liền. Rồi đó Thiên Tử và Nhựt Thanh từ biệt Sài gia trang dạo chơi chỗ khác, đi đến một chỗ kia, nhà cửa đông đầy, thiên hạ đông đảo, kêu là chợ Tầm phương thị, lúc ấy trời đã trưa rồi, hai người bèn vào chỗ tửu lầu, mười phần u nhả, trên có tấm biển hiệu đề ba chữ lớn bằng vàng: "Đãi Nguyệt Lầu " hai cha con lựa một bàn
sạch sẽ mà ngồi, tiểu nhị dâng trà xong, Thiên Tử kêu tử bảo dặn dò uống rượu, cha con vừa uống đặng vài tuần, bỗng nghe dưới lầu có tiếng cãi lẫy om sòm, không biết là việc chi, trong giây lát lại nghe có tiếng nói rằng:
Thằng du côn, mi đã uống rượu sao không trả tiền?
Rồi lại nghe có tiếng trả lời rằng:
Ta là Tái kim Cang thuở nay thường thường như vậy, mi dám đòi tiền ta sao?
Chủ tiệm hỏi nữa thì nó xoang tay xoang chơn mà đánh, thiên hạ tư đến đổi đầy, tên du côn ấy lại rút ra một cặp trước diệp bảng đao nặng hơn mười mấy cân, hươi lia chém lịa, những người trong tiệm đều chạy trốn hết, còn người ngoài đường thì tư đến càng đông đứng vây trước tiệm, tên du côn ấy đi ra không đặng, nguyên
nó có dắt theo một đứa học trò, hai thầy trò liền ra sức tung hoành đạp bàn đá ghế la hét om sòm. Nhựt Thanh Ở trên lầu thấy vậy nhịn không đặng, liền bước ra lan can nhảy phóc xuống chẳng nói chi hết cứ việc đánh nhầu.
Tên du côn thấy có người ra tay, liền nạt lớn rằng:
Mi chẳng biết thời vụ, dám đến trước đầu cọp bắt rận sao, như muốn còn tánh mạng thì hãy chạy đi cho mau.
Nhựt Thanh nghe nói như lửa chế dầu, bèn thuận tay giựt đặng cặp đao lớn trong tiệm đánh với tên du côn, đánh đặng chừng mười hiệp, sức đà muốn đuối, Thiên Tử Ở trên lầu thấy vậy, liền nhảy xuống xô hai người dang ra
rồi hỏi rằng:
Mi là du côn Ở đâu mà đến đây, đang giữa thanh thiên bạch nhựt lại dám làm điều vi phép như vậy, chẳng sợ vương pháp quan hình sao?.
Tên du côn ấy xem thấy Thiên Tử tướng mạo nho nhả thì liệu chắc không phải là tay đối thủ, liền hét lên rằng: "Mi là một đứa thơ sanh ốm yếu, nếu ta chẳng chém đứt đầu ngươi, chẳng đánh gãy xương ngươi, thì người chắng biết ta là tay thủ đoạn, tại xứ Tầm phương thị này, ai chẳng biết ta là Tái kim cang Lương Hải, và sư đệ của ta là Thiết Tý Từ Lý Giao hay sao, mà mi dám cả gan khua môi múa mỏ.
Thiên tử nói rằng:
Mi uống rượu của người đã chẳng trả tiền thì chớ, lại còn ỷ mạnh hiếp người, chắng vậy thì vương pháp vô thân, nếu mi chẳng nghe, để vào đến quan nha thì ắt phải bị trọng hình, chừng ấy ăn năn sao kịp.
Tái kim cang chẳng nghe còn khá, chớ nghe rồi lại càng nổi giận, trợn mắt nghiến răng, hươi đao chém đại. Thiên Tử liền lấy tay tã dùng thế thoát san đỡ khỏi, còn tay hự thì giựt đòn cân tạ trong tiệm làm roi mà đánh lại hai người đánh vùi với nhau hơn mấy mươi hiệp, lúc ấy Thiên Tử bụng còn đang đói, bị uống mấy chén rượu nên sức muốn yếu, coi mòi ngăn đánh chẳng lại, Nhựt Thanh
thấy vậy vừa muốn vào tiếp. Thiết Lý Tử thấy Nhựt Thanh vào tiếp, liền rút song tiên chận lại mà đánh. Bốn người đánh vùi với nhau một chỗ. Nhựt Thanh liệu đánh không lại, bèn thừa thế nhảy phóc khỏi đầu những kẻ đứng coi, tuốt ra phía ngoài, Thiết Lý Tử thấy Nhựt Thanh chạy rồi thì chẳng rượt theo, bèn trở lại giúp thầy mình mà đánh Thiên Tử. Lúc ấy Thiên Tử mệt đổ mồ hôi, hai cánh tay đỡ sao nỗi bốn cây binh khí, muốn thừa dịp mà chạy, song mắc người ta đứng coi vây chặt, chạy ra không khỏi trong lòng rất nên bối rối, nhưng người là chơn mạng Thiên Tử có bá linh phò trợ, những thần tướng hộ trì cùng Du thần Thổ địa thấy Thiên Tử nguy cấp như vậy liền chạy đi kiếm cứu tinh đến giúp.
Thuở ấy nơi phía tây cách chợ Tầm phương thị năm mươi dặm, có một làng kia kêu là Trung tín thôn, trong làng ấy có mười mấy người thiếu niên, cả ngày thường tập quyền bỗng, tuy xưng là vô loại, song thuở nay chẳng hề sanh sự, chẳng trộm cướp của ai, duy xưng mình là anh hùng mà thôi, những kẻ phú hộ trong làng đều nhờ bọn ấy mà khỏi canh giờ chi hết, cho nên hễ đến lễ tiết nào
thì thảy đều đem tiền bạc lễ vật mà dâng, quan địa phương thấy không sanh sự chi, cho nên cũng chẳng màng nói tới, người đầu đảng vẫn là người xứ TÔ châu, họ Lý tên Phấn Bàng, Ở với anh và mẹ rất nên hiếu đễ, tánh nết khoan hoà, bởi cớ ấy cho nên thiên hạ đều gọi là Sanh di Đà. Ngày ấy dùng cơm sớm mai vừa rồi, liền dắt
chúng bằng hự đến Tầm phương thị mà chơi, vừa vào đến chợ thì nghe những người qua lại đồn chuyền với nhau rằng:
Hôm nay hai thầy trò Lương lão HỔ lại ỷ mạnh mà khi người, vào Đãi nguyệt lầu uống rượu, đã không chỉ trả tiền lại còn hành hung ăn hiếp một người học trò nho nhả không ai gián can cho đặng.
Mấy anh em Sanh di Đà nghe nói, liều dắt nhau tất đến Đãi nguyệt lầu, xô vẹt những kẻ đứng coi ra, lướt vào giữa đám, ngó thấy một người lạ mặt, nghi biểu phi phàm, chừng coi lại còn quyền thấy còn sức đỡ ngăn, chớ hết phương đánh lại, nguyên Lý Phấn Bàng vẫn đã biết Lương Lão HỔ thường hay ỷ sức mà khi người, liền lướt xông vào đỡ ba người dang ra và nói rằng:
Xin liệt vị dừng tay.
Ba người nghe nói liền dừng tay lại, Lý Phấn Bàng hỏi rằng:
Chắng hay vì cớ chi mà liệt vị đánh nhau như vậy, người này giết người kia chẳng tốt, người kia giết người nọ cũng chẳng hay chi, xin hãy nghe theo lời tôi, hai đàng hoà nhau, cho khỏi gàn trở việc buôn bán, như có muốn đánh cũng xin nói cho tôi rõ minh bạch rồi sẽ đánh cũng chẳng muộn chi.
Lương Lão HỔ nói:
Việc này là việc của ta, can cớ chi mi mà hỏi.
Lý Phấn Bàng nói:
Đã biết rằng ng can chi đến tôi, nhưng tôi khuyên ba vị hoà nhau đó mà thội
Lương Lão HỔ nói:
Nội chợ này hơn ngàn dư phố cùng bốn phương đường sá, ai chẳng biết ta là Lương Hải, ta với chủ tiệm rầy lộn, cái thằng vong mạng cuồng đồ này nó lại ra giúp mà đánh với ta, vả lại xứ này biết bao nhiêu là anh hùng còn phải sợ ta, huống chi nó là người lạ mặt, ngươi chớ có làm khôn mà giải hoà, hãy đi đi cho rảnh, để ta giết nó cho rồi, cho nó biết thủ đoạn của Lương Lão Hổ.
Nói rồi lại day vào đánh với Thiên Tử nữa. Lý Phấn Bàng thấy vậy nổi xung, liền rút song tiên nhắm ngay đầu Lão HỔ mà đánh xuống rất mạnh, Lương Lão HỔ khen giỏi, liền hươi song đao rưởc đánh, hai người đánh nhau hơn mấy mươi hiệp chưa phân hơn thua, những kẻ đứng coi thảy đều sững sốt, hai người đánh với nhau
chừng nào tinh thần càng thêm sức mạnh chừng nấy. Thiết lý Tử thấy thầy mình đánh Phấn Bàng chẳng xuể, liền bước tới đánh giúp, Thiên Tử chận lại mà đánh. Còn Lương Lão HỔ liệu đánh Phấn Bàng chẳng đặng, bèn nghiêng mình né qua rồi day lại chém ngang hông một dao rất mạnh, Phấn Bàng lẹ mắt, tràn lại một bên
mà tránh, Lão HỔ liền rùng xuống, hươi song đao chém quết qua một cái. Phấn Bàng giậm chơn nhảy lên, tay tả cầm roi đỡ vẹt ra, còn tay hửu thì hươi roi đánh xuống. Lão HỔ né chẳng kịp, bị trúng nhằm một roi, từ trên đầu trợt xuống tới vai, lại đánh bồi thêm một roi nửa. Lương Lão HỔ chết tốt. Thiết lý Tử thấy thầy đã chết trong lòng sớn sác vừa chậm tay một chút, bị Thiên Tử đánh cho một đòn cân, thầy trò liền theo nhau một lượt. Những kẻ
đứng coi thảy đều khen dậy, rồi đem nhau tản lần đi hết, trời đã gần tối, chủ tiệm chạy ra mời vào tiệm uống trà và khen tạ chẳng cùng, rồi lại nói rằng:
Chẳng biết nhị vị tên họ là chi, quê quán Ở đâu, hôm nay tuy là vì tiệm tôi mà trừ loài hung bạo, ngặt vì hai cái nhơn mạng tại đó, nếu quan trên hay đặng thì liệu làm sao
Thiên Tử nói:
Tôi là người Ở Bắc Kinh, họ Cao tên Thiên Tứ, nhơn đi với con tôi là Nhựt Thanh đến đây thăm bạn hữu, nãy giờ mắc đánh lộn, không biết nó chạy đi đâu.
Nói chưa dứt lời Nhựt Thanh đà bước vào tiệm, chủ tiệm cũng mời vào uống trà. Thiên Tử bèn hỏi người chủ tiệm ấy rằng:
Chẳng hay ông chủ tiệm tên họ là chi, quê quán Ở đâu đến đây buôn bán đã bao lâu rồi?
Người chủ tiệm đáp rằng:
Tôi là người Ở Chiết Giang, họ Khu tên Vấn, hiệp với bạn đồng hương, đến đây lập cái tử lầu này mới đặng ba bốn tháng nay, chắng hay ông này tên họ là chi, mà anh hùng thế ấy?
Lý Phấn Bàng nói:
Tôi Ở lại làng Trung tín thôn, cách chợ này năm chục dặm, họ Lý tên Phấn Bàng, bổn hiệu là Sanh di Đà, nhơn dắt anh em dạo chơi đến đây, gặp việc bất bình nên phải ra tay cứu giúp.
Chủ tiệm liền mời hết mấy người bạn hữu vào tiệm hỏi thăm tên họ và mời uống trà, rồi thương nghị với nhau về việc hai cái nhơn mạng ấy. Thiên Tử nói:
Việc ấy chớ lo, quan Phủ tại đây là bạn tri giao với tôi để tôi tính thì xong.
Nói rồi liền lên lầu, lén viết một tờ mật chỉ, giao cho Nhựt Thanh đem cho quan Phủ.
Nói về quan Phủ xứ ấy vẫn là người Ở HỒ nam, họ Huỳnh tên Trung Tồn, làm quan rất nên thanh chánh, Thiên Tử vẫn thường nghe đanh, cho nên viết mật chỉ sai Nhựt Thanh đem đi, trong tờ mật chỉ, có dặn rằng:
Khanh hãy bỏ qua cái án ấy đi, và cũng đừng đến mà nhìn trẫm sợ e người ngoài biết đặng.
Khi Nhựt Thanh đi rồi bèn trở yề tiệm, cùng nhau vầy tiệc ăn uống chuyện trò. Thiên Tử bèn hỏi Phấn Bàng rằng:
Nay Lý huynh có làm nghề nghiệp chi chẳng
Phấn Bàng nói:
Tôi nhơn nhà nghèo không có nghề chi làm ăn, duy cứ mỗi ngày dạy võ mà nuôi miệng, cũng thường muốn rủ anh em đi xuống đầu quân, đặng ra sức với trào đình mà lập thân, ngặt không biết chỗ nào mà đến, phần thì không ai tiến dẫn, lại thêm lúc này là lúc thái bình, võ tướng cũng chẳng ai dùng, cho nên phải chịu mai một,
ngày nào qua ngày nấy.
Thiên Tử nói:
Việc ấy rất dễ, quan Đề đài tỉnh này là Lý Công cũng là anh em tôi, như Lý huynh chịu đi, thì đi với tôi, đến ra mắt quan Đề đài thì người ắt dùng, chừng có chỗ khuyết thì lại dùng dịp ấy mà xuất thân rất dễ.
Lý Phấn Bàng cả mừng liền đứng dậy tạ ơn rằng:
Mong ơn Cao lão gia có lòng tiến dẫn, thiệt ơn rất sâu nhưng Ở nhà tôi còn có mẹ già, xin để cho tôi về bẩm lại rồi tôi sẽ đến, ước đặng cùng chăng
Thiên Tử nói:
Lẽ thì phải vậy, song đêm nay tôi tính đi qua xứ khác khó đợi anh, vậy thì tôi viết một bức thơ, anh cầm đem đến ra mắt quan Đề đài cũng đặng, song người có hỏi thăm tôi, thì anh nói tôi đã đi rồi.
Dặn rồi liền viết một tờ mật chỉ phong niêm tử tế giao cho Phấn Bàng. Phấn Bàng lãnh thơ rồi từ tạ đi liền.
Khi Thiên Tử thấy Lý Phấn Bàng đi rồi bèn tử biệt chủ tiệm dắt Nhựt Thanh đi tìm nhà khách sạn nghĩ một đêm Sáng ra bữa sau liền quảy gói dạo chơi nơi khác, chừng Huỳnh tri phủ đến tiệm tìm thì người đã đi rồi, bèn trở về nhà mà biện sự và dạy người đem chôn hai thây thầy trò Lương Lão Hổ.
Nói về Lý Phấn Bàng đặng thơ tiến cử thì mừng rỡ bội phần, khi về đến nhà liền thưa với mẹ rằng: "Hôm nay con đi chơi với mấy anh em ra đến Tấm phương thị, gặp một người Ở xa đang đánh lộn với Lương Lão HỔ tại tiêm Đãi nguyệt lầu, tôi bèn đánh chết Lương Lão Hổ, chẳng ngờ người ấy là bạn thiết với quan Tri phủ, cho nên cái án ấy đã bỏ qua, không ai truy cừ, người ấy là người Ở Bắc Kinh họ Cao tên Thiên Tứ, lại là bà cọn với quan Đề đài tỉnh nầy, cho nên người tiến cử tôi cho quan Đề đài hễ có khuyết đâu thì bổ đó, nay tôi bẩm cho mẹ hay đặng ngày mai tôi đến đó trao thơ, chắc làm sao cũng đặng chô xuất thận
Nguyên Phấn Bàng có một người anh, tên là Phấn Biêu, cũng là người nghĩa khí thâm trượng, võ nghệ cũng tinh thục, song chẳng bằng người em, nay nghe em nói vậy thì mừng, chờ cho em lập đặng thân rồi thì sẽ theo em mà ra sức với Triều đình. Khi Lý Phấn Bàng từ biệt mẹ và anh rồi liền tìm đến nha môn quan Đề đài, trao
bức thơ ấy cho người giữ cửa mà vào. Quan Đề đài xem thơ rồi liền vội vã sai người ra thỉnh Phấn Bàng vào rồi mời ngồi. Phấn Bàng nói:
Đại nhơn là người trên trước, tôi đâu dám ngồi ngang.
Quan Đề đài nói:
Người mà nhơn huynh gặp đó là Đương kim Thiên Tử, nhơn huynh chẳng biết hay sao.
Lý Phấn Bàng nghe nói, chừng ấy mới biết Cao Thiên Tứ là Đương kim Hoàng đế, trong lòng cả mừng. Rồi đó quan Đề đài bèn truyền quân dọn bàn hương án rồi mở chiếu ra đọc rằng:
"Vầng trời nương vận, Hoàng đế chiếu rằng: Nay
trẫm dạo chơi đến đây có nghe danh khanh là người mưu
dõng, lại hết lòng vì nước vì dân, thiệt đáng tôi lương
đống, trẫm lại gặp Lý Phấn Bàng là người trung dũng
lưỡng toàn, nên khiến va đến theo làm bộ hạ, như có
khuyết chức chi chừng lối tam tứ phẩm thì phải bổ Lý
Phấn Bàng vào đó, chờ trẫm về trào thì trẫm sẽ triệu về
mà dùng, khanh thấy chiếu nầy thì phải tuân theo, và
'chẳng cần phải đến ra mắt trẫm làm chi, nội ngày mai
"trẫm đi xứ khác du ngoạn, khanh hãy tuân lấy.
Quan Đề đài đọc chiếu rồi liền day qua phía Bắc tạ ợn Rồi đòi Trị nhựt quan vào dạy điểm tra lại, thì có khuyết một chức ĐÔ phủ, liền khiến Lý Phấn Bàng bái tạ và lãnh văn bảng rồi từ biệt đi ra chỗ nhậm. Đến sau vua triệu về kinh cho làm quan lớn rất nên vinh hiển.
Nói về Thiên Tử và Nhựt Thanh đi tới một làng kia mười phần u nhả, thương tòng trăm cội, tuý trúc ngàn cây hoa trổ sắc ngần, nước khoe màu bích, trên nhành chim múa, dưới suối cá đua, phong cảnh rườm rà, trăm hoa đua nở. Thiên Tử và Nhựt Thanh xem chơi mê mẩn, còn đang ngó nước nhìn hoa, bỗng nghe tiếng sấm nổ vang, dường như đá lăn núi sập, Thiên Tử và Nhựt Thanh cả kinh