- Như ngươi có thượng đài tỷ võ cùng ta thì khá tỏ thưa tánh danh.
Vua đáp:
- Ta họ là Cao, tên Thiên Tứ lên đây tỷ võ cũng ngươi cho biết tài cao thấp.
Phương Khánh đáp:
- Vậy ngươi hãy ra miếng đi cho ta đả phá.
Vua bên triển khai lưỡng thủ biến thành ra miếng sư tử khẩn cầu, chụp bốc đánh tới.
Phương Khánh xem thấy khen hay, bèn dùng một đường "mảnh hổ cầm dương" giải phá.
Rồi hai đàng đánh võ cùng nhau có dư một trăm hiệp, mà chưa thấy ai hơn.
Khi ấy vua gắng sức chống đương, chống ngờ có vì Thái bạch kim tinh vân du đến đó, thấy vua đang ra sức đối địch cùng Phương Khánh, bèn cất tiếng kêu Phương Khánh mà rằng:
- Người đương đấu võ cùng ngươi đó là vua đương trị vì ngày nay, vậy ngươi chớ nên ra tay chống cự rũi phạm đấng chí tôn, ắt là ngươi mang khốn.
Phương Khánh nghe nói hoảng hồn, liền ngừng tay lại mà nói:
- Cao nhân huynh chớ khá động thủ nữa, vì tôi sức yếu, đánh không lại nhân huynh.
Vụa bèn ngừng tay lại hỏi rằng:
- Vì cớ nào Giáo sư không đấu võ nữa, xin tỏ cho ta nghe?
Phương Khánh đáp:
- Từ tôi khai lôi đài đã mấy năm dư, anh em trong thiên hạ anh hùng ít kẻ chống cự nổi cùng tôi. Nay gặp nhân huynh thượng đài tỷ võ, thì tôi biết tài nhân huynh hơn tôi bội phần, nên tôi nguyện xin thọ giáo cũng nhân huynh.
Vua nghe nói cả mừng bèn đáp rằng:
- Giáo sư chớ khá tự khiêm vậy xin mời Giáo sư đi với tôi lại nhà Trương gia trang đàm đạo cùng nhau cho biết. Phương Khánh vâng lời, khiến đồ đệ dẹp lôi đài, cùng là đồ quân khí, rồi đi theo vua và Trương Ðình Hoài, cùng Nhựt Thanh thẳng đến Trương gia trang.
Khi đến nơi mời ngồi trà nước thết đải xong xuôi, thì Phương Khánh liền đứng dậy quì xuống lạy vua mà thốt rằng:
- Tôi vốn có mắt không ngươi, chẳng thức thấu ngọc lành, xin thứ tội cho tôi và tình nguyện kiến nhân huynh làm sư trưởng.
Vua đở đậy đáp rằng:
- Vả chăng võ nghệ Triệu giáo sư thì đây đã từng biết, vì bỡi lúc tôi thượng đài tỷ võ, Giáo sư có ý khiêm nhường, nay Giáo sư sẳn có lòng tốt xin khá ở đây chỉ điểm thêm giùm sự võ nghệ cho tôi chút đỉnh, tôi rất cám đội ơn, và xin mời ở đây dùng cơm với tôi và trò chuyện cho vui.
ấy là:
Gạp bạn ngàn chung ruợu chẳng nhiều
Nữa lời trái ý khó nhiêu dung.
Khi mấy người đương vầy tiệc đàm đạo cùng nhau thì trời đã khuya rồi, trống điểm canh ba, tiệc vừa tàn, dọn phòng cho Phương Khánh an nghỉ, còn mỗi người kia đều có phòng sẳn.
Qua rạng ngày ấy, ai nấy thức dậy rửa mặt gỡ đầu, lại dùng cơm bửa sớm mai.
Sau khi ăn cơm rồi, Triệu Phương Khánh bèn cáo từ lui gót.
Khi vua tả mật chiếu khiến người giao cho Tiêu Hồng Kim hồi trào thọ chức.
Vua ở tại Trương gia trang vừa được nữa tháng, trong lòng áy náy không vui, ý muốn đi với Nhựt Thanh qua Hàng Châu du ngoạn.
Ngày ấy vua liền khởi hành ra đi, vừa đến Hàng châu địa phương, chốn đó có một cái ngả tư, lại có một cái nhà ngũ hiệu là "Ngưu gia điếm" còn chủ tiệm tên là Ngưu Tiểu Nhị, thấy vua và Nhựt Thanh vừa đến thì lật đật chạy ra tiếp rước.
Nhựt Thanh bèn nói rằng:
- Hai bọn ta chẳng qua là đi tìm tiệm ngủ rộng rải khoãng khoát và sạch sẽ đặng tạm nghĩ ngơi.
Tiểu nhị đáp:
- Chốn nầy quả có như lời khách quan nói.
Nhựt Thanh tin như lời, giao đồ hành lý đem lên phòng từng trên mà cất, kế đến bửa ăn dọn ra, vua và Nhựt Thanh tạm đở dạ.
Lúc ấy trời đã tối, cả hai ở đó ngủ một đêm.
Rạng ngày rửa mặt gở đầu và trà nước xong xuôi.
Vua bèn hỏi chủ tiệm rằng:
- Xứ nầy có chổ nào đi chơi vui cùng chăng. Xin chỉ giùm làm ơn.
Tiểu nhị đáp:
- Xứ này nhiều chổ vui chơi không kể xiết, vậy khách quan đi ra thì ngó thấy.
Vua nghe nói cả mầng liền dặn tiểu nhị:
- Bữa nay khá dọn cợm chiều cho hai ta ăn sớm đặng có đi đạo chơi chợ đêm.
Tiểu nhị vâng theo lời dạy, bèn lo sắm sửa dọn buổi cơm chiều.
Khi cơm dọn rồi thì trời đã xế qua, vua với Nhựt Thanh ngồi lại ăn uống no say, rồi dời gót ra đi, gặp người hỏi thăm chổ nhóm chợ đêm.
Vua với Nhựt Thanh đi lần đến đó, chỉ thấy người ta đông như kiến cỏ, và buôn bán những món quí lạ vô cùng, cùng là những vật ăn ngon ngọt cũng chẳng thiếu chi.
Có bài thì làm chứng như vầy:
Thử địa rất dị kỳ
Khuyên người khá tường tri:
Ban ngày chớ du thị,
Lúc tối lánh hạ trì.
Cừu hận tua khỏa lấp,
Hữu tình khá bền ghi
Hàng châu vui không xiết,
Sanh sự bị chúng khi.
Ðêm ấy vua đi du ngoạn đã thèm, rồi lại mua bánh trái vật thực trở về tiệm, khiến chủ tiệm nấu trà ngon ăn bánh uống nước chơi, và trò chuyện một hồi rồi đi ngủ.
(Nguyên chủ tiệm nầy có một đứa con gái gả cho quan phủ tỉnh Hàng châu làm vợ bé, nên cậy lấy oai thế cũa chàng rễ,
chuyên lo nóc tiền bạc cũa người thương khách ở ngụ ).
Ngày đó thấy vua và Nhựt Thanh đi chơi khỏi, còn đồ hành lý gởi tại tiệm mình coi rất nặng nề, tưởng chắc có tiền bạc nhiều, bèn sanh thói xấu khui ra coi, thấy vàng bạc và vật quí báu nhiều, bèn sang đoạt ráo túi, nhưng vua và Nhựt Thanh chưa hay biết.
Qua rạng ngày vua với Nhựt Thanh thức dậy rửa mặt mày xong xuôi, qua cãnh khác xem chơi, mới khiến chủ tiệm đem gói hành lý giao lại cho mình.
Vua mở ra coi chẳng còn một món thì thất kinh, lập tức tra hõi chũ tiệm thì chũ tiệm từ chối, không chịu là cha ăn cướp, bèn dẫn nhau đến công đường quan Phũ mà cầu người minh lý.
(Nguyên ông Phũ nầy họ châu tên Nhơn Thanh là quan ưa ăn hối lộ nên bá tánh xứ nầy thường đặt tên riêng người là Châu Phách Tán, là bợm ưa ăn hối lộ của người. Còn thằng cha Ngưu Tiểu Nhị nầy là cha vợ ông Phủ nọ, nên dân tình thảy đều kiêng nó luôn luôn ).
Ngày là quan Phũ đang ngồi tại lậu đường, xảy nghe trống chầu đánh rất nhặt thúc, lập tức truyền kẻ nha dịch rằng:
- Nả tróc kẻ đánh trống ấy đem đến công đường cho ta.
Quân nha dịch vâng lời hăm hở đến nơi nả tróc vua và Ngưu Tiểu Nhị dắt thẳng đến công đường, biểu hai đàng quì xuống.
Vua không thèm quì, quan phũ thấy dóa nổi xung nạt hỏi:
- Mi là quân côn đồ cả mật to gan, đã đến trước mặt ta sao không bái quì?
Quở sơ một hồi rồi day lại hỏi Ngưu Tiểu Nhị:
- Ngươi đến thưa bẩm về việc chi?
Tiểu Nhị quì bẩm rằng:
- Ngày nọ có hai tên côn đồ đến ngụ tại tiệm tôi, không tiền mà trả thì chớ, lại vu cho tôi là ăn cắp bạc của chúng nó, vậy nên oan ức, tôi phải dẫn chúng đến đây minh oan.
Quan Phủ nghe nói liền day lại vua:
- Mi tên họ chi, ăn uống của người không trả tiền thì chớ, lại vu họa cho người, thì tội ngươi nặng biết dường nào!
Nói rồi khiến nha dịch bắt căng nọc vua, phạt tội đánh một trăm roi.
Vua nghe nói cả giận, cát tiếng mắng rằng:
- Mi là ô quan, tham lam ăn hối lộ của lang gian ác nầy, khuất lấp bỏ qua không minh sự lý cho người thời chớ, lại khiến bắt ta mà đánh ép, rất uổng cho mi ăn trên ngồi trước chúng. Còn ta đây tên là Cao thiên Tứ ở Bắc kinh, ngươi có biết chăng?
Quan Phủ nghe nói thì ngó sửng vua một hồi, rồi khiến kẻ nha dịch áp bắt vua.
Thưong hại cho mấy tên cai, bếp, thơ lại nầy nghe lời quan. Phủ áp lại bắt vua, bị vua dùng quờn khước, thoi đá, chú nào chú nấy lăn bò, lại thêm lổ đầu, dập mặt.
Quan Phủ xem thấy thất kinh, lật đật chạy trốn ra hậu dinh, cáo báo cho quan Hiệp Trấn tên Mã Như Long hay.
Mã Như Long liền truyền lịnh cho Thủ Bị tên Phùng Ðức Phiêu và bên Tả dinh Thiên tổng binh là Lý Khai Thi, cả hai người dẫn một trăm binh đến vây nha Tri phủ.
Vua thấy tình hình làm vậy bíết là không xong, ráng sức tính thế đánh giải vây, còn Nhựt Thanh cũng đánh nhầu với quân lính, giết rất nhiều, song vua quả bất địch chúng, đánh không lại bị quan áp bắt trói, dẫn đến công đường.
Tri phủ vừa muốn dụng hình khảo vua, chẳng dè bị Du thần làm xây xẩm mày mặt, té nhào xuống đất, quân nha dịch đở dậy đem vào hậu đường, còn vua giam lại ngục hình ; lại tư tờ cáo bẩm cho quan Nghiệp Ðài hay công sự ấy.
Còn Nhựt Thanh đã thoát khỏi ra ngoài đi dọ thám coi tình hình làm sao, song có một mình không phương chi cứu cấp.
Ðương lúc ấy Nhựt Thanh vừa đi vừa tính, xãy gặp Giáo đầu là Triệu Phương Khánh, bèn tỏ hết căn do cho Triệu Phương Khánh nghe.
Phường Khánh thất kinh bèn tỏ rằng:
- Việc đã dĩ lở làm vậy, biết tính.làm sao cho tiện việc .Vậy hai ta trở lại Tô châu tìm Trương Ðình Hoài thương nghị, thì cứu mới được.
Tính rồi cả hai bèn lập tức thẳng đến Tô châu.
Ði đã hai ngày mới đến Trương gia trang, thì Nhựt Thanh khóc tỏ cho Trương Ðình Hoài hay công cuộc đó, và xin Ðình Hoài ra ơn lập thế gíãi cứu một phen.
Ðình Hoài nghe nói hoảng hồn. Bèn hỏi Phương Khánh tính mưu gì cho vẹn toàn.
Phương Khánh đáp:
- Vả chăng Châu tri phủ và người ham ăn hối lộ lắm, chi bằng đem châu báu, vàng bạc đến lo lót với va, xin thục tội cho vua thì va sẽ tha vua ra, rồi sẽ tính kế khác lấy đồ hành lý của vua lại, kế ấy rất nhọm lại hay, xin nhơn huynh y kế ấy thi hành.
Ðình Hoài nghe nói vừa lòng, kế thấy trời tối, cơm nước xông xuôi rồi đi ngơi nghĩ.
Qua rạng ngày Ðình Hoài đi cùng Phương Khánh, Nhựt Thanh, và đem vàng bạc châu báu theo.
Ngày đi, đêm nghĩ mới đến Hàng châu tìm tiệm nghĩ ngơi, xong xuôi thì Phương Khánh bàn soạn với Ðinh Hoài rằng:
- Vốn đây có một người tên là Thân Khâm là bạn thiết với Tri phủ, vậy thì đem bạc cậy va nói giùm ắt xong công việc.
Ðình Hoài đáp:
- Vả tôi cũng có một người tri kỷ ở tỉnh nầy tên là Lý Văn Chấn, mấy năm trước thi đậu Tấn sĩ, vốn người rất chí thiết với Tri phủ, cậy va nói năng giùm ắt xong.
Qua rạng ngày thân hành đến nhà Lý tấn sĩ.
Khi đến nơi, Ðình Hoài viết tên mình, cậy kẻ giữ cửa đem vào thưa cho chủ nó hay rằng:
- Có cố nhơn đến đây thăm viếng.
Gia nhơn vưng lời đem thiệp vào thưa cho chủ mình hay.
Giãy lâu xảy thấy nó trở ra thưa rằng:
- Chủ tôi cho mời ông vào.
Ðình Hoài liền bước sấn đến nhà trong.
Lý tấn sĩ lật đật đến trước nghênh tiếp, mừng rỡ mời ngồi rồi khiến kẻ gia đồng đem trà nước ra thết đải.
Lý tấn sĩ bèn hỏi rằng:
- Chẳng hay anh đến tôi có sự chi, mà tôi không hay biết trước đặng đi tiếp rước cho sớm, vậy xin anh miễn chấp.
Ðình Hoài đáp:
- Có việc tôi mới dám đến đây, trước là thăm viếng, sau cậy nhơn huynh ra sức giúp một việc.
Nói rồi liền tự trần đầu đuôi các việc Cao huynh bị Tri phủ giam cầm rất nên oan ức, và nói:
- Bởi vậy tôi đến đây sỡ cậy nhơn huynh đem vàng bạc đến Phũ người lo lót giùm đặng tha Cao huynh ra, ơn ấy cám đội ngàn đời.
Lý tấn sĩ nói:
- Việc ấy để mặc tôi liệu ắt xong, nhưng số tiền bạc bao nhiêu phải dự bị cho đũ, đặng mai tôi sẽ thân hành đến đó nói
giùm thì ắt sẽ thả Cao Thiên Tứ ra, không có sao mà nhơn huynh hòng sợ.
Ðình Hoài đáp:
- Việc bạc tiền tôi lo đã sẳn, xin nhơn huynh chớ ngại.
Khi ấy Lý tấn sĩ cầm Ðình Hoài ở lại nhà mình vài ngày chờ vụ ấy.
Qua rạng ngày, Lý tấn sĩ ăn cơm nước xong rồi, liền lên kiệu đi thẳng đến nha môn Tri Phủ, khi đến nơi liền trao thiệp cho kẻ nha dịch cậy đem giùm vô trình với Tri phủ, kẻ nha dịch vưng lời lảnh thiệp đem vào hậu đường, giây lát trở ra thưa với Lý tấn sĩ rằng:
- Lão gia tôi cho mời ngài vào.
Lý tấn sĩ liền bước thẳng đến hậu đường thì Tri phủ lật đật xuống thềm bước ra tiếp rước mời vào trà nước đải đằng.
Lúc ấy Tri phủ nói rằng:
- Tôi không dè ngài đến chốn nầy nên nghinh tiếp chậm trể. Xin ngài thứ tội, và chẳng hay ngài đến đây có sự chi, xin cạn phân cho tôi rõ biết.
Lý tấn sĩ đáp:
- Có việc tôi mới dám đến chốn nầy.
Nói rồi liền tự trần rằng:
- Công việc Cao Thiên Tứ lỗi lầm xúc phạm đến ông. Nay nó cậy người đến nói với tôi đem dưng cho ông mươi muôn lượng mà chuộc tội cho nó. Xin ông hải hà chi độ tưởng đến tình tôi, nhậm lấy của nầy mà tha tội cho người một phen.
Quan Phủ nghe nói mầng quính, song không nói bèn kiếm lời đổ tội cho Cao Thiên Tứ là người hoành hành bạo ngược, tội ấy nan nhiêu. Nhưng nghỉ đến tình Lý tấn sĩ là bạn thiết nên phải y theo lời, song bạc ấy phải cho đủ số mới được.
Lý tấn sĩ thấy Tri phũ đành chịu, bèn từ biệt trở về và hẹn mai sáng đem bạc đến.
Khi Lý tấn sĩ lên kiệu về đến nhà đi thẳng vào thơ phòng thì Ðình Hoài hỏi thăm:
- Công sự ấy tính thể nào?
Lý tấn sĩ đáp:
- Việc ấy đã an bài, song số tiền bạc phải cho đũ mới được.
Ðình Hoài bèn lấy châu báu và tiền bạc đưa ra cả thãy tính là mười lăm muôn lượng, giao Lý tấn sĩ chấp thủ.
Qua rạng ngày mai trời xế qua.
Lý tấn sĩ sửa soạn ra đi, thì nói với Ðình Hoài phải làm tờ bảo lảnh về tội Cao Thiên Tứ, và năm muôn lượng tiền thế chưn cho mình cầm.
Ðình Hoài ưng chịu làm tờ ấy giao cho Lý tấn sĩ.
Lý tấn sĩ cụ bị tiền bạc lên kiệu ra đi, đi đến Phủ đường, cậy kẻ nha dịch thông tin cho Tri phủ hay.
Tri phũ liền ra nghinh tiếp vào trò chuyện hõi thăm bạc tiền đũ số chưa?
Lý tấn sĩ nói:
- Việc ấy đã đũ, nên tôi đem dâng cho ông, xin ông kiểm soát lại.
Tri phủ liền khiến kẻ tâm phúc xem xét lại đũ số rồi đem đi cất.
Khi ấy Tri phủ sai kẽ nha dịch đến khám dẫn Cao Thiên Tứ giao cho Lý tấn sĩ lảnh ra.
Ấy là:
Không tiền khó nói năng cùng quĩ,
Có bạc khiến quỉ dễ như chơi.
Lý tấn sĩ từ biệt Tri phủ, đồng lên kiệu đi với vua thẳng riết về nhà vào thẳng thơ phòng, thì Trương Ðình Hoài lật đật bước ra tiếp rước, và nói với vua rằng:
- Bấy lâu nay Cao huynh bị khốn đốn, em không hay biết đặng hòng giúp đỡ, nay hay vụ này đến đây thì đã trể rồi, xin anh miễn chấp.
Vua đáp rằng:
- Vì qua mà nhọc đến em, khiến lòng đây xốn xang khó chịu.
Nói rồi liền day lại tạ ơn Lý tấn sĩ có tình cứu giúp, ơn ấy ngàn đời muôn kiếp không quên.
Lý tấn sĩ đáp:
- Việc ấy nhõ mọn không can hệ chi mà nhơn huynh phòng ngại.
Lúc ấy vua và Ðình Hoài sợ Nhựt Thanh có lòng trông đợi, bèn lật đật bái biệt Lý tấn sĩ, Phương Khánh ra đi, đến tiệm ngũ tương hội cùng nhau.
Qua rạng ngày dùng cơm nước tại tiệm, xong xuôi tính tiền trả cho tiệm rồi vầy đoàn lên đường chỉ dặm trở về Trương gia trang.
Khi đến nơi vua bèn bái tạ Trương Ðình hoài có tình thương xót đến mình nên mới xuất phát tiền bạc nhiều đặng cứu mình khỏi vòng lao lý, ơn ấy khắc cốt minh tâm, song giận vì Tri phủ làm việc hồ đồ không minh lý, do cũng bởi Ngưu Nhị sang đoạt tài vật của mình.
Vua nói:
- Vậy xin hai vị nhơn huynh kiếm kế chi hay, trước là lấy của ấy lại, sau nữa giết lũ ấy cho được, thì oán nọ mới nguôi. Xin nhị vị nhân huynh tính giùm cám đức vô cùng. Còn tôi lúc nầy với Nhựt Thanh, gấp đi du ngoạn nơi núi Quan Âm sơn vài bửa sẽ trở về, xin nhị vị nhơn huynh ở nhà ráng lo giùm sự ấy cho kíp.
Tính rồi vua cùng Nhựt Thanh từ biệt quảy gói lên đường.
Ðây nói về Triệu Phương Khánh vâng theo lời vua truyền dạy bèn thương nghị với Ðình Hoài rằng:
- Gần đây có một hòn núi tên là Ngưu đầu sơn, có hai người anh hùng tựu chốn ấy ăn cướp một người tên là Phùng Trung, một người nữa tên là Trần Phiêu, vốn hai người nầy võ nghệ cao cường, mười phần dõng mãnh, lại thêm kết nghĩa kim bằng cũng tôi rất thiết. Chi bằng để tôi đến đó trần tình, mượn binh lâu la xuống Hàng châu thi hành việc nọ mới xong.
Ðình Hoài nghe nói rất mầng, bèn cậy Phương Khánh đi viện binh giúp giùm, sát hại kẻ ô quan ấy mà cứu dân lành.
Qua rạng ngày Phương Khánh ăn cơm nước xong rồi liền từ biệt quảy gói lên đường thẳng riết ngày đêm, đi vừa được hai bửa mới tới Ngưu đầu sơn ; khi đến cữa trại thì thấy sắp lâu la canh giữ tại cữa, bèn cậy nó trở vào thông báo cho nhị vị đại vương hay, trong giây lát thấy kẻ lâu la trở ra mời Phương Khánh vào trong.
Phưong Khánh vừa bước đến nói, chĩn thấy nhị vị đại vương ra tiếp rước, hai đàng mừng rở nhau nắm tay dẫn đến Tụ nghĩa đường mời ngồi, rồi khiến lâu la đem trà ngon thết đải, sau khi dùng trà mản cuộc thì Phùng Trung hỏi thăm Phương Khánh rằng:
- Từ ngày phân tay nhau kẻ Nam người Bắc tính đã được hai năm, chẳng hay việc làm ăn anh có thạnh lợi thể nào. Xin anh cạn phân cho bọn tôi rõ biết.
Phương Khánh đáp:
- Từ ngày xa cách nhau thì anh ngụ lại Tô châu lập võ quán dạy nghề võ, học trò học được dư một trăm cũng đủ chi tiêu, lại mỗi năm thường lập lôi đài nhằm rằm tháng tám, song chưa gặp người địch thũ, chẳng ngờ năm nay xảy gặp một người anh hùng ở tại Bắc kinh tên là Cao Thiên Tứ võ nghệ cao cường, đến lôi đài tỷ võ cùng anh, đánh nhau cầm đồng. Nên anh thương mến tài người kết làm bằng hữu. Nay người đi qua Hàng châu bị hoạn nạn, may nhờ hối lộ mới thoát khỏi lao tù, song đồ báu vật của người mất chưa lấy lại được nên người tức giận cậy anh lập thế báo cừu. Bởi vậy anh mới sang đây cầu cứu với hai em, xin ra sức trợ nguy một thuở, trước là đem binh mã xuống sát hại Tri phũ trả cừu xưa, sau là đoạt thâu tài vật, còn anh cũng dẫn thêm vài ba trăm thũ hạ đến trợ chiến cùng em cho xong việc, xin hai em nhậm lời chớ nài lao nhọc.
Trần Phiêu nói:
- Anh đến rất may vì lúc nầy trên son trại lương hướng gần hết. Vậy hai anh em tôi thừa dịp này khắc kỳ cùng nhau kéo binh mã xuống đó trước là giúp nhân huynh, sau là tóm thâu tài vật.
Phương Khánh nói:
- Nếu như hiền đệ có khứng chịu làm vậy thì ước định ngày hai mươi tháng nầy, chọn lựa vài trăm lâu la cho tráng kiện phân nhau đi làm bốn tốp gom tại ngoài thành Hàng châu, còn anh dẫn đến đó cũng chừng ba trăm tâm phúc quân đến tương trợ. Ðương lúc thương nghị vừa xong thì trời đã tối rồi, liền bày tiệc ra ăn uống ngỏa nghê một thuở, vì bởi lâu ngày mới gặp nhau đây.
Ðêm ấy Phương Khánh ngủ trên sơn trại.
Qua rạng ngày cơm nước xong xuôi thì Phương Khánh từ biệt hạ sơn thẳng chỉ Tô châu, khi trở về chừng mấy ngày thì đã đến Trương gia trang, bước thẳng đến thơ phòng thì Ðình Hoài hỏi thăm rằng:
- Công sự lên Ngưu đầu sơn thể nào?
Phương Khánh đáp:
- Sự ấy đã tính xong, hẹn ngày hai mươi hội binh phía ngoài thành Hàng châu, vậy chúng ta hãy thông tin cho bọn ta hay trước, gom lại chùng một trăm người, chia nhau nhiều bọn phân nhau từ tốp mà đi, mỗi bọn phải đái tùy khi giái, nay chúng ta hãy trẩy đi trước nhằm ngày mười tám tháng nầy thì mới kịp ngày ấy, kẻo trể thì sự ắt lậu cơ quan.
Tính rồi thì Ðình Hoài giã làm đạo sĩ du phương dẫn theo hai mươi tên quân giã kẻ bậu bạn đi đường.
Phương Khánh giã là bợm đi mải võ.
Còn Hồ Thanh Sơn dẫn hai mươi tên giả làm ăn mày đi thẳng vào thành tìm đình miễu cư trú.
Ngày ấy binh hai đàng hội với nhau rồi.
Áy là:
Không có trí đâu gọi người quân tử
Chẳng lượng mưu sao phải mặt trượng phu.
Nói về Phùng Trung và Trần Phiêu, mỗi người đều dắt gia đinh ròng mạnh vài mươi tên, giã làm bọn cửu lưu, giấu binh khí trong mình tuốt xuống thành, phân ở lải rải theo mấy tiệm nghĩ.
Ngày ấy Phương Khánh cũng đến, liền tìm mướn một chổ phòng kín vắng vẻ rồi thĩnh Trần Phiêu, Thanh Sơn và nói:
- Nay binh mã đã sẳn sàng, vậy thì ngày mai giờ thìn hành sự, Phương huynh phải dẫn năm chục tên quân giả làm dân thường đi tuốt vào nha Tri phủ, thừa lúc Tri phũ ra khách giết phứt đi, còn Thanh Sơn thì cũng dẫn binh năm chục tên, đến gần nha môn nổi lửa lên, rồi đánh thẳng vào ngục thả hết tội nhơn ra.
Phùng Trung cũng dẫn binh mã bốn chục tên, giữ chặc nơi Hiệp trấn nha môn, lại đặt hai chục tên giử chặc Thiên tổng nha môn chớ cho binh họ lọt ra một người, còn phần tôi thì cũng dẫn binh mã hai chục tên bắt cả nhà Ngưu Tiểu Nhị giết sạch, rồi lấy châu báu kim ngân và kim ấn lại ; còn Trần huynh thì dẫn binh mã bốn chục tên giữ chặc cửa Nam môn, hễ coi chừng lửa dậy thì ra tay một lượt, những bọn của mình thì phải buộc một sợ vải đỏ nơi tay tả làm hiệu. Ai nấy đều y theo, rồi cứ theo việc bổn phận tuân lịnh mà làm.
Nói về Thanh Sơn đem những đồ dẫn hỏa theo, ra phía sau nhà Tri phủ qua đến giờ thìn liền nổi lửa lên.
Lúc ấy quan Tri phủ còn ngủ mơ màng, bỗng nghe quân báo phía sau nhà có lửa dậy, liền thức dậy chạy ra, truyền cho sai dịch mau đi chữa lửa, kế nghe quân báo phía trước có mấy người dân vào nha xin lảnh thưởng.
Tri phủ vội vàng ra khách, bị bọn Phương Khánh bao vây chung quanh, lại nghe quân báo tội nhơn phá ngục ra hết rồi, Tri phủ kinh hồn hoảng vía, muốn chạy mà chạy không đặng.
Phương Khánh đốc chúng áp vào rút đao giơ ra mắng rằng:
- Loài tham quan, còn để làm chi. Vừa mắng vừa huơi đao chém Tri phủ đứt làm hai đoạn, rồi chạy tuốt vào phòng lục soát lấy hết kim ngân châu báu bao nhiêu tôi trai tớ gái thảy đều giết sạch, rồi hiệp với Thanh Sơn tuốt ra khỏi nha, có binh mã chực sẵn tiếp ứng dắt nhau ra đi cửa Nam môn.
Còn Trương Ðình Hoài dẫn hai chục người, xông tới Ngưu gia điếm, bắt Ngưu Tiểu Nhị giết đi, rồi tuốt vào phòng bửa rương lấy hết kim ngân châu báu và kim ấn đẵng vật, rồi kéo ra hiệp nhau tuốt về Ngưu đầu sơn.
Lúc ấy các võ quan thấy có binh mã giử chặc trước nha nên chẳng dám ra ; chừng thấy đi hết rồi, bèn điểm binh mã vài ngàn rượt theo hơn hai ba mươi dặm song theo không kịp, bèn thâu binh trở về ; rồi đem việc Trương Ðình Hoài và Hồ Thanh Sơn thông đồng với bọn ăn cướp giết thác quan Phủ cùng bà Thái thái với bọn nô tỳ và nhà Ngưu Tiểu Nhị, nhứt nhứt các việc làm một bức văn thơ hội đồng với quan Huyện Hàng châu, bẩm cho quan Niết đài và quan Án sát Tô châu hay, quan Tri phủ Tô châu liền treo thưởng, như ai bắt đặng bọn Trương Ðình Hoài thì đặng thưởng