- Sư phụ kêu Sư huynh đến chùa cho người nói chuyện.
Cao Tấn Trung hỏi rằng:
- Sư huynh biết thầy kêu tôi việc chi hay không hay là thầy muốn tính đi Phước Kiến đây chăng?
Phương Khôi nói:
- Phải đó, mới đây Chí Thiện thiền sư có sai một người đồ đệ tên là Lý Cẩm Luân đến hẹn ngày hai mươi tháng sau thì tới Thiếu Lâm tự tỷ thí. Vì vậy cho nên thầy sai tôi kêu sư huynh đến chùa cho người dạy việc.
Cao Tấn Trung hỏi rằng:
- Trong lúc sư huynh ra đi thì Lý Cẩm Luân còn ở lại chùa hay là đi rồi?
Phương Khôi nói:
- Khi nó đem thơ đến trao cho thầy rồi thì nó đi liền. Đến chừng thầy coi trong thơ thấy Chí Thiện thiền sư định ngày hai mươi tháng sau khiến thầy phải tới chùa Thiếu Lâm mà tỷ thí, thầy mới kêu tôi nói lại rồi khiến đi kêu sư huynh đây.
Cao Tấn Trung mời Phương Khôi ở lại ăn uống cùng nhau.
Đến chừng mãn tiệc Phương Khôi từ giả ra về trước, còn Cao Tấn Trung đi với Bạch Long và Hồng Phước tới dinh Tuần phủ tỏ các việc Chí Thiện thiền sư sai người hẹn ngày giao chiến cho Tăng Tất Trung nghe.
Tăng Tất Trung nói:
- Vậy thì tam vị phải đến Tât Thiền tự coi thử Bạch Mi đạo nhân liệu định lẻ nào. Như người khiến đi gấp lắm thì phải sai người nói lại cho ta hay.
Cao Tấn Trung, Bạch Long Hồng Phước dạ dạ vâng lời, từ giả lui re thẳng tới Tây Thiền tự.
Đến nơi Cao Tấn Trung dắt Bạch Long và Hồng Phước ra mắt Bạch Mi đạo nhơn mà tỏ các việc hai người ấy phụng chỉ đến giúp, rồi lại hỏi Bạch Mi đạo nhơn rằng:
- Chẳng hay Chí Thiện thiền sư sai Lý Cẩm Luân đến đây có nói điều chi hay không?
Bạch Mi đạo nhơn nói:
- Khi nó đến đay trao thơ cho ta vừa rồi, thì nó đi liền chẳng nói chi hết. Đến chừng ta xem thơ rồi thấy trong thơ ấy Chí Thiện thiền sư tuy lấy lễ nghĩa mà nói, song xét câu nào câu nấy thảy đều tỏ ý thâm cừu ; va đã hẹn ngày hai mươi tháng sau khiến ta phải đến tại chùa Thiếu Lâm nên ta sai Phương Khôi kêu mi đến đây, bàn luận việc ấy đặng ngươi sắm sữa nang thác mà lên đường.
Cao Tấn Trung hỏi:
- Chẳng hay Ngũ Mai và Phùng Ðạo Ðức đả tới hay chưa?
Bạch Mi đạo nhơn nói:
- Chưa tới, không biết ý gì mà hai người ấy đến bữa nay còn chưa tới, nếu đến kỳ mà họ không tới thì thầy trò ta cũng phải đi, chẳng nên để cho sai hẹn mà bị va cười. Việc nầy thiệt cũng khó lắm, nếu chờ Ngũ Mai và Phùng Ðạo Ðức thì e lỗi hẹn, còn như không chờ hai người nầy, thầy trò ta cứ đi với nhau, thì e quả bất địch chúng, lại thêm bọn nó đương khõe, bọn ta mới tới có hơi mệt, ấy là dĩ dật đãi lao, thì chắc thua lắm.
Hôm nay đã gần cuối tháng, còn hơn hai mươi ngày nữa thì mới tới kỳ, ta phải đợi ít ngày, chờ có hai người ấy đến đây sẽ đi một lượt.
Bèn khiến Cao Tấn Trung bước vào Phật điện mà bói một quẻ, coi thử Ngũ Mai Đại sư và Phùng Ðạo Ðức chừng nào mới tới.
Cao Tấn Trung vâng lời bước vào Phật điện, đốt hương niệm Phật rồi bói một quẻ.
Bói rồi thưa với Bạch Mi đạo nhơn rằng:
- Cứ theo quẻ ấy mà đoán thì trong năm ngày nữa ắt có Ngũ Mai và Phùng Ðạo Ðức đến đây; hai người ấy cũng có mắc việc ngăn trở chi đây, cho nên mới tới trể, không phải là khi dễ sư phụ mà không chịu đến.
Bạch Mi đạo nhơn nói:
- Nếu vậy thì ta cũng chờ thêm năm ngày nữa, chừng đó hai người không tới thì hai thầy trò ta đi cũng kịp.
Cao Tấn Trung khen phải.
Nguyên phép bói và phép coi tướng của Cao Tấn Trung rất linh nghiệm như thần, nói đâu trúng đó, cho nên Cao Tấn Trung cũng có lòng mầng.
Lúc ấy Bạch Mi đạo nhơn thấy Bạch Long và Hồng Phước tướng mạo khôi ngô, thân thể cường tráng như vậy thì vui lòng, bèn hỏi sở học của hai người ấy cho biết.
Hai người ấy tỏ thiệt sở học của mình cho Bạch Mi đạo nhơn nghe.
Bạch Mi đạo nhơn nói:
- Võ nghệ của nhị vị đã mà xung phong phá trận thì đặng, nếu dùng sức một mà tỷ thí với người thì thua xa lắm, chờ khi trừ bọn Thiếu Lâm xong rồi tôi sẽ truyền cho nhị vị một ít.
Bạch Long, Hồng Phước ý cũng muốn lắm nhưng chưa kịp nói. Kế nghe Bạch Mi nói trước như vậy thì rất mầng, bèn lật đật quì lạy mà tôn Bạch Mi làm thầy.
Bạch Mi đạo nhơn thấy hai ngườí ấy có lòng thành tín thì chịu dạy.
Bạch Long và Hồng Phước đều mầng.
Cao Tấn Trung từ giả Bạch Mi đạo nhơn trở về.
Còn Bạch Long và Hồng Phước thấy Bạch Mi chịu làm thầy, thì ở lại tăng phòng đàm đạo với Mã Hùng và Phương Khôi.
Nguyên lúc Tạ Á Phước bị thua Mã Hùng, mướn thuyền trở lại Phước Kiến, lần hồi Về Thiếu Lâm tự, khóc lóc mà kể mấy việc bị thua và các lời Bạch Mi đạo nhơn nói nhắn cho Chí Thiện thiền sư nghe.
Chí Thiện thiền sư đương giận, kế thấy Phương Thế Ngọc bước lại thưa rằng:
- Xin thấy cho tôi thẳng đến Quảng Đông đánh với Bạch Mi đạo nhơn đặng có báo thù cho các sư huynh tôi.
Chí Thiện thiền sư nói:
- Mi chưa biết sức Bạch Mi đạo nhơn cho nên mi nói như vậy, chớ Bạch Mi đạo nhơn là người võ nghệ cao cường, không có va đến Quảng Ðông thì mi đi một mình cũng đặng, nay đã có va đến đó, nếu mi ra đi một mình chẳng khác thịt treo miệng cọp, phen này ta phãi đến đó mà cự với va, cũng còn chưa chắc là hơn nó ; lại lấy mấy lời va nói mà suy thì biết va muốn dụ ta đến đó, đặng có hiệp với Ngũ Mai hay là Phùng Đạo Ðức mà hại ta đây. Thôi thôi, chẳng nên để cho mắc mưu, ta tính viết thơ bảo va đến đây, đặng có dỉ dật đãi lao thì hay hơn. Chớ ta qua đó, e va sắp đặt mưu kế sai người tới phá chùa nầy thì dẫu ta có thắng va đi nữa, cũng không còn chổ mà ở.
Phương Thế Ngọc và bọn đồ đệ đều khen phải. Vì vậy cho nên Chí Thiện thiền sư mới sai Lý Cẩm Luân đem thư cho Bạch Mi đạo nhơn hẹn ngày hai mươi, phải tới Phước Kiến mà tỷ thí.
Nói về Bạch Mi đạo nhơn chờ Ngũ Mai đại sư và Phùng Ðạo Ðức đà đặng ba ngày, mà hai người ấy hãy còn chưa tới.
Bạch Mi đạo nhơn nóng nảy hết sức, mỗi ngày đều ra cửa chùa ngó chừng.
Qua đến ngày thứ tư, Ngũ Mai và Phùng Ðạo Ðức mới tới.
Bạch Mi đạo nhơn mầng rở tiếp rước và hỏi rằng:
- Nhị vị tiếp đặng thơ tôi bửa nào, cớ sao đi trể lắm vậy, làm cho tôi trông mỏi mắt.
Ngũ Mai nói:
- Tôi muốn trể nải làm gì vì mắc chờ sắm sanh nang thác cho nên trể nải hết vài ngày. Kế nấy vợ của Phùng sư huynh phát bịnh rất nặng, phải ở lại hết ít ngày nữa, cho nên mới trể như vầy, chẳng hay sư huynh mời tôi đến đây có việc chi cần hay không mà lại trách móc về sự trể nải như vậy?
Bạch Mi đạo nhơn tỏ thuật việc trước cho Ngũ Mai và Phùng Ðạo Ðức nghe, rồi lại nói với hai người ấy rằng:
- Tôi tính ngày mai phải đi mới đặng.
Ngủ Mai nói:
- Ði sao mà gấp lắm vậy?
Bạch Mi đạo nhơn nói:
- Nếu ta đến đó trể một hai ngày, ắt là chẳng khõi bọn nó khinh khi, vậy thì ngày mai chúng ta nhứt định lên đường.
Bèn khiến Mã Hùng nói với Cao Tấn Trung.
Cao Tấn Trung đến thưa với quan Tuần phủ.
Quan Tuần phủ xuất của kho một ngàn lượng bạc giao cho Cao Tấn Trung, đặng có làm cuộc chi phí dọc đường cho bọn Bạch Mi đạo nhơn.
Cao Tấn Trung lảnh lấy bạc ấy, từ giả quan Tuần phũ đi thẳng tới Tây Thiền tự.
Ði chưa bao xa, quan Tuần phũ sai người kêu lại làm một tờ tư, giao cho Cao Tấn Trung, khiến phải đem giao tờ ấy cáo quan Tổng đốc nơi Phước Kiến, Cao Tấn Trung lảnh lấy tờ ấy thẳng đến Tây Thiền tự.
Ngày thứ, Bạch Mi đạo nhơn, Ngũ Mai đại sư, Phùng Ðạo Ðức, Mã Hùng, Cao Tấn Trung, Bạch Long, Hồng Phước và Phương Khôi ra khỏi Tây Thiền tự, thẳng đến mé sông mướn đò mà qua Phước Kiến.
Lúc ấy nhờ có gió xuôi, mới đi đặng tám ngày mà đã đến nơi Cao Tấn Trung trả tiền đò xong rồi, nội bọn lên bờ thẳng vào tĩnh thành, đi kiếm một chỗ khách điếm mà an nghĩ.
Rạng ngày Cao Tấn Trung đem tờ tư của quan Tuần phũ Quảng Ðông, giao cho quan Tổng đốc Phước Kiến, mà tỏ thuật các việc cho quan Tổng đốc nghe.
Quan Tổng đốc bổn thân chọn năm trăm binh mạnh, khiến theo Cao Tấn Trung thẳng đến Thiếu Lâm tự mà giúp sức.
Cao Tấn Trung trở lại khách điếm, tỏ thuật các việc ấy với Bạch Mi đạo nhơn.
Bạch Mi đạo nhơn nói:
- Nếu có năm trăm binh ấy, thì ta sẽ tới vây phủ Thiếu Lâm rồi sẽ kêu Chí Thiện thiền sư mà giao chiến.
Ngũ Mai nói:
- Bây giờ phải tính như vậy: Bạch Mi sư huynh thì đánh với Chí Thiện thiền sư, Phùng sư huynh thì đánh với Hồng Hi Quan, còn tôi thì đánh với Phương Thế Ngọc, kỳ dư đó bốn đồ đệ của Bạch sư huynh thì để cự với nội bọn đồ đệ của Chí Thiện thiền sư mới đặng, nếu để lộn xộn e khi nội bọn đồ đệ của sư huynh đều cự không lại Phương Thế Ngọc.
Bạch Mi đạo nhơn nói:
- Khi ta đối địch với chúng nó thì phải ra trước đại đình mà tỷ thí, ai mạnh thì hơn. Ai yếu thì thua, chẳng nên lập kế mai phục, toan mưu hại lén làm gì, song muốn trừ tuyệt bọn nó thì phải khiến binh vây phủ xa xa, chẳng cho chúng nó tẩu thoát thì thôi.
Ai nay đều khen phải.