Nàng ấy nói với Thiên Nhiên rằng:
- Chị em tôi đi chơi thất công Hòa thượng châu toàn hết sưc như vầy thế cũng cực lòng cực trí, từ rày về sau chị em tôi không dám tới nữa.
Thiên Nhiên nói:
- Tôi làm như vậy e chưa đũ lễ, như có điều chi sai sót cúi xin các bà miễn chấp.
Người ấy nói:
- Chị em tôi ăn chay không đặng, nên đã sắm sẳn tiệc rượu đem theo, Hòa thượng đừng lo về việc cơm nước.
Thiên Nhiên nói:
- Tôi đã sai người đi đặt một tiệc đồ mặn, như bà có sẳn thì xin để dùng bửa trưa, chớ bây gìờ tiểu tăng đi đặt rồi ; để tôi dắt đường cho các bà dạo xem phong cảnh một lát, rồi sẽ trở lại vầy tiệc.
Nói rồi liền đứng dậy dắt bọn đờn bà ấy dạo xem cãnh núi.
Nguyên người vợ thứ ba của Vương Bác đó, vốn là một con kỹ nữ có nhan sắc, Vương Bác phải lòng đem bạc chuộc về làm vợ thứ ba, nàng ấy tên là Lục Tương nga.
Lúc ấy Thiên Nhiên dắt bọn đờn bà ấy đi tới suối thứ năm mà xem, vừa gặp Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đang đi coi Thiên tử thấy bọn đờn bà thì đứng nẹp một bên đường, nhường cho bọn ấy đi qua, đến chừng thấy có Thiên Nhiên theo sau, thì Thiên tử cũng làm ngơ dường như đã quên chuyện trước ; còn Châu Nhựt Thanh thấy Thiên Nhiên theo sau bọn đàn bà ấy thì lòng nổi giận mà nghĩ rằng: Khi nãy Thiên tử khiến nó dắt đi dạo xem phong cãnh nó đã kiếm điều thối thác mà nói mình có việc riêng, bây giờ nó lại đi với đòn bà như vậy thiệt là đáng giết.
Nghĩ như vậy, vừa muốn kêu Thiên nhiên mà hỏi, song thấy Thiên tử chẳng có sắc giận thì lại không dám tự chuyên.
Bèn theo sau Thiên Nhiên mà xem cữ chỉ.
Lúc ấy Châu Nhựt Thanh thấy Thiên Nhiên đối đáp với bọn đàn bà ấy rất nên cung kính, lại chỉ chổ nầy chổ kia có dạ ân cần. Cắt nghĩa tích xưa cho bọn đờn bà ấy nghe chừng ấy lòng lã nổi xung, Châu Nhựt Thanh dằn nữa không đặng, bèn chạy lại nói với Thiên tử rằng:
- Phụ vương thấy lão sãi ấy a dua thái quá chăng?
Thiên tử nói:
- Sao lại không thấy, song chẳng nên nói làm gì.
Châu Nhựt Thanh nói:
- Tôi thấy sãi ấy đem lòng khi rẻ Phụ vưong, mà lại a dua với bọn đàn bà như vậy, lòng tôi giận lắm, xin Phụ vương cho tôi răn nó một hồi thì mới hết giận.
Thiên tử làm thinh.
Châu Nhựt Thanh bíết ý liền chạy theo muốn bắt Thiên Nhiên mà đánh.
Té ra Thiên Nhiên đã dắt bọn đàn bà ấy trở lại phương trượng rồi.
Châu Nhựt thanh trở lại đi theo Thiên tử lên Bình Thiên đường xem chơi một hồi nữa, rồi mới trở lại phương trượng.
Ði vừa tới cửa, có một tiểu tăng cản lại mà rằng:
-Hai chú nầy không đặng vô đấy, trong ấy có khách đàn bà, nếu hai chú muốn vô thăm chùa, thì ra cửa trước mà xem, xin đừng vào nơi phương trượng.
Châu Nhựt Thanh nói:
- Ta muốn vào đó đặng hỏi hòa thượng một điều.
Tiểu tăng nói:
- Tại phương trượng đương đải khách quí, cho nên tôi mới biểu ra tiền đường.
Châu Nhựt Thanh hỏi:
- Khách nào ở đâu lại gọi là khách quí?
Tiểu tăng nói:
- Khách quí ấy là vợ thứ ba của Vương lão gia, người giắt chị em đến xem phong cảnh chùa nầy, cho nên Hòa thượng tôi phải thết đãi.
Châu Nhựt Thanh hỏi:
- Vương lão gia có bà con gì với hòa thượng chăng?
Tiểu tăng nói:
- Không, người là thí chủ, và cúng tiền bạc cũng nhiều, cho nên Hòa thượng tôi phải trọng.
Châu Nhựt Thanh nghe nói như vậy thì nổi trận lôi đình mà kêu lớn lên rằng:
- Bớ Thiên Nhiên, mi phải mau mau ra đây cho ta nói chuyện, nếu mi không ra thì ta vô đó đánh mi bể đầu.
Tiểu tăng thấy vậy chạy vào báo với Thiên Nhiên.
Thiên Nhiên nghe báo bước ra nói với Châu Nhựt Thanh rằng:
- Ðu`wng có ngang tàng lắm vậy. Hôm nay ta mắc thết đải khách sang, cho nên mới khiến tiểu tăng nói trước với ngươi có gì ngươi mong lòng gây dữ như vậy?
Châu Nhựt Thanh thấy mặt Thiên Nhiên thì đã giận rồi đến chừng nghe mấy lời ấy, lại càng giận thêm hơn nữa, bèn nhảy tới dang tay đánh vô mặt Thiên Nhiên một vã mà mắng rằng:
- Sải khốn nầy mi dám chống trả với ta sao?
Thiên Nhiên bị đánh một vả rất nặng, gảy hai cái răng, lại thêm sưng mặt chù vù, khi ấy Thiên Nhiên, một là ỷ chùa ấy có sắc vua cho, hai là ỷ có quan viên thường tới dạo xem phong cảnh, ba là giận Châu Nhựt Thanh đánh mình sưng mặt, cho nên buông lời măng nhiết đến điều.
Thiên tử thấy vậy nổi giận khiến Châu Nhựt Thanh rằng:
- Nơi phương trượng có khách đàn bà, mi đừng rầy ở đây làm người ta sợ, hãy kéo lão sải ấy ra trước khách đường phân phải quấy cho nó nghe.
Nhựt Thanh vâng lịnh thộp ngực Thiên Nhiên kéo đi.
Thiên nhiên trì kéo không lại, cứ việc chạy theo Châu Nhựt thanh.
Khi ấy bọn đàn bà thất kinh xuống thuyền về hết.
Châu Nhựt Thanh kéo Thiên Nhiên ra tới khách đường bảo đứng dựa cửa.
Thiên tữ ngồi nơi ghế giữa mà nạt Thiên Nhiên rằng:
- Mi còn chưa chịu quì xuống đó mà nghe ta nói hay sao.
Thiên Nhiên đứng sửng mà không chịu quì.
Châu Nhựt Thanh nắm tay Thiên Nhiên dắt tới trước mặt Thiên tử, rồi đạp một đạp nơi nhượng làm cho Thiên Nhiên phải quị xuống đó.
Thiên tử điểm mặt Thiên Nhiên mà rằng:
- Mi là quân khốn, đã đem thân vào chốn không môn, mà còn học thói tiểu nhơn, a dua với người giàu có, chẳng kể đến ta chút nào. Mi biết ta đây là ai chăng? Nầy, ta nói cho mi rõ ta là Cao Thiên Tứ, môn sanh Trình Hoằng Mưu, bạn đồng niên của quan Tuần phủ tĩnh nầy. Nay ta phụng chỉ qua Giang Nam tra xét một án lâu năm, đi ngang qua đây, nên mới ghé lại dạo xem phong cảnh. Khi nảy ta bảo mi dắt ta đi xem phong cảnh cho biết, mi đã thối thác nói có việc riêng, cớ gì bây giờ mi lại dắt bọn đàn bà dạo xem như vậy. Nay ta không thèm tranh luận với mi làm gì, để ta bắt mi giãi tới quan tĩnh, coi thử mi có lỗi gì hay không.
Thiên Nhiên nghe nói lật đật quì lạy xin dung.
Thiên Nhiên nghe Thiên tử nói bấy nhiêu lời, mới biết Thiên tử cũng là quí nhơn nơi Bắc kinh, thì lật đật quì lạy mà rằng:
- Tôi thiệt là đứa hữu nhãn vô châu, cúi xin nhị vị rộng lòng dung thứ, từ rày về sau, tôi không dám làm như vậy nữa.
Nói rồi lại quỳ lạy Châu Nhựt Thanh mà xin tha lỗi.
Thiên tử thấy vậy thì nghĩ rằng:
- Nó đã biết lỗi thì thôi, so đo làm gì vô ích.
Bèn hỏi Thiên Nhiên rằng:
- Vậy chớ Hòa thrợng chùa nầy tên là Liễu Không bây giờ ở đâu?
Thiên Nhiên nói:
- Hòa thượng Liễu Không viên tịch đã ba năm nay.
Thiên tử nghe nói Liễu Không đã viên tịch rồi thì đem lòng thương mà khen rằng: Như Liễu Không vậy mới phải là người tu hành, còn như mi đó thiệt là Hòa thượng rượu thịt. Thôi, ta cũng không thèm so đo với mi làm gì, ấy vậy từ rày về sau mi đừng quen theo thói cũ mà chết.
Thiên Nhiên rất mừng, đứng dậy chắp tay mà hầu.
Thiên tử từ giã Thiên Nhiên trở về khách điếm.
Ngày thứ Thiên tử làm một phong thơ sai tiểu nhị đem đến giao cho Tri phủ Dương châu, còn mình thì trả tiền phòng cho chủ tiệm rồi mướn đò về kinh sư.
Tiểu nhị đem thơ giao cho Tri phủ Dương châu rồi.
Tri phủ cầm thơ mở xem, thấy có ba chữ Cao Thiên Tứ, biết là thánh chỉ thì lật đật bàn hương án quì xuống mà đọc.
Ðọc rồi mới biết Thiên tử có tới Bình Sơn đường, thấy Thiên Nhiên khinh bần trọng phú, cho nên truyền chỉ khiến đuổi Thiên Nhiên ra khỏi chùa.
Tri phủ vâng theo thánh chỉ đuổi Thiên Nhiên ra, rồi chọn sãi khác ở giử chùa ấy.
Nói về con của Hồ Huệ Càng là Hồ kế Tỗ thẳng đến Thiếu Lâm tự khóc lóc tỏ các việc cha mình bị hại cho Chí Thiện thiền sư nghe.
Chí Thiện thiền sư nghe nói, thì nổi giận nói lớn rằng:
- Cao Tấn Trung tài cán bực nào lại dám cả gan sát hại đồ đệ của ta như vậy kìa nếu ta không giết nó lại, ắt nó khi dể đến ta chớ chẳng không.
Ðồ đệ là Ðồng Thiên Cân và Tạ Á Phước bước ra thưa rằng:
- Ðồ đệ của Bạch Mi đạo nhơn đã hại Hồ huệ Càng và Tam Ðức thác rồi, bây giờ sư phụ đến đó đối địch với Cao Tấn Trung thì cũng không đáng xin để cho hai anh em tôi đến đó báo cừu thì phải hơn.
Chí Thiện thiền sư nói:
- Hai ngươi nói như vậy cũng phải, song ta biết Cao Tấn Trung tập luyện nội công nhiều lắm, e khi hai ngươi đi cự địch không lại.
Ðồng thiên Cân và Tạ Á Phước đều nói:
- Sư phụ sao lại muốn nêu chí khí của chúng mà dẹp oai phong của mình như vậy! Nếu hai đứa tôi báo thù cho sư huynh không đặng, thì chẳng nên trở lại chùa này.
Chí Thiện thiền sư thấy hai người ấy quyết chí, thì cũng bằng lòng cho đi.
Tạ Á Phước và Ðồng Thiên Cân đều mừng.
Bên sắm sanh nang thác, đi với Hồ kế Tỗ thẳng qua Quảng Ðông.