Chiều nay vắng em

Chương 2

Bà Ngọc lần bước xuống bếp, Phương Thảo đang cùng với chị bếp thu dọn bát dũa ăn lúc trưa. Cả hai đang nói gì đó với nhau, thế mà khi trông thấy bà, cả hai đều im như thóc.

Giả tảng như không thấy, bà Ngọc cất tiếng gọi:

- Thảo chưa về à con?

- Chiều con mới về, mẹ ạ. Mẹ khỏe chưa mà không nằm nghỉ lại xuống đây?

Bà Ngọc lắc đầu:

- Mẹ không sao, thế trưa không về lo cơm cho thằng Hảo à?

- Trưa nay anh Hải đi công tác, mẹ ạ. Anh ấy nói có sớm lắm thì cũng bốn giờ chiều mới về tới nhà. Vì vậy con nói là con về đây chơi, anh ấy bảo cứ ở đây, bao giờ về anh ấy sẽ ghé đón con luôn.

Ngồi xuống chiếc ghế cạnh bàn ăn, bà Ngọc lại hỏi:

- Mọi người đâu hết rồi?

- Về hết rồi, mẹ ạ.

- Thế còn anh con đâu?

Phương Thảo trề môi:

- Đưa “nàng” về rồi đi làm luôn - Rồi cô nhăn nho nhin mẹ - Mẹ à, bộ mẹ chấp nhân chị ta sao?

Bà Ngọc buồn bã:

- Mẹ không chấp nhận mà được sao? Anh con lớn rồi, nó đã có thể sống độc lập chứ có còn phụ thuộc vào gia đình đâu mà mẹ có thể buộc nó được. Nó lại quen với lối sống tự do theo kiểu phương tây rồi, mẹ lại càng bất lực hơn.

- Thế còn Vân Dung thì mẹ tính làm sao?

Bà Ngọc thở dài não nuột:

- Đành phải chịu lỗi với Vân Dung và bác Chương vậy chứ biết làm sao bây giờ nữa. Chắc là hai bác và Vân Dung hiểu biết cũng không nỡ trách mình đâu. Chỉ tội cho Vân Dung, nó một lòng một dạ chờ đợi anh con mà bỏ qua đi bao nhiêu cơ hội tốt. Đến bây giờ thì lỡ dở cả rồi, không biết rồi nó có tìm được cơ hội nào nữa không?

Phương Thảo thêm vào:

- Vân Dung buồn lắm mẹ ạ. Con thấy hai mắt Vân Dung đỏ hoe, và lúc nào cũng ươn ướt như sắp khóc vậy. Khi nãy, mẹ lên phòng là Vân Dung cũng đòi về ngay đó.

Bà Ngọc kêu lên:

- Nó đã ăn gì đâu mà đòi về? Vậy rồi nó để bụng đói ra về à?

Phương Thảo lắc đầu:

- Con đâu cho về, cũng may là có anh Nguyên giữ lại, vì vậy cuối cùng Vân Dung cũng phải chịu ở lại nhưng mà nó buồn lắm.

Bà Ngọc gật đầu:

- Đương nhiên là nó phải buồn rồi, còn đau lòng nữa ấy chứ. Vậy là từ nay gia đình mình mắc nợ nó rồi đấy.

Phương Thảo lau tay rồi kéo chiếc ghế lại bên mẹ, ngồi xuống. Cô chợt xuống giọng, thì thầm ra vẻ quan trọng lắm:

- Mà mẹ ơi, lạ lắm nghe. Không biết anh Nguyên quen với Vân Dung bao giờ mà trông anh ấy có vẻ thích Vân Dung lắm mẹ ạ.

Bà Ngọc ngạc nhiên nhìn con gái:

- Sao con biết? Bộ thằng Nguyên nói với con à?

Phương Thảo lắc đầu:

- Đời nào anh ấy nói, con nhận thấy như vậy ấy chứ. Suốt bữa ăn, anh Thịnh chăm sóc bà ca sĩ như thế nào thì anh Nguyên chăm sóc chị Vân Dung như vậy. đến khi Vân Dung về anh Nguyên nhất định chở về chứ không cho chạy xe hai bánh, nói là nắng.

- Thế xe Vân Dung còn ở lại đây à?

- Không ạ, anh Hướng chạy về nhà Vân Dung luôn.

Bà Ngọc gật đầu:

- Vậy cũng tốt, anh con đã không giúp mẹ giữ được lời hứa thì cũng mong Vân Dung gặp được người tử tế, như vậy thì mẹ mới đỡ áy náy – Bà ngừng lại, ánh mắt bà tối lại – Nhưng nói thật chứ, mẹ rất tiếc Vân Dung, nó là một đứa con gái tốt, lại hiền hậu đảm đang.so với nó thì Thiên Hương thật chẳng đáng giá được bao nhiêu. Nhưng anh con đã mù quáng thì mẹ có nói bao nhiêu cũng bằng không.

Phương Thảo góp ý:

- Hay là mẹ cố gắng khuyên anh con nữa xem sao? Để rồi con nói với anh Hải hôm nào gặp anh Thịnh nói chuyện với anh ấy, phân tích cho anh ấy thấy đâu là phải coi anh ấy có nghe không.

Bà ngọc lắc đầu:

- Vô ích thôi con ạ, bao nhiêu năm nay, nó cũng không mặn mà lắm với Vân Dung. Mẹ cứ nghĩ là ở đó nó bận rộn mới thế. Nhưng mà con thấy không, về đến đây rồi nó cũng có nhắc tới Vân Dung đâu. Thậm chí hôm đến nhà bác Chương, nó cũng kiếm cớ để đi làm mẹ cũng không biết phải làm sao nữa. Cũng may mà gia đình bên ấy hiền và tốt nên mẹ cũng đỡ khó xử.

Tiếng còi xe vang lên ngoài cổng cho mẹ con bà Ngọc biết là Thịnh đã về, Phương Thảo ngạc nhiên nhìn mẹ:

- Ủa, sao lạ vậy kìa? Anh ấy nói là đi làm luôn cơ mà, sao giờ này đã về rồi?

Bà Ngọc đứng lên, bà bảo con gái:

- Mình ra phòng khách đi.

Hai mẹ con vừa ra đến phòng khách thì Thịnh cũng vừa vào đến. Trông thấy em gái, anh quát lớn:

- Mày giỏi quá ha, chỉ lanh chanh lách chách là giỏi thôi.

Phương Thảo ngớ người ra, cô hỏi lại:

- Chu yện gì mà tự nhiên anh vừa về đến là gây với em liền vậy? Bộ ai chọc giận anh ngoài đường rồi anh về gỡ hay sao đây?

- Gỡ cái đầu mày đó, kiếm chuyện rồi còn nói tự nhiên hả? Mày có tin tao đập cho mày một trận không?

Thịnh ngồi phịch xuống ghế, mặt anh hầm hầm giận dữ. Phương Thảo hơi ớn, nhưng có bà Ngọc, cô cũng vững tâm. Thịnh có làm gì thì cũng còn có bà, bảo đảm là cô sẽ an toàn.

Nghĩ thế cô cũng ngồi xuống bên mẹ, nói tỉnh bơ:

- Nếu em có lỗi, anh đập em bao nhiêu cái cũng được. Nhưng nếu như em không làm sai thì anh đừng hòng đụng vào em đấy.

- Mày còn cãi nữa hả?

Bà Ngọc chen vào, giọng bà vẫn từ tốn như thường:

- Thảo không được cãi anh, còn Tịnh, có gì rồi từ từ nói. Đừng có quát tháo nên như vậy.

Thịnh vẫn còn tức, anh xả cơn giận của mình:

- Chứ mẹ coi, người ta mới đến đây lần đầu, nó không nói chuyện gì vui thì thôi. Tại sao nó lại đem chuyện bếp núc ra nói, bộ nó muốn hù chết người ta hay sao vậy?

Bà Ngọc nhìn con trai với vẻ lạ lung:

- Mẹ thấy chuyện đó đâu có gì là quá đáng đâu, tại sao con lại giận dữ như vậy? Thảo nó có nói với Thiên Hương như vậy thì cũng là có ý tốt thôi mà, nó muốn cho bạn con biết tính ý của con, mai này có sống chung mới hòa hợp chứ.

Thịnh nhăn mặt:

- Mẹ lại còn bênh nó nữa, nó cũng là một ca sĩ kiêm người mẫu nổi tiếng như Thiên Hương thì thiếu gì người hầu. Tội gì cô ấy phải vào bếp cho vất vả. Rồi còn công việc nữa, cô ấy không đủ thời gian để làm việc, làm sao mà lo những việc lặt vặt trong nhà?

Bà Ngọc kinh hoàng nhìn con trai, thằng con bà cưng như vàng như ngọc:

- Cái gì? Cô ấy còn là người mẫu nữa à? Làm người mẫu như những cô trên T.V hay chiếu đó phải không? Thôi rồi con ơi, mẹ không hiểu đầu óc con nghĩ sao mà chọn người như vậy cưới làm vợ? Vậy rồi gia đình con sẽ làm sao đây?

Thịnh ngạc nhiên nhìn mẹ:

- Có sao đâu hở mẹ? Chúng con cưới nhau rồi thì công việc của ai nấy làm, còn chuyện riêng tư thì chúng con vẫn là vợ chồng chứ có sao đâu?

Bà Ngọc lắc đầu:

- Con nói sao dễ dàng quá, cứ như mọi người bình thường thì không sao nhưng mà với cô gái này thì làm sao con có được hạnh phúc gia đình. Này nhé, mẹ chỉ ví dụ cho con thấy vài cái thôi. Nếu như con muốn vợ con nấu cho con ăn một món gì đó thì sao, nó không vào bếp bao giờ thì làm sao biết nấu? Chẳng lẽ bữa nào con cũng phải ra tiệm ăn hay sao? Rồi còn chuyện con cái nữa, liệu nó có chịu sinh con cho con hay không hay là sợ người xấu xí đi nên không chịu sinh con?

Thịnh cười:

- Ôi, mẹ sợ những chuyện ấy làm gì cho mệt tâm mệt trí. Chu yện cơm nước thì có gì đáng ngại hở mẹ, tụi con sẽ mướn người làm. Còn chuyện con cái thì không phải lo sớm như vậy đâu, tụi ccon còn trẻ mà. Năm năm nữa tụi con có con cũng đâu muộn.

Bà Ngọc lắc đầu, chuyện như vậy mà nó cũng nói được. Đúng là nó mê muội mất rồi, bà còn nói gì được nữa bây giờ?

Buồn rầu, bà nói với con:

- Mẹ không biết nói với con sao nữa, Thịnh ạ. Hình như mọi chuyện con đều tính toán hết rồi, có nói với mẹ thì cũng chỉ là một cách thong báo thôi chứ đâu cần mẹ phải góp ý đâu, phải không?

Thịnh đâu phải người đần độn mà không biết ý tứ trong câu nói của mẹ, anh cười gượng:

- Mẹ à, không phải như mẹ nghĩ vậy đâu, con lúc nào cũng tôn trọng mẹ. Chỉ vì con nghĩ là bây giờ mẹ cũng già yếu rồi, mẹ phải nghỉ ngơi chứ không phải lo lắng cho chúng con như hồi bé nữa.

Bà Ngọc mỉa mai:

- Con thương và lo cho mẹ như vậy sao? Thật là mẹ không ngờ đấy Thịnh ạ. Nhưng nếu mà con biết là lo cho con cái mới là hạnh phúc của mẹ thì con không nghĩ như thế đâu.

Thịnh thấp giọng vuốt ve mạ:

- Mẹ à, con biết là con làm không đúng ý mẹ. Nhưng mà lỡ rồi, mẹ cũng đừng giận con nha mẹ. Mai này, mẹ thấy tụi con sống hạnh phúc thì chắc là mẹ sẽ thấy là con nói là đúng.

- Có thật vậy không? Mẹ sợ hạnh phúc của con sẽ là ảo ảnh mà thôi Thịnh à.

Thịnh lắc đầu mạnh mẽ, anh bảo vệ ý kiến của mình:

- KHông đâu mẹ, con biết là mình sẽ hạnh phúc mà. Thiên Hương đẹp như thế, giỏi như thế, con còn tìm đâu được người hơn cô ấy nữa chứ?

Bà Ngọc buồn rầu:

- Cái đẹp có mài ra mà ăn được đâu con, còn cái giỏi của cô ấy thì không biết là sẽ giúp gì cho con được nữa đây? Nhưng mà thôi, mẹ chỉ góp ý với con như vậy thôi chứ mẹ biết là có nói thé nào chăng nữa thì con cũng đâu có nghe bà già lẩm cẩm, lạc hậu này đâu. Thôi, hai an hem ngồi nói chuyện với nhau, mẹ vào nghỉ đây.

Bà Ngọc cắt đứt câu chuyện, bà bước đi một cách dứt khoát. Phương Thảo nhìn anh, trách móc:

- Anh đó, làm mẹ buồn rồi đó.

Thịnh nhăn nhó:

- Chứ em bảo anh phải làm sao bây giờ? Anh yêu Thiên Hương và cưới cô ấy thì có gì là sai?

- Nhưng mà cô ấy đâu có hợp với gia đình của mình!

- Anh cưới vợ cho anh, chứ đâu có cưới vợ cho gia đình? Miễn là anh và cô ấy hợp với nhau và yêu nhau là được rồi.

Phương Thảo lắc đầu:

- Anh nói vậy mà nghe được à, bộ chị ấy không phải là con dâu của mẹ hay sao? Anh phải cưới một cô vợ làm sao mà mẹ ưng ý mới được chứ. Như vậy thì hai người mới có thể sống chung được.

- Anh đâu có định cưới vợ rồi thì sẽ ở đây đâu, tụi anh sẽ mua nhà ở riêng mà.

Phương Thảo trợn mắt nhìn anh:

- Anh nói gì vậy? Tại sao lại ở riêng? Bao nhiêu năm nay mẹ đợi anh về để cưới vợ cho anh, khi đó mẹ sẽ có thêm một cô con dâu và một đàn cháu nội. Vậy mà anh lại nói vậy nghĩa là sao? Anh lại định để cho mẹ ở một mình nữa à?

Thịnh có vẻ khó nghĩ:

- Bộ mẹ định như vậy hay sao? Thế thì lại rắc rối nữa rồi! Anh đâu có định là cưới vợ rồi vẫn cứ ở với mẹ đâu. Hay là vợ chồng em dọn về ở với mẹ đi Thảo.

Phương Thảo lắc đầu:

- Anh lại sai nữa rồi, giá như mẹ chỉ có mình em thì nhất định là em sẽ không bao giờ đi đâu. Nhưng mà mẹ còn anh mà, con trai không ở với mẹ mà lại để con rể ở với mẹ là sao?

- Em cũng lại nghĩ một cách phong kiến như vậy sao Thảo? Con nào cũng là con, tại sao lại phải phân biệt con trai, con gái?

Con nào thì cũng phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ như nhau chứ.

Phương Thảo gật đầu:

- Anh biết nói như vậy là tốt rồi, em thì dù sao cũng vẫn là con gái, lấy chồng thì phải theo chồng là lẽ đương nhiên rồi. Còn anh thì lại khác, vừa là con trai, vừa là người mà mẹ trông đợi từ rất lâu rồi. Không có lý do nào cho anh có thể cưới vợ rồi ở riêng đâu.

Thịnh lắc đầu:

- Nói gì thì nói, em cũng phải lái về chuyện đó mới được hay sao. Nhưng mà thôi, chuyên cũng chưa tới đâu, cứ để sau rồi sẽ tính. Anh sẽ bàn chuyện này với Thiên Hương coi sao đã.

- Anh Thịnh nè...

Phương Thảo ngập ngừng khiến Thịnh ngạc nhiên, anh hỏi:

- Chu yện gì nữa đây?

- Em nghĩ là anh cũng cần phải suy nghĩ kỹ đó.

- Suy nghĩ về chuyện gì?

- Thì chuyện cưới vợ của anh đó. Anh nghĩ coi, Vân Dung đã đợi anh bấy nhiêu năm, bây giờ anh về lại cưới người khác thì em thấy không được công bằng với Vân Dung cho lắm.

Thịnh trợn mắt nhìn em gái:

- Tại sao lại không công bằng, anh đâu có hứa hẹn gì với Vân Dung đâu nào?

- Đúng là anh thì không hứa, nhưng mà ba mẹ hứa. Với lại trước kia anh không từ chối, lại thường hay viết thư và gửi quà cho Vân Dung. Vì vậy mà gia đình mình và gia đình bác Chư ơng đều đinh ninh là anh đã bằng lòng nên cả hai gia đình đều mong đợi ngày vui. Thậm chí mẹ còn bàn bạc với hai bác về hôn lễ của anh và Vân Dung nữa đó.

Thịnh nhăn nhó:

- Tại sao mẹ lại vội vàng như vậy? Đúng là trước kia anh có nghe chuyện hứa hẹn này, nhưng anh cũng nghĩ đó chỉ là chuyện nói chơi giữa hai gia đình thôi. Vả lại, khi đó anh chưa có người yêu, Vân Dung lại xinh xắn dễ thương nên anh cũng có khi nghĩ tới việc sẽ cưới cô ấy cũng được. Nhưng tất cả cũng là trong ý nghĩ của anh thôi chứ tuyệt nhiên anh vẫn đối sử với Vân Dung như là đối với em gái mà. Tại sao mọi người lại có thể hiểu lầm như vậy được chứ?

Phương Thảo lắc đầu:

- Đúng là chuyện của người thì sáng, chuyện của mình thì tối. Chính anh cũng đã mâu thuẫn với anh rồi đó. Lúc thì anh nói là anh chỉ con Vân Dung như em, lúc thì anh nói lanh nghĩ là cưới Dung cũng được. Chính anh còn nghĩ như thế thì trách sao mọi người không nghĩ. Và khi anh vô tình, còn mọi người thì lại có ý, trách sao không hiểu lầm như thế được?

Thịnh đờ người ra trước sự phân tích của em gái. Đúng là một sự hiểu lầm tai hại, nhưng trong đó cũng có một phần lỗi của anh mà. Nhưng không thể để cho chuyện hiểu lầm này thành sự thật được, anh phải giữ hạnh phúc của mình chứ.

Nghĩ thế, Thịnh thong thả nói với em gái:

- Thôi được rồi, anh thấy là mình cũng có một phần lỗi trong chuyện này. Nhưng nếu chỉ vì một lỗi nhỏ như thế mà lại phạm vào một lỗi lớn hơn thì càng sai trái. Anh yêu Thiên Hương chứ không yêu Vân Dung. Nếu như anh cứ ép lòng chiều theo ý mẹ mà cưới Vân Dung thì sẽ có ba người cùng khổ, mà cuộc sống anh và Vân Dung cũng không hạnh phúc gì. Vì vậy, chẳng thà bây giờ dứt khoát cho xong, Vân Dung có buồn thì cũng chie là một thời gian ngắn thôi.

- Nhưng mà em thấy thương cho Vân Dung lắm anh à. Bao nhiêu năm nay, nó một lòng một dạ đợi anh, mẹ cũng coi nó như con dâu trong nhà. Vân Dung lại chăm sóc cho mẹ rất chu đáo. Bây giờ em sợ là nó không vượt qua được cú sốc này.

- Cũng đành phải chịu thôi, không lẽ vì những chuyện đó mà đem hạnh phúc của ba người ra mà đánh đổi. Thôi, anh phải tới văn phòng một chút đây, em nói mẹ là tối anh về muộn nhé.

Thịnh đi rồi Phương Thảo cứ ngồi tư lự. Cô thấy thương cho Vân Dung. Khi nãy cô đã trông thấy nỗi buồn của bạn. Nhưng cũng không thể trách Thịnh được, thà anh cương quyết ngay từ bây giờ, còn hơn cứ mãi dùng dằng để cả ba người cùng khổ.

Tình yêu và hạnh phúc của Phương Thảo đơn giản và êm đềm quá, cô không nghĩ có ngày mình phải chứng kiến chuyện khó khăn như thế này. Đúng là tình yêu thì không đơn giản chút nào.

Thu gọn hết giấy tờ xong, Thịnh đưa mắt nhìn đồng hồ. Mới có bốn rưỡi, còn quá sớm để đến đón Thiên Hương. Bởi vì giờ này, có khi cô mới thức dậy, chuẩn bị đi tắm rồi mới trang điểm.

Mà đợi Thiên Hương trang điểm thì Thịnh đã thấm thía lắm rồi. Khi đã ngồi vào bàn trang điểm, nếu chưa hoàn hảo, không bao giờ Thiên Hương chịu đứng lên. Mà như thế nào là hoàn hảo đối với Thiên Hương thì Thịnh chịu thua, anh không thể nào biết được. Đã có lần anh cố gắng ngắm nghía để tìm ra một chút khuyết điểm trên gương mặt Thiên Hương, nhưng lần nào trong mắt anh là một gương mặt đẹp tuyệt vời. Thế mà Thiên Hương vẫn chưa vừa ý, cô lại tẩy đi làm lại khiến Thịnh đành phải đầu hang thời gian để mà chờ đợi tiếp.

Đã có khinh nghiệm “ xương máu ” như vậy nên hôm nay còn là sớm, Thịnh chả dại gì tìm đến nhà cô để rồi lại tiếp tục ca bài ca đợi chờ muôn thủa ấy. Mà nếu như về nhà lại càng khổ hơn, bởi vì khi đó, mẹ anh sẽ hạch hỏi lôi thôi, đến khi mà anh có thể thoát ra được thì chắc chắn sẽ trễ mất khoảng mười năm phút đến nửa tiếng.

Thịnh đứng lên mở tủ, anh định lôi hồ sơ ra làm tiếp cho qua thì giờ, đợi đến khi nào Thiên Hương gọi điện thì anh bắt đầu đi cũng vừa. Nhưng mới cầm xấp giấy tờ lên, một chiếc phong bì nhỏ rơi ra khiến anh ngạc nhiên. Cái gì thế này nhỉ?

Sự thắc mắc của Thịnh được giải đáp ngay khi anh mở chiếc phong bì ra và nhìn thấy tấm thiệp mời. Thì ra tấm thiệp mời sinh nhật của Vân Dung, cô đã đến đây mời mà anh tiện tay bỏ trong xấp giấy tờ rồi quên mất.

Nhìn ngày tháng trong tấm thiệp, Thịnh giật mình khi thấy ngày tháng ghi trong đó chính là ngày hôm nay. Vậy mà suýt chút nữa anh lại bỏ quên mất, lại tỏ ra vô tình mất thôi.

Thịnh băn khoăn nhìn mãi tấm thiệp trên tay, anh không biết mình nên đến đó hay không? Bởi vì nếu anh đến, có thể Vân Dung và gia đình cô lại hiểu lầm là anh có thành ý, mà anh thì lại không muốn họ hiểu lầm cũng như gây thêm nỗi đau cho Vân Dung. Nhưng nếu không đến thì cũng khó coi, anh không nghĩ là có lúc mình lại bất lịch sự như thế khi lờ đi một lời mời.

Nghĩ mãi, Thịnh không tìm được cách giải quyết sao cho toàn vện, lại còn chưa nói đến chuyện đi dự sinh nhật Vân Dung thì chắc chắn là không thể nào đưa Thiên Hương đi trình diện được.

Cuối cùng, Thịnh nghĩ ra được một cách mà anh cho là tốt đẹp cho cả ba người. Nhấc điện thoại lên, anh bấm số. Đợi một lúc, Thịnh mới nghe thiếng người ở đầu dây bên kia trả lời. Anh vội lên tiếng:

- Nguyên phải không? Tối nay cậu có bận gì không?

Tiếng Nguyên ở đầu dây bên kia vọng lại:

- Tối nay tôi không có ca trực, như vậy có thể coi là rảnh rang.

Thịnh nhăn mặt như đang có Nguyên trước mặt anh:

- Cậu nói gì lạ vậy, rảnh là rảnh mà không rảnh là không chứ sao lại có thể coi như.

Nguyên bật cười:

- Chứ sao, tuy là không đi trực nghĩa là tôi không bị làm một việc bắt buộc phải làm, nhưng tôi có những việc riêng của tôi nữa chứ. Cho nên nói là rảnh thì có đấy, nhưng không đi chơi được.

Thịnh gật đầu, anh nói một cách cương quyết:

- Tôi không rủ cậu đi chơi mà tôi có một việc khó khăn muốn nhờ cậu giúp đỡ. Cậu thay quần áo sẵn đi, tôi tới là mình đi ngay. Nhớ là mặc đẹp đấy nhá.

Tiếng Nguyên với sự ngạc nhiên vang lên:

- Này, nhưng mà đi đâu và làm gì thì cậu phải nói cho tôi biết đã chứ.

Trả lời cho sự ngạc nhiên của Nguyên chỉ còn lại tiếng o o trong ống nghe, nghĩa là Thịnh đã úp máy mất rồi, mà điều Nguyên thắc mắc chưa được Thịnh trả lời. Tức mình, Nguyên dằn mạnh ống nghe xuống và nhìn chăm chăm vào nó như nó chính là nguyên nhân gây ra cho anh sự bực mình vậy.

Trở ra phòng khách, Nguyên ngồi xuống ghế chứ không đi thay quần áo sẵn như lời Thịnh nói. Anh không biết Thịnh còn bày ra trò gì nữa đây.

Tiếng còi xe réo inh ỏi ngoài cổng cho Nguyên biết là Thịnh đã đến. Không vội vàng, anh lững thững đi ra mở cổng.

Vừa trông thấy Nguyên vẫn còn mặc trên người bộ pyjama, Thịnh la lên:

- Sao cậu không thay quần áo sẵn, trễ rồi.

Né người cho Thịnh bước vào, Nguyên thủng thỉnh nói:

- Tôi có đi đâu đâu mà trễ với sớm?

- Sao lại không đi, tôi nói là có chuyện nhờ cậu mà.

Hai người đã vào tới phòng khách, đợi cho bạn ngồi xuống ghế hẳn hoi, Nguyên mới nghiêm mặt nhìn bạn:

- Cậu thôi cái lối ra lệnh ấy đi, tôi chứ có phải nhân viên của cậu đâu.

Thịnh nhìn Nguyên ngạc nhiên:

- Tôi có ra lệnh cho cậu bao giờ đâu nào, tôi nhờ cậu mà.

- Cậu nhờ mà nói cái kiểu không cần biết người ta có sẵn lòng giúp mình không tức là ra lệnh rồi chứ còn gì nữa.

Biết là Nguyên không bằng lòng với cách nói của mình, Thịnh xuống giọng:

- Thôi mà, cậu có muốn bắt lỗi tôi thì để lúc khác, khi đó cậu muốn phạt tôi như thế nào cũng được. Chứ còn bây giờ thì chuyện gấp lắm rồi, cậu làm ơn lên thay quần áo đi giùm tôi một chút.

Thấy bạn biết lỗi, Nguyên cũng nguôi giận. Nhưng anh vẫn tỉnh bơ:

- Đi đâu thì cậu phải nói rõ ra xem tôi có giúp được cho cậu hay không chứ cậu cứ nói khơi khơi vậy thì tôi không làm đâu. Lỡ như cậu bảo tôi làm việc phi pháp thì sao?

Thịnh nhăn nhó:

- Làm gì có chuyện phi pháp ở đây, bộ cậu coi tôi là xã hội đên hay sao vậy. Thôi để tôi nói thẳng cho cậu biết, hôm nay là sinh nhật Vân Dung, cô ấy gửi thiệp mời nhưng tôi không thể đi được, nhờ cậu đi thế tôi vậy.

Nghe nói đến sinh nhật Vân Dung, tự dưng Nguyên thấy xốn sang trong lòng. Nhưng ngoài mặt anh vẫn tỏ ra thản nhiên:

- Cô ấy mời cậu thì cậu đi chứ sao lại nhờ tôi?

- Trời ơi, tôi không thể đi được nên mới nhờ đến cậu đó chứ.

- Tại sao cậu lại không đi?

Thịnh nhìn Nguyên với vẻ ngạc nhiên:

- Cậu lại còn hỏi nữa, tôi đã không muốn cho cô ấy hiểu lầm tình cảm của tôi, vậy mà bây giờ tôi lại vác xác đếnthì làm sao mà cởi cho được sự hiểu lầm đó được?

- Vậy thì cậu đừng đi.

Thịnh khổ sở lắc đầu:

- Thế cũng không được, hai gia đình rất thân thiết với nhau mà tôi lại không đến thì cạn tàu ráo máng quá. Khi đó thì mẹ tôi không còn mặt mũi nào mà nhìn hai bác ấy được.

Nguyên nhìn Thịnh, anh nói thật nghiêm chỉnh:

- Thế thì tôi đến đó với tư cách nào đây? Tôi đâu có được mời thì không lý do nào lại trơ mặt như thế được.

- Tôi đã nói là cậu đi dùm tôi mà, tôi thấy Vân Dung cũng quý cậu nên mới dám nhờ - Thịnh thấp giọng năn nỉ - Thôi mà Nguyên, cậu đừng làm khó tôi nữa, tôi cầu xin cậu mà.

Thật lòng, Nguyên cũng muốn đi. Nhưng ghét Thịnh vì Thiên Hương mà coi nhẹ tình cảm của Vân Dung nên anh mới đày đọa hắn cho bõ ghét. Giờ nhận thấy làm khó Thịnh như thế cũng đã đủ, Nguyên mới tỏ thiện chí. Nhưng anh vẫn làm cao:

- Thế nếu như tôi đến đó mà Vân Dung hỏi tới cậu thì tôi phải trả lời thế nào?

Thịnh mừng húm, anh biết khi Nguyên nói thế là nó đã nhận lời giúp anh rồi. Anh vội vã nói:

- Thì cậu viện ra một lý do gì đó, thí dụ như tôi bận tiếp khách hàng chẳng hạn.

Nguyên thủng thẳng lắc đầu:

- Tôi chẳng tội vạ gì mà nói dối cho cậu, tôi cứ sự thật mà nói.

- Thế cậu biết tôi đi đâu mà nói?

Nguyên cười khẩy:

- Cả nước này ai còn lạ gì chuyện cậu mắc “ hầu ” nàng. Tôi sẽ nói với Vân Dung là cậu phải đưa rước nàng của cậu đi trình diễn nên không đến với cô ấy được.

Thịnh không đến nỗi ngu độn, anh biết là Nguyên chỉ dọa mình chứ không đời nào tàn nhẫn như thế. Anh tỉnh bơ nói:

- Thế thì tùy cậu. Nhưng tôi thấy là nếu cậu nói như thế thì chẳng có ảnh hưởng gì đến tôi và Thiên Hương, nhưng sẽ làm cho Vân Dung đau lòng đấy. Nếu cậu có thể nhẫn tâm nhìn Vân Dung buồn thì cứ việc.

Nguyên nhìn Thịnh bằng cái nhìn chê trách, đúng là thằng bạn anh chẳng hiền lành gì. Nó cũng biết cách để áp chế người khác lắm đấy chứ. Anh lắc đầu, nhưng chưa kịp nói gì thì điện thoại di động của Thịnh đã reo lên.

Áp sát điện thoại vào tai, Thịnh vừa nghe vừa nháy mắt với Nguyên:

- Ừ, anh biết rồi... Em chuẩn bị xong chưa?... Ừ, anh tới ngay.

Chỉ cần nhìn cách nói chuyện của Thịnh, Nguyên đã biết ngay là ai gọi đến. Anh cười:

- Sung sướng nhỉ, nàng đã có lệnh triệu hồi rồi đấy.

Thịnh cười, anh đứng lên và trao cho Nguyên gói quà, vội vã nói:

- Thôi, cậu trao gói quà này cho Vân Dung giùm tôi. Giờ thì tôi phải đi đây, không nói với cậu nữa. Nhưng mà cậu cũng phải lo sửa soạn đi chứ, muộn rồi.

Cầm gói quà của Thịnh trên tay, Nguyên thấy lòng mình nửa buồn nửa vui. Buồn vì anh biết tình cảm của Vân Dung vẫn còn dành cho Thịnh chứ cô chưa nghĩ đến anh đâu. Còn vui là vì anh lại có cơ hội tiếp cận với cô, như thế thì hi vọng là cô sẽ càng thân thiết hơn với anh.

Khi đến nhà Vân Dung thì đã có khá đông khách. Hình như cô không mời người lớn nên Nguyên thấy chỉ có những người trẻ tuổi trạc với Vân Dung mà anh đoán là bạn của cô.

Thấy Nguyên, Vân Dung ngạc nhiên nhưng cô tế nhị không hỏi gì mà chỉ nói với anh:

- Anh Nguyên đến hơi muộn rồi đấy, mau vào đi anh.

Trao cho Vân Dung gói quà của Thịnh, Nguyên nói:

- Thịnh nó bận không đến được nên nhờ anh trao cho Vân Dung gói quà này.

Cầm lấy gói quà, mắt Vân Dung tối lại, cô hờ hững đặt luôn xuống chiếc bàn đã có sẵn những món quà khác. Nguyên trông thấy những bóng nước đã long lanh. Giá như không thấy Vân Dung sắp khóc, Nguyên trao cho cô tiếp một món quà nữa, nhưng lần này là chiếc hộp nhỏ xíu:

- Còn đây là quà của anh, sinh nhật vui vẻ.

Cẩm lấy gói quà của Nguyên, Vân Dung có vẻ cảm động:

- Cảm ơn anh, anh Nguyên. Anh đến là Dung rất vui rồi. Thôi mình vào đi anh Nguyên, các bạn Dung đang đợi kìa.

Vừa song vai Vân Dung đi vào nhà, Nguyên vừa hỏi:

- Hai bác đâu hở Dung, anh muốn chào hai bác.

Vân Dung lắc đầu:

- Ba mẹ Dung lên phòng rồi, hồi nãy ba mẹ xuống để mở đầu một chút rồi rút lui, nói là để cho bọn mình tự do.

Vừa trông thấy Nguyên, mấy cô bạn Vân Dung nhao nhao lên:

- Ai vậy Vân Dung, mau giới thiệu di.

Quay sang Nguyên, Vân Dung cười nhẹ:

- Bọn bạn Dung “ dữ ” lắm đó, anh Nguyên có sợ không?

Nguyên cũng cười:

- Mấy cô ấy có “ dữ ” đến nỗi ăn thịt anh không?

Vân Dung cười thành tiếng:

- Chu yện ấy thì chắc là không đến nỗi đâu, nhưng mà tụi nó cũng sẵn sang “ tùng xẻo ” anh Nguyên nếu như anh không đáp ứng được nhu cầu của tụi nó.

Nguyên rụt vai ra vẻ sợ hãi:

- Nếu như có giết thì giết cho chết ngay chứ vụ “ tùng xẻo ” này coi bộ hơi bị “ ớn ” đó nha Dung.

Một cô gái đang ngồi giữa đám bạn la lên:

- Nè, yêu cầu hai người đó có nói thì phải nói to lên cho mọi người cùng nghe chứ không được “ thì thầm ” đâu nghe. Có muốn “ thủ thỉ ” thì đợi lúc quan khách về hết mới được à.

Mấy cô khác nhao nhao lên:

- Đúng đó, không được thì thầm.

- Phải rồi, phải nói to lên cho mọi người cùng nghe mới được.

Vân Dung đưa mắt nhìn một vòng, cô giới thiệu:

- Đây là anh Nguyên, là... anh họ của mình.

Mấy cô lại xôn xao lên:

- Chà, nhỏ Dung có ông anh họ “ hết ý ” nha.

- Ở đâu mà nhỏ Dung có ông anh họ ngang xương vậy ta, hồi nào tới giờ tao có nghe nó nói bao giờ đâu?

- Đúng rồi, sao giờ tự nhiên lại xuất hiện cái ông anh họ này vậy.

Một cô gái có vẻ hơi “ bề thế ” đứng lên, cô la to át hết tiếng mọi người:

- Các bạn im lặng để tôi có một đề nghị với Vân Dung coi – Mọi người ngạc nhiên nhìn cô, nhưng cô nàng vẫn tỉnh bơ – Dung ơi, tao... tao muốn làm “ chị họ ” mày quá.

Cả bọn cười lên cái rần, mọi ánh mắt đều chiếu vào Nguyên và Vân Dung. Cả hai cũng không thể nín cười được trước sự đùa giỡn của mọi người. Một cô gái khác lại la lên:

- Anh... “ gì “ ơi, anh nghĩ sao về lời đề nghị của nhỏ Vân mập?

Nguyên cố nín cười, anh trả lời trong sự chú ý của mọi người:

- Trước hết, tôi xin chào và rất hân hạnh được làm quen với các bạn. Tôi xin nói rõ với các bạn, tên tôi là Nguyên chứ không phải “ anh gì ” như bạn vừa gọi. Thứ hai, cô Vân đòi làm chị họ của Vân Dung chứ đâu phải là chị họ của tôi. Thế thì câu hỏi này tôi không trả lời được rồi.

Mọi người vỗ tay tán thưởng câu nói của Nguyên, một chàng trai nói to:

- Một - Không! Hoan hô anh Nguyên, thế mới đáng mặt anh hào chứ.

Một cô gái đứng lên, chừa ra hai chiếc ghế trống. Vân Dung nói với Nguyên:

- Anh Nguyên ngồi xuống đi.

Vân quay nhìn sang Nguyên, cô không tỏ ra chịu thua câu nói của anh:

- Sao anh lại không trả lời được nhỉ? Câu hỏi này là dành cho Vân Dung nhưng cũng lien quan đến anh cơ mà.

Nguyên lắc đầu:

- Không được, cô hỏi ai thì chỉ có người đó mới có thẩm quyền trả lời thôi, làm sao mà lại dẫm chân nhau như thế được?

Một giọng nam cất lên:

- Thôi này, bà Vân mà cứ bắt nạt anh Nguyên như thế thì anh ấy chỉ dám dự một lần này thôi đấy. Lần sau mà có cho thêm tiền, anh ấy có xâm mình cũng không dám đi đâu.

Câu nói này làm cho những tiếng xôn xao trong phòng lặng hẳn xuống. Nhưng chỉ một giây thôi, một cô gái lại tinh nghịch cất tiếng:

- Mấy đứa tụi bay ỉ mình là ma cũ nên ăn hiếp ma mới hả? Coi chừng Vân Dung đau lòng đó nha.

Hai má Vân Dung đỏ hồng, cô thực sự ngượng ngùng trước những sự gán ghép của các bạn. Nhưng cô không có lý do gì để giận họ,vì đó là những lời true ghẹo đầy thiện ý và ngập tràn dễ thương.

Dù lòng đang buồn, tim đang đau vì sự từ chối khéo léo của Thịnh, nhưng trong không khí sôi động mà các bạn cô vô tình tạo nên. Và điều quan trọng hơn nữa là thỉnh thoảng, bắt gặp ánh mắt của Nguyên dành cho mình thật ấm nồng, Vân Dung cũng thấy nỗi buồn của mình vơi bớt. Và cô tạm cất dấu niềm đau của mình để hưởng những giây phút thư thái hiếm có này.

Dù bà Ngọc không bằng lòng, Thịnh vẫn cương quyết khước từ cuộc hôn nhân với Vân Dung và một mực đòi cưới cho được Thiên Hương. Bà Ngọc đã muộn phiền biết bao khi những lời khuyên của bà đối với Thịnh cứ như là không có.

Bà Ngọc đã hỏi Thịnh:

- Vân Dung có điểm gì không tốt mà con chê nó?

Thịnh đã trả lời câu hỏi của mẹ thật nghiêm chỉnh:

- Con không chê Vân Dung, cô ấy là một cô gái rất tốt, rất hoàn hảo.

Một tia hy vọng lóe lên trong mắt bà Ngọc, con trai bà đã khen Vân Dung như thế kia mà. Bà lại hỏi:

- Vậy thì tại sao con không chịu cưới nó?

Thịnh nhìn mẹ chắm chú, anh kiên nhẫn giải thích với bà:

- Con đã thưa với mẹ rồi, con không yêu Vân Dung mà chỉ coi cô ấy như Phương Thảo, như một đứa em gái của con thôi.

- Thế sao trước kia con không phản đối ý kiến của gia đình?

- Vì trước kia con nghĩ cuộc sống đơn giản, con chỉ nghĩ đến chuyện học hành sao cho thành đạt đã. Còn chuyện vợ con chỉ là chuyện phụ, nếu như cưới một người con gái như Vân Dung thì con sẽ có một cuộc sống bình dị với hạnh phúc thật êm đềm. Nhưng giờ đây, con đã có người yêu, con biết là mình không thể sống thiếu cô ấy được. Vì vậy mà con nhất định phải cưới cho được người con yêu chứ không chọn người vợ để chỉ có cuộc sống êm ả thôi.

Bà Ngọc lắc đầu:

- Có cuộc sống bình yên, êm ả là một điều kiện tốt nhất cho con có điều kiện tập trung hết tịnh thần vào công việc, thế là tốt hơn cho con chứ.

Thịnh lắc đầu:

- Đó là khi con chưa yêu ai. Chứ còn bây giờ, khi con đã có tình yêu rồi thì được sống chung với cô ấy mới mang lại cho con niềm vui và khi đó thì con mới hăng hái trong mọi việc. Chứ còn cứ có cuộc sống phẳng lặng thì đâu có gì thúc đẩy con làm việc đâu. Mẹ à, mẹ đừng cố gắng cái việc làm vô ích này nữa, con không thay đổi quyết định của mình đâu.

Bà Ngọc thở dài não nuột:

- Thật ra thì con muốn cưới ai cũng được, mẹ không khó khăn gì chuyện ấy. Nhưng mẹ thật là khó ăn nói với gia đình Vân Dung.

Thịnh choàng tay ôm vai mẹ, anh nhỏ nhẹ:

- Mình đành phải chịu lỗi với họ thôi mẹ ạ, con không thể đem hạnh phúc của mình ra để đổi lấy một lời hứa đâu. Nhưng gia đình Vân Dung là những người hiêu biết, con nghĩ là họ sẽ không trách mình lâu đâu.

Bà Ngọc mệt mỏi gật đầu:

- Thôi thì cũng đành vậy thôi, để rồi mẹ sẽ tìm cách chuộc lỗi với họ vậy. Có điều mẹ đã quen với Vân Dung rồi, không có nó mẹ cũng thấy thiếu thiếu một thứ gì đó.

Thịnh bật cười:

- Đó là tại mẹ muốn có con dâu quá rồi. Mẹ yên chí đi, con sẽ mau chóng mang con dâu về cho mẹ.

Bà Ngọc cũng bật cười, dù lòng vẫn còn nặng nề phiền muội, bà cũng không thể giận Thịnh mãi được, nó là đứa con cưng của bà cơ mà. Nhưng suy cho cùng thì nó cũng có lý, tại sao lạ bắt nó từ bỏ tình yêu của nó để cưới một người nó không yêu. Ngay từ thời đại của bà, những cuộc hôn nhân đã có nền tảng là tình yêu chứ không còn quan trọng vấn đề môn đăng hậu đối nữa rồi, huống chi là ngày nay, tuổi trẻ còn tiến bộ hơn bà gấp mấy mươi lần?

Nghĩ thông được như thế, bà Ngọc cũng thấy lòng bớt phiền muộn.Bà nói với Thịnh:

- Biết như vậy thì mau mà lo đi. Nhưng mà này, con nên thường xuyên đưa Thiên Hương về chơi cho nó quen với nếp sống nhà mình đã chứ. Nếu con cứ để đến khi cưới nó mới về đây ở thì nó sẽ cảm thấy xa lạ, khi đó thì sống chung sẽ vất vả đấy.

Thịnh ngần ngại:

- Con định cưới rồi chúng con sẽ mua nhà riêng.

Bà Ngọc sững người nhìn con, bà hoàn toàn bất ngờ về điều Thịnh vừa nói. Từ trước tới giờ, có khi nào nó nói rằng khi cưới vợ sẽ ở riêng đâu. Mà nó luôn nói đùa là khi đó bà sẽ vất vả vì phải chăm sóc lũ con của nó cơ mà. Thế mà bây giờ nó lại nói điều ngược lại. Vậy thì chắc hẳn là cô gái kia đã đòi hỏi nơi nó điều đó rồi. Mối thiện cảm dành cho Thiên Hương trong lòng bà Ngọc đã ít hỏi nay lại càng mất đi khiến bà không biết nói sao.

Im lặng mất một lúc, bà mới nói lên được:

- Mẹ không ngờ con lại có lại có ý định như thế. Thật là uổng công mẹ đã chờ đợi bao nhiêu năm nay. Nhưng mà thôi, mẹ cũng đã quen với cuộc sống một mình rồi, vốn dĩ số kiếp của mẹ nó là vậy mà. Tùy con đấy, con thấy làm sao mà hạnh phúc là được rồi.

Nét mặt bà Ngọc tối hẳn lại, nói xong câu đó, bà lặng thinh không nói gì thêm nhưng Thịnh đã nhận thấy cái sai của mình. Bao nhiêu năm nay, anh cũng biết là mẹ hằng mong mỏi mỉnh trở về, cưới vợ để cho bà có cơ hội chăm sóc cháu nội, đó là niềm vui và cũng là mơ ước cuối cùng của bà. Thế mà anh lại nỡ cướp đi niềm vui của người mẹ đã suốt đời hi sinh vì anh hay sao?

Ân hận, Thịnh ôm chặt vai mẹ. Anh trầm giọng:

- Con mới chỉ dự đinh như thế thôi, nhưng mà nay thì con lại đổi ý rồi. Bắt đầu từ hôm nay, con sẽ thường xuyên đưa Thiên Hương về chơi với mẹ. Chỉ mong mẹ tha thứ cho cô ấy những thiếu sót và chỉ dạy thêm những thói quen của gia đình mình.

Nghe con trai nói thế, bà Ngọc biết là nó đã nghĩ lại. Thôi thì mình cũng phải nhượng bộ nó cho xong. Lườm Thịnh một cái, bà hỏi:

- Bộ mẹ có tướng của bà mẹ chồng ác độc như bà Phán Lợi hay sao vậy?

Thấy mẹ nói vui, Thịnh cười. Anh giơ hai tay lên ngoắc lia lịa:

- Khong dám, con không dám có ý nghĩ như thế đâu. Nhưng mà trông mẹ cũng có tướng mẫu hậu lắm đó.

Hai mẹ con cùng bật cười, nhờ thế cái không khí nặng nề đã biến mất.

Từ hôm đó, thỉnh thoảng Thịnh cũng đưa Thiên Hương về nhà chơi, có ngày cũng ở lại ăn cơm với bà Ngọc. Thế nhưng không hiểu là Thiên Hương không để ý hay chỉ vì cô ta đã có thói quen lúc nào cũng có người phục vụ nên cô ta chỉ biết nói chuyện với Thịnh là chính, còn thì chỉ biết trả lời cụt ngủn khi bà Ngọc hỏi chứ không biết tìm cách nói chuyện với bà.

Tuy đã cố nén lòng để chấp nhận cô gái này, thế nhưng bà Ngọc càng ngày càng thấy bà sai lầm. Lẽ ra bà không nên nhượng bộ Thịnh ngay từ đầu như vậy. Nhưng rồi thấy con trai mình rạng rỡ trong hạnh phúc, bà lại thôi và cứ u uất một mình.

Hôm nay, Thịnh đưa Thiên Hương về chơi từ sớm. Hai người về đến nhà khi bà Ngọc đang lui cui dưới bếp làm thức ăn. Nghe tiếng Thịnh, bà ngước lên nhìn và gật đầu:

- Mẹ đang dở tay, hai đứa lên nhà chơi.

Thịnh hỏi mẹ:

- Mẹ đang làm gì vậy? Chị bếp đâu?

Vừa rửa những con cá, bà Ngọc vừa trả lời:

- Chị ấy bị bệnh, mẹ cũng đang định hoie con coi thuốc cảm để ở đâu, con lấy cho chị ấy uống đó.

- Từ sáng đến giờ chị ấy đã ăn gì chưa hở mẹ?

Bà Ngọc lắc đầu:

- Mẹ đã bắc soong cháo cho chị ấy đây, nhưng mà chị ấy chưa ăn.

Vừa lấy thuốc ra gói vào một tờ giấy trắng, Thịnh vừa nói với mẹ:

- Vậy một lát mẹ bảo chị ấy ăn cháo rồi mới uống thuốc được nha. Con để thuốc đây, mỗi thứ chị ấy uống một viên, ngày uống ba lần.

Tiếng chuông ngoài cổng lại reo lên, Thinhj vội nói:

- Để con mở cổng.

Thịnh chạy nhanh lên nhà trên, Thiên Hương cũng chạy theo. Bà Ngọc nhìn theo mà lắc đầu. Từ lúc vào đến tới giờ, ngoài câu chào hỏi, cô không nói gì với bà. Nhiều lúc, bà Ngọc tự hỏi không biết cô ta vô tâm hay cố tình coi bà không ra gì đây nữa.

Thịnh lại trở xuống, theo sau vẫn là Thiên Hương. Anh nói với mẹ:

- Dì Hà tới chơi với mẹ đó, mẹ lên đi.

Bà ngọc chần chừ:

- Để mẹ ướp mấy con cá này vào đã.

Thịnh thúc hối:

- Con thấy hình như dì ấy có chuyện gì gấp lắm đó, mẹ lên mau đi.

- Vậy à, nhưng còn mấy con cá này thì sao đây? Dì Hà mà nói chuyện thì lâu lắm,.ẹ sợ cá ươn mất – Bà Ngọc hỏi lại, trông bà cũng có vẻ nóng ruột muốn lên với bạn, nhưng lại lo mấy con cá bị ươn ra. Vì bà biết, bà Hà mà đến tìm bà thì nhất định có chuyện rồi.

- Thấy mẹ phân vân, Thịnh hỏi:

- Mấy con cá này mẹ định nấu món gì đây?

- Mẹ chỉ định kho thôi/

- Vậy thì mẹ để đó đi, Thiên Hương sẽ làm cho mẹ.

Bà Ngọc mừng rỡ:

- Vậy thì tốt quá, nhờ cháu Hương vậy nhé. Cháu chỉ cần ướp vào một chút muối rồi đổ nước vào kho. Sau đó cháu nêm một ít đường, một chút tiêu, và kho cho cạn là được rồi.

- Vậy thì không có gì là khó, mẹ cứ lên nhà đi. Yên tâm, khi nào mẹ nói chuyện xong là có cơm ăn ngay thôi.

Bà Ngọc yên chí đi lên nhà tiếp bạn. Đúng như bà đã nghĩ. Bà Ngọc đến tìm bà vì hai vợ chồng lại gây gổ với nhau. Sau đó, chồng bà Hà bỏ đi suốt đêm không về.

Bà Hà sụt sùi nói với bạn:

- Tôi thật không ngờ, lần này ông ấy lại quá đáng như vậy. Chỉ là chuyện thằng con đòi mua xe thôi, mà ông ấy lại mắng tôi chiều con, rồi gây gổ với tôi. Đã vậy còn bỏ nhà đi suốt đêm không về nữa.

Bà ngọc an ủi:

- Không sao đâu chị đừng lo. Chắc là ông ấy đi chơi với bạn bè thôi mà, khi nào nguôi giận thì sẽ về thôi mà.

Bà Hà sụt sùi:

- Nếu chỉ có như vậy thì tôi không lo, tôi chỉ sợ ông ấy theo bạn bè la cà vào những nơi không nên vào, lỡ như có chuyện gì thì lại khổ.

Bà Ngọc rầy bạn để trấn an bà ta:

- Chị chỉ nghĩ nhảm không à, anhnhaf là người sống mực thước, nghiêm chỉnh từ hồi nào đến giờ, sao lại có chuyện gì sảy ra được.

Bà Hà có vẻ yên lòng với lời trấn an của bạn. Bà xách túi đứng lên:

- Chị nói như vậy làm tôi thấy yên tâm rồi. Thôi, tôi không dám làm phiền chị nữa, tôi về đây.

Bà Ngọc vội dữ tay bạn lại:

- Về bây giờ cũng đâu có anh ấy ở nhà, về làm gì cho buồn. Thôi ở đây dùng cơm trưa với tôi đi, chiều mát rồi hãy về.

Bà Hà lưỡng lự một lúc rồi gật đầu:

- Vậy cũng được. À, hồi nãy chị đang làm gì đó?

Thấy bạn đã vơi được nỗi buồn, bà Ngọc cũng vui theo. Bà nói:

- Tôi đang làm cơm, hôm nay chị bếp bệnh, tôi phải làm thay chị ấy. Đã lâu rồi tôi không đi chợ, hôm nay đến chợ cũng thấy bỡ ngỡ. Bây giờ người mua kẻ bán cũng nhiều hơn trước đây.

Bà Hà chép miệng:

- Bởi vậy mới nói, cuộc sống ngày càng khó khăn. Vì vậy mà ông nhà tôi hay cáu gắt là vậy. Ông ấy phải làm việc vất vả quá mà lúc này ông ấy cũng không được khỏe cho lắm.

Bà Ngọc an ủi:

- Thôi đừng buồn nữa, để một lát tôi gửi cho anh ấy hộp thuốc bổ thằng Thịnh nhà tôi mang từ bên kia về.

- Chị thì sướng quá rồi, gia cảnh thì sung túc. Có hai đứa con thì đều nên người, nhất là cháu Thịnh học hành giỏi giang như vậy thì lại càng hãnh diện.

Bà Hà khen bạn nhưng trong lời khen đó có pha một chút ganh tỵ khiến bà Ngọc bật cười. Bà kéo tay bà Hà đứng lên:

- Thôi đi, trời cho ai nấy hưởng. Đừng có buồn rầu như vậy. Mai này con chị lớn lên rồi cũng mang sung sướng đến cho chị mà. Chị còn anh nhà an ủi chứ tôi bao nhiêu năm nay chỉ có một mình, nào tôi có than thở với ai đâu. Thôi, mình xuống dọn cơm ăn đi.

Nhưng hai bà chưa kịp đi thì Thịnh và Thiên Hương đã lên tới. Thịnh nhanh nhẩu nói:

- Mời mẹ và dì xuống dung cơm ạ.

Bà Ngọc gật đầu, bà Hà hỏi nhỏ:

- Cô gái đó là ai vậy?

Bà Ngọc cũng thì thầm:

Người yêu của thằng Thịnh đó.

- Cháu Thịnh có người yêu đẹp quá. Thật là trai tài gái sắc.

Bà Hà khen ngợi nhưng bà Ngọc nhẹ lắc đầu:

- Đẹp mà làm gì? Có mài ra được mà ăn đâu? Nhưng mà thằng Thịnh đã quyết định chọn con bé này, tôi cũng không ngăn cản được.

Hai bà xuống đến nhà bếp thì Thiên Hương cũng kho cá xong. Bà Ngọc nói với bạn:

- Chị cứ ngồi đây, tôi dọn một loáng là xong. Mẹ con tôi cũng ăn đơn giản lắm.

Bà Hà ngồi xuống ghế, Thiên Hương cũng tự nhiên kéo một chiếc ghế khác ra ngồi. Bà Ngọc khẽ nhíu mày tỏ ý không bằng lòng nhưng bà vẫn im lặng.

Thịnh tinh ý nhìn thấy cái nhíu mày của mẹ, anh lẳng lặng đi lấy chén đũa bày ra bàn.

Đem cơm canh ra bàn xong, bà Ngọc nhìn đến soong cá. Một màu trắng bợt khiến bà nhăn mặt. Nhưng ngại có bạn ở đó lên bà nhẹ nhàng hỏi:

- Cháu Hương không cho nước màu vào cá à?

Thiên Hương tròn xoe hai mắt nhìn bà Ngọc:

- Nước màu gì ạ? Hồi nãy bác đâu có dặn cháu!

Bà Ngọc lắc đầu:

- Bác tưởng là cáu biết nên không dặn. Mà thôi, cũng không sao, chỉ là màu cá không được đẹp cho lắm thôi.

Thức ăn đã dọn ra hết, bà Ngọc cầm đuac lên:

- Chị ăn cơm đi, cháu Hương cũng cầm đũa lên đi chứ.

Bà Hà gỡ một miếng cá, vừa cho vào miệng, bà đã nhăn mặt lại, bà ngậm miệng lại mà không biết làm sao.

Thấy cử chỉ khác lạ của bà Hà, bà Ngọc cũng hơi ngạc nhiên. Bà cũng cho một miếng cá vào miệng, và ngay lập tức, bà cũng rơi vào tình trạng như bà Hà. Miếng cá trong miệng bà vừa tanh vừa ngọt như ướp đường khiến bà không sao nuốt suống được. Nhả ra thì không được, nuốt vào cũng không xong, bà Ngọc tức đến điên người.

Kéo tay bà Hà, bà Ngọc ra dấu cho bạn đi theo mình, hai bà kéo nhau vào phòng tắm súc miệng. Trở ra, bà Ngọc mở tủ lạnh lấy ra hũ chà bong. Bà nói:

- Ăn tạm món này vậy, lâu quá chị mới tới nhà mà tôi không đãi chị được bữa cơm cho tử tế. Thật ngại quá!

Bà Hà đỡ lời:

- Không sao đâu chị, ở nhà tôi còn ăn uống đơn giản hơn thế này nhiều.

Biết lỗi của mình, Thiên Hương yên lặng ăn cơm chứ không dám nhõng nhẽo với Thịnh như mọi khi. Thịnh cũng im lặng ăn cho xong bát cơm, anh thật sự xấu hổ trước mặt hai người. Giá như chỉ có mình mẹ anh thì đỡ, vì dầu sao cũng là người trong nhà. Nhưng hôm nay lại có bà Hà, một người lạ đủ để cho anh không biết ăn nói như thế nào.

Bữa ăn trôi qua trong không khí nặng nề. Thiên Hương bỏ đũa xuống trước tiên, rồi đến Thịnh. Không kịp ăn trái cây tráng miệng, Thịnh đứng lên ngay sau khi buông đũa chén xuống bàn. Anh nói với mẹ:

- Con đưa Hương về, dì Hà ở chơi ạ.

Thiên Hương cũng lí nhí chào, cả hai thoát đi thật nhanh.

Còn lại hai người phụ nữ, bà Ngọc chán nản nhìn bạn:

- Chị còn nói tôi hạnh phúc hay không? Chỉ có một đứa con dâu thôi mà cơm nước như thế này thì lỡ như mình có bệnh hoạn không biết có được miếng cháo mà ăn nữa không đây?

Bà Hà thong cảm nhìn bạn, bà an ủi:

- Thôi thì để cưới về rồi mình tập dần chị ạ, có ai chưa làm mà biết bao giờ đâu!

Bà Ngọc lắc đầu chán nản:

- Tôi cũng mặc kệ cho chuyện muốn sao thì sao thôi chị ạ, nó không nghe lời tôi thì biết làm sao được bây giờ?

Hai người nhìn nhau, cả hai cùng thông cảm với nhau những nỗi buồn. Đúng là mỗi gia đình đều có một nỗi buồn riêng, không ai có thể giống ai cả.

Ngồi sau lưng Thịnh, Thiên Hương im như thóc. Từ lúc ra khỏi nhà Thịnh tới giờ, cô không mờ miệng nói một tiếng nào, khác hẳn với mọi khi, cô nói luôn miệng.

Biết là Thiên Hương đang buồn, Thịnh cũng không nói năng gì. Thật lòng, anh cũng rất buồn. Anh không ngờ trong chuyện bếp núc cô lại tệ như thế. Dù không giỏi giang thì người con gái lớn như thế cũng phải có được một chút hiểu biết. Đằng này, cô hoàn toàn không biết một tý gì. Thịnh thật thất vọng.

Dừng xe trước một quán café nhỏ, Thịnh quay lại nói với Thiên Hương:

- Vào đây uống nước đã em.

Thiên Hương lắc đầu:

- Em không khát, em muốn đi về.

Thịnh vẫn nhỏ nhẹ:

- Mình vào đây nói chuyện một lát đã, chút nữa rồi anh đưa em về.

Thiên Hương miễn cưỡng theo Thịnh vào quán, nhưng thật ra cô cũng muốn nói chuyện với anh chứ không thể để tình trạng như thế này sảy ra lần nữa.

Ngồi đối diện với Thịnh, Thiên Hương lầm lì nét mặt. Cô không nhìn Thịnh mà cứ ngó mông ra cửa. Biết là Thiên Hương đang giận, nhưng trong lòng Thịnh cũng giận quá, nên anh cũng làm thinh.

Nước đã được mang ra nhưng cả hai đề không chú ý đến. Hình như cả hai người cùng thi gan với nhau xem ai là người phải chịu thua.

Cuối cùng Thiên Hương cũng phải cất tiếng nói trước. Với một giọng nói dấm dẳng, Thiên Hương hỏi Thịnh:

- Anh bảo là có chuyện muốn nói với em cơ mà, sao giờ này lại ngồi làm thinh đó?

Thịnh nghiêm mặt nhìn Thiên Hương, anh chậm rãi:

- Hương à, anh không muốn có chuyện không vui giữa hai đứa mình đâu. Nhưng mà em cũng phải nhận thấy là hôm nay em cũng có lỗi chứ.

Thiên Hương trừng mắt nhìn Thịnh, cô gay gắt:

- Tới anh mà cũng nói em có lỗi hay sao? Em có đòi làm đâu?

- Đúng là em không đòi làm, nhưng mà một chuyện đơn giản như thế mà em cũng không làm được hay sao? Anh thất vọng quá Hương à.

- Thế nào là thất vọng? Em đã làm gì sai trái? Em đã nói là em không biết làm bếp cơ mà.

Thịnh chán nản nhìn Thiên Hương, anh không ngờ là cô cứ mãi ngang ngạnh như vậy. Anh trầm giọng:

- Anh cũng biết là em không biết làm bếp, nhưng đó là để nấu một bữa ăn hoàn chỉnh kìa. Chứ còn ở đây, mẹ đã làm sẵn hết rồi, chỉ còn việc nêm nếm thôi mà em cũng không làm được. Vậy mai mốt hai đứa cưới nhau thì làm sao? Anh có muốn ăn một món gì cũng phải ra tiệm hay sao?

Thiên Hương nhìn Thịnh trân trối như cô vừa nghe anh nói một điều thật lạ lung:

- Có gì đâu, mình có tiền thì cứ ra tiệm mà ăn, ngoài đó thiếu gì món ăn ngon mà anh phải lo trước như vậy. Còn nếu như anh muốn ăn ở nhà thì mình mướn người làm, có tiền thì thuê ai mà chẳng được.

Thịnh lắc đầu:

- Anh cũng hết biết nói với em rồi. Nhưng mà Hương à, nếu như em muốn cho mình hạnh phúc thì phải cố gắng một chút trong chuyện này em ạ.

Thiên Hương cũng lắc đầu:

- Em không muốn cố ắng trong chuyện này. Chẳng phải trước kia, khi mới quen em, anh đã nói là chuyện đó không qua trọng hay sao? Thời giờ em còn phải tập trung vào công việc chứ không thể làm những công việc tầm thường như vậy được. Nói thật với anh nha Thịnh, anh nói với mẹ anh là đừng có trông mong em với việc bếp núc đâu nhé.

Thịnh giận dữ nhìn Thiên Hương, cô cũng tỏ ra không chịu thua, cũng chiếu thẳng ánh mắt vào Thịnh. Thiên Hương biết, Thịnh đã say mê cô lắm rồi, dù cô có thế nào chăng nữa thì anh cũng phải chịu thua thôi. Mà xét cho cùng ra, cô có lỗi gì đâu. Cô như thế này mà phải vùi đầu vào những công việc bếp núc hay sao? Cái việc bếp núc tầm thường đó thì bất cứ một người phụ nữ nào cũng làm được. Nhưng để trở thành một ngôi sao ca nhạc và là người mẫu thời trang nổi tiếng như cô thì mấy ai mà có được?

Cuối cùng thì người chịu thua cũng vẫn là Thịnh. Anh đành phải xuống nước nhỏ với cô:

- Hương à, em phải nghĩ lại cho anh với chứ. Em nghĩ coi, một người phụ nữ thì cũng phải biết một ít về nội trợ chứ không biết tý gì như em thì coi sao được?

Thiên Hương bướng bỉnh:

- Em đã nói là em không thể nào làm được cơ mà. Anh đừng có đòi hỏi em ở điều đó.

- Nhưng mà em cũng phải hiểu cho anh chứ Hương. Mẹ anh chỉ có một mình anh, bà lúc nào cũng mong cho anh cưới được một người vợ hoàn hảo. Vậy mà nay thì ngay chuyện nhỏ nhặt như thế em cũng không làm được, thử hỏi làm sao mà mẹ anh chấp nhận em được?

Thiên Hương tròn mắt nhìn Thịnh, rồi bỗng dưng cô bật khóc:

- À, thì ra bây giờ em mới biết là mẹ anh không bằng lòng em. Hèn chi mà hồi nãy bà không them nói gì tới em cả, đúng là bà coi thường em đây mà. Nếu vậy thì anh còn thương em làm gì, anh về nhà kiếm một cô nào theo ý mẹ anh mà cưới.

Thiên Hương vừa khóc vừa nói làm Thịnh hoảng quá, anh đưa mắt nhìn quanh. Cũng may là buổi trưa, quán vắng khách. Chỉ có vài người khách ngồi tít góc bàn bên kia và cô chủ quán đang ngồi trong quầy. Yên tâm, anh quay lại dỗ Thiên Hương:

- Em nói gì vậy Hương, anh chỉ góp ý với em như vậy thôi mà, em thấy không được thì từ từ mình tìm cách chứ sao lại nói như vậy.

Thấy Thịnh xuống nước, Thiên Hương làm già. Cô hiểu rất rõ uy thế những giọt nước mắt của mình:

- Em không biết tìm cách nào hết, nếu như anh yêu em thì phải chấp nhận con người em như vậy đó. Và anh cũng phải nói với mẹ anh đừng có đòi hỏi em những chuyện em không thể làm được. Nếu như anh thấy không được thì chúng mình chia tay nhau thôi.

Đúng như Thiên Hương tiên đoán, cô mới chỉ nói nhẹ một lời đòi chia tay thì Thịnh đã cuống lên ngay. Anh vội vã nói:

- Hương à, anh chỉ góp ý với em như vậy thôi mà, nếu như em không làm được thì thôi chứ tại sao lại đòi chia tay với anh – Rồi thấy Thiên Hương cứ mãi giọt ngắn giọt dài, anh dỗ dành – Thôi, thôi, anh không nói tới chuyện này nữa, em đừng khóc nữa có được không?

Thiên Hương sụt sùi:

- Hôm nay anh không nói nữa nhưng rồi lúc khác anh lại nói, em không chịu được.

Nắm tay Thiên Hương, Thịnh thở dài.

- Thôi được, anh không nói nữa. Em nín đi! – Anh đổi giọng, pha trò – Nè, cứ khóc mãi thì ngày mai trên báo lại có hình ngôi sao ca nhạc đang nhõng nhẽo đấy nhé.

Thiên Hương quay mặt đi, ngúng ngẩy:

- Hứ, không thèm nói với anh nữa.

Thịnh đổi ghế, anh bước sang ngồi sát bên Thiên Hương. Choàng tay qua vai cô, anh rút khăn mouchoir, âu yếm chậm nhẹ những giọt nước mắt cho cô:

- Coi này, em khóc làm mặt mũi tèm lem hết bây giờ. Không chịu nấu cơm thì thôi, anh chỉ nói thế chứ có bắt buộc em bao giờ đâu mà phải khóc lóc.

Được Thịnh dỗ ngọt, Thiên Hương biết là cuối cùng anh cũng phải chịu thua cô mà thôi. Cô rất biết lợi dung ưu thế của mình cơ mà.

Nghiêng đầu dựa vào vai Thịnh, cô nũng nịu:

- Thấy ghét anh quá hà, anh cứ bắt em phải thế này thế nọ, em đã nói là những việc đó em đâu có biết làm.

Thịnh gật đầu:

- Từ bậy giờ anh không nói nữa, được chưa? Nhưng mà em không được hở một chút là đòi chia tay đó, biết chưa?

- Tại em...

- Tại em nhõng nhẹo, phải không?

Thiên Hương hất mặt:

- Nhưng mà cũng tại anh nữa chứ bộ. Hồi nãy, em đã biết là mình làm sai rồi nên làm thinh, lại thấy mẹ anh và bà khách đó nhìn em như coi thường, em đã khó chịu lắm rồi. Ai ngờ tới anh cũng làm mặt giận với em nữa, hỏi ai mà không tức.

Thịnh siết chặt vai Thiên Hương, anh cọ mũi vào mái tóc cô:

- Thôi chuyện qua rồi. Không nói tới nữa.

Thiên Hương được nước làm tới:

- Anh cũng phải nói với mẹ anh nữa đó, không được bắt em vào bếp nha.

Thịnh gật lia lịa:

- Được rồi, anh sẽ nói với mẹ.

Nụ cười thỏa mãn nở trên môi Thiên Hương, cô nhỏ nhẹ:

- Mình làm có tiền mà, chẳng lẽ anh không mướn được người làm hay sao, anh ha?

Thịnh lại gật đầu. Bây giờ Thiên Hương nói gì anh cũng thấy hợp lý cả. Ngay cả việc cô đòi hỏi anh phải nói với mẹ anh, Thịnh cũng không từ chối cơ mà.

Đưa Thiên Hương về nhà cô xong, Thịnh mau chóng trở về nhà. Anh muốn ngủ một giấc để tối còn đưa Thiên Hương đi diễn. Từ mấy tháng nay, anh them những giấc ngủ trưa quá chừng, nhưng vào những ngày làm việc, Thịnh chỉ được nghỉ chừng nửa tiếng rồi lại phải vội vã tới công ty. Ấy là chưa kể những buổi tiếp đãi khách hàng, anh phải mất luôn cả thời gian nghỉ trưa là chuyện thất thường.

Về đến nhà, Thịnh thấy mẹ đang ngồi trong phòng khách, dáng điệu bà như đang chờ đợi một điều gì.

Ngồi xuống cạnh bà Ngọc, Thịnh ân cần hỏi mẹ:

- Mẹ không ngủ trưa à?

Bà Ngọc lắc đầu:

- Mẹ không ngủ được.

Thịnh lại hỏi:

- Dì Hà về rồi hở mẹ?

Bà Ngọc gật đầu chứ không đáp. Thịnh lại hỏi tiếp:

- Sao mẹ không giữ dì ấy ở lại chơi đến chiều?

Bà Ngọc hờ hững đáp:

- Dì ấy còn phải lo cho gia đình chứ có rảnh đâu đi chơi suốt cả ngày.

Thái độ của bà Ngọc làm Thịnh hơi thót ruột. Có khi nào bà hờ hững với anh như vậy đâu, tại sao hôm nay bà lại lạ như thế nhỉ? Thịnh tự hỏi và cũng tự mình có được câu trả lời. Anh nhìn mẹ một thoáng rồi e dè hỏi:

- Dì hà có nói gì không hở mẹ?

Bà Ngọc nhíu mày, bà hỏi lại con trai:

- Ý con muốn hỏi về vấn đề gì?

Thịnh gãi đầu:

- Thì... thì là... là Thiên Hương đó mẹ.

Bà Ngọc như không hiểu ý Thịnh, bà hỏi lại:

- Thiên Hương thì sao?

Thịnh ấp úng:

- Thì... dì ấy có nói gì về Thiên Hương không ạ?

Bà Ngọc nhìn Thịnh, giọng nghiêm khắc:

- Mẹ nghĩ là con không cần phải hỏi cũng biết được dì ấy có nhận xét về cô ấy như thế nào rồi chứ.

Thịnh nhìn mẹ, ánh mắt bà nghiêm khắc nhìn anh đã cho anh hiểu là vấn đề không phải là đơn giản như anh và Thiên Hương đã nghĩ. Và anh cũng biết không thể tránh né được nữa rồi, thôi thì cũng nói một lần với mẹ cho xong đi.

Nghĩ thế, Thịnh bình tĩnh nói:

- Con cũng đã thưa với mẹ rồi, con yêu Thiên Hương. Và con chỉ có hạnh phúc khi có cô ấy làm vợ mà thôi. Từ trước tới nay, Thiên Hương chỉ biết có học hành, và khi lớn lên thì đi làm. Mọi công việc trong nhà cô ấy không phải làm gì hết. Bây giờ, con cưới cô ấy thì phải chấp nhận những thiếu sót của cô ấy, nhưng con nghĩ là khi về nhà mình rồi, Thiên Hương sẽ phải tập tành làm những chuyện đó.

- Thế liệu nó có tập tành làm được hay không?

Bà Ngọc hỏi lại, Thịnh nhận thấy có một thoáng mỉa mai trong câu nói của bà, nhưng anh lờ đi như không biết. Anh gật đầu một cách mạnh mẽ:

- Con nghĩ là được, thưa mẹ. Bây giờ, Thiên Hương còn trẻ, lại đang bận rộn với công việc nên cô ấy không thể làm gì được. Nhưng một khi đã làm vợ rồi lại làm mẹ nữa, con tin là cô ấy sẽ thay đổi.

Bà Ngọc không nhìn Thịnh nữa mà ánh mắt bà dõi ra xa, giọng bà trầm xuống:

- Điều ấy thì tùy con, Thịnh ạ. Mẹ nghĩ là con đã lớn khôn rồi, con lại bôn ba nơi sứ người nhiều năm, chắc là con đã biết nhìn người. Mẹ không ngăn cản con được, mẹ biết điều đó chứ. Vì vậy mà mẹ chỉ mong con lựa chọn cho chắc chắn, đây là hạnh phúc một đời của con đó Thịnh à.

Thịnh choàng tay ôm mẹ, anh nói bằng một giọng chắc nịch:

- Con và Thiên Hương yêu nhau, chúng con sẽ hạnh phúc mẹ ạ.

Bà Ngọc mệt mỏi xoa mặt, bà trầm giọng:

- Mẹ chỉ sợ là trong lúc nhất thời, con lầm lẫn thôi Thịnh ạ. Bởi vì theo mẹ, điều căn bản nhất của người phụ nữ là biết chăm sóc chồng con, mà điều ấy hình như Thiên Hương không có được. Chẵng nhẽ mẹ lại cứ phải theo lo cho con mãi hay sao, mà mẹ đâu có sống đời với các con mãi được đâu.

Thịnh cầm tay mẹ, anh cảm động:

- Chu yện ấy thì tự chúng con biết sắp xếp, mẹ ạ. Mẹ cũng già rồi, mẹ phải được nghỉ ngơi chứ. Chúng con phải chăm sóc mẹ chứ có đâu lại cứ bắt mẹ phải vất vả mãi vì chúng con như vậy.

Bà Ngọc gật đầu:

- Vậy thì tùy con, khi nào các con muốn tổ chức thì nói cho mẹ biết để mẹ còn lo liệu.

Thịnh mừng rỡ, mắt anh long lanh một ánh vui mừng:

- Con cảm ơn mẹ, mẹ thật là tuyệt vời.

Mặc dù không ưng ý cô con dâu này, Nhưng bà Ngọc vẫn tổ chức cho con trai một đám cưới thật rỡ rang. Tất cả họ hàng và mọi người than quen với gia đình đều được bà mời đầy đủ, và dĩ nhiên là ông bà Chư ơng và Vân Dung cũng nhận được thiệp mời.

Đã biết trước chuyện này nên ông bà Chương cũng không ngỡ ngàng gì khi nhận được tấm thiệp báo hỉ của Thịnh. Nh ưng khi nhìn Vân Dung buồn rũ ra thì họ không khỏi xót xa cho con gái của mình. Trước đám cưới Thịnh một ngày, hai ông bà đã có một cuộc tranh luận. Ông Chương nói với vợ:

- Mình sửa soạn áo quần mai đi dự lễ cưới chưa?

Bà Chương lắc đầu:

- Chư a, mà tôi cũng không có ý định dự đám cưới này đâu.

Ông chương ngạc nhiên nhìn vợ:

- Sao thế, mình đã nhận được thiệp mời kia mà.

Bà Chương gật đầu:

- Đúng là mình đã nhận được thiệp mời, nhưng mà nếu mình đi dự thì chẳng hóa ra mình thua cuộc họ hay sao?

- Có gì mà thua với thắng ở đây?

- Chứ còn gì nữa, ai mà không biết họ và mình đã hứa hẹn kết thông gia với nhau. Nay con trai họ cưới vợ mà cô dâu lại không phải là con gái mình, như vậy tức là họ đã bỏ rơi con gái mình rồi chứ còn gì nữa.

Ông Chương lắc đầu:

- Bà nói đi đâu vậy, chuyện này hôm trước chẳng phải chị Ngọc và mình đã nói với nhau xong rồi hay sao? Con gái mình và thằng Thịnh không có duyên nợ với nhau, thôi thì đừng nhớ tới lời hứa ngày xưa nữa.

Bà Chương nổi giận nhìn chông, bà gay gắt:

- Chỉ có một lời xin lỗi mà mình có thể dễ dàng tha thứ như vậy hay sao? Chỉ tại hôm ấy tôi không muốn làm cho to chuyện, vì như vậy chẳng hóa ra mình vì lời hứa năm xưa mà câu cạnh họ hay sao. Nhưng mà tôi tức lắm, cứ nghĩ con gái mình đã hao phí bao nhiêu năm tháng đợi chờ nó là tôi lại không sao chịu được.

Hiểu vợ giận dữ cũng chỉ vì thương con, vì ngay cả chính ông cũng thấy xót xa khi nhìn thấy Vân Dung cứ âm thầm lặng lẽ chịu đựng, ông Chư ơng không trách sự nòng giận của vợ. Ông tìm cách khuyên can:

- Chu yện đã vầy rồi, mình cũng không nên nghĩ tới nữa, bà ạ. Cũng may là hai đứa nó chưa cưới nhau chứ nếu đã thành vợ thành chồng rồi mà chúng nó không yêu nhau, khi đó gia đình tan vỡ thì lại càng tội cho con gái mình. Vân Dung nó còn trẻ, lại xinh đẹp giỏi giang thế kia, tôi không tin là nó không tìm được một tấm chồng xứng đáng:

- Dĩ nhiên là con gái tôi phải có một tấm chồng đàng hoàng và thương yêu nó rồi, làm sao mà nó lại có thể khổ được.

- Nếu như bà biết nghĩ như vậy thì thôi đừng giận họ mà làm gì nữa bà ạ, cứ coi như không có chuyện gì đi. Mình cứ đến dự đám cưới như những người khách bình thường nhất, có sao đâu.

Bà Chương lắc đầu:

- Ông có đi thì đi, tôi không đi đâu. Cứ nhìn mặt cái thằng đó là tôi lại thấy ghét.

Ngay lúc đó, Vân Dung từ trong nhà đi ra, cô nói với cha mẹ:

- Ba nói đúng đó, mẹ ạ. Mình cứ đi dự bình thường như mọi người, có sao đâu.

Cả hai ông bà cùng ngạc nhiên nhìn Vân Dung, ông Chư ơng hỏi:

- Con đã nghe hết những gì ba mẹ nói rồi à?

Bà Chương thì nói:

- Con đừng nói là con cũng dự đám cưới đó nha Dung?

Vân Dung thản nhiên gật đầu:

- Sao con lại không đi? Con cũng nhận được thiệp mời mà.

- Con... con... không nhớ những gì mà nó đã... đã...

Bà Chương ấp úng không nói được hết câu và sợ con gái đau lòng. Nhưng Vân Dung lắc đầu:

- Con không sao đâu mẹ ạ, anh Thịnh cũng chưa nói gì với con bao giờ mà. Không có duyên nợ với nhau thì thôi, cớ sao lại làm ra vẻ không quen biết vậy?

Ông Chương khoác vai con gái, khen ngợi:

- Con giỏ lắm, Vân Dung. Ba thật hãnh diện vì con.

Thấy hai cha con đã cùng một ý, bà Chư ơng biết không thể nào chống lại được. bà dằn dỗi:

- Đấy thì tôi để mặc cho hai cha con ông muốn làm gì thì làm, tôi không biết.

Ông Chương cười hà hà:

- Cha con tôi đã thống nhất với nhau rồi, bà không muốn cũng phải theo thôi.

Vân Dung đinh ninh mẹ mình chỉ giận dỗi như thế thôi, đến giờ thì bà cũng phải đi thôi. Không ngờ bà Chư ơng quyết định không đi, và bà giữ vững ý định của mình. Vì vậy mà cuối cùng chỉ có hai cha con Vân Dung đến dự tiệc cưới của Thịnh và Thiên Hương.

Tuy nói cứng với cha mẹ như vậy, và với quyết tâm làm ra vẻ như chuyện không có gì, nhưng Vân Dung cũng đau xé lòng khi tận mắt chứng kiến cảnh Thiên Hương thật lộng lẫy và tươi như hoa sánh vai cùng Thịnh trong ngày vui của hai người. Phần chú rể, trông Thịnh thật rạng rỡ, nét mặt anh ngời ngời hạnh phúc càng làm cho Vân Dung hối hận khi đến đây.

Ông Chương thì không thể kề cận bên Vân Dung được, vì ông gặp người bạn trước kia cùng làm bạn của ông với cha Thịnh, lại thêm một số bạn làm ăn lôi kéo nên ông cũng không còn nhớ gì đến cô con gái cưng của mình.

Phương Thảo tiếp đón Vân Dung được một lúc, nhưng rồi cô cũng phải có khách khứa, họ hàng của mình. Vì vậy, cuối cùng, Vân Dung hoàn toàn lạc long giữa căn phòng đầy những người xa lạ.

Ngồi nép mình ở chiếc ghế nằm trong góc, Vân Dung ngắm nhìn hạnh phúc của người khác mà khóc thầm, nước mắt cô không chảy ra ngoài mà dội ngược vào tim khiến cho tâm hồn cô càng thêm tan nát. Nỗi đau quá lớn khiiens cho Vân Dung không còn đủ sức chịu đựng được nữa, nhân lúc mọi người ai cũng vui cười mà không để ý đến mình, cô lẻn ra ngoài và lẳng lặng bước ra đường.

Vân Dung lững thững bước, cô như người mất hồn không để ý gì đến một điều gì xung quanh nên không nhận thấy một người đang chậm bước theo cô.

Đang ngồi cùng Hướng, Nguyên đã tình cờ nhìn thấy Vân Dung len lỏi đi ra ngoài. Nhìn cô đi như người không hồn, Nguyên chợt cảm nhận một nỗi bất an. CHỉ kịp trao cho Hướng món quà mừng Thịnh và nói nhỏ với anh vài câu, Nguyên vội vã theo bước chân Vân Dung ra ngoài

Không muốn để Vân Dung biết là mình đang bám theo cô. Nguyên giữ một khoảng cách nhất định đủ để theo dõi được mà Vân Dung không biết.

Vân Dung cứ đi, Nguyên cứ bước theo. Trời càng lúc càng vào khuya, thế mà hai người cứ lặng lẽ bước đi như những người nhàn tản nhất trên đời. Đã có những lúc Nguyên định dấn bước lên gọi Vân Dung, nh ưng rồi anh lại ngập ngừng không muốn cô biết sự có mặt của mình. Mãi đến khi Nguyên thấy những bước chân của Vân Dung loạng choạng, anh hiểu là cô đã đuối sức lắm rồi. Nguyên sải dài bước chân, anh nhào tới vừa lúc đỡ Vân Dung đang từ từ khụy xuống.

Ánh đèn đường không sáng lắm nhưng cũng đủ để cho Nguyên nhìn thấy gương mặt của Vân Dung đang xanh ngắt và người cô thì nóng rực. Nguyên hoảng hốt gọi to:

- Vân Dung, em sao vậy? Vân Dung!

Mặc kệ cho Nguyên gọi Vân Dung cứ nhắm nghiền hai mắt, hơi thở cô yếu ớt. Biết là cô đã ngã bệnh, Nguyên nhanh chóng gọi taxi đưa cô về nhà.

Bà Chương hoảng hốt khi nhìn thấy con gái trong tình trạng mê man như vậy. Bà khóc òa lên khiến Nguyên vội vã trấn an bà:

- Dung không sao đâu bác, em chỉ bị cảm thôi.

Ông Chương bình tĩnh hơn, ông hỏi:

- Cậu gặp con gái tôi ở đâu vậy?

Vừa đặt Vân Dung nằm xuống chiếc ghế dài. Nguyên vừa trả lời:

- Cháu đi theo Vân Dung từ lúc cô ấy dời nhà hàng đấy bác ạ.

- Thế Vân Dung đi đâu vậy?

Nguyên lắc đầu:

- Cô ấy cứ đi mãi trên đường chứ không ghé vào đâu cả bác ạ. Cháu sợ cô ấy biết là cháu đi theo thì không bằng lòng nên cws đi xa xa phía sau thôi.

Bà Chương rờ tay chân con gái rồi mếu máo:

- Nó có sao không mà cứ nằm thiêm thiếp vậy cậu.

Nguyên lắc đầu:

- Không sao đâu ạ, để cháu chích cho Dung một mũi thuốc hạ sốt là được rồi. Bây giờ bác để cháu đưa cô ấy lên phòng.

Bà Chương vội vã lên trước dẫn đường, Nguyên ẵm Vân Dung theo sau. Đợi anh đặt Vân Dung lên giường hẳn hoi, ông Chư ơng lại hỏi:

- Thế có cần đưa em nó vào bệnh viện không hở cháu?

Nguyên lắc đầu:

- Không cần đâu, bác ạ. Gần đây có tiệm thuốc tây nào không hở bác?

Ông Chương gật đầu:

- Có đáy, nhưng mà bây giờ không biết họ có còn mở cửa không?

- Cháu biết cách gọi họ, bác ạ. Bây giờ bác gái thay quần áo cho Dung đi, lấy thứ nào rộng rãi và hơi mỏng một chút cho nhẹ, rồi bác dung khăn ướt lau người cho cô ấy để mau hạ sốt. Cháu đi mua thuốc một chút sẽ về ngay.

Nguyên đi thật nhanh, cũng may mà tiệm thuốc tây gần đó vẫn còn đang mở cửa. Khi anh trở về, bà Chư ơng đã làm đủ những điều anh dặn.

Nguyên chích cho vân Dung một mũi thuốc, rồi anh chia thuốc ra từng gói nhỏ và dặn bà Chư ơng cách uống. bà Chư ơng ngồi sát bên con gái, than thở:

- Tôi đã nói là đừng có đi dự cái đám cưới chết tiệt này mà cha con ông ấy không nghe, cứ đi để đến nỗi con nhỏ phát bệnh luôn.

Hơi ngại vì có mặt của Nguyên, ông Chư ơng rầy vợ:

- Bà cứ nói những chuyện gì đâu không à, lúc con nó yếu người thì ngã bệnh chứ đâu phải vì dự đám cưới mà bệnh đâu.

Nguyên cũng góp ý:

- Dạo này cháu thấy Dung cũng không được khỏe đấy bác ạ, Dung gầy hơn hồi cháu mới biết Dung đấy.

Bà Chương lại được dịp kể lể:

- Thì cậu nghĩ coi, nó cứ buồn phiền mãi thì làm sao mà khoe được. Cũng tại nó không may, đặt tình cảm không đúng chỗ nên giờ nó mới phải khổ như vậy.

Thấy vợ cứ mãi đề cập đến chuyện không vui đó, ông Chư ơng nói át đi:

- Bà sao cứ lôi thôi, chuyện đã qua rồi mà sao cứ nhắc lại hoài. Tôi đã nói bà bỏ đi rồi, không được nhắc tới nữa càng làm con nó buồn chứ được ích gì đâu.

Mặc kệ cho vợ chồng ông Chương muốn nói gì thì nói, Nguyên cứ chăm chú theo dõi Vân Dung. Thấy cô đã thở đều hơn, và người cô bớt nóng hơn, Nguyên biết là thuốc đã có tác dụng. Anh nói với ông bà Chư ơng:

- Vân Dung đã bớt rồi đấy, hai bác cứ yên tâm. Đêm nay bác chịu khó theo dõi cô ấy, nếu bớt hơn hoặc cứ như thế này thì thôi, nhưng nếu có gì khác lạ thì bác gọi điện ngay cho cháu.

Miệng nói, tay Nguyên ghi nhanh số điện thoại của mình vào góc tờ giấy gói thuốc và đưa cho ông Chư ơng. Anh lại tiếp:

- Giờ cháu xin phép về, hai bác nghỉ ạ.

Nguyên bước ra đường, làn gió đêm mát rượi thổi qua làm anh thấy dễ chịu hẳn,. Trong đêm tối, một mình đi trên con đường vắng, Nguyên thong thả bước đi, và anh có dịp để soi dọi lại lòng mình.

Nguyên đã hiểu vì sao anh lại có đủ kiên nhẫn để đi theo Vân Dung cả một buổi tối như thế này. Và anh cũng hireeut tại sao anh lại thấy lòng mình cũng đau nỗi đau của cô. Vì Nguyên biết, trái tim của anh đã bị cô nắm giữ mất rồi. Người con gái dịu dàng đó đã làm anh quyến luyến ngay từ phút đầu tiên gặp mặt, nhưng Nguyên vẫn cứ chối bỏ trái tim mình. Để đến hôm nay, anh mới thấy tình yêu của mình đã dành cho người con gái đó.

Nhưng Nguyên biết, anh không thể vội vã. Hãy để cho nỗi đau của cô lắng xuống đã, hãy để cho trái tim của cô bình tĩnh lại. Khi đó anh hãy đến với cô bằng tình yêu chân thành, bằng cả trái tim nồng nàn nhất. Thì khi đó, Nguyên sẽ có Vân Dung.