Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim

12. Làm thế nào để đề nghị và đón nhận sự giúp đỡ

Nếu như bạn không nhận được sự giúp đỡ như bạn mong muốn trong nhiều mối quan hệ thì một nguyên nhân quan trọng là bạn đã đề nghị thì một nguyên nhân quan trọng là bạn đã đề nghị không đủ hoặc có thể bạn đã đề nghị một cách không có hiệu quả. Yêu cầu tình yêu và sự giúp đỡ là rất cần thiết đối với sự thành công của bất kì mối quan hệ nào. Nếu bạn muốn nhận được thì bạn phải đề nghị.

Cả đàn bà và đàn ông đều gặp khó khăn thì đề nghị sự giúp đỡ. Tuy nhiên, so với đàn ông, thì đàn bà có xu hướng cảm thấy không hài lòng và thất vọng hơn khi đề nghị sự giúp đỡ. Với lí do này, tôi sẽ dành riêng một chương cho nữ giới. Tất nhiên đàn ông cũng sẽ mở mang được tầm hiểu biết nếu như họ cũng đọc chương này.

TẠI SAO ĐÀN BÀ LẠI KHÔNG ĐỀ NGHỊ

Đàn bà thường nghĩ một cách nhầm lẫn rằng họ không cần phải đề nghị đàn ông giúp đỡ. Bởi vì đàn bà thường cảm nhận qua trực giác những nhu cầu của người khác và cho đi bất kì thứ gì mà họ có thể, nên họ mong đợi một cách sai lầm đàn ông cũng làm điều tương tự như thế. Khi một người phụ nữ đang yêu, cô ta sẽ dâng hiến tình yêu của mình theo bản năng. Với sự cảm thông và vui mừng to lớn, cô ta tìm kiếm mọi cách để ban phát sự giúp đỡ. Cô ta càng yêu một người, thì cô ta càng có động lực để dâng hiến tình yêu của mình.

Quay trở lại sao Kim, mọi người tự động giúp đỡ người khác, vì vậy chẳng có lí do gì mà phải yêu cầu cả. Trong thực tế không cần phải yêu cầu là một trong nhiều cách để họ bộc lộ tình yêu của mình dành cho một người khác. Trên sao Kim, khẩu hiệu của họ là “Tình yêu không bao giờ phải đề nghị”.

Trên sao Kim, khẩu hiệu của họ là “Tình yêu không bao giờ phải đề nghị”.

Bởi vì đây là quan điểm của đàn bà, nên họ cho rằng nếu đối phương yêu cô ta, anh ta sẽ dâng hiến sự giúp đỡ và cô ấy không phải đề nghị. Thậm chí cô ta còn cố tình không đề nghị giúp đỡ như một bài kiểm tra để đánh giá xem liệu rằng người đàn ông có yêu cô ta thực sự hay không. Để vượt qua được bài kiểm tra ấy, người đàn bà đòi hỏi người đàn ông phải đoán trước được những nhu cầu của mình và người đàn ông phải giúp đỡ họ một cách tình nguyện.

Với đàn ông, hướng tiếp cận này đối với các mối quan hệ thường không phát huy hiệu quả. Đàn ông đến từ sao Hỏa, mà ở trên sao Hỏa nếu bạn muốn nhận được sự giúp đỡ đơn giản thì bạn phải yêu cầu. Đàn ông không bị thôi thúc theo bản năng để giúp đỡ người khác. Đàn bà cần phải đề nghị họ. Điều này lại vô cùng rắc rối bởi vì nếu bạn đề nghị người đàn ông giúp đỡ mà sai cách thì anh ta sẽ từ chối, và nếu bạn không đề nghị thì bạn sẽ nhận được ít sự giúp đỡ hay thậm chí còn chẳng nhận được gì.

Trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ, nếu một người đàn bà không nhận được sự giúp đỡ như cô ta mong muốn thì cô ta sẽ đinh ninh rằng người đàn ông không cho cô ấy bởi vì anh ta chẳng còn gì nữa để cho cả. Cô ta tiếp tục cho người đàn ông sự giúp đỡ một cách tình cảm và kiên trì, vì cô ta tưởng rằng chẳng bao lâu nữa anh ta sẽ hiểu ra. Tuy nhiên người đàn ông cho rằng anh ta cho đủ rồi bởi vì cô ta vẫn tiếp tục cho anh ta.

Người đàn ông không nhận ra rằng người đàn bà đang mong ngóng họ đáp lại. Người đàn ông nghĩ rằng nếu như người đàn bà cần hoặc muốn thêm sự giúp đỡ thì cô ta sẽ phải ngừng cho. Nhưng vì người đàn bà đến từ sao Kim, nên họ không chỉ mong muốn nhận thêm sự giúp đỡ mà còn chờ đợi người đàn ông giúp đỡ họ mà không cần phải đề nghị. Nhưng người đàn ông lại đợi người đàn bà đề nghị nếu như người đàn bà muốn giúp đỡ. Nếu như người đàn bà không đề nghị giúp đỡ thì người đàn ông lại đinh ninh rằng họ đã giúp đỡ đủ.

Dần dần, người đàn bà có thể đề nghị người đàn ông giúp đỡ, nhưng lúc đó cô ấy đã nhận được và cảm nhận thấy quá đòi hỏi. Một người đàn bà sẽ tức giận với người đàn ông đơn giản vì cô ta phải đề nghị anh ta giúp đỡ. Sau đó khi họ đề nghị nếu như người đàn ông đồng ý và giúp đỡ cô ta thì cô ta vẫn cảm thấy bực mình vì cô ấy đã phải đề nghị. Người đàn bà cảm thấy “Nếu ta phải yêu cầu, thì điều này còn có nghĩa lí gì nữa”.

Đàn ông cư xử khéo với những đòi hỏi và bực dọc của đàn bà. Nếu như một người đàn ông sẵn sàng giúp đỡ, thì sự bực mình và giận dữ của người đàn bà sẽ khiến anh ta từ chối. Những đòi hỏi là một điều gì đó rất kinh khủng. Cơ hội của người đàn bà nhận được sự giúp đỡ từ phía người đàn ông bị tụt giảm một cách nhanh chóng khi một lời đề nghị biến thành một đòi hỏi. Trong một vài tình huống thậm chí đôi khi người đàn ông còn đưa ra ít sự giúp đỡ hơn nếu như anh ta cảm thấy rằng cô ta đang đòi hỏi thêm.

Nếu như người đàn bà không đề nghị giúp đỡ thì người đàn ông lại đinh ninh rằng họ đã cho đủ.

Đối với những người đàn bà không hiểu, thì điều này khiến cho những mối quan hệ có liên quan đến đàn ông vô cùng khó khăn. Mặc dù rắc rối này tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng nó lại có thể được giải quyết. Bằng việc ghi nhớ rằng, đàn ông đến từ sao Hỏa mà bạn có thể học được nhiều cách mới để đề nghị những điều bạn mong muốn theo những cách có hiệu quả.

Trong những cuộc hội thảo của mình, tôi đã rèn luyện cho hàng nghìn người phụ nữ nghệ thuật đề nghị và họ đã liên tục đạt được những thành công nhanh chóng. Trong chương này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu ba bước có liên quan đến việc đề nghị và đón nhận những điều bạn mong muốn. Đó là: (1) Luyện tập việc đề nghị đúng cách những thứ bạn đã nhận được; (2) Luyện tập việc đề nghị thêm thậm chí ngay cả khi bạn biết anh ta từ chối và chấp nhận sự từ chối của anh ta; (3) Luyện tập việc đề nghị kiên quyết.

BƯỚC 1: ĐỀ NGHỊ ĐÚNG CÁCH VỀ NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ NHẬN ĐƯỢC

Trong những mối quan hệ của bạn, bước đầu tiên để học được cách chấp nhận thêm sự giúp đỡ là phải luyện tập việc đề nghị những điều bạn đã và đang nhận được. Phải ý thức được những gì đối phương đang làm cho bạn. Đặc biệt là những chuyện nhỏ nhặt, giống như chuyện mang những chiếc hộp, thu dọn đồ đạc, lau dọn, gọi điện và những việc tủn mủn khác.

Phần quan trong của bước này là phải bắt đầu đề nghị anh ta làm những việc nhỏ nhặt mà anh ta đã làm và không coi đó là trách nhiệm của mình. Sau khi anh ta đã làm những việc này, hãy đánh giá cao anh ta. Tạm thời hãy từ bỏ việc chờ đợi chuyện anh ta sẵn lòng giúp đỡ ngay.

Trong bước 1 này, quan trọng là bạn không được đề nghị nhiều hơn những gì anh ta làm cho bạn. Hãy tập trung vào việc đề nghị anh ta làm những việc nhỏ nhặt mà anh ta vẫn thường làm. Hãy để anh ta quen với việc nghe bạn đề nghị trong một giọng điệu không hề đòi hỏi.

Khi người đàn ông nghe thấy giọng điệu đòi hỏi, cho dù bạn có đưa ra lời đề nghị hay đến mấy, thì tất cả những gì anh ta nghe thấy đều có nghĩa là anh ta đã giúp đỡ không đủ. Điều này khiến anh ta cảm thấy không được yêu mến và không được đánh giá cao. Sau đó anh ta có xu hướng giúp bạn ít hơn cho đến tận khi bạn đánh giá cao những điều anh ta đã và đang làm.

Khi người đàn ông nghe thấy giọng điệu đòi hỏi, cho dù bạn có đưa ra lời đề nghị hay đến mấy, thì tất cả những gì anh ta nghe thấy đều có nghĩa là anh ta đã giúp đỡ không đủ. Điều này khiến anh ta cảm thấy không được yêu mến và không được đánh giá cao. Sau đó anh ta có xu hướng giúp bạn ít hơn cho đến tận khi bạn đánh giá cao những điều anh ta đã và đang làm.

Bạn hay người mẹ có thể ra điều kiện cho anh ta và ngay lập tức anh ta từ chối những yêu cầu đó. Ở trong bước 1 này, bạn đang đặt điều kiện lại để anh ta đáp ứng một cách tích cực những đề nghị của bạn. Khi một người đàn ông dần hiểu ra rằng anh ta được đánh giá cao thì anh ta sẽ rất hài lòng với bạn, anh ta sẽ muốn đáp ứng lại một cách tích cực những đề nghị của bạn khi anh ấy có thể. Sau đó anh ta sẽ tự động giúp đỡ bạn. Nhưng bạn không nên trông mong vào bước cao siêu này ngay từ lúc ban đầu.

Nhưng còn có một nguyên nhân khác để bắt đầu đề nghị những thứ anh ta đang làm cho bạn. Bạn cần phải chắc chắn rằng bạn đang đề nghị theo một cách mà anh ta có thể nghe thấy và đáp ứng lại được. Đó chính là điều tôi ám chỉ khi nói rằng “Phải đề nghị đúng cách”.

Những bí quyết để khích lệ một người đàn ông.

Có 5 bí quyết để đề nghị một người Sao Hỏa giúp đỡ một cách phù hợp. Nếu như bạn không tuân theo những bí quyết này, đàn ông có thể sẽ từ chối bạn. Những bí quyết đó là: thời điểm phù hợp, thái độ không mang tính chất ra lệnh, ngắn gọn, trực tiếp, và sử dụng từ ngữ phù hợp.

1. Thời điểm phù hợp: Hãy cẩn thận, đừng đề nghị anh ta làm một điều gì mà rõ ràng anh ta cũng định làm. Ví dụ, nếu anh ta định đổ rác, thì bạn đừng yêu cầu “Anh có thể đổ rác đi không?” Vì anh ta sẽ cảm giác rằng bạn đang bảo anh ta điều anh ta phải làm. Yếu tố thời điểm có tính chất quyết định. Thêm vào đó, nếu anh ta buộc phải tập trung hết sức vào một điều gì đó thì bạn đừng đợi anh ta sẽ đáp ứng ngay đề nghị của bạn.

2. Thái độ đề nghị không mang tính ra lệnh. Hãy ghi nhớ rằng, một lời đề nghị chứ không phải là một lời mệnh lệnh. Nếu như bạn có thái độ ra lệnh hay bực tức, cho dù bạn có lựa chọn ngôn ngữ cẩn thận đến đâu đi chăng nữa thì anh ta vẫn sẽ cảm thấy mình không được đánh giá cao với những gì anh ta đã làm và có thể còn nói lời từ chối.

3. Ngắn gọn. Bạn nên tránh việc đưa ra một loại những lí do giải thích tại sao anh ta nên giúp bạn. Nên cho rằng, bạn không phải thuyết phục anh ta. Bạn càng giải thích dài dòng bao nhiêu, thì anh ta càng ngán ngẩm bấy nhiêu. Những lời giải thích dài dòng làm rõ cho những lời đề nghị của bạn sẽ khiến anh ta cảm thấy như thể bạn không tin rằng anh ra sẽ giúp đỡ bạn vậy. Anh ta sẽ bắt đầu cảm thấy bị thúc giục thay cho việc sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Khi bạn đề nghị một người đàn ông giúp đỡ, nên cho rằng bạn không phải đang đi thuyết phục anh ta.

Khi người đàn bà buồn bực thì cô ta không muốn phải nghe thấy một loạt lí do và những lời giải thích về việc tại sao cô ta lại không nên buồn bực, một người đàn ông cũng không muốn nghe thấy một loạt những lí do và những lời biện minh về chuyện tại sao anh ta nên thỏa mãn những lời đề nghị của cô ta.

Đàn bà thường đưa ra một danh sách những lí do để minh chứng cho những nhu cầu của cô ta một cách sai lầm. Họ cứ nghĩ rằng điều đó sẽ giúp người đàn ông thấy được lời đề nghị của họ là chính đáng và vì thế sẽ thôi thúc được anh ta. Nhưng điều mà người đàn ông nghe thấy được lại là: “Đây là lí do tại sao anh phải làm điều này”. Danh sách ấy càng dài thì anh ta càng phản đối giúp đỡ bạn. Nếu anh ta hỏi bạn “Tại sao?” thì bạn hãy đưa ra những lí do của mình, nhưng nếu anh ta hỏi lại lần nữa thì bạn phải trả lời ngắn gọn. Bạn phải luyện tập việc tin rằng anh ta sẽ làm điều ấy nếu có thể. Hãy nhớ là: càng ngắn gọn càng tốt.

4. Trực tiếp: Đàn bà thường nghĩ rằng họ đang đề nghị giúp đỡ trong khi họ lại không hề nói trực tiếp ra. Khi một người đàn bà cần sự giúp đỡ, cô ta có thể đề cập đến khó khăn nhưng lại không trực tiếp đề nghị được giúp đỡ. Cô ta mong chờ người đàn ông giúp đỡ mình đồng thời lại phớt lờ việc đề nghị trực tiếp người đàn ông giúp đỡ.

Một lời đề nghị gián tiếp thì vẫn là một lời đề nghị nhưng nó không trực tiếp thể hiện điều đó. Những lời đề nghị kiểu gián tiếp này khiến cho người đàn ông cảm thấy đó là chuyện đương nhiên mà anh ta phải làm và anh ta không được đánh giá cao. Đôi khi việc sử dụng những câu nói gián tiếp tất nhiên cũng tốt. Nhưng khi bạn sử dụng chúng liên tục thì người đàn ông sẽ từ chối giúp đỡ bạn. Thậm chí ngay cả anh ta cũng chẳng hiểu tại sao mình lại từ chối. Những câu nói sau đây sẽ là tất cả những ví dụ về những lời đề nghị gián tiếp và một người đàn ông có thể đáp ứng lại những lời đề nghị ấy ra sao.

ĐIỀU MÀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ THỂ NGHE THẤY KHI NGƯỜI ĐÀN BÀ NÓI GIÁN TIẾP

Điều mà người đàn bà nên nói (ngắn gọn và trực tiếp)

“Anh sẽ đón lũ trẻ được không?”

“Anh sẽ mang hàng tạp phẩm vào được không?” “Anh sẽ dọn dẹp sân sau nhà được không?” “Anh sẽ lấy bưu kiện được không?” “Anh sẽ đưa em đi ăn tiệm tối nay nhé!”

“Tuần này, anh sẽ đưa em đi chơi được không?”

“Một lúc nào đó, anh sẽ nói chuyện với em được không?”

Điều mà cô ấy không nên nói (Gián tiếp)

“Cần phải đón lũ trẻ, mà em thì không thể.” “Hàng tạp phẩm ở trong xe hơi”. “Sân sau nhà thực sự là bẩn”.

“Bưu kiện vẫn chưa ai nhận cả”.

“Tối nay em không có thời gian nấu cơm”. “Đã vài tuần nay, chúng mình không đi chơi.” “Chúng ta cần phải nói chuyện”.

Điều người đàn ông nghe thấy khi người đàn bà nói gián tiếp

“Nếu có thể thì anh nên đón chúng, nếu không thì tôi sẽ cảm thấy không được giúp đỡ và cáu với anh” (ra lệnh).

“Mang chúng vào là việc của anh, tôi đã đi mua rồi” (mong chờ).

“Anh lại không dọn dẹp sân sau nhà rồi đấy. Anh nên có trách nhiệm hơn đi. Lẽ ra tôi không phải nhắc nhở anh” (từ chối).

“Anh đã quên nhận bưu kiện. Anh nên nhớ mới đúng” (phản đối)

“Tôi đã làm điều đó nhiều rồi, thì ít ra anh cũng có thể đưa chúng ta đi ăn tiệm tối nay chứ” (không hài lòng).

“Anh chả để ý gì đến tôi cả. Tôi đâu có nhận được cái mà tôi cần. Anh nên đi chơi với tôi thường xuyên hơn” (cáu bẳn).

“Vì lỗi của anh, mà chúng ta nói chuyện với nhau chưa đủ. Anh nên nói chuyện với tôi thường xuyên hơn” (đổ tội)

5. Sử dụng ngôn từ thích hợp. Một trong những lỗi thông thường nhất khi đề nghị giúp đỡ là việc sử dụng từ “Có thể” thay cho tứ “Sẽ”. “Anh có thể đổ rác không?” chỉ là một câu hỏi bao hàm thông tin. Nhưng “Anh sẽ đi đổ rác chứ?” lại là một lời đề nghị.

Phụ nữ thường sử dụng câu “Anh có thể?” để hàm ý “Anh sẽ?”. Như trước đây tôi đã đề cập, những đòi hỏi gián tiếp là một điều gì đó rất kinh khủng. Thỉnh thoảng chúng ta mới sử dụng chúng, thì tất nhiên cũng chẳng có vấn đề gì, nhưng suốt ngày sử dụng từ “Có thể” thì cũng bắt đầu làm người đàn ông nóng nảy.

Khi tôi gợi ý cho phụ nữ nên đề nghị đàn ông giúp đỡ thì đôi khi họ lại hoảng sợ vì nhiều lúc đối phương lại đưa ra những câu bình luận kiểu như:

• “Đừng có càu nhàu với tôi.”

• “Đừng có suốt ngày yêu cầu làm nhiều thứ như thế.”

• “Dừng ngay việc ra lệnh cho tôi làm điều đó đi.”

• “Tôi tự biết phải làm gì.”

• “Cô không phải nói với tôi điều đó.”

Mặc dù điều ấy nghe như thế nào đối với một người đàn bà, khi một người đàn ông có kiểu bình luận này, thì điều họ thực sự định nói vẫn là “Anh không thích cách mà em đề nghị!”. Nếu như một người đàn bà không hiểu ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến người đàn ông rõ ràng như thế nào, thì thậm chí cô ta còn trở thành càu nhàu hơn nữa. Cô ta trở nên ngại đề nghị và bắt đầu nói câu “Anh có thể…” bởi vì cô ấy nghĩ rằng cô ấy đang cư xử lịch sự hơn. Mặc dù điều này có tác dụng tốt trên sao Kim, nhưng nó lại không có tác dụng gì cả trên sao Hỏa.

Trên sao Hỏa, sẽ là một điều xúc phạm người khác nếu như chúng ta hỏi một người đàn ông câu: “Anh có thể đi đổ rác chứ?” Tất nhiên là anh ta có thể đi đổ rác! Nhưng câu hỏi không phải là anh ta có thể đi đổ rác mà là anh ta sẽ đi đổ rác. Sau khi anh ta bị xúc phạm, anh ta có thể sẽ nói “không” chỉ vì bạn đã chọc giận anh ta.

Người đàn ông muốn được đề nghị gì

Khi tôi giải thích sự khác biệt giữa từ có thể và từ sẽ trong những cuộc hội thỏa của tôi, nhiều người phụ nữ lại nghĩ rằng tôi đang làm một chuyện vô bổ. Đối với những người phụ nữ, không có sự khác biệt nhiều, trong thực tế cụm từ “Anh có thể” thậm chí còn lịch sự hơn cả cụm từ “Anh sẽ”. Nhưng đối với rất nhiều người đàn ông, thì đó là cả một sự khác biệt to tát. Bởi vì sự khác biệt này tối quan trọng, nên tôi sẽ đưa thêm vào đây những lời bình luận của 7 người đàn ông khác nhau đã tham dự vào các cuộc hội thảo của tôi.

1. Khi người ta hỏi tôi “Anh có thể làm điều đó và chắc chắc là có thể.” Nhưng tôi không thích tôi phải hứa làm điều đó. Mặt khác, khi cô ta hỏi tôi: “Anh sẽ dọn dẹp sân sau nhà được không?” Tôi sẽ quyết định và sẵn sàng giúp đỡ họ. Nếu tôi nói có thì cơ hội để tôi ghi nhớ làm điều đó còn lớn hơn bởi vì tôi đã hứa.

2. Khi cô ấy nói rằng: “Em cần sự giúp đỡ của anh. Anh có thể giúp em không?” Điều đó nghe cứ như bị một lời buộc tội giống như tôi đã từ chối cô ấy ở một phương diện nào đó. Câu hỏi ấy không giống như một lời mời để tôi có thể trở thành một người đàn ông tốt – một người muốn giúp đỡ cô ấy. Mặt khác, câu: “Em cần anh giúp đỡ. Anh sẽ giúp em mang thứ này chứ?” nghe giống như một lời đề nghị và cũng là một cơ hội đối với một người đàn ông tốt bụng. Tôi muốn nói đồng ý.

3. Khi vợ tôi nói rằng: “Anh có thể thay tã cho Christopher được không?”. Tôi có thể, thay tã là một chuyện đơn giản. Nhưng nếu tôi không muốn làm điều đó thì tôi vẫn có thể viện cớ này cớ khác. Giá như cô ấy hỏi tôi: “Anh sẽ thay tã cho Christopher được không?” thì tôi sẽ nói rằng “Chắc chắn rồi” và tôi sẽ làm việc đó. Về mặt sâu xa, tôi sẽ cảm thấy, tôi muốn làm và tôi thích cùng cô ấy nuôi dạy lũ trẻ. Tôi muốn giúp đỡ cô ấy!

4. Khi người ta hỏi tôi; “Anh sẽ giúp đỡ tôi chứ?” câu hỏi này tạo cơ hội cho tôi giúp đỡ họ, và tôi còn sẵn sàng giúp đỡ họ nhiều hơn, nhưng khi tôi nghe thấy câu: “Anh có thể giúp đỡ tôi không?” tôi cảm giác như bị đẩy vào chân tường, như thể tôi không có sự lựa chọn nào. Nếu như tôi có khả năng giúp đỡ họ thì tôi cũng mong giúp được họ. Tôi không cảm thấy mình được đánh giá cao.

5. Tôi bực mình vì bị hỏi: “Anh có thể”. Tôi thà không có sự lựa chọn nào còn hơn là nói: “Có”. Nếu như tôi nói không, thì cô ấy sẽ thất vọng về tôi. Câu nói đó không phải là một lời đề nghị mà là một câu mệnh lệnh

6. Tôi luôn bận rộn hoặc ít ra tôi cũng giả vờ mình bận rộn để người phụ nữ cũng làm việc với tôi không thể hỏi tôi câu: “Anh có thể”.Với câu hỏi: “Anh sẽ”, tôi cảm thấy có cơ hội và tôi muốn giúp đỡ cô ta.

7. Chỉ trong tuần này vợ tôi hỏi: “Hôm nay anh có thể trồng hoa hay không?” và không ngần ngừ gì, tôi trả lời: “Được”. Khi vợ tôi về nhà, cô ấy lại hỏi: “Anh đã trồng hoa rồi phải không?” Tôi trả lời “Chưa”. Cô ấy hỏi: “Ngày mai anh có thể trồng chúng không?” và không ngần ngại gì, tôi lại trả lời: “Được chứ”. Điều này cứ xảy ra hàng ngày trong tuần và hoa thì vẫn chưa được trồng. Tôi nghĩ, giá như cô ấy hỏi tôi: “Ngày mai anh sẽ trồng hoa chứ?” thì tôi sẽ cân nhắc về điều ấy và nếu như tôi đã trả lời “Có” thì tôi sẽ làm điều đó.

8. Khi tôi nói rằng: “Vâng, tôi có thể làm điều đó” thì bản thân tôi không cam kết làm điều đó. Tôi chỉ nói rằng tôi có thể làm điều đó mà thôi chứ tôi đâu có hứa sẽ làm. Nếu cô ấy cáu với tôi thì tôi cũng không thích cô ấy có được cái quyền ấy. Nếu tôi hứa tôi sẽ làm điều đó, thì tôi mới hiểu tại sao cô ấy cáu nếu như tôi không làm.

9. Tôi lớn lên cùng với 5 chị em gái, và giờ đây tôi đã xây dựng gia đình và có ba đứa con gái. Khi bà vợ của tôi nói: “Anh có thể đi đổ rác không?” tôi mới không trả lời, mà cô ấy đã hỏi “Tại sao?” và ngay cả tôi cũng không biết tại sao nữa. Giờ đây tôi đã hiểu tại sao. Tôi cảm thấy mình bị kiểm soát. Nhưng tôi có thể trả lời câu “Anh sẽ?”

10. Khi tôi nghe thấy câu: “Anh có thể?” thì tôi sẽ nói “Có” ngay lập tức và 12 phút trôi qua tôi mới nhận ra rằng tôi không làm điều đó, rồi sau đó tôi còn phớt lờ câu hỏi. Nhưng khi tôi nghe thấy câu: “Anh sẽ?” thì một phần trong con người tôi trỗi dậy và trả lời “Có, tôi muốn giúp em”. Và thậm chí cảm giác phản đối có xuất hiện sau đó trong tâm chí tôi, thì tôi vẫn sẽ thỏa mãn đề nghị của cô ấy bởi vì tôi đã hứa rồi.

11. Tôi sẽ nói đồng ý với một câu hỏi dạng: “Anh có thể?”, nhưng thực ra bên trong tôi bực cô ta lắm. Tôi cảm giác rằng nếu tôi nói không cô ta sẽ điên tiết lên mất. Tôi thấy mình đang bị kiểm soát. Khi cô ấy hỏi tôi: “Anh sẽ,”, thì tôi lại cảm thấy thoải mái trả lời có hoặc không. Tôi lựa chọn câu hỏi này rồi sau đó tôi sẽ trả lời có.

12. Khi một người đàn bà hỏi tôi: “Anh sẽ làm điều này chứ?” Tôi cảm thấy yên tâm. Tôi tán thành câu hỏi này. Tôi cảm thấy mình được đánh giá cao và hạnh phúc khi giúp đỡ được họ.

13. Khi tôi nghe thấy câu: “Anh sẽ”, tôi cảm thấy mình được tin tưởng để có thể giúp đỡ họ. Nhưng khi tôi nghe thấy câu: “Anh có thể” thì tôi còn nghe thấy một câu hỏi khác ẩn sau câu hỏi đó. Cô ấy hỏi tôi liệu rằng tôi có thể đổ rác hay không thì rõ ràng tôi có thể làm được điều ấy. Nhưng đằng sau câu hỏi của cô ấy là một mệnh lệnh, điều này có nghĩa là cô ta tin tưởng tôi vẫn chưa đủ nên không thể hỏi tôi một cách trực tiếp.

14. Khi một người đàn bà hỏi tôi: “Anh sẽ”, tôi cảm thấy sự dịu dàng của cô ấy. Tôi nhạy cảm hơn rất nhiều với cô ấy và cả những nhu cầu của cô ấy; rõ ràng là tôi không muốn từ chối cô ấy. Khi cô ấy nói: “Anh có thể” thì có nhiều khả năng tôi trả lời “không” hơn bởi vì tôi biết đây không phải là một lời từ chối đối với cô ấy. Đơn giản nó chỉ là một lời nhận xét khách quan rằng tôi không thể làm điều ấy. Câu trả lời ấy sẽ không phải là điều gì đó xúc phạm đến cô ta nếu như tôi từ chối câu hỏi dạng “Anh có thể làm điều này?”

15. Đối với tôi, bản thân câu “Anh sẽ” cũng đã mang sắc thái tình cảm và tôi muốn đáp lại, nhưng câu “Anh có thể” thì lại khách quan, và tôi sẽ đáp lại nếu như điều đó thuận tiện nếu như tôi chẳng có gì để làm.

16. Khi một người đàn bà nói rằng “Anh có thể giúp em được không?” thì tôi có thể cảm nhận thấy sự bực tức của cô ta và tôi sẽ phải chịu đựng cô ta. Nhưng nếu cô ta nói rằng “Anh sẽ giúp em được chứ” thì tôi lại chẳng cảm thấy sự bực tức nào, thậm chí nếu có thì tôi vẫn sẵn sàng giúp đỡ cô ấy.

17. Khi một người đàn bà nói rằng “Anh có thể giúp đỡ em chuyện này chứ?” thì tôi sẽ tán thành thực sự mà nói rằng “Tôi không muốn.” Phần chây lì trong tôi trỗi dậy. Nhưng khi tôi nghe thấy câu “Anh sẽ giúp em được không?” tôi sẽ trở nên sáng tạo hơn và bắt đầu nghĩ cách để giúp đỡ họ.

Người đàn bà chắc chắn đã liên tưởng sự khác biệt quan trọng giữa “có thể” và “sẽ” bằng cách tái hiện lại một cảnh tượng lãng mạn trong một khoảnh khắc. Hãy tưởng tượng đến cảnh một chàng trai cầu hôn một cô gái. Trái tin anh rực sáng tình yêu, giống như ánh trăng tỏa sáng ở phía trên. Anh quỳ xuống trước mặt cô gái và nắm lấy đôi bàn tay của cô. Rồi anh nhìn sâu vào trong mắt cô và nói một cách dịu dàng, “Em có thể lấy anh chứ?”.

Ngay lập tức sự lãng mạn tiêu tan. Khi chàng trai sử dụng từ “Có thể” và “Sẽ”, thì dường như anh rất mềm yếu và không đứng đắn. Trong khoảnh khắc đó, ở anh ta xuất hiện sự tự ti và mất an toàn. Nếu thay vào đó mà anh ta nói rằng “Em sẽ lấy anh chứ?” thì cả sức mạnh và cả sự mềm yếu đều hiện diện. Đó là cách cầu hôn.

Một cách tương tự như vậy, một người đàn ông đòi hỏi người đàn bà bộc lộ những yêu cầu theo cách này. Hãy sử dụng từ “Sẽ”, từ “Có thể” nghe có vẻ không được tin tưởng cho lắm, lại gián tiếp, yếu đuối và có tính thúc giục.

Khi người đàn bà nói “Anh có thể đổ rác không?” thì thông điệp mà anh ta nhận được là “Nếu anh có thể thì anh nên đi đổ. Em sẽ đổ nó giùm anh”. Trong quan điểm của mình, anh ta thấy rõ ràng có thể làm được điều ấy nhưng anh ta phớt lờ đề nghị giúp đỡ người đàn bà vì anh ta cảm giác cô ta đang sai khiến anh ấy hoặc coi rằng đương nhiên anh ta phải làm điều ấy. Anh ta cảm thấy cô ta khôgn tin tưởng anh ta.

Tôi nhớ đến một người phụ nữ trong một cuộc hội thảo nọ đang giảng giải sự khác biệt ấy bằng những thuật ngữ của những người đến từ sao Kim. Bà ta cho biết “Ban đầu tôi cũng không cảm thấy sự khác biệt giữa hai cách yêu cầu. Nhưng sau đó thì tôi đã hiểu ra. Tôi đã cảm thấy sự khác biệt khi anh ấy nói “Không, tôi không thể làm điều đó” với câu “Không, anh sẽ không làm điều ấy”. Câu nói “Không, anh sẽ không làm điều ấy” là một sự phản đối mang tính chất cá nhân. Nếu anh ta nói câu “Anh không thể làm điều đó”, thì điều ấy cũng chẳng liên quan gì đến tôi, chỉ là anh ta không thể làm điều đó mà thôi.

Những lỗi thường khi đề nghị

Phần khó nhất của việc học cách đề nghị là phải ghi nhớ cách làm điều đó như thế nào. Bạn hãy nhớ dùng từ “Sẽ” bất cứ khi nào bạn có thể. Chuyện ấy đòi hỏi phải luyện tập.

Để yêu cầu một người đàn ông giúp đỡ cần:

1. Trực tiếp

2. Ngắn gọn

3. Sử dụng câu “Anh sẽ?”

Cách tốt nhất là đừng quá gián tiếp, quá dài dòng hay đừng áp dụng cụm từ “Anh có thể”. Hãy cùng xem xét những ví dụ sau.

Nên nói

“Anh sẽ đi đổ rác chứ?”

“Anh sẽ giúp em kê cái bàn này chứ?”

“Anh sẽ dọn thứ này giúp em được không?”

“Anh sẽ giúp em mang đồ tạp hóa trong ô tô vào chứ?”

“Anh sẽ mua giùm em một hộp sữa trên đường về được không?”

“Anh sẽ đến trường đón Julie được không?”

“Anh sẽ dẫn con Zoey đến bác sĩ thú y được không?”

“Anh sẽ dẫn em đi ăn tiệm tối nay được không?”

“Anh sẽ giúp em kéo khóa lên được không?”

“Anh sẽ nhóm lửa tối nay được không?”

“Anh sẽ dẫn em đi xem phim vào tuần này được không?

“Anh sẽ giúp Lauren đi giày vào được không?”

“Anh sẽ ngồi xuống đây ngay bây giờ hay một buổi tối nào đó để chúng mình bàn về kế hoạch được không?”

Không nên nói

“Nhà bếp lộn xộn quá. Nó hôi thối quá. Em không thể nhét thêm được thứ gì và túi đựng rác này, cần phải đổ nó đi. Anh có thể đi đổ rác không?” (Câu này quá dài mà còn dùng từ “Có thể”.)

“Em không thể kê được cái bàn này. Em phải kê lại nó trước khi bữa tiệc của chúng ta bắt đầu vào tối nay. Anh có thể giúp em được không?” (Câu này quá dài mà còn dùng từ “Có thể.”)

“Em không thể dọn dẹp được tất cả những thứ này” (Đây là một thông điệp gián tiếp)

“Em để 4 túi hàng tạp phẩm trong ô tô. Và em lại cần chúng để nấu bữa tối. Anh có thể mang chúng vào đây cho em được không?”

“Anh đang đi đến gần bách hóa. Lauren cần một hộp sữa. Mà em lại không thể ra ngoài được. Em mệt lắm. Hôm nay là một ngày xui xẻo. Anh có thể mua một hộp không?” (Câu này quá dài, lại gián tiếp và còn dùng từ “Có thể”.)

“Con Julie đang đợi ở trường mà em lại không thể đón nó. Anh có thời gian phải không? Anh có nghĩ rằng anh có thể đón nó không?” (Câu này quá dài, lại gián tiếp và còn dùng từ “Có thể”.)

“Đã đến lúc phải tiêm cho con Zoey rồi. Anh có muốn dẫn nó đến bác sĩ thú y chứ?” (Câu này quá gián tiếp.)

“Em quá mệt nên không thể nấu được bữa tối. Đã lâu rồi chúng mình không ăn ở ngoài. Anh cũng muốn ăn ở nhà hàng chứ?” (Câu này dài lê thê mà lại còn gián tiếp nữa.)

“Em cần anh giúp. Anh có thể giúp em kéo khóa lên được không?” (Câu này gián tiếp mà còn dùng từ “Có thể”)

“Trời thực sự lạnh quá. Anh sắp nhóm lửa đúng không?” (Câu này quá gián tiếp)

“Anh có muốn đi xem phim tuần này không?” (Câu này quá gián tiếp)

“Con Lauren vẫn chưa đi xong giầy. Chúng ta muộn mất rồi. Em không thể đi giày cho nó được. Anh có thể giúp em được không? (Câu này quá dài, lại gián tiếp và còn dùng từ “Có thể”.)

“Em không bận tâm chuyện gì đang xảy ra. Chúng ta đã không bàn bạc gì với nhau. Và em nên biết anh đang làm chuyện gì vậy?” (Câu này quá dài và quá gián tiếp)

Như vậy giờ đây bạn đã hiểu rằng điều bạn đang đề nghị giúp đỡ lại không đề nghị được những người sao Hỏa – Vìhoj nghe thấy những thứ khác. Chúng ta cần phải nỗ lực liên tục để biến sự thay đổi tuy ít ỏi nhưng rất quan trọng này theo cách bạn có thể đề nghị được những người đàn ông giúp đỡ. Tôi nghĩ cần phải luyện tập ít nhất ba tháng để có thể sửa được cách bạn đề nghị giúp đỡ trước khi chuyển sang bước thứ hai. Những câu đề nghị có tác dụng là “Anh sẽ vui lòng…?” và “Anh có phiền không…?”

Ban đầu ở bước 1, bạn đã nhận thức được bao nhiêu lần bạn không đề nghị đàn ông giúp đỡ bạn. Bạn sẽ hiểu ra nên đề nghị ra sao và khi nào bạn đề nghị. Khi bạn ý thức hơn được điều đó, bạn hãy luyện tập việc đề nghị anh ta những điều mà anh ta đã và đang làm cho bạn. Hãy nhớ phải ngắn gọn và trực tiếp. Sau đó hãy đánh giá cao và cảm ơn anh ta.

Những câu hỏi thông thường về việc đề nghị giúp đỡ

Bước đầu tiên này có thể là rất khóp. Đây là một số câu hỏi thông thường có thể hé lộ cả sự chống đối và kháng cự mà người đàn bà có.

1. Câu hỏi. Một người đàn bà có thể cảm nhận được rằng “Tại sao mình phải hỏi người đàn ông xem khi nào mình không yêu cầu anh ta giúp đỡ mình cơ chứ?”

Câu trả lời: Hãy nhớ rằng đàn ông đến từ sao Hỏa; họ khác bạn. Bằng việc chấp nhận và hòa hợp với những điều khác biệt của người đàn ông bạn sẽ hiểu được bạn đang cần. Thay vào đó, nếu bạn cứ cố thay đổi anh ta thì anh ta sẽ chống đối lại bạn một cách ngoan cố. Mặc dù việc yêu cầu những gì bạn mong là bản chất thứ hai của những người sao Kim, nhưng bạn vẫn có thể làm điều ấy mà không cần quên đi chuyện bạn là ai. Khi người đàn ông cảm thấy được yêu thương và được đánh giá cao, thì dần dần họ sẽ giúp đỡ bạn tình nguyện hơn mà chẳng cần bạn phải đề nghị. Đó chính là bước sau.

2. Câu hỏi: Một người đàn bà có thể cảm thấy, tại sao mình nên đánh giá cao những điều mà người đàn ông làm trong khi mình làm còn tốt hơn.

Trả lời: Những cư dân sao Hỏa sẽ giúp đỡ ít hơn nếu những cư dân sao Kim không đánh giá cao họ. Nếu muốn người đàn ông tiếp tục giúp đỡ bạn, thì những gì anh ta yêu cầu cần phải được đánh giá cao. Đàn ông được khích lệ thông qua những lời đánh giá cao. Nếu bạn đang cho nhiều hơn thì tất nhiên là sẽ khó để đánh giá cao anh ta rồi. Hãy duyên dáng bắt đầu cho ít đi để bạn có thể đánh giá anh ta cao hơn. Bằng cách tạo ra những thay đổi, bạn không chỉ ủng hộ anh ta khi làm cho anh ấy cảm thấy được yêu mà bạn còn tự tìm lấy cho mình sự ủng hộ mà bạn cần và xứng đáng với nó.

3. Câu hỏi: Một người phụ nữ có thể cảm thấy, nếu tôi phải đề nghị anh ta giúp đỡ, anh ta có thể nghĩ đang ban cho tôi một đặc ân.

Trả lời: Đó là cách anh ta cảm thấy. Món quà tình yêu là một đặc ân. Khi một người đàn ông cảm thấy anh ta đang ban cho bạn một đặc ân thì lúc đó anh ta đang cho từ trái tim. Nên nhớ rằng, anh ta là người sao Hỏa và không tiếp tục ghi điểm cách bạn làm. Nếu anh ta cảm thấy bạn đang nói với anh ấy là anh ta bị ép buộc phải cho, trái tim anh ta sẽ đóng lại và anh ta cho ít hơn.

4. Câu hỏi: Một người phụ nữ có thể cảm thấy, nếu anh ta yêu tôi, anh ta sẽ giúp đỡ tôi mà không phải đề nghị.

Trả lời: Nên nhớ đàn ông đến từ sao Hỏa, họ khác biệt. Đàn ông chờ được đề nghị. Thay vì suy nghĩ, nếu anh ta yêu tôi anh ta sẽ giúp đỡ mà hãy xem xét suy nghĩ này, nếu anh ta là người sao Kim, anh ta sẽ giúp đỡ, nhưng không phải, anh ta là người sao Hỏa. Nếu châp nhận sự khác biệt này, anh ta sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn và dần dần anh ta sẽ bắt đầu đưa ra sự giúp đỡ.

5. Câu hỏi: Một người phụ nữ có thể cảm thấy, nếu tôi phải yêu cầu điều gì đó, anh ta sẽ nghĩ tôi không cho nhiều bằng anh ta. Tôi e rằng anh ta có thể cảm thấy như anh ta không có để cho tôi nhiều hơn.

Trả lời: Một người đàn ông rộng rãi hơn khi anh ta cảm thấy như thể anh ta không buộc phải cho. Thêm vào đó, khi một người đàn ông nghe một người phụ nữ đề nghị giúp đỡ (một cách tôn trọng), anh ta cũng nghe thấy là cô ấy cảm thấy trân trọng sự giúp đỡ đó. Anh ta không cho rằng cô ấy cho ít hơn. Hoàn toàn ngược lại, anh ta cho rằng cô ấy phải cho nhiều hơn hoặc ít hơn cũng bằng anh ta và đó lý do tại sao cô ấy cảm thấy thoải mái khi đề nghị.

6. Câu hỏi: Một người phụ nữ có thể cảm thấy, khi tôi đề nghị sự giúp đỡ, tôi e rằng điều đó quá ngắn gọn. Tôi muốn giải thích lý do tại sao tôi cần sự giúp đỡ của anh ta, tôi không muốn có vẻ như đang yêu cầu.

Trả lời: Khi một người đàn ông nghe thấy lời đề nghị từ đối phương, anh ta tin rằng cô ấy có lý do chính đáng. Nếu cô ấy đưa ra nhiều lý do tại sao anh ta nên đáp ứng lời đề nghị, anh ta cảm thấy nưh thể anh ta không thể nói không/ từ chối và nếu không thể từ chối, lúc đó anh ta cảm thấy bị lôi kéo hoặc bị cho đó là chuyện đương nhiên. Hãy để anh ta dành cho bạn một món quà thay vì coi sự giúp đỡ của anh ta là điều dĩ nhiên.

Nếu anh ta cần hiểu rõ hơn, anh ta sẽ hỏi tại sao. Lúc đó hãy đưa ra lý do. Thậm chí khi được hỏi, nên cẩn thận là đừng quá dài dòng. Đưa ra một hoặc nhiều nhất 2 lý do. Nếu anh ta vẫn cần nhiều thông tin hơn, anh ta sẽ cho bạn biết.

BƯỚC 2: THỰC HÀNH ĐỀ NGHỊ NHIỀU HƠN (THẬM CHÍ KHI BẠN BIẾT ANH TA CÓ THỂ NÓI KHÔNG/ TỪ CHỐI)

Trước khi cố gắng đề nghị một người đàn ông nhiều hơn, phải chắc chắn rằng anh ta cảm thấy được đánh giá cao đối với những gì anh ta đã đang dành cho bạn. Khi bạn tiếp tục đề nghị giúp đỡ mà không mong anh ta làm nhiều hơn những gì anh ta đang làm, anh ta sẽ cảm thấy không chỉ được bạn đánh giá cao mà còn được thừa nhận.

Khi anh ta quen với việc nghe bạn đề nghị giúp đỡ mà không cần thêm nữa, anh ta cảm thấy được yêu thương trong mắt bạn. Anh ta cảm thấy không phải thay đổi để có được tình yêu của bạn. Ở điểm này, anh ta sẽ sẵn sàng thay đổi và mở rộng khả năng để giúp đỡ bạn. Về điểm này bạn có thể mạo hiểm khi đề nghị nhiều hơn mà không cần đưa ra cho anh ta bức thông điệp rằng anh ta chưa đủ tốt.

Bước 2 của quá trình này là để anh ta nhận ra rằng anh ta có thể nói không/ từ chối mà vẫn nhận được tình yêu của bạn. Khi anh ta cảm thấy anh ta có thể nói không/ từ chối khi bạn đề nghị hơn nữa, anh ta sẽ thấy thoải mái nói có hay không/ đồng ý hay từ chối. Nên nhớ là đàn ông sẵn sàng nó có hơn nếu họ có quyền tự do nói không/ từ chối.

Đàn ông sẵn sàng nói có hơn nếu họ có quyền tự do nói không/ từ chối.

Điều quan trọng là phụ nữ học cách đề nghị và chấp nhận câu trả lời không/ từ chối. Phụ nữ thường cảm thấy bằng trực giác câu trả lời của đối phương thậm chí ngay trước khi họ nói. Nếu họ cảm thấy anh ta sẽ từ chối lời đề nghị, họ sẽ thậm chí không hỏi nữa. Thay vào đó, họ sẽ cảm thấy bị cự tuyệt. Tất nhiên anh ta sẽ không biết những gì xảy ra – tất cả điều này đang tiếp diễn trong đầu cô ấy.

Ở bước 2, thực hành đề nghị sự giúp đỡ trong tất cả những tình huống mà bạn muốn hỏi nhưng lại không làm vì bạn cảm thấy sự kháng cự của anh ta. Hãy bắt đầu đề nghị giúp đỡ nếu bạn cảm thấy sự từ chối thậm chí nếu bạn biết anh ta sẽ nói không.

Ví dụ, một người vợ có thể nói với người chồng đang tập trung xem tin tức rằng “Anh có thể ra hàng tạp hóa mua ít cá hồi cho bữa tối được không?”. Khi cô ấy hỏi câu này, cô ấy đã sẵn sàng với việc anh ta nói không/ từ chối. Anh ta có thể hoàn toàn ngạc nhiên vì trước đó cô ấy chưa bao giờ gián đoạn anh ta với lời đề nghị như thế. Anh ta có thể sẽ xin lỗi, chẳng hạn như “Anh đang xem dở bản tin. Em không thể làm được à?”

Cô ấy có thể cảm thấy muốn nói: “Chắc chắn là em có thể làm được. Nhưng em luôn phải làm mọi việc ở đây. Em không muốn là người phục vụ của anh. Em cần sự giúp đỡ!”

Khi bạn đề nghị và cảm thấy bạn sẽ nhận được sự từ chối, hãy chuẩn bị bản thân đối với câu trả lời không và sẵn sàng trả lời lại như “Được thôi/ OK”. Nếu bạn muốn là người sao Hỏa thật sự trong câu trả lời của mình, bạn có thể nói: “Không có vấn đề gì”, điều đó làm cho anh ta hài lòng. Tuy nhiên, đơn giản nói “Thôi được” cũng tốt.

Điều quan trọng là phải hỏi và sau đó hành động như thể hoàn toàn đồng ý nếu anh ta từ chối. Nên nhớ là, bạn đang tạo an toàn cho việc anh ta từ chối. Hãy sử dụng phương pháp này chỉ đối với những tình huống thật sự không sao nếu anh ta từ chối. Hãy chọn lọc những tình huống bạn sẽ đánh giá cao sự giúp đỡ của anh ta nhưng ít khi đề nghị. Chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi anh ta nói không/ từ chối.

Khi nào hỏi

Anh ấy đang làm việc gì và bạn muốn anh ấy đón bọn trẻ. Thường thì bạn sẽ không làm phiền anh ấy bởi vì bạn từ làm.

Anh ấy thường về nhà và chờ bạn chuẩn bị bữa tối. Bạn muốn anh ấy chuẩn bị bữa tối nhưng chưa bao giờ hỏi cả. Bạn cảm thấy anh ấy phản đối việc nấu ăn.

Anh ấy thường xuyên xem ti vi sau bữa tối trogn khi bạn rửa bát đĩa. Bạn muốn anh ấy rửa bát hay ít nhất là giúp đỡ nhưng chưa bao giờ hỏi. Có thể bạn không quan tâm như anh ấy nên bạn tiếp tục làm.

Anh ấy muốn đi xem phim và bạn muốn đi nhảy. Thường thì bạn cảm thấy mong muốn của anh ấy là đi xem phim và bạn không làm phiền với đề nghị đi nhảy.

Cả hai bạn đều mệt và chuẩn bị đi ngủ. Người ta thu dọn rác vào sáng hôm sau.

Bạn thấy anh ấy mệt nên bạn không đề nghị anh ấy mang rác ra ngoài.

Anh ấy rất bận và lo lắng cho một dự án lớn. BẠn không muốn làm anh ấy xao lãng vì bạn cảm thấy anh ấy tập trung như thế nào. Thường thì bạn cảm thấy sự phản đối của anh ấy và không hỏi điều đó.

Anh ấy đang tập trung và bận rộn nhưng bạn cần đi lấy xe ô tô của bạn ở xưởng sửa chữa. Thường thì bạn đoán được sẽ khó khăn như thế nào để anh ấy sắp xếp lại chương trình làm việc và bạn không đề nghị anh ấy cho đi nhờ.

Những gì phải nói

Bạn nói “Anh có thể đi đón Julie được không, con nó vừa gọi về?”

Nếu anh ta nói không thì lúc đó hãy rộng lượng và đơn giản nói “Thôi được”

Bạn nói “Anh có thể giúp em gọt khoai tây không? Hoặc “Anh có thể nấu bữa tối nay không?”

Nếu anh ta nói không thì lúc đó hãy rộng lượng và đơn giản nói “Thôi được”.

Bạn nói “Anh có thể giúp em rửa bát tối nay không? Hoặc “Anh có thể mang đĩa vào không?” Hoặc trông đợi một buổi tối dễ dàng và nói “Anh có thể rửa bát tối nay được không?”

Nếu anh ta nói không thì lúc đó hãy rộng lượng và đơn giản nói “Thôi được”.

Bạn nói “Anh có thể đưa em đi nhảy tối nay không? Em thích nhảy với anh”.

Nếu anh ta nói không thì lúc đó hãy rộng lượng và đơn giản nói “Thôi được”.

Bạn nói “Anh có thể mang rác ra ngoài không?”

Nếu anh ta nói không thì lúc đó hãy rộng lượng và đơn giản nói “Thôi được”.

Bạn nói “Anh có thể dành chút thời gian cho em được không?”

Nếu anh ta nói không thì lúc đó hãy rộng lượng và đơn giản nói “Thôi được”.

Bạn nói “Anh có thể cho em đi nhờ hôm nay để đến lấy xe không? Xe đang sửa.”

Nếu anh ta nói không thì lúc đó hãy rộng lượng và đơn giản nói “Thôi được”.

Trong mỗi ví dụ trên, hãy chuẩn bị nếu anh ấy nói không/ từ chối và luyện cách chấp nhận, tin tưởng. Hãy chấp nhận câu trả lời không của anh ấy và tin rằng anh ấy sẽ giúp nếu có thể. Mỗi lần bạn đề nghị một người đàn ông giúp đỡ và anh ấy không làm sai nếu nói không, anh ấy sẽ đáp ừng nhiệt tình hơn lời đề nghị của bạn. Về một ý nghĩa nào đó, bằng cách đề nghị sự giúp đỡ của anh ấy một cách yêu thương, bạn đang giuos anh ấy mở rộng khả năng cho nhiều hơn.

Lần đầu tiên tôi đã học được điều này từ một người phụ nữ cũng làm cách đây nhiều năm. Chúng tôi cùng làm cho một dự án phi lợi nhuận và cần tình nguyện viên. Cô ấy định gọi cho Tom, cũng là một người bạn của tôi. Tôi nói cô ấy đừng làm phiền vì tôi biệt Tom sẽ không thể giúp lần này. Cô ấy nói dù sao cô vẫn sẽ gọi. Tôi hỏi tại sao thì cô ấy trả lời: “ Khi tôi gọi, tôi sẽ đề nghị anh ấy giúp đỡ và khi anh ấy nói không/ từ chối, tôi sẽ rất thông cảm và rộng lượng. Sau đó, khi tôi gọi cho một dự án tương lại, anh ấy sẽ sẵn sàng đồng ý hơn. Anh sẽ có ấn tượng tích cực về tôi”. Cô ấy đúng.

Khi bạn đề nghị một người đàn ông giúp đỡ và bạn không bác bỏ việc anh ấy từ chối, anh ấy sẽ ghi nhớ điều đó và lần sau anh ấy sẽ sẵn sàng giúp hơn.

Mặt khác nếu bạn im lặng, hi sinh nhu cầu của mình và không hỏi, anh ấy sẽ không biết bao nhiêu lần anh ấy được cần đến. Làm thế nào anh ấy biết nếu bạn không hỏi ?

Khi bạn đề nghị một người đàn ông giúp đỡ và bạn không bác bỏ việc anh ấy từ chối, anh sẽ ghi nhớ điều đó và lần sau anh ấy sẽ sẵn sàng giúp hơn.

Khi bạn dịu dàng tiếp tục đề nghị hơn nữa, đôi khi đối phương của bạn sẽ có thể mở rông vùng thoải mái của anh ấy và nói đồng ý. Ở điểm này, tình hình có thể trở nên an toàn khi đề nghị hơn nữa. Đây là một cách mà các mối quan hệ lành mạnh được xây dựng.

Các mối quan hệ lành mạnh

Một mối quan hệ lành mạnh khi cả hai được phép đề nghị những gì họ muốn và cần và cẩ hai được phép nói không / từ chối nếu họ chọn lựa.

Ví dụ như, một ngày nói hồi con gái chúng tôi Laurnen mới 5 tuổi, tôi đang đứng trong bếp với một người bạn của gia đình. Nó đòi tôi bế lên và làm trò. Và tôi nói “ Không, hôm nay bố không thể. Bố thực suwsk rất mệt”.

Cô bé cứ khăng khăng đòi chơi “Con xin bố. xin bố, chỉ một lần tung lên thôi mà”. Người bạn tôi nói “ Lauren, bây giờ bố cháu đang mệt. Bố chấu đã làm việc vất vả cả ngày hôm nay. Cháu không nên đòi hỏi nữa”.

Ngay lập tức. Lauren đáp lại “Cháu chỉ hỏi thôi mà”.

“Nhưng cháu biết bố cháu yêu cháu” Người bạn nói “ Bố cháu không thể từ chối cháu được”.

(Sự thật là nếu anh ta không thể nói không, đó là vấn đề của anh ta, chứ không phải của con bé).

Ngay tức thì vợ tôi và cả ba cô con gái đều nói “Ồ vâng bố cháu có thể chứ!”

Tôi tự hào về gia đình mình. Nó mất nhiều công sức nhưng dần dần chúng tôi biết học cách đề nghị sự giúp đỡ và cả chấp nhận sự từ chối.

BƯỚC 3: THỰC HIỆN CÁCH ĐỀ NGHỊ KIÊN QUYẾT

Một khi bạn đã luyện được bước 2 và bạn có thể rộng lượng chấp nhận một câu trả lời không, bạn đã sẵn sàng cho bước 3. Ở bước này, bạn khẳng định mọi khả nawg để đạt được những gì bạn muốn. Bạn đề nghị anh ấy giúp đỡ và nếu anh ấy bắt đầu đưa ra lời xin lỗi và cự tuyện đề nghị của bạn, bạn đừng nói “Thôi được” như ở bước 2. Thay vào đó bạn hãy luyện làm cho ra vẻ hài lòng (Thôi được) nếu anh ấy từ chối nhưng tiếp tục đợi anh ấy trả lời có /đồng ý.

Ta lấy một ví dụ sau, anh ấy chuẩn bị lên giường và bạn đề nghị “Anh có thể đi ra cửa hàng mua một ít sữa được không?” Trong cầu trả lời của mình, anh ấy nói “Ồ anh rất mệt và muốn đi ngủ”.

Thay vì ngay lập tức để cho anh ấy trành khỏi phiền muộn bằng cách nói “Được thôi”, bạn đừng nói gì. Đứng ở đó và chấp nhận rằng anh ấy đang phản đối lời đề nghị của bạn. Bằng cách không phản khách lại sự từ chối của anh ấy, có nhiều khả năng anh ấy sẽ đồng ý.

Nghệ thuật đề nghị kiên quyết là giữ im lặng sau khi đưa ra lời đề nghị. Sauk hi bạn hỏi, hãy chờ anh ấy cằn nhặn, rên rỉ, cau có, lầm bầm và cáu kỉnh. Tôi gọi sự cự tuyệt mà đàn ông phải đáp lại với những lời đề nghị là những cặn nhằn. Lúc một người đàn ông càng tập trung ,anh ta sẽ càng cằn nhằn hơn. Những cằn nhằn của anh ta không liên quan gì đến việc săn sàng giúp đỡ, đó là một dấu hiệu tập trung của anh ta vào thời điểm bị hỏi.

Nói chung một người phụ nữ sẽ hiểu sai sự cằn nhằn của đàn ông. Cô ấy nhầm lẵn cho rằng anh ta không muốn thực hiện lời đề nghị. Không phải như thế. Những cằn nhằn của anh ta là một dấu hiện cho thấy anh ta đang trong quá trình xem xét lời đề nghị. Nếu anh ta không xem xét lời đề nghị thì sau đó anh ta sẽ rất bình tĩnh nói không / từ chối. Khi một người đàn ông cằn nhằn, đó là dấu hiệu tốt, anh ấy đang cố gắng xem xét đề nghị của bạn so với nhu cầu của anh ấy.

Khi một người đàn ông cằn nhằn, đó là dấu hiệu tốt, anh ấy đang cố gắng xem xét đề nghị của bạn so với nhu cầu của anh ấy.

Anh ấy sẽ vượt qua sự kháng cự nội tâm, chuyển hướng từ những gì anh ấy đang tập trung sang lời đề nghị của bạn. Giống như mở một cánh cửa với bản lề han gỉ, người đàn ông sẽ tạo ra những tiếng ồn không bình thường. Hãy phớt lờ những cằn nhằn của anh ấy, chúng sẽ đi qua nhanh.

Thường thì khi một người đàn ông cằn nhằn, anh ấy đang trong quá trình đồng ý với lời đề nghị của bạn. Bời vì hầu hết phụ nữ đều hiểu sai phản ứng này, hoặc họ tránh đề nghị giúp đỡ hoặc đích thân làm và phản đối đáp lại anh ấy.

Trong ví dụ của chúng tôi, khi anh ấy hướng tới đi ngủ và bạn đề nghị anh ấy ra cửa hàng mua sữa, anh ấy có vẻ cằn nhằn.

“Anh mệt”. Anh ấy với vẻ nhìn khó chịu “Anh muốn đi ngủ”.

Nếu bạn hiểu sai phản ứng của anh ấy như là sự từ chối, bạn có thể trả lời “Em đã nấu bữa tối cho anh, rửa bát đĩa, cho con đi ngủ và tất cả những gì anh làm là đặt mình trên sô fa. Em không yêu cầu nhiều nhưng ít nhất là bây giờ anh có thể giúp em. Em quá mệt mỏi rồi. Em cảm thấy em làm mọi việc ở đây” Cuộc đấu khẩu bắt đầu. Mặt khác, nếu bạn biết cằn nhằn chỉ là cằn nhằn và thường là cách anh ấy bắt đầu đồng ý thì câu trả lời của bạn là sự im lặng. Sự im lặng của bạn là một dấu hiệu bạn tin rằng anh ấy đang đòi hỏi nội tâm chuẩn bị đồng ý.

Sự đòi hỏi là một cách khác để hiểu phản ứng của người đàn ông đối với những đề nghĩ của bạn. Bất cứ khi nào bạn yêu cầu thêm, anh ấy phải tự căng mình ra. Nếu anh ấy không khỏe, anh ấy không thể thực hiện được ddieuf đó. Đó là lý do tại sao bạn phải chuẩn bị một người đàn ông cho bước 3 bằng cách chuyển qua bước 1 và 2.

Hơn thế nữa, bạn biết khó khắn biết bao khi vươn mình vào buổi sáng. Bạn có thể đòi hỏi xa hơn và dễ dàng hơn vào các thời điểm khác trong ngày. Khi một người đàn ông càu nhàu, hãy tưởng tượng ra là anh ấy đang vươn mình vào buổi sáng. Một khi anh ấy vươn mình xong, anh ấy sẽ cảm thấy khoan khoái. Anh ấy chỉ cần càu nhàn lúc đầu thôi.

Lập trình một người đàn ông biết nói đồng ý.

Lần đầu tiên tôi trở nên ý thức về quá trình này khi vợ tôi đề nghị tôi đi mua sữa ở cửa hàng lúc tôi chuẩn bị đi ngủ. Tôi nhớ là đã cằn nhằn rất to. Thay vì tranh cãi với tôi. Cô ấy chỉ lắng nghe và cho rằng rốt cuộc tôi sẽ làm điều đó. Cuối cùng tôi ầm ầm đi ra, bước vào sẽ và ra cửa hàng.

Sau đó, điều gì đó đã xảy ra, điều xảy ra với tất cả mọi đàn ông, điều mà phụ nữ không biết về nó. Khi tôi tiến đến gần mục tiêu mới, đó là sữa, những cằn nhằn của tôi cũng tan biến, Tôi bắt đầu cảm thấy tính yêu của mình dành cho vợ và lòng sẵn sàng giúp đỡ. Tôi bắt đầu cảm thấy là người đàn ông tốt bụng. Tin tôi đi, tôi thích cảm giác đó.

Lúc tôi bước vào cửa hàng, tôi vui vẻ lấy sữa. Khi tay tôi với tới chai sữa, tôi đã đạt được mục tiêu mới. Thành tích luôn làm cho đàn ông cảm thấy dễ chịu. Tôi vui đùa cầm cái chai bằng tay phải và quay vòng với cái nhìn tự hào rằng “Này hãy nhìn tôi. Tôi đang lấy sữa về cho vợ. Tôi là một trong những anhn chàng hào hiệp nhất. Thật là một anh chàng tốt”.

Khi tôi mang sữa trở về, cô ấy hạnh phúc đón tôi. Cô ấy ôm chặt tôi và nói “cám iwn anh. Em rất vui vì em không phải mặc quần áo để đi”. Nếu cô ấy phớt lờ, tôi sẽ có thể bực tức. Và lần sau cô ấy hỏi đi mua sữa, tôi sẽ có thể cằn nhằn nhiều hơn. Nhưng cô ấy không lờ đi mà dành cho tôi rất nhiều tình yêu.

Tôi theo dõi phản ứng của mình và nghe bản thân suy nghĩ. Tôi có một người vợ thật tuyệt với. Thậm chí sau khi tôi đã phản kháng như thế và cằn nhằn, cô ấy vẫn đành giá cao tôi.

Lần sau cô ấy đề nghị tôi đi mua sữa, tôi cằn nhằn ít hơn, Khi tôi trở về, cố ấy lại tán thưởng. Lần thứ ba, tôi tự động nói “Chắc chắn rồi”. Một tuần sau đom tôi để ý thấy còn ít sữa. Tôi đề nghị đi mua. Cô ấy nói đã đi mua rồi. Trái với ngạc nhiên, một phần trong tôi thất vọng. Tôi muốn đi mua sữa. Tính yêu của cô ấy đã lập trình cho tôi biết nói đồng ý.

Cá nhân tôi đã trải qua sự chuyển biến nội tâm này. Sự chấp nhận những cằn nhằn và đánh giá cao của vở khi tôi trở về đã dàn hòa sự chống cứ của tôi. Từ đó khi cô ấy luyện cách đề nghị kiên quyết, nó sẽ dễ dàng hơn nhiều cho tôi đáp lại những đề nghị của cô ấy.

Sự ngập ngừng đầy ý nghĩa.

Một trong những yếu tố quan trọng cảu sự đề nghị quả quyết là giữ im lặng sau khi đề nghị giúp đỡ. Cho phép đối phương của bạn vượt qua sự phản ứng của họ. Hãy cẩn thận đừng phản đối những lời cằn nhằn của anh ấy. Miễn là bạn ngừng lại và giữ im lặng thì bạn có thể nhận được sự giúp đỡ của anh ấy. Nếu bạn phà vỡ sự im lặng, bạn sẽ đánh mất quyền lực của mình.

Phụ nữ hoàn toàn không hay biết đã phá vỡ im lặng và đánh mật quyền lực của mình bằng những lời như:

. “Ồ quên đi”.

. “Em không thể tin là anh từ chối. Em làm rất nhiều vì anh”.

. “Em không đòi hỏi anh nhiều”.

. “Chỉ mất 15 phút thôi”.

. “Em cảm thấy thất vọng. Nó thật sự làm tổn thương tình cảm của em”.

. “ Có nghĩa là anh sẽ không làm cho em”

. “Tại sao anh không thể làm điều đó ?”

Vân vân và vân vân..Bạn hiểu rồi. Khi anh ta cằn nhằn, cô ấy cảm thấy sự thôi thúc phải bảo vệ lời đề nghị và đã sai lầm phá vỡ sự im lặng. Cô ấy tranh luận với đối phương để cố gắng thuyết phục anh ta nên làm điều đó. Cho dù anh ta có làm hay không, anh ta sẽ phản kháng hơn nếu lần sau cô ấy đề nghị giúp đỡ.

Một trong những yếu tố quan trọng của sự đề nghị quả quyết là giữ im lặng sau khi đề nghị giúp đỡ.

Để cho anh ấy có cơ hội đáp ứng yêu cầu của bạn., hãy đề nghị và ngừng lại. Để anh ấy cắn nhằn và nói mọi thứ. Cuối cùng anh ấy sẽ đồng ý. Đừng nhầm tưởng rằng anh ấy sẽ lấy điều này chống lại bạn. Anh ấy không thể và sẽ không lấy nó chống lại bạn miễn là bạn không nài nỉ hoặc tranh luận với anh ấy. Thâm chí nếu anh ấy bước đi cằn nhằn, anh ấy sẽ không nghĩ đến nữa, nếu cả hai đều cảm thấy sự lựa chọn của anh ấy là làm hay không làm.

Tuy nhiên đôi khi anh ấy không thể đồng ý. Hoặc anh aays có thể cố gắng tranh luận bằng cách hỏi bạn một số câu hỏi. Hãy cẩn thận. Trong khi ngừng lại, anh ấy có thể hỏi như :

. Tại sao em không thể làm?

. Anh thật sự không có thời gian. Em có thể làm không?

. Anh bận, anh không có thời gian. Em đang làm gì vậy ?

Đôi khi đó chỉ là những câu hỏi tu từ. Bởi vậy bạn có thể giữ im lặng. Đừng nói nếu không rõ rằng là annh ấy thật sự chờ đợi một câu trả lời.

Nếu anh ấy cần câu trả lời, hãy đưa ra một câu nhưng rất ngắn gọn và sau đó lại hỏi. Sự đề nghị quả quyết có nghĩa là đề nghị với cảm giác tự tin rằng anh ấy sẽ giúp đỡ nếu có thể.

Nếu anh ấy chất vấn bạn hoặc nói không / từ chôi, tiếp đó bạn đáp lại bằng câu trả lời ngắn gọn với thông điệp là nhu cầu của bạn cũng như của anh ấy, sau đó lại đề nghị tiếp. Sau đây là một số ví dụ:

Những gì anh nói từ chối lời đề nghị “Anh không có thời gian. Em không thể làm nó à?” “Không, anh không muốn làm điều đó”. “Anh bận, em đang làm gì đấy?” “Không anh muốn làm”.

Cách cô ấy có thể đáp lại sự đề nghị quả quyết “Em cũng vội. Anh có thể làm nó được không?”

“Em thật sự đánh giá cao. Anh có thể làm hộ em không?” Sau đó lại tiếp tục giữ im lặng.

“Em cũng bận. Anh sẽ làm chứ?” Sau đó lại tiếp tục giữ im lặng.

“Em cũng không muốn làm. Anh sẽ làm chứ?” Sau đó lại tiếp tục giữ im lặng.

Chú ý rằng cô ấy không cố gắng thuyết phục nhưng đơn giản chỉ trả lời cho hợp với sự từ chối của anh ấy. Nếu anh ấy mệt, đừng cố gắng chứng tỏ bạn còn mệt hơn và vì thế anh ấy sẽ giúp bạn. Hoặc nếu anh ấy nghĩ anh ấy quá bận, đừng cố thuyết phục rằng bạn còn bận rộn hơn. Tránh đưa ra những lý do tại sao anh ấy nên làm. Nên nhớ là bạn chỉ đề nghị và không yêu cầu.

Nếu anh ấy tiếp tục phản kháng, tiếp theo, hãy thực hiện bước 2 và rộng lượng chấp nhận sự bác bỏ của anh ấy. Đây không phải lúc chia sẻ sự thất vọng ra sao. Hãy đảm bảo rằng nếu bạn có thể từ bỏ lúc này, anh ấy sẽ ghi nhớ cách bạn yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ bạn và lần sau.

Khi bạn tiến bộ, bạn sẽ thành công hơn khi đề nghị và nhận được sự giúp đỡ của anh ấy. Thậm chí nếu bạn thực hiện sự ngập ngừng đầy ý nghĩa của bước 3, vẫn cần thiết thực hiện bước 1 và 2. Điều đó luôn quan trọng khi bạn tiếp tục đề nghị phù hợp với những việc nhỏ nhặt cũng như rộng lượng chấp nhận sự bác bỏ của anh ấy.

TẠI SAO ĐÀN ÔNG RẤT NHẠY CẢM

Bạn có thể hỏi mình tại sao đàn ông rất nhạy cảm khi được đề nghị giúp đỡ. Đó không phải vì đàn ông lười nhác, nhưng mà vì đàn ông có quá nhiều nhu cầu cảm thấy được chấp nhận. Bất kỳ đề nghị hơn nữa có thể thay vào đó đưa ra thông điệp là anh ấy không được chấp nhận chỉ vì theo cách của anh ấy.

Cũng như một người phụ nữ nhạy cảm khi được nghe và cảm giác thông cảm khi cô ấy chia sẻ tình cảm, đàn ông nhạy cảm hơn khi được chấp nhận đúng cách của anh ấy. Mọi nỗ lực để cải thiện anh ấy làm anh ấy cảm thấy như thể bạn đang cố gắng thay đổi anh ấy bởi vì anh ấy chưa đủ tốt.

Khẩu hiệu trên sao Hỏa là : “Đừng sửa chữa nếu không nó sẽ bị hỏng”. Khi người đàn ông cảm thấy phụ nữ cần nhiều hơn và rằng cô ấy cố gằng thay đổi anh ta, anh ta hiểu là cô ấy cảm thấy anhn ta bị suy sụp, đương nhiên là anh ta không cảm thấy được yêu theo đúng cách của mình.

Bằng cách học nghệ thấy đề nghị sự giúp đỡ, các mối quan hệ của bạn sẽ dần dần trở nên phong phú hơn. Khi bạn có thể nhận nhiều hơn từ tình yêu và sự giúp đỡ bạn cần, đối pguwowng của bạn cũng sẽ tự nhiên hết sức hạnh phúc. Đàn ông hạnh phúc nhất khi họ cảm thấy thành công trong việc thỏa mãn được những người họ quan tâm. Bằng cách học đề nghị sự giúp đỡ thích hợp, bạn không chỉ giúp người đàn ông của bạn cảm thấy được yêu hơn mà còn đàm bảo bạn sẽ có được tính yêu bạn cần và xứng đáng.

Ở chương tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá bí mật gìn giữ sự kỳ diệu của tình yêu tồn tại.