“Bởi vì họ cảm thấy Bạch thiết kế thì chỉ có ở Lưu Hương Lầu, so với những chỗ khác, đồ ăn ở đây D mới là chính tông nhất. Còn các tửu lâu khác thì không phải chính tông. Hơn nữa họ không phải
là người thiếu tiền, cho nên họ cũng không nghĩ Lưu Hương Lẩu đắt hơn mà đi tới chỗ khác ăn,2bởi vì họ cảm thấy những chỗ khác dù bắt chước có giống như chăng nữa, cũng không phải là món chính tổng nhất như ở Lưu Hương Lẩu.”
“Muội nhớ đến chuyện này nên mới nghĩ ra đạo lý đó. Bởi vì cơm ở Lưu Hương Lầu khác với những tửu lâu khác, mọi người đều muốn đích thân đến Lưu Hương Lầu ăn hoặc8mua về. Hơn nữa, những thức ăn này sẽ được lan truyền rất nhanh, cho nên mọi người đều biết, nói đến Bạch thiết kế thì nó xuất phát từ Lưu Hương Lẩu. Lưu Hương Lẩu là người nghĩ ra nó.”
“Còn đồ chơi vải của chúng ta hay túi sách thì lại không giống vậy, bởi vì mọi người đều mua về nhà, hơn nữa6nó cũng không được ăn ngay như cơm nước. Nếu chúng ta không làm ký hiệu, người mua đưa cho người khác, thì ngoài người đích thân mua nó ra, những người khác sẽ không biết được đồ chơi hay túi sách này là từ Như Ý phường nếu như người mua không nói. Vì vậy muội mới nghĩ nên làm ký hiệu đính lên3đồ chơi hay túi sách.
“Nhưng thứ này đều là nhờ những chuyện nhỏ nhặt bên cạnh gợi ý ra. Muội thấy trong sách vở có nói, nếu để ý đến cuộc sống xung quanh, khắp nơi đều là kiến thức, câu nói này rất đúng. Vì vậy A La không phải là thiên tài như Thân đại ca nói đâu, đâu phải bỗng dưng nghĩ5ra được mấy chuyện này.”
Tử La giải thích hết lời, nàng không muốn Thần Diệc Phàm nghĩ rằng những câu lý luận ban nãy là do nàng tự dưng nghĩ ra.
“Ha ha hóa ra là vậy, nhưng có thể để ý những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống rồi nghĩ đến điều này, A La cũng đáng gờm lắm đấy“. Mặc dù sau khi nghe Tử La giải thích, Thân Diệc Phàm cũng hiểu rõ vì sao nàng có thể nghĩ ra được những điều này, nhưng hắn vẫn cảm thấy Tử La thông minh.
Nhưng có thể suy ra đạo lý từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống, không phải thế đã giỏi lắm rồi sao?
“A La hay đọc sách lại thường nghĩ vu vơ ấy mà, nếu Thân đại ca còn khen muội ấy vậy nữa, muội ấy lại bay nhảy hơn nữa đấy.” Tử Thụ khuyên.
“Đúng đó, từ nhỏ A La đã tham tiền lắm, chuyện gì liên quan đến tiền muội ấy đều thấy hứng thú cả.” Tử Hiên nhận xét.
Sau khi giải quyết vấn đề lo lắng nhất của Thần Diệc Phàm, họ cùng nhau bàn bạc tình hình cụ thể để hợp tác làm đồ chơi vải.
Bởi vì Tử La giúp hắn gỡ được khúc mắc trong lòng, chuyện bàn điều kiện tiếp sau Thân Diệc Phàm tỏ ra vô cùng hào phóng.
Theo kết quả cuối cùng, mấy huynh muội Tử La chỉ cần thỉnh thoảng cung cấp mấy mẫu đồ chơi mới là được. Còn những thứ khác như sản xuất, tiêu thụ đều là do Thân Diệc Phàm phụ trách.
Đương nhiên điều kiện này không có gì ép buộc, dù sao việc tưởng tượng, linh cảm thì sao có thể ép nó phải xuất hiện được đây. Đương nhiên nếu như Tử La muốn kiếm nhiều tiền hơn một chút, các nàng sẽ cố gắng cung cấp thêm nhiều kiểu mẫu thôi mà.
Chuyện chia hoa hồng mới là điều quan trọng nhất.
Thân Diệc Phàm hào phóng chia cho các nàng bốn phần lợi nhuận.
Khiến Tử La kinh ngạc là, cuối cùng khi ký hiệp ước, Tử Thụ, Tử Hiên và Tử Vi bàn bạc quyết định ghi tên Tử La lên trên bản hiệp ước này. Bởi vì Tử Thụ nó, chuyện làm đồ chơi vải này nhờ Tử La mới có, cho nên để tên nàng cũng là chuyện bình thường.
Thật ra lúc Thân Diệc Phàm bàn chuyện làm bánh kem với họ, Từ Thụ đã muốn để tên Tử La rồi, nhưng vì họ phải giữ bí mật không để cho Thần Diệc Phàm biết bánh kem là do Tử La làm được, cho nên Tử Thụ mới để tên mình.
Còn bây giờ, chuyện đồ chơi vải đã “quang minh chính đại” nói với Thần Diệc Phàm là Tử La nghĩ ra, sao Tử Thụ có thể ký tên mình được.
Tử Hiên còn đùa: “A La nhỏ như vậy đã có đủ đồ cưới rồi.”
Thân Diệc Phàm lần thứ hai cảm nhận được mức độ chiều chuộng Tử La ở trong nhà.
Sau khi điền tên mình vào hiệp ước, đây là tài sản riêng lớn nhất mà nàng có được từ khi đến triều đại này. Mặc dù giờ còn chưa có bạc, nhưng không phải sau này sẽ có cả đấy thôi.
Ký kết xong xuôi, Thân Diệc Phàm tiếp tục thảo luận cách làm món đồ chơi vải với mấy chị em Tử La.
“Để các tú nương ở Như Ý phường nhanh chóng làm ra được những món đồ chơi chất lượng, ta nghĩ ngoài bản vẽ chúng ta cần cung cấp thêm mẫu thật. Như vậy các tủ nương vừa đối chiếu bản vẽ vừa nhìn theo hình dạng rồi làm theo, vậy thì sẽ nhanh hơn.” Thân Diệc Phàm nói.
“Không vấn đề gì, nhưng chỉ cần bản vẽ và mẫu thật là được rồi sao? Có cần bọn đệ đến Như Ý phường dạy các tủ nương làm không?” Tử Thụ hỏi.
“Không cần đầu, ở trấn trên không có cửa tiệm Như Ý phường, nơi gần nhất thì cũng ở Phủ Thành mới có, cho nên dù các đệ tự đi tới đó dạy hay các tủ nương tới đây học đều bất tiện cả. Dù sao chuyện hợp tác giữa chúng ta vẫn cần bảo mật mà.”
“Vả lại, những món đồ chơi này cũng không khó, bản vẽ của A La cũng khá tỉ mỉ và ghi rõ các bước rồi, có mẫu thật, ta tin các tù nương có thể làm ra được. Dù sao các tủ nương ở Như Ý phường đều có khả năng thêu thùa may vá, ta nghĩ chuyện này không khó với các nàng ấy đâu. Nếu có gì khó quá, chúng ta sẽ phải người đến hỏi Tử Vi cô nương là được.”
Thần Diệc Phàm rất có lòng tin với các tú nương Như Ý phường, hơn nữa bản vẽ của Tử La khá là chi tiết, còn ghi rõ các bước cách làm, vì thế Thân Diệc Phàm cảm thấy không cần để mấy huynh muội Tử La phải đi dạy các tủ nương.
Hơn nữa cũng giống như lần trước hợp tác làm bánh kem, các chị em Tử La đều yêu cầu họ phải giữ bí mật. Thực ra lần hợp tác này chính Thân Diệc Phàm cũng đề nghị giữ kín.
Các chị em Tử La giữ bí mật là vì họ khiêm tốn, không muốn quá nhiều người biết để tránh phiền phức không cần thiết.
Còn sở dĩ Thân Diệc Phàm muốn họ giữ bí mật vì hắn không muốn để người ngoài biết được nguồn gốc của đồ chơi vải, tránh những chuyện không hay.
Tử La nghe Thân Diệc Phàm nói vậy cũng thấy có đạo lý, thế là mọi người đều đồng thuận.
Thần Diệc Phàm nói với Tử Vi: “Tử Vi cô nương, trước cô có thể làm một con vải thỏ cho tiểu thư Tri phủ đại nhận được không, hai ngày sau ta sẽ bảo Mã chưởng quẩy đến lấy. Còn những kiểu đồ chơi khác khi nào xong quà cho nhà Tri phủ rồi hẵng làm. Sau khi xong cô có thể lên trấn báo cho Mã chưởng quỹ, lúc đó Mã chưởng quỹ sẽ liên hệ với ta.”
Lúc bàn bạc xong xuôi thì trời không còn sớm, Thân Diệc Phàm cũng vội cáo từ.
“Thần đại ca, giờ sắp đến bữa trưa rồi, hay huynh ăn xong rồi đi.” Tử Thu giữ lại.
“Đúng đó, Đại tỷ bắt đầu nấu bữa trưa rồi, Thân đại ca ăn luôn với bọn đệ đi“. Tử Hiển cũng nói.
“Đa tạ các đệ. Nhưng ta còn phải lên trấn trên dặn dò Mã chưởng quỹ vài việc, hơn nữa chiều còn phải chạy tới huyện khảo sát chuyện làm ăn của mấy cửa hàng, không thể ở lại dùng cơm được.”
Tử La nghe Thân Diệc Phàm nói vậy cũng biết hắn không thể ở lại dùng cơm, cho nên không ép nữa.
Đối với hai mối làm ăn thành công ngày hôm nay, Tử La cực kỳ vui vẻ.
Tháng Mười đến, hôm nay cũng là ngày Ngô phu tử rời đi.
Mấy huynh muội Tử La đều tới tiễn.
Lúc về nhà thì cũng đã gần trưa.
Tử La thấy mọi người đều có phần suy sụp, nhất là Tử Thụ, Tử Hiên.
Nàng bèn an ủi: “Đại ca, Nhị ca à, A La nghe nói trong thiên hạ không có buổi tiệc nào không tàn, huynh có thể làm thầy trò với Ngô phu tử cũng là một duyên phận rất lớn. Giờ Ngô phu tử muốn đi đoàn tụ với con cháu của ông, mọi người nên vui cho ông mới phải chứ.”
“Hơn nữa, sau này chúng ta có dịp đi Phủ Thành thì có thể đến thăm Ngô phu tử mà. Vả lại sau này các huynh đi thi phủ, thi viện, chẳng phải đều phải thi ở Phủ Thành đó sao, khi ấy các huynh đến nhà thăm Ngô phu tử là được.”
Tử Thụ, Tử Hiên nghe nàng nói vậy cũng thấy thoải mái hơn đôi chút. Hơn nữa Tử Thụ, Tử Hiên chỉ tạm thời không chịu nổi việc Ngô phu tử ra đi nên mới buồn vậy thôi. Giờ nghe Tử La nói họ cũng thấy thông suốt hơn nhiều.
“A La nói đúng lắm, sau này chúng ta có cơ hội cũng có thể đến thăm Ngô phu tử, là Đại ca nghĩ sai rồi.” Tử Thụ cười nói.
Thế là mấy huynh muội lấy lại tinh thần chuẩn bị làm bữa trưa.
Sau khi cơm nước xong, cả nhà Trần thẩm, nhà Xuyên Tử nhưng không có hai đệ đệ muội muội của cậu cũng tới nhà Tử La.
Mấy huynh muội nhiệt tình mới họ vào nhà, bưng bê rót nước và bánh ngọt.
“Thụ ca nhi à, mấy đứa khách sáo quá.” Trần thúc ngượng ngùng.
Trần thẩm và mẹ Xuyên Tử cũng phụ họa.