không lo. Ông chủ,bà chủ dở bận đánh tổ tôm, để tôi tiếp hộ hai ông quý khách này cho.
Về buồng mình,Dũng hỏi vú già,người vú trước kia nuôi Dũng:
- Bà tham Hiệu hôm nay có đến không?
- Có,cậu ạ.Có cả cụ thượng bà.Cụ lớn truyền tôi tìm cậu mãi,tôi chẳng biết cậu đi đâu,phải nói dối quanh bảo cậu sang bên ấp.Cụ lớn gắt gỏng cả nhà.
Dũng rất khó chịu nhưng vẫn làm như không quan tâm đến điều đó.Chàng hỏi vú già:
- Chắc họ sang trả lời về việc cô Khánh chứ gì?
Chàng mĩm cười và nói bằng một giọng bông đùa coi như là một chuyện chơi không quan trọng gì đối với chàng.
Bao giờ cũng vậy,khi ngồi với ông,chàng hết sức tránh những câu chuyện có liên lạc xa gần tới cụ thượng Đặng và Khánh.Chàng không muốn để ông tuần có dịp nói rõ hẳn câu chuyện cưới Khánh về lamé vợ chàng.Dũng biết trước rằng sẽ có chuyện bất bình giữa hai cha con.Vì muốn tránh một sự xung đột sẽ đến làm cho chàng đau khổ nên chàng phải yên lặng,sự yên lặng khiến ông tuần tưởng lầm rằng chàng đã bằng lòng. Đối với ông,không có lý gì Dũng lại không bằng lòng được.Trúc ra trước gương khoác chiếc áo của Dũng ngắm nghía.
- Vừa như in.Thế mới biết trời sinh voi,trời sinh cỏ.
Dũng mĩm cười.Một lúc sau,Trúc giảng giải:
- Tôi là voi mà anh là cỏ.Nếu trời không sinh tôi ra thì lấy ai mặc áo của anh.Thế cho nên tôi sinh ra không phải là một ngưới thừa.Vả lại, Đức Khổng Tử có nói: "nhân chi kỳ ý,bất nhi đắc kỳ hề."Cũng là nói theo ý ấy vậy.
Dũng quay lại gắt:
- Anh nói cái gì thế.Mau lên mà sang không đói lắm rồi.Khẽ mồm chứ. Ông cụ biết tôi về thì đừng có hòng ăn ngon.
Vừa đi qua sân,Dũng vừa bực tức ngẫm nghĩ:
- Trong lúc mình muốn tránh một sự đau lòng thì việc khó chịu kia nó cứ từ từ tiến, đến một ngày kia,mình không ngăn nổi nữa.
Chàng mĩm cười nghĩ đến con đà điểu khi thấy nguy chui đầu xuống cát,tưởng rằng không thấy cái nguy,thì cái nguy cũng không có nữa.
- Mình là con đà điểu.
Trúc giật mình,quay lại nhìn Dũng,ngạc nhiên:
- Anh bảo anh là con gì kia?
Hai người cất tiếng cười to.Dũng quên cả lời vừa dặn Trúc cẩn thận lúc nãy.Không khí nhẹ nhàng khi mưa xong làm cho Dũng thở dài khoan khoái.Chàng bảo Trúc:
- Không gì dễ chịu bằng ngoài lạnh,má lạnh,tai lạnh,mà trong lại ấm.
Những giọt mưa đọng rơi từ lá này xuống lá khác lộp độp hai bên vườn.Hai người đi qua một quảng đường nức mùi thơm của một cây bưởi gần đó.Trời im gió nên khi ra khỏi chổ hương thơm,hai người tưởng như vừa ra khỏi đám sương mù bằng hương thơm của hoa bưởi đọng lại.
Vào nhà Đính,Dũng đã thấy Loan ngồi đợi bên cạnh bàn ăn.
Trúc nhìn mâm cơm nói:
- Làm gì mà long trọng thế này?Ra phố huyện mua cho một liễn bún riêu có tiện không?
Loan nói:
- Em vừa xuống bếp làm lấy để các anh xơi cho ngon.
- Quí hoá quá! Không ngờ cô Loan làm bếp khéo thế này!
- Ấy,phải tập cho quen.Về sau khỏi bị bà mẹ chồng mắng là hư thân.
- Giản tiện hơn là chọn nơi nào không có mẹ chồng.
Loan cười:
- Nhưng thế là phải chọn nhà chồng chứ không phải chồng.
Tiếng cười ồn ào bên bàn tổ tôm. Đính cười vang và nói to:
- Nuớc bài đánh cao lắm chứ.Quân nhị sách lên nhất định không ăn.Kể cũng gan thật!
Dũng nghĩ đến câu Thái nói lúc chièu khi chàng đến: "Chờ mãi nhị văn,bây giờ nhị văn mới thấy."
Loan hỏi nhỏ Trúc và Dũng:
- Lúc nãy hai anh đi đâu?
Loan không tin là Dũng sang thăm ruộng bên ấy.Mười hôm trước ngồi xem nhật trình với Hiền,tình cờ nàng đọc đến chổ đăng tin Thái vượt ngục.Nàng thấy cuộc đi chơi của Dũng hôm nay có vẻ bí mật:nàng muốn biết rõ sự bí mật ấy và tự nhiên nàng thấy nẩy ra cái ý thích được dự vào những công cuộc của Dũng và Trúc.Loan mỉm cười và nhìn Dũng nói như có ngầm ý:
- Em biết rồi, đừng giấu em làm gì.
Dũng nói:
- Cô có thích ăn bánh gai không?
- Sao anh lại hỏi thế?
- Vì tôi muốn làm quà cho bác và cô ít bánh gai ở bến đò Gió,ngon có tiếng theo như lời cô nói độ nào.
Loan mĩm cười:
- Anh nhớ lâu nhỉ.Bến đò Gió quê ngoại em...Các anh vừa đi bến đò Gió về đấy à? Thích nhỉ.
Ở ngoài nhà,một cơn gió nổi lên rào rào trong lá cây rồi cất tiếng mưa rơi đều đều.Dũng nói:
- Trời lại mưa.Giá mà lúc nãy còn ở bến đò Gió thì cũng khá nguy.
Loan tiếp theo:
- Nguy nhưng mà thích.Em chưa thấy bến đò nào buồn hơn.Lèo tèo mấy cái quán xơ xác.
Đột nhiên Đính nói to và nhìn về phía Dũng:
- Quên không cho chú biết:Hôm nay cụ thượng đến chơi.
Thuận nói:
- Cậu nói đến chơi không được đúng.Sao không nói hẳn ra cho chú ấy mừng.
Đính ngắt lời vợ:
- Mợ chỉ được cái nói vơ vào.Phải chắc hãy nói kẻo chú ấy thất vọng về sau.
Dũng quay mặt về phía sập tổ tôm,mĩm cười.
Hiền nói:
- Độ này trông chú ấy buồn tệ.Lấy vợ sẽ hết buồn ngay.
Thuận tiếp theo:
- Mà nào chỉ lấy vợ thôi đâu.Rồi khối tin mừng.
Dũng hiểu ý Thuận muốn nói khi chàng lấy Khánh,nhờ thế lực cụ thượng Đặng,chnàg sẽ ra làm quan rất dễ dàng.Dũng định nói:
- Tôi không phải bám vào ai mới lập được thân.
Nhưng câu ấy chàng không nói ra, đã bao nhiều lần như thế rồi,hể muốn nói đến những cái xấu xa,yếu hèn thì chàng thấy như định ám chỉ một người nào trong nhà.Một độ chàng hăng hái bàn chuyện với Trương,công kích những người ham hư danh,chàng không ngờ chính lúc đó Trương đương nhờ bố vợ vào Huế vận động xin chức hàn lâm để người ta khỏi gọi mình là ông cả.Khi biết,Dũng ngượng không dám nhìn mặt Trương đến mấy tháng,người lấy điều đó làm nhục,người hổ thẹn nhứt lại là Dũng chứ không phải Trương:
- Sống bám vào người khác.
Tất cả mọi người trong nhà,trong họ thảy đều sống bám vào ông tuần và cho đó là một sự tự nhiên,một cái phúc.Một lần cụ Bang ốm nặng,con cháu phải về chăm nom.Dũng mới nhận thấy không có người nào làm một việc,một nghề gì cả,mà người nào cũng sống phong lưu,sang trọng.
Tiếng Thuận vừa cười vừa nói:
- Nhưng ông tướng nhà này phải có học chăm thi đổ đi đã rồi hãy nói chuyện.
Dũng nói:
- Tôi sẽ xin hết sức chăm học để được vợ đẹp.
Miệng nói nhưng trí Dũng vẫn theo đuổi ý nghĩ đương bỏ dở:
- Cha mình coi như là một bổn phận,hơn thế nữa,một cái vinh dự lớn được cho mọi người trong họ nhờ vả.Mà như thế ai không coi cha mình là một người rất tốt.Ai không phục.
Loan nói:
- Hôm thượng thọ tôi được ngắm mặt cô dâu.Cô ấy đẹp chứ.
Dũng tiếp:
- Mà người lại nết na,nhu mì,lịch sự đủ hết các tính nết tốt.
Hai người đưa mắt nhìn nhau hơi mĩm cười.Dũng cũng như Loan, đều cho mấy câu đó chỉ là những câu nói cho có chuyện mà thôi.
Loan cầm ấm rót nước mời Dũng và Trúc uống.Lúc nàng rót nước Dũng thấy khủy tay áo của Loan rách hở cả lần áo trong,chàng ngượng vội quay mặt nhìn đi chổ khác.
Dũng biết chắc chắn rằng không bao giờ ông tuần bằng lòng cho chàng cưới Loan.Biết vậy nhưng chàng cũng không tìm cách xa Loan ra,chàng lại có ý muốn éo le càng cố yêu Loan mỗi ngày một hơn. Điều dự định của ông tuần cũng như của bà Hai,chàng cho là không cản trở gì đến ái tình của Loan và chàng.Việc yêu Loan và việc cưới xin,chàng phân tách ra làm hai việc không có liên lạc gì với nhau cả.
Dũng châm thuốc ra hút và để khỏi nghĩ ngợi rắc rối,chàng lắng nghe tiếng mưa rơi ngoài vườn.Chốc chốc một cành cây gió đưa hiện ra gần cửa sổ,lá ướt lấp lánh ánh sáng,rồi lại khuất vào trogn bóng tối.
Dũng khẻ nói với Loan:
- Mưa thế này thì cô về làm sao được ?
Dũng lấy làm lạ rằng khi hỏi câu hỏi rất thường ấy,giọng chàng đổi khác hẳn đi.Loan áp hai bàn tay vào má,hai ngón tay út khẻ đập trên thái dương,thẩn thờ nói:
- Thì cứ ngồi đây suốt đêm.
Một lúc sau,nàng mĩm cười tiếp theo:
- Ngồi nghe mưa rơi.
Tiếng nói của Loan nghe trong căn phòng ấm áp,thốt nhiên gợi Dũng nghĩ đến cảnh một người phiêu lưu ngủ trọ trong quán hàng nước ở một bến đò xa vắng. Đêm khuya lạnh sực thức dậy nghe tiếng mưa rơi trên sông và nhớ tới người yêu ở quê cũ.
Loan giật mình quay về phía Trúc:
- Từ nãy đến giờ anh Trúc ngồi không nói gì cả.Một sự lạ lùng.
Trúc đang ngồi tựa đầu vào cột nhìn lên mái nhà,nghe tiếng Loan hỏi,chàng thong thả đáp:
- Tôi tự nhiên thấy mình sung sướng quá nên yên lặng để nghe mình sung sướng như cố nghe mưa rơi,như anh Dũng xoay mãi cái chén uống nước mà không uống.
Câu ấy cả Dũng và Loan đều thấy Trúc đã sắp sẳn chỉ đợi dịp nói ra.Dũng nói đùa:
- Bao giờ anh ăn no là anh cũng đâm ra sung sướng.
Nhưng chàng vẫn khó chịu rằng Trúc để ý đến cử chỉ của mình.Chàng nhìn ra phía đánh tổ tôm và có nghĩ đến chuyện khác,không nghĩ đến Loan nữa,cho đở ngượng.Chàng tự hỏi:
- Nhưng sao mình lại ngượng với Trúc?Sao lại muốn dấu Trúc?
Dũng thấy rằng tấm tình yêu của chàng như một ngôi sao nhỏ ở một góc trời chỉ riêng đẹp,riêng quý đối với chàng,chính vì chàng đã chọn nó và không cho ai biết.Chỉ cho một người khác biết,người đó tất sẽ ngạc nhiên không hiểu,vì thấy ngôi sao ấy tầm thường không đẹp hơn gì muôn ngàn ngôi sao khác vẫn lấp lánh ở trên nền trời từ nghìn xưa đến giờ.Chắc chàng sẽ buồn về sự ngạc nhiên ấy và chàng sợ rồi sẽ không tin rằng ngôi sao của chàng là đẹp nữa.
Mưa mỗi lúc một to.Loan thở dài khẻ nói:
- Có lẻ mưa suốt đêm chắc.
Dũng thấy lời Loan nói như một lời reo vui.Chàng nhìn Loan ngẫm nghĩ:
- Sao mắt Loan đêm nay đẹp lạ thường.
Nghĩ vậy chàng cất tiếng nói với Loan:
- Lúc nãy qua vườn,có hai bông hoa nhài trắng nở về đêm đẹp quá.
Loan không hiểu tại sao Dũng lại nói đến hai bông hoa nhài.Nhưng nàng cũng mĩm cười và thấy sung sướng.