Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim

13. Gìn giữ sự kỳ diệu của tình yêu

Một trong những nghịch lý của quan hệ yêu đương là khi mọi thứ tiến triển tốt và chúng ta cảm giác được yêu, chúng ta có thể bất ngờ thấy bản thân xa cách đối phương của chúng ta về mặt tình cảm hoặc phản ứng lại họ một cách không yêu thương. Có thể gắn với một số ví dụ sau:

1. Bạn có thể cảm thấy nhiều tình yêu dành cho đối phương và sau đó, vào buổi sáng hôm sau khi bạn thức dậy bạn thấy khó chịu, bực tức về anh ấy/cô ấy.

2. Bạn đang yêu, kiên nhẫn và chấp nhận, sau đó ngày hôm sau bạn trở nên khắt khe hoặc không hài lòng.

3. Bạn không thể tưởng tượng là không yêu đối phương, sau đó, ngày hôm sau, bạn cãi nhau và đột ngột bắt đầu nghĩ đến việc li dị.

4. Đối phương của bạn làm việc gì đó yêu thương dành cho bạn và bạn cảm thấy bực tức về những lần trước kia khi anh ấy/cô ấy phớt lờ bạn.

5. Bạn quyến rũ đối phương và sau đó bất ngờ bạn cảm thấy không có cảm xúc trước mặt anh ấy/cô ấy.

6. Bạn hạnh phúc với đối phương và sau đó bất ngờ cảm thấy bấp bênh về mối quan hệ đó hoặc bất lực để đạt tới những gì bạn cần.

7. Bạn cảm thấy tự tin và chắc chắn rằng đối phương yêu bạn và bất ngờ bạn cảm thấy tuyệt vọng và túng thiếu.

8. Bạn hào phóng với tình yêu và sau đó bất ngờ bạn trở nên từ chối, suy xét, chỉ trích, tức giận hay kiềm chế.

Bạn quyến rũ đối phương và sau đó khi anh ấy/cô ấy cam đoan là bạn đã đánh mất sự hấp dẫn hoặc bạn cảm thấy những người khác hấp dẫn hơn.

Bạn muốn làm tình với đối phương nhưng khi anh ấy/cô ấy muốn thì bạn lại không.

Bạn cảm thấy thoải mái về bản thân và cuộc sống và sau đó bất ngờ bạn bắt đầu cảm thấy không xứng đáng, bị bỏ rơi và bất lực.

Bạn có một ngày tuyệt vời và mong chờ gặp đối phương nhưng khi bạn gặp anh ấy/cô ấy, đối phương nói điều gì đó làm bạn cảm thấy thất vọng, chán nản, khó chịu, mệt mỏi hoặc xa cách về mặt tình cảm.

Có thể bạn để ý thấy đối phương cũng đang trải qua một số những thay đổi này. Hãy nắm bắt lấy khoảnh khắc đọc lại danh sách trên, nghĩ về đối phương của bạn có thể bất ngờ đánh mất khả năng dành cho bạn tình yêu bạn xứng đáng có như thế nào. Có thể đôi khi bạn trải nghiệm những thay đổi đột ngột của anh ấy/cô ấy. Điều rất phổ biến là khi một ngày hai người đang yêu nhau thắm thiết thì ngày hôm sau họ lại ghét nhau hoặc lục đục với nhau.

Những thay đổi đột ngột này rất khó hiểu. Tuy nhiên chúng lại phổ biến. Nếu chúng ta không hiểu tại sao chúng xảy ra, chúng ta có thể nghĩ chúng ta đang điên rồ hoặc kết luận nhầm lẫn rằng tình yêu của chúng ta đã chết. May mắn thay có một sự lý giải. Tình yêu nuôi dưỡng tình cảm không quyết đoán của chúng ta. Một ngày chúng ta cảm thấy được yêu và ngày hôm sau chúng ta bất ngờ e ngại khi tin vào tình yêu. Những kỷ niệm đáng buồn bị từ chối bắt đầu xuất hiện khi chúng ta đối mặt với sự tin tưởng và chấp nhận tình yêu của đối phương.

Bất cứ khi nào chúng ta yêu bản thân mình nhiều hơn hoặc được người khác yêu, tình cảm đau khổ có xu hướng xuất hiện và tạm thời làm lu mờ nhận thức tình yêu của chúng ta. Chúng xuất hiện để được hàn gắn và giải thoát. Chúng ta có thể bất ngờ trở nên cáu kỉnh, phòng thủ, chỉ trích, bực tức, khắt khe, vụng về hoặc tức giận.

Những tình cảm mà chúng ta không thể hiện trước kia bỗng tràn ngập ý thức chúng ta khi chúng ta chắc chắn cảm thấy.

Tình yêu làm tan đi những tình cảm đau khổ của chúng ta và dần dần những tình cảm không quyết đoán này bắt đầu xuất hiện trong quan hệ của chúng ta.

Nó như thể tình cảm không quyết đoán của bạn đợi đến khi bạn cảm thấy được yêu và lúc đó chúng xuất hiện để được hàn gắn. Chúng ta tất cả đang đi vòng quanh một mớ tình cảm không quyết đoán, những vết thương từ quá khứ nằm ngủ yên trong ta đến khi thời điểm đến khi chúng ta cảm thấy được yêu. Sau đó, khi chúng ta cảm thấy an toàn về bản thân, những tình cảm đau khổ lại đến.

Nếu chúng ta có thể giải quyết thành công những tình cảm đó, lúc đó chúng ta cảm thấy tốt hơn nhiều và làm cho khả năng yêu đương, sáng tạo của chúng ta sống động hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta bắt đầu lục đục và đổ tội cho đối phương thay vì hàn gắn lại quá khứ của chúng ta, chúng ta chỉ thấy đau khổ và sau đó lại kìm nén tình cảm.

Tình cảm đau khổ xuất hiện như thế nào

Vấn đề là những tình cảm đau khổ không xuất hiện và nói rằng: “Xin chào, tôi là những tình cảm không quyết đoán của bạn từ quá khứ”. Nếu tình cảm của bạn về sự từ bỏ hoặc từ chối từ thời thơ ấu bắt đầu xuất hiện, lúc đó bạn sẽ cảm thấy bạn đang bị đối phương bỏ rơi hoặc từ chối. Nỗi đau quá khứ được chiếu vào hiện tại. Những điều mà thông thường sẽ không là chuyện lớn có thể làm tổn thương rất nhiều. Chúng ta đã kìm nén tình cảm đau buồn đã lâu. Rồi một ngày chúng ta phải lòng ai đó và tình yêu làm chúng ta cảm thấy an toàn để cởi mở và trở nên ý thức về tình cảm của chúng ta. Tình yêu mở ra và chúng ta bắt đầu cảm thấy nỗi đau của chúng ta.

Tại sao các cặp vợ chồng có thể lục đục những lúc hạnh phúc

Những tình cảm quá khứ của chúng ta bất ngờ xuất hiện không chỉ khi chúng ta phải lòng ai mà còn vào những lúc khác khi chúng ta cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hoặc yêu thương. Ở những thời điểm tích cực này, các cặp có thể lục đục với nhau là điều khó lý giải được vì nó có vẻ như họ sẽ hạnh phúc.

Ví dụ, hai người có thể cãi nhau khi họ chuyển về nhà mới, trang trí lại nhà cửa, tham dự lễ tốt nghiệp, lễ kỷ niệm tôn giáo hay một đám cưới, nhận quà, đi nghỉ hoặc đang lái xe, kết thúc một dự án, kỷ niệm Giáng sinh hoặc Lễ Tạ ơn, quyết định thay đổi thói quen xấu, mua xe ô tô mới, thay đổi nghề tích cực, trúng xổ số, kiếm nhiều tiền, quyết định chi tiêu nhiều tiền hoặc làm tình.

Trong tất cả những dịp đặc biệt này, một hoặc cả hai người có thể đột ngột trải qua những tâm trạng và phản ứng khó lý giải; sự bất hòa có xu hướng xuất hiện trước, trong khi hoặc ngay sau sự kiện. Có thể bạn sẽ rất sáng suốt khi rà soát danh sách những dịp đặc biệt trên và suy nghĩ về cách cha mẹ bạn có thể trải qua những dịp đó cũng như cách bạn trải qua trong các mối quan hệ của mình.

NGUYÊN TẮC 90/10

Bằng cách hiểu những tình cảm không quyết đoán trong quá khứ xuất hiện đều đặn như thế nào, dễ hiểu là tại sao chúng ta có thể trở nên dễ bị đối phương làm tổn thương. Khi chúng ta đau khổ thì khoảng 90% sự đau khổ đó liên quan đến quá khứ và không gắn gì với những gì chúng ta cho là làm chúng ta buồn. Nói chung, chỉ 10% đau khổ là tương thích với kinh nghiệm hiện tại.

Chúng ta hãy xem một ví dụ. Nếu đối phương có vẻ ít chỉ trích chúng ta, nó có thể làm tổn thương tình cảm của chúng ta ít hơn. Nhưng vì chúng ta là người lớn, chúng ta có thể hiểu rằng họ không định phê phán hay có thể chúng ta thấy hôm đó họ đã có một ngày không may. Sự thông cảm này giúp cho ta chấp nhận sự chỉ trích của họ mà không bị quá tổn thương. Chúng ta không xem xét nó với tư cách cá nhân.

Nhưng một ngày nọ, sự chỉ trích của họ rất đau đớn. Lúc đó những tình cảm tổn thương của chúng ta từ quá khứ lại dội về. Kết quả là chúng ta bị tổn thương hơn trước sự chỉ trích của đối phương. Nó xúc phạm vì khi là trẻ con chúng ta đã bị phê bình khắt khe. Sự chỉ trích của đối phương còn làm tổn thương hơn vì nó khuấy động lại quá khứ.

Khi còn nhỏ, chúng ta không thể hiểu là chúng ta vô tội và sự cấm đoán của cha mẹ là vấn đề của họ. Thời thơ ấu, chúng ta tự mình nhận lấy hết sự phê bình, hắt hủi và trách mắng.

Khi những tình cảm không quyết đoán này từ thời thơ ấu xuất hiện, chúng ta dễ dàng hiểu những lời chỉ trích của đối phương như là phê bình, hắt hủi và trách mắng. Bắt đầu những cuộc tranh cãi người lớn lúc này thật khó khăn. Mọi thứ đều bị hiểu nhầm. Khi đối phương có vẻ chỉ trích, 10% phản ứng của chúng ta liên quan đến ảnh hưởng của chúng lên chúng ta và 90% liên quan đến quá khứ.

Hãy tưởng tượng ai đó đang hích nhẹ tay bạn hay nhẹ nhàng đâm vào bạn. Nó không làm bạn đau nhiều. Bây giờ tưởng tượng bạn có một vết thương hoặc đau lộ ra ngoài và ai đó bắt đầu thúc vào nó hoặc đâm vào bạn. Nó làm bạn đau nhiều hơn. Cũng tương tự như vậy, nếu những tình cảm không quyết đoán xuất hiện, chúng ta sẽ dễ bị ảnh hưởng mạnh quá mức đối với những cú hích hay va chạm liên quan.

Lúc bắt đầu mối quan hệ, chúng ta có thể không nhạy cảm như thế. Nó cần thời gian để những tình cảm quá khứ xuất hiện. Nhưng khi chúng xuất hiện, chúng ta lại phản ứng đối phương khác nhau. Trong hầu hết các mối quan hệ, 90% những gì làm đảo lộn chúng ta sẽ không làm đau khổ nếu những tình cảm không quyết đoán của chúng ta không xuất hiện.

Chúng ta có thể giúp đỡ nhau như thế nào

Khi quá khứ của một người đàn ông xuất hiện, anh ta thường hướng về cái hang của mình. Anh ta rất dễ bị bối rối lúc đó và cần được thừa nhận nhiều. Khi quá khứ của một người phụ nữ xuất hiện là lúc lòng tự trọng của cô ấy phá sản. Cô ấy rơi xuống cái giếng sâu tình cảm và cần được chăm sóc yêu thương dịu dàng.

Sự hiểu biết này giúp bạn kiểm soát được tình cảm khi chúng chợt đến. Nếu bạn cảm thấy khó chịu với đối phương trước khi đối diện với anh ấy/cô ấy, đầu tiên bạn hãy viết những cảm nghĩ ra giấy. Thông qua quá trình viết Những Lá Thư Tình Yêu, sự tiêu cực của bạn sẽ tự động được giải thoát và sự đau khổ trong quá khứ sẽ được hàn gắn. Những Lá Thư Tình Yêu giúp tập trung bạn vào thời hiện tại để bạn có thể đáp lại đối phương theo cách tha thứ, thông cảm, thừa nhận và tin tưởng hơn.

Hiểu được nguyên tắc 90/10 cũng giúp ích khi đối phương phản ứng lại bạn mạnh mẽ. Biết được anh ấy/cô ấy bị ảnh hưởng bởi quá khứ có thể giúp bạn cảm thông và giúp đỡ hơn.

Đừng bao giờ nói với đối phương là họ đang phản ứng dữ dội khi có vẻ như thể “nỗi ngột ngạt quá khứ” của họ đang chợt trở về. Điều đó chỉ làm tổn thương thêm họ mà thôi. Nếu bạn thúc ai đó vào chính giữa vết thương bạn sẽ không nói với họ rằng họ đang phản ứng quá mức.

Hiểu những cảm xúc quá khứ hiện về như thế nào sẽ giúp chúng ta hiểu tại sao đối phương lại phản ứng theo cách của họ. Đó là một phần của quá trình hàn gắn. Hãy cho họ chút thời gian giảm nhiệt và trở nên tập trung lại. Rất khó để lắng nghe tình cảm của họ, hãy khuyến khích họ viết cho bạn một Lá thư Tình Yêu trước khi bạn nói chuyện về những gì đau khổ.

Bức thư hàn gắn

Hiểu được quá khứ có ảnh hưởng đến phản ứng hiện tại của bạn giúp bạn hàn gắn tình cảm của mình. Nếu đối phương bằng cách nào đó làm bạn đau khổ, thì hãy viết cho họ một Lá thư Tình Yêu và trong khi bạn viết, hãy hỏi bản thân xem điều này liên quan đến quá khứ của bạn như thế nào. Khi bạn viết, bạn có thể thấy những ký ức chợt về từ quá khứ và khám phá ra rằng bạn thật sự cảm thấy khó chịu với chính cha hoặc mẹ mình. Ở điểm này hãy tiếp tục viết nhưng giờ thì hãy gửi bức thư này cho cha mẹ mình. Sau đó viết Một Lá thư trả lời yêu thương. Hãy chia xẻ lá thư này với đối phương.

Họ sẽ thích nghe lá thư của bạn. Thật tuyệt khi đối phương của bạn nhận trách nhiệm đối với 90% nỗi đau của họ là đến từ quá khứ. Nếu không hiểu về quá khứ, chúng ta có xu hướng trách cứ đối phương hoặc ít nhất là họ cảm thấy có lỗi.

Nếu bạn muốn đối phương trở nên nhạy cảm đối với cảm xúc của bạn, hãy để họ nếm trải những cảm xúc đau khổ từ quá khứ của bạn. Sau đó họ có thể hiểu những nhạy cảm của bạn. Những Lá thư Tình yêu là một cơ hội tuyệt vời để làm điều này.

BẠN KHÔNG BAO GIỜ CẢM THẤY KHÓ CHỊU VỚI LÝ DO BẠN NGHĨ

Khi bạn thực hành viết Những Lá thư Tình yêu và khám phá cảm xúc của mình, bạn sẽ bắt đầu phát hiện ra rằng thông thường bạn cảm thấy khó chịu với những lý do khác nhau mà bạn nghĩ dến trước tiên. Qua trải nghiệm và cảm thấy những lý do sâu xa hơn, sự tiêu cực có khuynh hướng biến mất. Chỉ khi chúng ta đột ngột có thể nắm vững những xúc cảm tiêu cực, chúng ta cũng có thể giải thoát chúng.

Đây là một số ví dụ:

1. Một buổi sáng Jim thức dậy cảm thấy khó chịu với vợ mình. Những gì cô ấy làm đều quấy rầy anh ta. Khi anh ta viết cho cô ấy Một Lá thư Tình yêu, anh ta phát hiện ra là anh ta thật sự thấy khó chịu với mẹ mình vì bà kiểm soát anh chặt quá. Những cảm xúc này chỉ chợt xuất hiện, bởi vậy anh ta đã viết một Lá thư Tình yêu ngắn cho mẹ. Để viết lá thư này, anh đã tưởng tượng anh ta trở về khi cảm thấy bị kiểm soát. Sau khi viết thư, ngay lập tức anh không còn cảm thấy khó chịu với vợ nữa.

2. Sau nhiều tháng yêu đương, Lisa bất chợt trở nên chỉ trích đối phương. Khi cô viết Lá thư Tình Yêu, cô phát hiện ra rằng cô thật sự cảm thấy lo sợ vì cô không đủ tốt với anh ấy và lo rằng anh ấy không còn thích cô nữa. Qua nhận thức về nỗi lo sợ sâu kín, cô bắt đầu cảm thấy lại những cảm xúc yêu đương.

3. Sau khi dành một buổi tối lãng mạn với nhau, ngày hôm sau, Bill và Jean có mâu thuẫn khủng khiếp. Mâu thuẫn bắt đầu khi Jean trở nên cáu với Bill vì quên không làm việc gì đó. Thay vì bản thân hiểu như thường lệ, Bill đột ngột cảm thấy muốn ly dị. Sau đó khi anh ta viết một Lá thư Tình Yêu, anh nhận ra rằng anh thật sự sợ bị bỏ rơi. Anh nhớ lại anh cảm thấy như thế nào khi còn bé khi cha mẹ lục đục với nhau. Anh viết một lá thư cho cha mẹ mình và chợt cảm thấy lại yêu thương vợ mình.

4. Tom, chồng của Susan, bận rộn để đáp ứng đúng hạn trong công việc. Khi anh ấy trở về nhà, Susan cảm thấy hết sức bực bội và tức giận. Một phần cô ấy thông cảm với sự căng thẳng anh ấy phải chịu về mặt tình cảm, cô vẫn tức giận. Khi viết cho anh ấy một Lá thư Tình Yêu, cô phát hiện ra rằng cô tức giận với cha mình vì đã bỏ cô lại một mình với người mẹ hay chửi rủa. Khi còn trẻ con, cô cảm thấy bất lực và bị ruồng bỏ và những cảm xúc này lại xuất hiện trở lại để được hàn gắn. Cô đã viết một Lá thư Tình Yêu cho cha mình và bất chợt cô thấy không còn tức giận với Tom nữa.

5. Rachel say mê Phil khi anh ấy nói yêu cô và muốn hứa hẹn. Ngày hôm sau, tâm trạng của cô bất chợt thay đổi. Cô bắt đầu nghi ngờ và niềm say mê biến mất. Khi cô viết một Lá thư Tình Yêu, cô khám phá ra rằng cô đã giận với cha mình vì ông đã quá thờ ơ và làm mẹ cô đau khổ. Sau khi cô viết một Lá thư Tình Yêu cho cha và giải phóng những cảm xúc tiêu cực, cô chợt lại cảm thấy quyến rũ đối với Phil.

Khi bạn bắt đầu thực hành viết các Lá thư Tình Yêu, bạn có thể không phải lúc nào cũng nếm trải những cảm xúc và ký ức về quá khứ. Nhưng khi bạn mở ra và đi sâu vào cảm xúc, nó trở nên rõ ràng hơn là khi bạn thật sự khó chịu, đó cũng là về điều gì đó trong quá khứ.

SỰ ĐÁP LẠI PHẢN ỨNG TRÌ HOÃN

Đúng như tình yêu có thể nuôi dưỡng những cảm xúc không quyết đoán đã qua thì việc đạt được những gì bạn muốn cũng vậy. Tôi nhớ lại khi tôi lần đầu tiên biết về điều này. Nhiều năm trước đây tôi muốn làm tình với vợ nhưng cô ấy lúc đó không muốn. Trong đầu tôi chấp nhận điều đó. Ngày hôm sau tôi gợi ý vòng vo và cô ấy vẫn không hứng thú. Điều đó cứ tiếp diễn hàng ngày.

Sau hai tuần thì tôi bắt đầu cảm thấy bực bội Nhưng lúc đó trong cuộc đời mình tôi không biết làm thế nào để chia sẻ tình cảm. Thay vì nói về cảm xúc và tâm trạng thất vọng của mình, tôi chỉ tiếp tục giả vờ như thể mọi thứ đều bình thường. Tôi thấy ngột ngạt với những cảm giác tiêu cực và cố gắng yêu thương. Sự bực bội của tôi tiếp tục tích tụ trong hai tuần.

Tôi đã làm mọi thứ tôi biết để làm hài lòng cô ấy và làm cho cô ấy hạnh phúc trong khi bên trong thì bực tức vì cô ấy từ chối tôi. Sau hai tuần tôi ra ngoài và mua cho cô ấy một chiếc áo ngủ rất đẹp. Tôi mang về nhà và đêm hôm đó đưa cho cô ấy. Cô ấy mở chiếc hộp và sung sướng ngạc nhiên. Tôi bảo cô ấy thử áo nhưng cô ấy lại nói không có tâm trạng. Lúc đó thì tôi từ bỏ. Tôi quên luôn chuyện làm tình. Tôi vùi mình trong công việc và từ bỏ ham muốn làm tình. Trong đầu tôi coi nó bình thường bằng cách kìm nén cảm giác bực tức của mình. Tuy nhiên, khoảng hai tuần sau khi tôi đi làm về, cô ấy đã chuẩn bị một bữa ăn lãng mạn và mặc chiếc áo ngủ đó. Đèn bật nhỏ và âm nhạc êm dịu trong phòng.

Bạn có tưởng tượng phản ứng của tôi. Bất ngờ tôi cảm thấy sự bực tức trào lên. Bên trong tôi nghĩ “Bây giờ em phải chịu đựng trong 4 tuần”. Tất cả bực bội tôi kìm nén trong 4 tuần qua đột ngột xuất hiện. Sau khi nói về những cảm xúc này tôi nhận ra rằng việc cô ấy tự nguyện cho tôi những gì tôi muốn đã giải phóng sự bực bội trước đó của tôi.

Khi các cặp vợ chồng bất chợt cảm thấy bực bội

Tôi bắt đầu quan sát thấy kiểu mẫu này trong nhiều tình huống khác. Trong khi thực hành tư vấn, tôi cũng theo dõi hiện tượng này. Khi cuối cùng đối phương tự nguyện thay đổi theo hướng tốt hơn, thì người kia sẽ chợt trở nên hờ hững và không tán thưởng.

Ngay khi Bill bằng lòng dành cho Mary những gì cô ấy yêu cầu, cô ấy sẽ có phản ứng bực bội “Được, quá muộn rồi” hoặc “Thế thì sao?”

Nhiều lần tôi đã tư vấn cho một cặp vợ chồng đã kết hôn hơn hai mươi năm. Con họ đã lớn và không ở cùng. Bất ngờ người phụ nữ muốn li dị. Người đàn ông thức tỉnh và nhận ra rằng ông ta muốn thay đổi và cần giúp đỡ. Khi ông ta bắt đầu thay đổi và dành cho bà ấy tình yêu bà ấy cần trong hai mươi năm qua thì bà ấy phản ứng lại bằng sự oán giận lạnh nhạt.

Điều đó như thể bà ấy muốn ông ta phải chịu đựng hai mươi năm như bà ấy. May mắn là không phải. Khi họ tiếp tục chia sẻ tình cảm, ông ta lắng nghe và hiểu làm sao bà ấy bị thờ ơ, bà ấy dần dần trở nên dễ tiếp thu những thay đổi của ông ấy. Điều này có thể đi theo hướng khác, người đàn ông muốn bỏ đi và người phụ nữ trở nên sẵn sàng thay đổi nhưng anh ta phản kháng.

Khủng hoảng của những mong đợi đang lên

Một ví dụ khác về phản ứng trì hoãn xảy ra ở mức độ xã hội. Trong xã hội, nó được gọi là khủng hoảng của những mong đợi đang lên. Nó xảy ra vào những năm 60 thời gian chính quyền Johnson. Lần đầu tiên người thiểu số được có nhiều quyền hơn trước đó. Kết quả là sự bùng nổ của tức giận, nổi loạn và bạo lực. Tất cả những tình cảm chủng tộc bị dồn nén bất ngờ được giải thoát. Đây là một ví dụ khác về tình cảm đau khổ do bị kìm nén hồi tỉnh. Khi người thiểu số cảm thấy được ủng hộ hơn thì họ cũng cảm thấy sự bộc phát những tình cảm tức giận và phẫn uất. Những tình cảm không quyết đoán trong quá khứ bắt đầu trở lại. Phản ứng tương tự hiện đang xảy ra ở những nước nơi người dân đang giành lại tự do từ các nhà lãnh đạo chính phủ lạm dụng.

TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI LÀNH MẠNH CÓ THỂ CẦN TƯ VẤN

Khi bạn trở nên thân mật trong quan hệ, tình yêu tăng thêm. Kết quả là càng nhiều tình cảm đau khổ hơn sẽ xuất hiện và cần có những tình cảm hàn gắn sâu kín như xấu hổ và sợ hãi. Bởi vì thông thường chúng ta không biết giải quyết những tình cảm đau khổ này như thế nào, chúng ta trở nên bế tắc.

Để hàn gắn chúng, chúng ta cần chia sẻ nhưng chúng ta quá e ngại và xấu hổ khi bộc lộ những gì chúng ta chia sẻ. Những lúc như thế, chúng ta có thể trở nên chán nản, lo lắng, buồn bã, bực tức hoặc đơn giản là mệt mỏi mà không có lý do. Đây là tất cả các triệu chứng của sự “ngột ngạt” xuất hiện và bị ngăn chặn.

Theo bản năng bạn sẽ muốn chạy trón khỏi tình yêu hoặc gia tăng những say mê của mình. Đây là lúc bạn nên tiếp tục với tình cảm của mình và không được chạy trốn. Khi những tình cảm sâu kín xảy đến, bạn sẽ rất khôn ngoan nếu cần sự giúp đỡ của một bác sỹ trị liệu.

Khi những tình cảm sâu kín xuất hiện, chúng ta hướng suy nghĩ vào đối phương.

Nếu chúng ta không thấy tin cậy khi bày tỏ tình cảm với cha mẹ hoặc với một đối phương trước kia, thật bất ngờ là chúng ta không thể liên hệ giữa tình cảm của mình với sự hiện diện hiện tại của đối phương. Về điểm này, cho dù đối phương ủng hộ bạn như thế nào, khi bạn ở với anh ta/cô ta, bạn sẽ không thấy tin cậy. Tình cảm sẽ bị ngăn cản.

Đó là một nghịch lý; bởi vì khi bạn cảm thấy tin cậy với đối phương, những sợ hãi sâu kín nhất của bạn có cơ hội xuất hiện. Khi chúng xuất hiện, bạn trở nên e ngại và không thể chia sẻ những gì bạn suy nghĩ. Nỗi sợ hãi thậm chí có thể làm bạn tê cóng. Khi điều này xảy ra, những tình cảm đng xuất hiện trở nên bế tắc.

Đó là một nghịch lý; bởi vì khi bạn cảm thấy tin cậy với đối phương, những sợ hãi sâu kín nhất của bạn có cơ hội xuất hiện. Khi chúng xuất hiện, bạn trở nên e ngại và không thể chia sẻ những gì bạn suy nghĩ.

Có người tư vấn hoặc bác sĩ trị liệu là vô cùng hữu ích. Khi bạn ở với ai đó bạn sẽ không hướng nỗi sợ hãi của bạn vào người đó mà có thể xử lý những tình cảm đang xuất hiện. Nhưng nếu bạn chỉ ở một mình với đối phương, bạn có thể có cảm giác tê cóng.

Đó là lý do tại sao những người có mối quan hệ rất yêu thương có thể chắc chắn vẫn cần sự giúp đỡ của bác sĩ trị liệu. Cùng chia sẻ trong các nhóm ủng hộ cũng có hiệu quả giải thoát. Việc cùng ở với những người khác chúng ta không biết tường tận có thể đem lại sự giúp đỡ, tạo ra hướng mở cho những tình cảm tổn thương được chia sẻ.

Khi những tình cảm không quyết đoán của chúng ta được hướng vào người mà ta gần gũi, anh ấy/cô ấy hoàn toàn không có khả năng giúp đỡ chúng ta. Tất cả những gì đối phương có thể làm là khuyến khích chúng ta nhận sự giúp đỡ. Hiểu được việc quá khứ tiếp tục ảnh hưởng đến mối quan hệ như thế nào sẽ mở cho chúng ta biết chấp nhận sự suy sụp và cả dòng chảy của tình yêu. Chúng ta bắt đầu tin vào tình yêu và quá trình hàn gắn của nó. Để giữ được phép ma thuật của tình yêu sống mãi, chúng ta phải linh hoạt và có sự thích nghi cao đối với những sự thay mùa trong tình yêu.

CÁC MÙA TÌNH YÊU

Một mối quan hệ cũng như một khu vườn. Để phát triển, nó phải được tưới nước thường xuyên. Cần phải quan tâm chăm sóc đặc biệt, phải để ý đến các mùa cũng như thời tiết không thể dự đoán trước được. Cũng tương tự như thế, để gìn giữ sự kỳ diệu của tình yêu tồn tại, chúng ta phải hiểu biết về các mùa của nó và nuôi dưỡng những nhu cầu đặc biệt của tình yêu.

Mùa xuân của tình yêu

Khi yêu cũng giống như mùa xuân. Chúng ta cảm thấy như thể chúng ta sẽ hạnh phúc mãi mãi. Chúng ta không thể tưởng tượng là không yêu đối phương. Đó là lúc ngây thơ. Tình yêu dường như vĩnh cửu. Đó là thời điểm kỳ diệu khi mọi thứ dường như hoàn hảo và tiến triển dễ dàng. Đối phương của chúng ta có vẻ đúng là người thích hợp hoàn hảo. Chúng ta cùng nhau nhảy hòa nhịp dễ dàng và tự hào về sự may mắn của chúng ta.

Mùa hè của tình yêu

Qua mùa hè của tình yêu, chúng ta nhận thấy đối phương của chúng ta không hoàn hảo như chúng ta nghĩ và chúng ta phải tiếp tục tác động tới mối quan hệ. Đối phương của chúng ta không chỉ đến từ hành tinh khác mà anh ấy/cô ấy cũng còn là con người mắc lỗi và có thói xấu ở khía cạnh nào đó.

Sự thất vọng chán ngán nảy sinh, cỏ dại cần phải nhổ đi và cây cối cần tưới thêm nước dưới mặt trời nắng nóng. Không còn dễ dàng cho đi tình yêu và có được tình yêu chúng ta cần. Chúng ta khám phá ra rằng chúng ta không luôn luôn hạnh phúc và không luôn luôn cảm thấy yêu đương. Đó không phải là bức tranh tình yêu.

Về điểm này, nhiều cặp vợ chồng trở nên vỡ mộng. Họ không muốn tiếp tục mối quan hệ. Họ lúc nào cũng mong đợi hão huyền đó là mùa xuân. Họ đổ lỗi cho đối phương và từ bỏ. Họ không nhận ra rằng tình yêu không phải lúc nào cũng dễ dàng; đôi khi nó đòi hỏi phải làm việc nặng nhọc dưới mặt trời nắng nóng. Trong mùa hè của tình yêu, chúng ta cần phải nuôi dưỡng những nhu cầu của đối phương cũng như yêu cầu và giành được tình yêu chúng ta cần. Nó không xảy ra một cách tự động.

Mùa thu tình yêu

Kết quả của việc chăm sóc khu vườn trong suốt mùa hè là chúng ta đi đến thu hoạch những thành quả công lao khó nhọc của chúng ta. Mùa thu đã đến. Đó là thời gian vàng và thỏa mãn. Chúng ta trải qua một tình yêu chín chắn hơn biết chấp nhận và hiểu được nhưng điều không hoàn hảo của đối phương cũng như của chính chúng ta. Đó là lúc tạ ơn và chia sẻ. Vì làm việc vất vả trong suốt mùa hè, chúng ta có thể thư giãn và tận hưởng tình yêu mà chúng ta sáng tạo ra.

Mùa đông tình yêu

Sau đó thời tiết lại thay đổi và mùa đông tới. Trong những tháng mùa đông lạnh giá, cằn cỗi, tất cả tự nhiên thu mình lại. Đó là thời gian nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ và phục hồi. Đây là thời điểm mà trong mối quan hệ, chúng ta trải qua nỗi đau không giải quyết được hoặc cái tôi vô hình. Đó là khi mi mắt chúng ta mở ra và những cảm xúc đau khổ xuất hiện. Đó là thời điểm lớn lên cô độc khi chúng ta cần quan tâm nhiều tới bản thân hơn là đối phương vì tình yêu và sự thỏa mãn. Đó là thời điểm của sự hàn gắn. Đây là lúc đàn ông ngủ đông trong hang động của mình và phụ nữ chìm sâu dưới đáy giếng.

Sau khi yêu đương và hàn gắn bản thân vượt qua mùa đông tình yêu u ám, lúc đó mùa xuân chắc chắn sẽ quay trở lại. Một lần nữa chúng ta lại hạnh phúc với những cảm giác hi vọng, yêu thương và dạt dào triển vọng. Trên cơ sở sự hàn gắn nội tâm và tìm kiếm tâm hồn của chuyến đi mùa đông, chúng ta có thể mở rộng trái tim và cảm nhận mùa xuân của tình yêu.

NHỮNG MỐI QUAN HỆ THÀNH CÔNG

Sau khi nghiên cứu cuốn sách hướng dẫn cải thiện giao tiếp và đạt tới những gì bạn mong muốn trong các mối quan hệ này, bạn đã sẵn sàng để có những mối quan hệ thành công. Bạn có lý do chính đáng để cảm thấy hi vọng về bản thân. Bạn sẽ vượt qua tốt những mùa của tình yêu.

Tôi đã từng chứng kiến hàng nghìn đôi bạn thay đổi quan hệ của họ, một số đúng là chỉ trong chốc lát. Họ đến vào thứ Bảy trong buổi hội thảo cuối tuần về mối quan hệ và đến bữa tối Chủ nhật, họ lại yêu nhau. Bằng cách áp dụng những hiểu biết bạn thu được thông qua đọc cuốn sách này và ghi nhớ rằng đàn ông đến từ sao Hỏa và đàn bà đến từ sao Kim, bạn sẽ có thành công tương tự.

Nhưng tôi báo trước các bạn nên nhớ rằng tình yêu thay đổi theo mùa. Nó dễ dàng vào mùa xuân nhưng khó nhọc vào mùa hè. Vào mùa thu bạn có thể cảm thấy rất thoải mái và mãn nguyện nhưng mùa đông bạn sẽ thấy trống rỗng. Thông tin bạn cần để vượt qua mùa hè và tiếp nối mối quan hệ của mình dễ dàng bị quên lãng. Tình yêu bạn cảm thấy vào mùa thu sẽ dễ dàng bị mất đi vào mùa đông.

Vào mùa hè của tình yêu, khi mọi thứ trở nên khó khăn và bạn không đạt được tình yêu bạn cần, thật bất ngờ bạn có thể quên mọi thứ bạn học được từ cuốn sách này. Bạn có thể bắt đầu đổ lỗi cho đối phương và quên mất cách nuôi dưỡng những nhu cầu của họ.

Khi sự trống trải của mùa đông bắt đầu, bạn có thể cảm thấy hết hy vọng. Bạn có thể trách cứ bản thân và quên mất cách yêu thương và nuôi dưỡng bản thân. Bạn có thể nghi ngờ bản thân và đối phương. Bạn có thể hoài nghi và có cảm giác khước từ. Đây là hoàn toàn một phần của chu trình. Trước lúc bình minh, luôn luôn là bóng tối.

Để thành công trong mối quan hệ, chúng ta phải chấp nhận và hiểu các mùa khác nhau của tình yêu. Đôi khi tình yêu ùa tới dễ dàng và tự nhiên; những lúc khác, nó lại cần sự nỗ lực. Đôi khi trái tim chúng ta tràn trề và những lúc khác chúng ta lại thấy trống rỗng. Chúng ta không nên mong đợi đối phương luôn yêu thương hay thậm chí ghi nhớ cách yêu thương như thế nào. Chúng ta cũng nên tặng chính mình món quà hiểu biết này và không mong nhớ mọi thứ chúng ta đã học về tình yêu.

Quá trình học hỏi không chỉ đòi hỏi phải lắng nghe và áp dụng mà còn quên đi và sau đó nhớ lại. Thông qua cuốn sách này, bạn học được những điều mà cha mẹ bạn không thể dạy bạn. Họ không biết. Nhưng bây giờ khi bạn đã biết, hãy nên thực tế. Hãy cho phép bản thân mắc lỗi. Nhiều trong số những hiểu biết mới bạn có được có lúc sẽ bị quên.

Thuyết giáo dục khẳng định rằng để học điều gì mới, chúng ta cần nghe nó 200 lần. Chúng ta không thể trông mong bản thân (hay đối phương) nhớ tất cả những hiểu biết mới trong cuốn sách này. Chúng ta phải kiên nhẫn và tán thưởng mọi bước đi nhỏ bé của họ. Cần có thời gian để tiến triển với những ý tưởng này và hòa nhập chúng vào cuộc sống của bạn.

Chúng ta không những ần nghe nó 200 lần mà còn cần gạt bỏ những gì chúng ta được biết trong quá khứ. Chúng ta không phải là những đứa trẻ ngây thơ học cách để có được các mối quan hệ thành công. Chúng ta được cha mẹ lập chương trình sẵn, bởi nền văn hóa mà chúng ta lớn lên trong đó và bởi những kinh nghiệm quá khứ đau khổ của chính mình. Hòa nhập hiểu biết mới này để có mối quan hệ yêu thương là một thử thách mới. Bạn là người tiên phong. Bạn đang đi trên một vùng đất mới. Hãy nghĩ rằng đôi lúc sẽ bị lạc. Hãy nghĩ rằng đối phương của bạn bị lạc. Hãy sử dụng cuốn sách hướng dẫn này làm bản đồ dẫn bạn vượt qua những miền đất chưa có dấu chân người đến.

Lần sau khi bạn thấy không hài lòng về người khác giới, hãy nhớ đàn ông đến từ sao Hỏa và đàn bà đến từ sao Kim. Thậm chí nếu bạn không nhớ gì về cuốn sách này, hãy nhớ rằng chúng ta được cho là khác nhau, nó sẽ giúp bạn yêu thương nhiều hơn. Bằng cách dần dần giải phóng những suy xét, trách cứ và kiên trì yêu cầu những gì bạn muốn, bạn có thể tạo ra mối quan hệ yêu thương bạn muốn, cần và xứng đáng.

Bạn có nhiều thứ để mong đợi. Chúc bạn tiếp tục tiến triển trong tình yêu và ánh sáng. Cảm ơn bạn đã để tôi tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của bạn.