Ngũ Mai đỡ dậy, lấy lời an ủi và đáp rằng:
- Việc ấy có ta đây liệu chẳng can chi mà sợ.
Khi ấy Ngũ Mai liền thân hành hiệp với bọn anh hùng thẳng đến công sở Cẩm Luân đường, hỏi thăm tên giử cửa thì mới hay là Phùng Ðạo Ðức đã đến Tây Thiền tự tìm Huệ Càng mà báo cừu, cả thảy nghe nói hoảng kinh, lập tức bôn hành thẳng qua chốn ấy ; khi đi vừa đến Thuận Mẫu kiều, xảy thấy Huệ Càng dung ruổi bôn ba đến đó, gảy lọi hết một tay, mặt mày thì điếng ngắt thở chẳng ra hơi.
Còn Phùng Ðạo Ðức rượt theo đã bén gót, lại dụng quờn tận lực đánh tới.
Khi Bát Tý Na Tra rượt Huệ Càng đến Thuận Mẫu kiều thớt đ theo kịp bên chưn ; trong lòng cả mừng bèn dụng thần lực cử quờn đánh tới, ngó thấy chín ghê.
Vả chăng Hụệ Càng đã bị thương rồi chống trả sao nổi, dầu có da đồng cốt sắt đở cũng không nổi một quờn ấy.
Lúc ấy Ngũ Mai vừa đến, thấy tình hình như vậy biết là không xong, lật đật xông đến, triển khai tay mặt đưa ra đở và nói rằng:
- Có Ngũ Mai đây, hiền đệ xin khá bớt tay.
Nhơn bởi có lòng giải cứu Huệ Càng cho khỏi chết, nên dùng hết sức bình sanh đở ra mạnh quá, làm cho Bát Tý Na Tra phải dội lại hơn mười bước và hai tay rũ liệt.
Ấy bởi xuất kỳ bất ý khiến cho Bát Tý hoảng kinh.
Ngũ Mai giả lả vui cười, bước đến tiếp rước mà tỏ lời ngon ngọt như vầy:
- Vì ta sợ e em giết chết Huệ Càng nên mới mạo phạm đến em, xin chớ ưu phiền.
Nói rồi liền chắp tay xá một cái và xin lỗi.
Bát Tý Na Tra Phùng Ðạo Ðức bèn nghĩ thầm:
- Nguyên ta cùng ngươi xưa học một thầy thì sớm bíết người tài hơn mình, nay gặp ta đây đỡ sơ ra một cái còn chịu không nổi thay, nếu người dùng tận lực thì ta chống chỏi sao cho lại, và người ở với Chí Thiện rất nên thiết nghĩa, lại thương kẻ môn đệ của Chí Thiện bội phần, tánh ưa giúp kẻ lâm nguy, đánh chết thấy trò vợ chồng Lôi Lão Hổ, nay người đến trợ Huệ Càng, bằng ta không kiến cơ ắt là lâm hại.
Khi thầm nghĩ rồi, bèn lật đật cúi đầu và tỏ rằng:
- Bần đạo đầu dám chấp trách sư huynh, chẳng bịết sư huynh đến chốn nầy đã bao lâu, xin tỏ cho tôi rõ biết?
Ngũ Mai đáp rằng:
- Bần đạo vân du tình cờ đến đây, xãy gặp hiền đệ chốn nầy, chẳng hay Huệ Càng với em cừu thù về sự gì mà em ra tay độc thũ dường ấy?
Bát Tý Na Tra rơi lụy khóc ròng tỏ đầu đuôi việc trước cho Ngũ Mai nghe, xin phân xữ công bình, đặng giải oan cho kẻ đệ tử của mình, ơn ấy dám đâu xao lãng.
Ngũ Mai đáp rằng:
- Xét lại vụ nầy, tại Hóa Giao tham ăn tiền bạc, chẳng kể niềm đồng đạo, không đếm xĩa nghĩa đệ huynh, do tại hiền đệ không lòng hiểm sát, ngộ thích ngoại nhơn, lại xui giục Anh Bố, Ðại Bàng hạ sơn báo cừu, vả chăng Huệ Càng là người hiếu tử có chí lớn báo cừu cho cha nó, chẳng can hại dính dấp cùng Võ Ðưong sơn và cũng không có lòng dễ khi dối trá đến em. Còn như ngày trước, hai đàng tranh đấu với nhau thì tánh mạng hệ trọng đâu dám nhượng nhau, kia thác, đó sống, đó sống đây thác, ấy là lẻ thường, nay em xuống đây báo cừu, đánh Huệ Càng gảy lọi một tay, tuy là chưa chết, song đã thành một đứa tật nguyền, tưởng lại hờn ấy cũng đã tiêu. Nếu nghe lời ta phân xử, trước là nghỉ tình Chí Thiện là người đồng sư học đạo cùng em, sau lại tưởng tình đây hết lòng can gián, rồi sẽ khiến cho chư huynh đệ Huệ Càng đậu tiền bạc lại châu cấp cho bọn gia quyến của Hóa Giao, Anh Bố, Ðại Bàng bớt nổi ưu phiền, và chung nhau một muôn đồng bạc làm chay siêu độ ba hồn, còn chúng nó cũng phải đến trước mặt em mà thĩnh tội, cũng là chẳng đặng tranh đấu cùng phe Cẩm Luân đường nữa, theo ý ta phán đoán như vậy, em có nghe cùng không thì mặc ý em.
Bát Tý nghe qua thầm nghĩ trong bụng rằng:
- Nếu không tuân theo lời thì chống cự cũng chẳng lại, bởi tại Hóa Giao là đứa súc sanh ham ăn tiền bạc mới dấy họa to, chi bằng nhẫn nhục kiến cơ thì tánh mạng mới đặng vẹn toàn.
Thầm nghĩ rồi liền đáp rằng:
- Theo lời sư huynh dạy biểu, tôi đâu làm cải, song ba tên môn đệ của tôi chết tại tay Huệ Càng rất ức, bởi tại phe nó đông nên bày mưu ám toán, hảm hại học trò của tôi thác rất thãm thiết, chớ chi dùng quờn tranh đấu, đánh không lại Huệ Càng, rủi ro có chết cũng cam tâm vô oán, nay lại tha Huệ Càng, ắt là bị chúng cười chê, xin sư huynh xét lại.
Ngũ Mai đáp rằng:
- Ðời thạnh trị thời bình, chẳng lẻ muốn dấy động cho kham, dấy việc báo cừu cho được ; tính như vậy thì việc báo cừu giết bỏ nhau luôn luôn biết năm tháng ngày giờ nào cho dứt. Làm như vậy một là coi phép nước như không, hai là đạo tu hành gây dữ như em làm vậy sẽ bị thiên hạ sĩ tiếu trên đời ; nay em quyết tình muốn đánh chết Huệ Càng, dầu ta đây không có ngú ngàng đến mặc dầu, song Chí Thiện hòa thượng cũng chẳng dung em, vậy xin em hãy tỉnh ngộ nghe theo lời ta can gián, kẻo mất niềm hòa khí.
Bát Tý Na Tra chẳng biết tính làm sao, cực chẳng đã nên phải nghe theo.
Còn phe Cẩm Luân đường nghe các lời Ngũ Mai biện bạch giải hòa thì lấy làm ưng ý, những kẻ qua đường cùng những người thương mi phố phường lân cận tại đó thảy đều đẹp dạ, đồng rập nhau khen ngợi bà Ngũ Mai là người tu hành nhơn đức sẽ nên chánh quả, vì lòng ở từ bi ăn nói ngay thẳng, bải nạn giải phân cho dân tình trong bổn cảnh hết nổi xào xáo cùng nhau, lại tiện bề buôn bán, ơn ấy đức nọ cảm đội vô cùng.
Ngũ Mai lấy lời khiêm cung đáp rằng:
- Bần đạo qua đường thấy sự bất bình trong bọn đồng môn của tôi, nên phải ra sức giảng hòa, nào có công đức chi đâu, mà dám chịu nhũng lời chư vị tặng khen.
Nói rồi liền khiến Huệ Càng và bọn tiểu anh hùng đến trước mặt Bát Tý Na Tra quì xuống đất lạy mà xin lỗi, và ước định ngày giờ tụ tại Lôi đài lập đàn tràng thĩnh cao tăng đạo sĩ bốn mươi chín ông đặng chẩn tế và siêu độ cho vong hồn Hóa Giao, Anh Bố, Ðại Bàng, cha Hồ Huệ Càng và bọn Cơ phòng.
Bát Tý Na Tra cực chẳng đả phải chìu theo.
Khi việc giảng hòa giao kết xong xuôi thì đâu trở về đó, còn Bát Tý Na Tra khi trở về công sở Cẩm Luân đường, bèn tỏ cho phe Cơ Phòng rỏ biết về sự tài năng của Ngũ Mai rất nên dõng mảnh, võ nghệ siêu quần, khó bề chống cự nên bất đắc dĩ phải tùng quyền bải nại, sau sẽ toan tính, chờ khi rắn nọ không đầu thì ta sẽ ra tay.
Ai nấy thấy Bát Tý Na Tra còn sợ Ngũ Mai thay, huống gì là bọn mình, nên làm thinh mà chịu không dám gây họa ra nữa.
Ðây nói về bà Ngũ Mai không trở về Long Khánh am bèn theo bọn sư điệt của mình thẳng qua Quang Hiếu tự, vào nhà võ quán lấy thuốc đoạn cốt hoàn hồn đơn trao cho Huệ Càng uống. Còn ngoài thì dùng gà trống đậm lộn với thuốc bó tay Hồ Huệ Càng, trong giây lát bớt đau, gân cốt liền lại như xưa, rồi khiến Hồng Hi Quan cụ bị tiền bạc định ngày khai đàn, và viết thiếp tõ trước cho phe Cẩm Luân đường hay về sự ngày đã ước định chẩn tế khai đàn.
Khi bài trí sắp đặt xong xuôi, thì Huệ Càng và bọn anh hùng ra lạy tạ ngũ Mai mà đến ơn cứu mạng.
Ngũ Mai đở dậy nói rằng:
- Bọn bây vốn niềm đệ tữ thiệt nghĩa chí thân, nào phải người dưng ; lạy lục mà làm chi.
Ngày ấy bọn anh hùng dọn tiệc chay, bày rượu ra thết đải Ngũ Mai, xúm nhau ân cần dưng rượu khuyên mời, ăn uống đến tối mới thôi, bèn đem kiệu đưa Ngũ Mai về Long Khánh am an nghĩ.
Cách ít ngày đến kỳ khai đàn siêu độ các vong linh ấy xong xuôi.
Bát tý Na Tra liền trở về Võ Ðương sơn còn Ngũ Mai pháp bộ Vân Nam, chẳng bao lâu cha của Phương Hiếu Ngọc qua đời, ba anh em họ Phương và mẹ là Miêu thị phò linh cữu trở về Triệu Khánh an táng.
Từ ấy bọn anh hùng từ biệt nhau, kẻ về thăm mẹ viếng cha, người thì đi viếng mồ mả.
Duy có một mình Hồng Hi Quan và Ðồng Thiên Cân ở tại tĩnh, thấy chư huynh đệ của mình đã đi tứ tán, nên buồn, bèn dẹp các đồ quân khí gởi tại chùa Quang Hiếu tự ; rồi hai đàng từ giả nhau trở về nhà.
Ðây nói về vua muốn xuống Tô châu du ngoạn, trước là xem phong cảnh dường bao, sau nữa tầm Bạch Thái Quan và Cam Phụng Trì là hai người anh hùng có danh tiếng bấy lâu nay đặng ra giúp nước nhà cho mình.
Khi ý định đã quyết liền khai diên yến cùng bọn anh hùng tại Hải Ba trang vui vay một tiệc, rồi từ giả lên đường ; bọn anh hùng đều theo đưa đón một đổi xa, rồi từ giả vua mà trở lại.
Còn Nhựt Thanh quảy gói theo sau.
Nhân muốn qua Tô châu cho gần, thì do theo đường Sùng Minh đi ghe cũng dễ, đi bộ cũng mau, nhưng mà ý vua muốn đi dông dài bắt từ Hàng Hải cho đến Nam Hội, Thưọng Hải, Gia Ðịnh, Thái Thương, Côn Lôn, có ý xem chơi các chổ ấy, cùng là dọ hỏi phong tục cho tường, đêm nghĩ ngày đi, tính gần nữa tháng mới đến Tô châu.
Lúc ấy mặt trời đà chen lặn, vua và Nhựt Thanh vội vả vào thành, chỉn thấy chợ búa đường sá đèn đuốc sáng lòa, tiếng người nghe rộn rực, ngước mắt lên xem thấy một cái tiệm ngũ, có treo cặp lồng đèn hiệu là: Chiêu Thương khách ngụ.
Hai người liền bước vào, người chủ tiệm nầy họ Trương, hiệu là Thận An, vốn là người Ở Tô châu cảnh Ðộng Ðình, thấy khách bước vào thì lật đật ân cần tiếp rước.
Nhựt Thanh chọn lựa phòng sạch sẻ, cất dẹp đồ hành lý, và khiến kẽ đầu bếp dọn ăn bửa cơm tối.
Nói về Bạch Thái Quan khi đến Tô châu viếng bạn rồi, thì đi trớt, không ngụ tại tỉnh ấy, cùng Cam Phụng Trì đặng tin vua hoài vọng mình, bèn thầm nghĩ rằng:
- Bấy lâu trôi nổi giang hồ chẳng có ích gì cho mình, chi bằng ta qua Tô châu tầm thánh gía, dâng thửa tài năng của ta ắt sẽ đặng lập nên công danh.
Tính rồi liền dời gót ra đi, qua đến Tô châu tình cờ đi nhằm hướng Hộ Long đài, xãy gặp hai người đứng trong tiệm ngủ, bèn nhìn coi tướng mạo thì giống như vua và Nhựt Thanh. (Bởi biết đặng do tại thơ tín đã có trạng hình dạng của vua).
Liền hỏi nhỏ người chũ tiệm căn do tông tích về hai người khách rất nhằm, không sai chạy chút nào, thì có lòng mừng, ngặt không người tiến dẫn. May đâu Nhựt Thanh vừa bước ra sân, hứng gió xem trăng, Cam Phụng Trì liền bước lại gần thi lễ, và han hỏi sự tình, thì mới nhìn biết nhau.
Còn tên chủ tiệm ngở là người tri thức của Nhựt Thanh, nên không nghi ngại.
Lúc ấy Nhựt Thanh vào mật tấu cho vua hay, bèn với Cam Phụng Trì vào, xem thấy tài mạo khôi ngô, hình dung lẩm lẩm, tướng mạo đường đường, thì lấy làm mầng rỡ, liền ngự phong chức Du Kích và mật phán cho đi trấn nhâm tỉnh khác, không cần gì hộ giá, vì vua ở Tô châu đã lâu thông thuộc nhiều chổ.
Cam Phụng Trì mật lảnh thánh chỉ trở lui ra ngoài cùng Nhựt Thanh đàm luận kết cấu đệ huynh.
Ðêm ấy Nhựt Thanh ăn bửa tối xong rồi mỏi mệt ngũ sớm. Còn vua một mình thân hành ra đi coi nhóm chợ đêm. Thấy đèn thắp đũ ngủ sắc sáng rỡ ánh trời, đường sá giăng giăng, chợ búa thinh thinh rộng lớn, phố lầu huê dạng dãy dọc dãy ngang cao ngó trật óc, tính theo đèn đốt mỗi từng là năm sáu chục cái, còn mỗi tiệm nhỏ đốt ít nữa là vài chục cái, các cửa phố ngó thấy tinh xảo lạ lùng. Còn tiệm cạo đầu đèn đốt cũng y như mấy phố khác, xem trong ba từng thì có thiên hạ ngồi đông chật nít, ngoài cửa có tấm bảng hiệu đề như vầy:
Ðêm chuyên lo cạo đầu gióc bín
Ngày chăm chỉ móc ráy cạy tai
Vua xem thấy bèn lấy làm lạ, lẽ nào xứ Tô châu, ban ngày không cạo đầu gióc bín, lại để tối mới làm, thì trong dạ hồ nghi, bèn day lại hỏi thăm một ông già kia xin thuật chuyện về sự ấy.
Ông già đáp rằng:
- Nguyên khách quan mói đến không hiễu tục lệ xứ nầy cạo đầu ban đêm, để lão nói chuyện cho khách quan nghe: Nguyên xứ Tô châu cạo đầu ban ngày có hai thế, một là cạo đầu thuộc về thầy hù, hai là đấm bóp xương cốt làm cho mê mẩn tinh thần khoái lạc vô cùng, như nằm với điếm, điều ấy tại người Song Dương chế hóa ra, phải trả tiền công hoặc một lượng hoặc hai lượng còn như cạo đầu, bắt gió giốc bín, váy tai, cạo lông mặt, đấm bóp xương cốt, trong năm công sự ấy thì có năm người làm, mỗi người ăn tiền công năm chục đồng điếu, hoặc một trăm, hoặc hai trăm theo ý người mướn định trước. Khi công sự ấy hườn thành rồi tính tiền trả trọn cuộc, một, hoặc hai trăm đồng điếu, tính theo giá ấy thì một lắm nên ít người đến tiệm cạo đầu trong lúc ban ngày. Nên hay đến ban đêm nhiều lắm, bất cận sang hèn, làm trọn cuộc trả tiền ít hơn ước giá chừng mười sáu đồng điếu là nhiều.
Vua nghe nói mới rỏ tình hình làm vậy thì nực cười, liền đáp lại rằng:
- Mong ơn ông chĩ bão xin cảm tạ vô cùng.
Nói rồi, đáp lễ từ biệt ra đi dạo chơi, đi dọc theo mé sông càng thêm vui hơn nữa.
Bởi xứ Cô Tô (Tô châu) này hay nhóm chợ đêm đã có danh bấy lâu nay, nên dưới sông ghe thuyền xinh tốt lạ lùng, món ngon vật lạ cũng chẳng thiếu chi trà rượu ê hề, nam thanh nữ tú du ngoạn ghĩnh sông, đờn ca xướng hát nghe rất êm tai, đèn đốt rạng ngời mặt nước, ngó tợ sao giăng, đò giang lai vảng lao nhao thiệt là xứ phiền ba phú túc chẳng có đâu hơn.
Vua xem thấy càng thêm đẹp dạ, sẳn trớn vui chơn bước thẳng đến bến đò thì có một bọn đàn bà đưa đò chạy rước mối và kiếm lời trau chuốt nói rằng:
- Xin lão gia xuống đi đò tôi, đò nầy rộng lớn, sạch sẻ, nhẹ nhàng,vượt mặt nước như tên, xin lảo gia thạnh tình đi chơi một chuyến cho thích tình, giá cả bao nhiêu cũng được.
Vua liền bước xuống thuyền ngồi trong mui, thuyền bơi, ra giữa vời.
Chủ thuyền liền hỏi vua:
- Chẳng hay lão gia muốn đi chơi chốn nào hoặc là đi du hồ hứng chí ; hoặc là trở về phũ nghỉ ngơi.
Khi hỏi chưa dứt lời, xãy thấy hai đứa con gái ước chừng một kỷ có dư, ăn mặc tề chỉnh đằng sau bồng lái đi tới, đứa thì bưng bộ đồ trà, đứa thì bưng bình điếu đem để trước ghế cho vua dùng.
Vua mới nói với chủ ghe rằng:
- Chổ nào vui hơn hết, mà có kỷ nữ xen vào thì chèo ghe đến đó chơi.
Chũ thuyền vâng theo lời, bèn thẳng chỉ ra khơi tìm chổ vui phăn tới.
Thuở ấy tại xứ Tô châu có một người phú hộ, ho Trương tên Ðình Hoài, tự hiệu Quân Khả, nhà giàu có lớn, tánh ưa giao nạp anh hùng, bốn phương hào kiệt, ý hay giúp hiểm phò nguy, chí khí khẳng khái, làm việc phải nghĩa coi vàng như rác, lại thêm văn võ song toàn, cho nên những kẻ ăn cướp nghe đến danh người thì có lòng kính sợ.
Bởi cớ ấy mới gọi là người quân tử, tuy là mai danh ẩn tích xen lộn theo bọn cường đồ, song việc cử động ngay ngắn bố đức thi ân, tâm hoài trung nghĩa, không dạ gian tà hại người lương thiện.
Nguyên ông bà Trương Ðình Hoài là tay buôn muối lậu nên mới được giàu lớn như vầy, và cũng như bọn lục lâm (ăn cướp) thông đồng với nhau, hay châu cấp, giúp đở cho Ðình Hoài, nên mấy năm dư việc bán muối lậu được lợi và cường thịnh rạt nhiều, còn trong nhà nhờ người vợ bé, tên là Cơ thị cai quãn việc nhà trăm bề giỏi gian, tánh ý thẳng ngay, đè ẹp vạy vò, nâng đở người lương thiện, lại không hay kiêu hãnh cùng ai, thường khi du ngoạn hễ gặp kị nữ tài mạo tương xứng thì đem lòng thương, xuất tiền chuộc cho ra tránh vòng lao khổ, bởi vậy cho nên trong làng xóm ai nấy thấy vậy cũng đều mang ơn, bèn kêu Trương Ðình Hoài là Trương viên ngoại.
Ðêm ấy trăng thanh gió mát, sao ngó rạng trời Trương Ðình Hoài hứng cảnh du hồ, liền khiến gia đinh dọn thuyền, thẳng chỉ ra khơi, ghe chèo đi như tên bắn, khi ấy thuyền chèo xuôi theo nước chảy, xông lướt đụng nhằm thuyền vua, trẻ bạn đỡ ra không kịp, vấp gãy hết một cây chèo, chủ đò không nghe đòi bắt đền tiền.
Bọn chèo của Ðình Hoài không chịu đền, hai đàng rầy lộn vói nhau om sòm.
Trương Ðình Hoài lật đật chạy ra hỏi tự sự căn do bèn rầy trẻ bạn của mình rồi khiến kẻ hầu hạ đem tiền qua ghe mà đền và nói rằng:
- Tiền nầy của Trương viên ngoại thưởng cho dì, xin mua cây chèo khác dùng.
Lúc ấy vua vua bước ra đặng có bày nạn giản phân.
Xảy thấy Trương Ðình Hoài phân xử rộng tình đặng bụng người dưng, ép tình kẻ ăn ở của mình chữ khỏi điều khẩu thiệt, vua thấy vậy định chắc là tay đại độ công bình thiệt rất nên trang hào kiệt, vua bèn dứt con mẹ đưa đò rằng:
- Vốn cây chèo là vật nhỏ mọn của đáng bao nhiêu, hòng làm ngặt trẻ bạn của người, làm cho chủ nó thường tiền, vậy thiếm hãy trả lại cho chủ nó, rồi tôi cho một hai lượng bạc mua sắm cây khác.
Chũ đò vưng theo lời vua lập lức trả lại.
Trương Ðình Hoài thấy vua dạy bão đàng nọ làm vậy thì lật đật đáp lễ và thưa rằng:
- Vốn trẻ bạn của tôi lổ mảng không cẩn thận để đụng nhằm thuyền của tiên sanh thì lỗi ấy ở tôi, nay ông không bắt tội tôi, lại khiến trả tiền lại, tuy lòng ông khoan hồng đại độ làm vậy, tôi rất cám đội ơn, nhưng mà xin ông nhậm lấy của nầy và tỏ danh tánh cho tôi biết, hòng biêu ngợi tiếng ấy về sau.
Vua đáp rằng:
- Việc nhỏ mọn xin nhơn huynh chớ há ngại tình, còn tên tôi là Thiên Tứ, họ Cao ở Thuận Thiên phũ, chẳng biết danh tánh nhơn huynh là chi, quê quán chốn nào, xin người cạn phân cho tôi biết với?
Ðình Hoài đáp rằng:
- Tôi vốn người ở xứ nầy họ Trương tên Ðình Hoài, chữ đặt là Quân Khả, nhơn bởi tôi đi thăm bạn tương tri, tình cờ xảy gặp Cao huynh tại chốn nầy, thật là rất may, nhờ trời xui khiến đâu phải ngẫu nhiên. Vậy xin thĩnh Cao huynh bước qua thuyền tôi du hồ ngoạn thưởng một phen, và xin nhậm tình chớ ngại, lời ngạn ngữ nói rằng: "Bốn biển vấy nên một nhà đâu đâu cũng tình huynh nghĩa đệ, trước lạ sau quen, chẳng có can chi mà hòng từ chối ".
Vua thấy Ðình Hoài có lòng gắn vó mời hoài thì liếc mắc xem bộ tướng Ðình Hoài ra thể nào, thì thấy tướng mạo Ðình Hoài rất nên nghi biễu, tuổi ước bốn mươi, mi thanh, mục tú, mặt nở nang nhự thu nguyệt, tiếng nói như chuông ngân, đi đứng đoan trang, thiệt là người phúc hậu anh hùng bèn nghỉ rằng:
- Ðể trẫm gịao kết cũng ngươi coi tánh ý đó ăn ở ra làm sao, đặng ngày sau dùng người ra giúp nước nhà cho trẫm.
Khi vua nhứt định trong lòng rồi thì làm bộ từ chối đáp đằng:
- Nay tôi mới gặp nhơn huynh đây thì đũ biết là trang thanh nhã, hiềm vì tôi chưa đến nhà nhơn huynh lần nào thăm viếng. Vậy xin cho tôi kiếu, để khi khác sẽ vầy đoàn cùng nhau du ngoạn.
Vã Trương Ðình Hoài là anh hùng, từng biết tướng mạo kẻ sang trọng người nghèo hèn, khi nghe vua nói làm vậy thì chăm chỉ ngó vua, thấy vua tướng mạo khôi ngô, mày rồng mắt phụng, mặt ngó oai nghi, tuổi tác sâm si với mình, tiếng nói như không kêu, cặp mắt tinh thần khí tượng dị thường, thật là bực vương hầu tướng mạo, Ðình Hoài khãn khắn ân cần cố ý lập tâm kết bạn cùng vua, nên bước gần be ghe bước qua chiếc huê thuyền của vua rồi vòng tay thi lễ nói rằng:
- Vã chăng Cao huynh là người anh hùng độ lượng lớn rất đẹp lòng tôi. Nay tôi há nỡ làm ngơ, chẳng tưởng tình tiếp rước Cao huynh thì tôi đâu phải trang hảo hớn.
Vua thấy vậy lật đật đáp lễ lại thốt lời rằng:
- Nay nhơn huynh có lòng cố cập, tôi đâu đám từ nan.
Nói rồi nắm tay vua dắt bước qua nghe của mình, mời vua đi thẳng vô khoang trong ngồi, vua thấy thuyền rất rộng lớn dọn dẹp trần thiết tề chỉnh hơn chiếc huê thuyền mướn của mình rất nhiều, liễn đối khắc chữ cổ tự, treo coi rực rỡ, đồ chưng chơi xem rất xuê xoang, ghế đẳng lau chùi ngó ngời con mắt, còn bạn chèo ngó ước dôi mươi, khi vua xem vừa rồi thì có kẻ đem trà nước và thuốc hút ra dâng.
Lúc ấy Ðình Hoài khiến mụ chủ đò buộc dòng theo ghe mình thả riết theo giòng sông thẳng chỉ đến Nguyệt lầu, tìm điếm danh tiếng xứ Tô châu là Lý Vân Nương và Kim Phụng Kiều, vầy bạn cùng nhau cho vui một thuở, bạn chèo vâng lịnh gay chèo ra sức chèo bương đến đó.
Khi ấy trong thuyền đã dọn đồ ăn lót lòng cùng là huê quả để ăn tráng miệng, dòm coi bề bộn trên bàn.
Ðình Hoài mời vua ăn uống và đàm luận việc kinh luân ; khi ăn vừa xong, liền dùng trà, nương dịp ấy Ðình Hoài chỉ vẻ cho Vua nghe các phong tục cảnh Tô châu, những chốn phồn hoa, những miền cổ tích, kể từ đời Ngô vương soán nghiệp, Tử Tư xây dựng thành trì cho đến triều đời vua nầy, trị loạn hưng vong, thì trong bổn xứ trước sau thảy đều có kẻ hiền tài luôn luôn.
Vua nghe các lời giảng giải ấy rồi, bèn dẫn kinh điển mấy chổ khúc mắc hỏi Ðình Hoài thì Ðình Hoài đối đáp như chơi, cùng là lời ăn tiếng nói hai đàng trò chuyện với nhau rất xứng ý, hại đàng rất tiếc vì gặp nhau rất muộn.
Còn đang chuyện vãn thì thuyền đến Nguyệt lầu, chốn ấy đều là thuyền của kỷ nữ.
Lúc thuyền xáp cận, bạn chèo ghe liền buộc ghe vào kề lan can.
Vua ngước mắt ra xem, ngó thấy một chiếc huê thuyền rất nên to lớn, bề cao một trượng có dư, bề dài ước chừng bốn năm trựợng, cả thảy chạm trổ, sơn phết rở ràng. Còn trong khoang ghe rộng cao ước có tám chín thước, chia ra từ từng, bốn phía có làm song vẻ xem rất khéo lạ, đèn pha ly treo theo vách, ngoài có lan can sơn màu lục đậm, có màn vẽ năm sắc treo xung quanh lan can đặng án khí nắng, và có treo đũ đồ ngủ âm, lại có sắp ca nhi đứng hầu hai bên cầm đờn khãy tiếp rước.
Khi nhị vị lão gia bước qua lầu thuyền, thì sắp ca nhi dứt tiếng đờn, thi lễ vấn an.
Lúc ấy Trương Ðình Hoài nhượng vua bước đến trước, rồi nới với sắp ca nhi rằng:
- Ta miễn lễ cho bọn bây.
Vừa nói vừa bước tới, xãy thấy Lý Vân Nương tiếp rước vào trong khoang, chúm chím cười nói rằng:
- Ngày hôm nay rất may cho tôi nên xui khiến cho nhị vị quới nhơn đến đây.
Nói rồi liền bước xơm đến trước mặt hai người làm lễ chúc mừng.
Vua và Ðình Hoài đáp lễ lại.
Khi ấy Ðình Hoài mời vua ngồi giữa, còn hai người ngồi hai bên, kế kẻ a hườn đem hương trà dâng liền.
Khi ấy vua xem thấy trong khoang ghe dọn đẹp trần thiết rất nên tươi đẹp, hai bên có treo nhiều thơ đề của chư tài tử kỉnh tặng, và nhắm xem diện mạo Lý Vân Nương cũng đẹp đẽ, chơn mày như trăng mới hiện, cặp mắt dường như sóng mùa thu, mặt trắng, môi son, mình vóc dịu dàng, tay chơn trau chuốt, tuy chẳng bì trang quốc sắc, song đâu kém bực tư dung. Vua xem vừa rồi, xảy nghe Lý Vân Nương cất tiếng hỏi tên, quê quán của mình, thì có Ðình Hoài đáp thế rằng:
- Nguyên người bạn tôi đây, vốn người ở chốn Bắc Kinh, họ Cao tên Thiên Tứ, tôi tình cờ gặp người kết cấu bạn vàng, lại có tài tình lắm, làu thông kinh sử, việc học hơn ta mười phần. Nay người đã đến đây chơi, vậy trong bọn chị em nàng có ai tài mạo tương xứng, xin mời ra đây trò chuyện cùng người vầy vui một cuộc.
Vua nghe nói liền lấy lời khiêm nhượng thốt rằng:
- Vốn tôi theo với Trương huynh đến đây chơi cho có bạn, đâu dám vọng tưởng điều chi.
Vân Nương đáp rằng:
- Bọn tôi từng nghe danh ông bấy lâu, nay ông đã đến đây thì bọn tôi rất nên đại hạnh, xét lại bọn tôi đâu có trang tài mạo cho xứng mà trò chuyện cùng ông, sợ e bất tiện cùng chăng? Vậy xin ông đại độ cho những kẻ quê hèn,đặng tôi soạn dưng cho ông một người tạm dùng một thuở mây mưa.
Trong lúc trò chuyện về sự ấy, thì những tay lầu xanh, xung quanh lầu thuyền đã chẳng nghe lọt vào tai, đều đua nhau trau tria ngó tốt như tiên, đua nhau đến thuyền Vân Nương rước khách.
Khi đến nơi làm lễ ra mắt hai người rồi ngồi vẹt hai bên, trong đám đoạn trường nầy, chỉ có một đứa tên là Kim Phụng Kiều, tuổi vừa đôi tám, đẹp đẻ huê dung, thì là bực nhứt lầu xanh trong tĩnh Tô châu, sắc đẹp sánh nàng Tô Tử, tài tình ví kịp Tiết Ðào, còn sánh với Lý Vân Nương thì hơn Lý Vân Nương rất nhiều, song tánh tình kiêu ngạo ỷ tài khi vật, chẳng khứng yễm cựu nghinh tân, lại không ý tưởng giàu phụ khó. Ví như Trương Ðình Hoài là người văn vật, giàu có lớn, có nói lỡ lầm điều chi không hợp ý thị ta thì thị ta khi thị cũng như không, chẳng có lòng dua bợ chút nào, chẳng khứng gió trăng với ai, chẳng ham cầu mị người yêu như mấy loại người kia, tuy nhiên tài mạo siêu quần, rất tiếc hường nhan bạc mạng. Nay nghe có người ở Bắc Kinh đến đây tìm người rước khách tài mạo song toàn, tưởng lại người nầy không phải là tran quyến luyến gió trăng, liền liếc mắt xem vua. Thấy diện mạo vua, long hành hổ bộ, khí khái phi phàm, thì khen thầm và nghĩ thầm rằng:
- Tuy người tướng mạo hơn người, song chưa biết tài học thế nào?
Trong khi thầm nghĩ xãy nghe vua trò chuyện, nói năng lễ nghĩa đối đáp khiêm từ.
Rồi thấy bọn a hườn mời cả thảy nhập tiệc, đồng ngồi lại xung quanh một cái bàn tròn lớn, trên bàn ấy dọn đồ thạnh soạn bĩ bàng.
Khi nhập tiệc rượu uống vừa được vài tuần, chợt thấy trên trời, sao Ngân Hà tỏ rạng. nguyên đêm ấy thuộc về sơ tuần tháng bảy, trăng tỏ làu làu ).
Nhơn dịp ấy vua liền làm ra môt câu liễn đối, trước là cho các chị lầu xanh cùng là Ðình Hoài đối chơi.
Câu liễn đối vua đọc ra như vầy:
Vầng trăng khuyết méo, khác chi thuyền
Lững thững Ngân Hà tiên nữ tọa
Ðình Hoài liền đối lại rằng:
Mặt nhựt tròn vình, in tợ cảnh
Chiếu soi Bích Hải ngọc nhơn quan
Kim Phụng Kiều bèn khiến kẻ a hườn đem giấy viết mực rồi biên hai câu đối ấy ra coi, hòng có khen thưởng.
Vua thấy chữ Phụng Kiều viết rất hay thì có lòng thương tưởng.
Lúc ấy Ðình Hoài thấy sẳn viết mực, liền làm luôn một câu đối liễn nữa như vầy:
Sáu cây dụm lại ngó sum suê
(Là những: Ðào Lý, Hạnh, Mai, Tòng, Bá )
Vua đối như vầy:
Bốn núi chừng ra xem đồ sộ
(Kìa như: Thái huê, Tung, Nhạc, Côn Lôn)
Ðình Hoài xem thấy khen hay và trọng kỉnh vô cùng, nhưng đêm ấy tiết trời còn nóng nực, quạt chẳng hở tay, sẳn dịp ấy, Phụng Kiều bèn trao cây quạt của mình đưa cho vua xin vua viết cho mình một bài thi trong quạt ấy.
Vua sè ra để trên bàn viết tám câu nguyên trong tám câu thì vua làm để nói về cây quạt, nhưng mà có ý chỉ dẫn cho Kim Phụng Kiều thoát chốn mê đồ, là nơi khốn đốn).
Thơ ấy nói như vầy:
Ấm lạnh tình đời khó vọng cầu
Phất phơ gió mát đở lòng sầu
Ðương cơn nóng nực nhiều tay chuộng
Ðến lúc hàn lương ít kẻ thâu
Say cuộc hồng nhan so cũng rửa
Xét điều mạng bạc kém chi đâu
Khá mau xa lánh vòng trường đoạn
Trường đoạn dứt rồi vậy mới màu!
Kim Phụng Kiều coi rồi thì cảm động muôn phần bèn cạn tỏ nổi mình mà thưa rằng:
- Vốn tệ thiếp có ý tránh nơi khổ nảo đâu dám quyến luyến chốn nầy, ngặt vì phận hèn mạng bạc chưa gặp nguời sữa tráp nâng khăn, nay mong ơn người chỉ dẫn, tôi nguyện khắc cốt minh tâm.
Vua trã lời rằng:
- Hay mau lo lánh khỏi chớ khá lỗi nguyền.
Nói rồi lại khiến Ðình Hoài làm một bài thi nói về điếm lịch sự.
Ðình Hoài vâng lời làm như vầy:
Tuổi vừa hai tám đẹp dung nhan
Quyến luyện chổng chồng rất rộn ràng
Má phấn trau trìa người nọc nếm
Môi son chuốt ngót kẻ mê man
Tơ hồng nhiều mối xe xăng xiếu
Duyên nợ làng nhằng vướng nhiếu nhăng
Sớm tối rước đưa khôn xiết kể
Ðộng phòng, dời đổi bậc lang quân
Lý Vân Nương coi rồi nói rằng:
- Lang quân nói sao không biết hỗ, thấy bọn tôi làm vầy lại chê đè tôi đi, sao lang quân không suy nghỉ đúng lẻ rồi hay luận việc thanh lâu, vã chăng những kẻ vào chốn thanh lâu cũng có lẻ tánh nầy người ý khác Ví như nàng Lý Á Kiều cũng là phường lầu xanh, kết bạn với Trịnh Nguơn Hòa là người bán dầu (mải du lang), vậy chớ nàng ấy là điếm không có lòng với Trịnh Nguơn Hòa hay sao? Còn như nàng Huê Khôi Nữ, Ðỗ Thập Nương chẳng ham của báu lại đem ném xuống sông, chẳng ham giàu mà hòng phụ nghĩa của gã Lý Sanh, suy đó mà coi thì kẻ thanh lâu cũng nhiều hiền ngu, đâu có hư hết hay sao mà lang quân tổng luận làm vậy?
Kim Phụng Kiều liền tiếp rằng:
- Theo như lời thơ Trương viên ngoại (Ðình Hoài) nhục bọn tôi làm vậy, thì phạt uống một ly rượu.
Khi tiệc rựợu mản rồi thì trời đã khuya.
Vua cũng Kim Phụng Kiều dắt nhau vào phòng an nghĩ ; còn Ðình Hoài thì với Lý Vân Nương.
Ðêm ấy cã bốn người đều hành sư khoái lạc vô cùng.
Rạng ngày tương hội nhau tại lâu thuyền, trà nước xong xuôi thì Ðình Hoài lấy ra hai mươi lượng bạc mà hồi đáp việc vui chơi, và năm lượng tổn hao về tiền ăn uống, lại xuất luôn ba lượng cho kẻ ca nhi đờn hát.
Khi phân phát xong rồi liền phân tay nhau ra về, cùng căn dặn việc hội ngộ ngày sau.
Lúc ấy vua xuống huê thuyền còn Ðình Hoài xuống ghe mình, cã hai phân tay nhau ra về, vua lên bờ rồi thì trả tiền cho huê thuyền ba lượng, bồi thường luôn cho cây chèo gãy, vua tính toán an bài bèn trở về tiệm nói chuyện cho Nhựt Thanh nghe công cuộc đêm nọ ; kế lại dọn cơm ra, vua với Nhựt Thanh dùng xong rồi, thay quần đổi áo đi với Nhựt Thanh thẳng đến Trương gia trang (nhà Trương Ðình Hoài).
Khi đến nơi, kẻ thũ hạ của Ðình Hoài nhìn biết là bạn của chủ mình, lật đật vào thơ phòng thưa cho chủ hay.
Ðình Hoài cả mầng lật đật mang giày bước ra nghinh tiếp, mời vào nhà trong đem trà ngon thết đãi, chuyện vản cùng nhau ý hiệp tâm đầu.
Vua thấy Ðình Hoài ý ăn nết ở rất hạp với mình, thì có lòng mầng, bèn tỏ xin kết làm bằng hữu.
Ðình Hoài đáp rằng:
- Tôi vẫn có tính ấy đã lâu, song không dám nói ra, nay Cao huynh dạy bảo rất hạp ý tôi, tôi đâu dám chối từ.
Nói rồi bèn khiến kẻ gia đinh dọn đồ tam sanh và rượu, vái nguyện cùng trơi đất sanh tử bất ly.
Còn vua lớn hơn Ðình Hoài một tuổi được làm anh, còn Ðình Hoài làm em.
Châu Nhựt Thanh làm lễ ra mắt kính Ðình Hoài làm chú.
Khi lập thệ cùng nhau rồi bèn dọn yến tiệc thết đãi ăn uống vừa xong, vua sai Nhựt Thanh đến tiệm lấy đồ hành lý đem về Trương gia trang mà cất.
Lúc ấy Ðình Hoài có việc phải trẩy đi ra ngoài trót buổi chưa về. Còn Nhựt Thanh mắc đi lấy đồ, vua ở nhà có một mình buồn bực bèn dời gót dạo chơi thẳng riết theo đường cái, chẳng dè đi đến một tòa lâu các nguy nga, chạm trổ sơn phết rỡ ràng chẳng khác nào như hoàng cung của vua.
Vua bước lên đến cửa cái mới rỏ biết là phủ của Lưu Dung quân cơ, dòm trên cửa có một tấm biễn có để năm chữ lớn như về: " Thiên hạ đệ nhứt gia ".
Vua thấy cả giận thầm nghĩ rằng:
- Nhà họ Lưu bất quá làm Tễ Tướng giàu sang mà thôi, có đâu lại xưng hơn cả và thiên hạ. Vã chăng trẫm đã ở bực chí tôn, giàu sang hơn trong thiên hạ, còn chưa dám xưng là đệ nhứt, nay gia thế nó xưng là bực nhứt trên đời, tự tôn mình là lớn, tưởng lại tấm biển nầy xưng hô ra đây cũng có duyên cớ chi đây. Chi bằng trẫm vào đó giã là bạn thiết nghĩa với Lưu Dung đi có việc quan, thuận nẻo ghé đây thăm viếng rồi hỏi tra cớ ấy mới minh bạch cho.
Khi vua lập định chủ ý rồi bước sấn vào cửa trung môn nói vói ông già giử cửa rằng:
- Tôi vốn là Cao Thiên Tứ người ở Bắc Kinh, bạn thiết cùng Lưu Dung, có việc đến thăm viếng.
Kẻ gia nhơn nghe nói lảnh mạng vào trong thưa lại, giây lát trở ra thưa rằng:
- Chủ tôi xin mời lão gia vào trong.
Vua liền tiếp theo gia nhơn ấy, bước vào đơn điện, thấy tòa nhà cất bốn cột xem rất huê mỹ, lại có ba bốn người con trai, tuổi đương thơ ấu, bộ tướng phong nhã, bước đến thi lễ nghinh tiếp, lại thấy một đứa tiểu đồng đem trà nước ra đải.
Lúc ấy người trai tráng hỏi rằng:
- Không biết lão tiên sanh tên họ là gì, ở xứ nào?
Vua đáp rằng:
- Tôi vốn họ Cao, tên Thiên Tứ, ở Bắc Kinh.
Người con trai hỏi rằng:
- Chằng hay bác ở Bắc Kinh, tại phòng quân cơ làm chức gì, xin tỏ cho tôi biết.
Vua đáp rằng:
- Ta do Hàn Lâm viện xuất thân cùng Lưu Thừa Tướng biện sự. Nay nhơn việc quan đã rảnh, xin phép đến quới tĩnh nhàn du, thuận nẻo đến đây thăm viếng.
Thiếu niên đáp rằng:
- Rất cảm đội ơn Cao lão.
Vua liền hỏi qua sự tấm biển xưng là: Thiên hạ đệ thứt gia, chẳng hiểu được nói về ý gì, xin tỏ ra cho rỏ biết.
Kẻ thiếu niên đáp rằng:
- Việc ấy tôi nhỏ dại chẳng thông, xin mời bác vào tòa nhà thứ hai, hỏi cha tôi thì rõ.
Vua nói:
- Xin dẫn đường đến đó.
Khi ấy ca hai thẳng vào đệ nhị tòa, vua xem coi giống như đơn điện thứ nhứt.
Chổ đơn điện này cũng có kẻ canh gác, khi vua đến đó thì kẻ gia nhơn mời vua ngồi, rồi vào trong bẩm cho gia chủ hay, một chập có một người tuỗi ước bốn mươi, ăn mặc y quan tề chĩnh, bước đến chào hỏi mừng vua, và hối trẻ đem trà nước ra đãi, và nói rằng:
- Tôi không dè Cao lão gia đến đây, thất lễ nghinh tiếp, xin Cao lão gia thứ tội.
Vua đáp rằng:
- Tiểu đệ nhơn thuận nẻo ghé đây thăm viếng cho thỏa tình ao ước.
Người nầy hỏi vua rằng:
- Chẳng hay Cao lão gia làm việc một phòng với anh tôi, đã được mấy năm rồi?
Vua nói:
- Ðã được năm năm.
Vua lại hỏi:
- Tám biển đề làm vậy là nghĩa lý gì, tôi không rỏ, xin người dẫn giải cho tôi biết?
Người nầy đáp rằng:
- Việc ấy tôi đâu hiểu được, xin mời Cao lão gia đến điện thứ ba hỏi cha tôi thì rỏ.
Vua bèn xin người dẫn vua đến đó.
Khi vua đến đơn điện thứ ba xem thấy càng tốt hơn hai cái trước nhiều lắm.
Vua ngồi tại đó, giây lát có một người tuổi ước sáu mươi còn tráng kiện tinh thần, phong quang thanh nhã, bước thẳng lên đường thượng ra mắt trò chuyện cùng vua.
Ông nầy hỏi:
- Cao lão gia ỏ Bắc Kinh đến đây có chuyện chi cần kíp hay chăng ?
Vua đáp rằng:
- Tôi nhơn rãnh việc quan xuống Giang Nam, trước là để chơi, sau thăm Trang Tuần phủ, thuận đường sang chơi đến đây, nghe thiên hạ đồn nhà bác ở chốn này, nên tôi ghé đây thăm viếng.
Ông già đáp rằng:
- Tôi cám đội ơn.
Và tỏ rằng:
- Nguyên Cao lão gia với con tôi là bạn chí thân, nay đến đây, xin mời ở lại chốn nầy chơi vài ngày.
Vua đáp rằng:
- Vốn tôi ngụ tại nhà Trương viên ngoại, xin thứ dung lúc khác sẽ đến đây cư trú.
Vua lại hỏi:
- Cái tấm bịển để năm chữ ấy thữ nghĩa làm sao? Xin bác chĩ dẫn cho tôi rỏ lý.
Ông già đáp rằng:
- Việc này vốn tôi không rõ, như Cao tiên sanh muốn biết hãy đến đơn điện thứ tư hỏi cha tôi thì rõ.
Vua nghe nói lấy làm nghi hoặc, lẻ đâu việc ấy mà ba người đều không rỏ, cũng có nguyên cớ làm sao đây mới mời ta đến có mà hỏi cha người.
Vua cũng muốn cho biết rỏ nguồn cơn không nài lao nhọc, bèn nói rằng:
- Xin bác cho người dẫn tôi đến đó, trước là thăm ông già bác, sau rỏ việc ấy.
Ông già lập tức sai người dẫn đến đơn điện thứ tư, xem thấy đơn điện nầy có bốn cái trụ lớn, hai bên chái có nhiều thơ phòng dọn coi đẹp mắt, sánh với mấy cái trước càng hơn nhiều, giữa điện ngó huy hoàng chối mắt, đồ báu lạ kể đà vô số.
Vua thấy vậy bèn khen rằng:
- Hèn chi lời tục nói không sai: Trên trời có Thần tiên phũ, nhơn gian có Tể Tướng gia, vốn hai chốn ấy là tốt hơn hết, vả lại cung điện của trẫm ví với nhà Tể Tướng nầy thì cung điện của trẫm cũng phải thua.
Vua đương ngồi đó suy nghỉ việc đời, xảy thấy có một ông già đầu bạc phơ phơ chống gậy đi ra, ước hơn tám mươi tuổi, râu dài ba chờm bạc trắng, tinh thần tráng kiện ngó rất tốt người, bước đến ra mắt cùng vua, mời ngồi trò chuyện, hỏi thăm vua đến đây có sự chi.
Vua cũng tìm cớ nói y như mấy lời đã tỏ trước đó, thì ông nầy thốt rằng:
- Nay Cao tiên sanh mới đến chốn nầy; xin hãy ở ngụ lại đây vài tháng đặng du ngoạn Giang Nam, địa cảnh nầy rất tốt hơn hết.
Vua đáp rằng:
- Theo như ý ông hảo tâm, tôi rất cám đội ơn, song tôi đã có nơi sở trú, chẳng dám nào xin ông cắt nghĩa câu biển năm chữ "Thiên hạ đệ nhứt gia" cho kẻ hậu sanh rõ biết.
Ông già đáp rằng:
- Nguyên cha tôi khi được trăm tuổi thì thân bằng cố hữu có đi làm ba tấm biển, một tấm có trước cửa, còn hai tấm treo sau hậu đường, như Cao tiên sanh muốn biết hãy vào hậu đường hỏi cha tôi thì rõ biết nguồn cơn.
Vua nghe ông già nầy nói làm vậy thì lấy làm lạ và không rỏ tấm biển kia nói về sự gì, bèn xin cho người dẫn đường đến đó.
Khi vua bước đến cãnh hậu đường chỉ thấy những bông hoa rất lạ, xanh mịt bốn bề mùi bay thơm ngát coi ra dường thể động tiên.
Vua thấy vậy thầm khen rằng:
- Chổ nầy cảnh rất an nhàn vui thú.
Vua bước sấn đến trước thấy có treo một tấm biển đề là Bách tuế đường (một trăm tuổi).
Lúc ấy kẻ gia nhơn mời vua ngồi tại đó, rồi trở vào thông báo cho gia chũ hay, trong giây lát kẻ gia nhơn ra mời vua vào trong, vua theo chơn đến đó, xem thấy rất nên tinh khiết lại trước án có xông long diên hương đốt hơi bay nghi ngút thơm nực, hít vào tinh thần càng thêm sảng khoái xem ra chẳng kém gì tiên động nhứt ban, còn trện ghế có một ông già râu mày và tóc trắng bác phơ phơ, lại có hai đứa tíểu đồng chầu chực hai bên.
Vua bước đến thi lễ ra mắt.
Ông già nầy liền khiến hai đứa tiểu đồng đở ông đúng dậy vòng tay đáp lễ cùng vua, rồi mời vua ngồi mà hõi thăm rằng:
- Nay Cao tiên sanh giáng lâm đến đấy có sự chi dạy biểu tôi chăng?
Vua đáp rằng:
- Vốn cháu là người ở Bắc kinh cùng lịnh tôn làm quan đồng liêu với nhau, nhơn rãnh việc dạo chơi tỉnh nầy, may lại tiện bề ghé thăm gia quyến của ông rất nên hữu hạnh.
Ông già ấy hỏi vua rằng:
- Cháu đến đây đà có đi du ngơạn các nơi hay chưa ?
Vua đáp rằng:
- Ðã chơi đũ khắp chổ, song coi chưa hết, thật là cảnh tốt vô song.
Ông già hỏi vua:
- Chẳng hay cháu cư trú nơi đâu?
Vua tỏ rằng:
- Ở tại nhà Trương viên ngoại.
Vua lại hỏi thăm tuổi tác ông già được bao nhiêu?
Ông già đáp rằng:
- Một trăm tám tuổi.
Vua nghe nói bèn khen rằng:
- Ít ai đuợc trường thọ như vậy.
Khen rồi lại hỏi rằng:
- Có tấm biển đề năm chữ ấy nghĩa lý làm sao, xin chỉ cho cháu rỏ.
Ông già đáp rằng:
- Vốn tiên sanh chưa rỏ để lão hũ nói cho tiên sanh biết. Khi già được một trăm tuổi, thân bằng cố hữu chúc mầng đi cho già ba tấm khuôn biễn: tấm thứ nhứt đề là: Thiên hạ đệ nhứt gia ; tấm thứ nhì đề là: bách tuế đường ; còn tấm thứ ba Cao tiên sanh coi thì rỏ biết công cuộc nhà Lưu gia nầy.
Vua ngước mặt lên xem, thấy tấm biển thứ ba tỏ khen ngợi nhà Lưu gia như vầy: Trời cũng không qua, đất cũng không hơn, vua cũng khó lày, nhơn gian đâu lấn được. Như thể: Cha vi Tể Tướng, con vi Tể Tướng, cháu vi Tể Tướng, đâu ai giàu đâu qua đây quí, đâu ai quí sao bằng cha con, con cháu nhà ta, liên đổ khoa trường ; dầu dòng ai liên đổ khoa trường cũng chẳng bằng kiến họ Lưu, liên kết năm đời hiện tại, sống được một trăm năm.
Vua xem rồi thì khen rằng:
- Thiệt là nhà Lưu gia đệ nhứt trong đời.
Lúc ấy vua mới hiểu năm chữ: Thiên hạ đệ nhứt gia trong tấm biển ấy.
Vua bèn cáo từ lui gót trớ rạ, về đến Trương gia trang thì Trương Ðình Hoài lật đật bước ra tiếp rước hỏi thăm vua đi chơi nơi đâu trót ngày nay.
Vua đáp rằng:
- Du ngoạn đến phũ Lưu gia, thấy treo tấm biển đề rằng: Thiên hạ đệ nhứt gia, không rỏ cớ làm sao, Bên đến đó hỏi thăm cho biết, nay mới rỏ là nhà Lưu gia tốt phước, hiện lại năm đời còn sống thấy nhau.
Trương Ðình Hoài cũng khen rằng:
- Nhà Lưu gia giàu sang, trường thọ thiệt là thiên hạ vô song.
Khi vua ngụ tại Trương gia trang không được bao lâu thì tiết thu đã đến, nhằm trung tuần tháng tám, tục lệ xứ nầy thường lề hay đã lôi đài, nhằm tiết ấy Trương Ðình Hoài sớm biết tục lệ làm vậy, nên khiến gia đinh sớm bày diên yến, trước là đải vua ăn uống chơi, sau nữa thưởng giai tiết, rồi đi coi đả lôi đài.
Vua nghe Ðình Hoài bàn soạn làm y thì trong dạ vui mừng.
Lúc ăn uống rồi rủ nhau ra đi đến chốn Long vương đại miễu, thấy thiên hạ đến đó đông nứt như kiến cỏ, buôn bán vật thực vô số.
nguyên người đã lôi đài nầy tên là Triệu Phương Khánh là nầy nghề võ dạy kẻ môn đồ có dư một trăm người).
Lúc ấy vua với Ðình Hoài chen lên trước đài thấy có một đôi liễn để như vầy:
Võ dõng trong đời có một
Anh hùng thiên hạ không hai
Lại xem thấy bên tả có một cái điều lệ dặn bảo như vầy: Phàm ai thượng đài chẳng đặng dùng lén binh khí đem theo mình, dụng quờn đánh nhau, chết sống không bắt đền nhơn mạng.
Ðương coi điều lệ, xảy thấy thiên hạ xôn xao vẹt ra một đường lớn nhượng cho một trăm quân đi, có năm sắc cờ hộ tống ông thầy thủ đài, nhìn thấy hình dung người thủ đài nầy rất oai khí mạnh mẻ vô cùng, nai nịt như một vị đại tướng, khi đến đài liền nhãy phóc lên và cất tiếng nói rằng:
- Ai giỏi hãy thượng đài tỷ võ cùng ta, còn ai dỡ thì thôi, đứng đó mà coi, chớ có nhãy lên đây mà chết uỗng mạng.
Lúc ấy ấy Võ Thám Huê là Tiêu Hồng Kim cũng đến đó coi đả lôi đài.
Xảy nghe Triệu Phương Khánh nói phách lắm vậy thì giận bèn nhảy tuốt lên đài cùng Phương Khánh tỹ võ.
Phương Khánh nói với Tiêu Hồng Kim rằng:
- Ngươi là danh vọng xứ nầy chớ khá tỷ võ cùng ta, sợ e sơ thất mà mất bề danh tiếng chăng?
Tiệu Hồng Kim đáp rằng:
- Việc ấy chẳng cần, như ngươi có giỏi thì đương cự cùng ta, như liệu có dỡ, hãy xuống đài, chớ khá khoe khoang lổ miệng mà khi thiên hạ vô nhơn.
Phương Khánh đáp rằng:
- Việc ấy tại ngươi, vậy ngươi hãy ra miếng cho ta đánh phá.
Tìêu Hồng Kim liền ra miếng gọi là Song Long xuất hải.
Phương Khánh lập thế đại bàng triển súy giải phá, hai đàng đánh nhau hơn ba chục hiệp.
Tiêu Hồng Kim lúc ấy mệt đừ, yếu sức khó nổi chống đương, bị Phương Khánh đá rớt xuống đài, máu chảy dầm dề, bất tỉnh nhơn sự, lại bị thiên hạ cười rộ, lúc ấy kẻ gia nhơn của Tiêu Hồng Kim cỏng đem về nhà .
Vua xem thấy cã giận vì tưởng Tiêu Hồng Kim là tôi của mình,bèn nghĩ thầm rằng:
- Phải chi ai bị đánh đá rớt xuống đài thì trẫm bỏ qua, nay nó nhục tôi của trẫm, nỡ làm thinh sao! Chi bằng trẫm ra tay trừ hại cho nhơn dân.
Ðang lúc thầm nghĩ làm vậy và vừa sửa soạn thượng đài, xãy nghe Ðình Hoài nói:
- Cao huynh khoan thượng đài đã, để cho tiểu đệ ra tay, đánh nó rớt xuống đài mang xấu chơi.
Vua liền dặn Ðình Hoài khá tua cẩn thận, Ðình Hoài nhãy thót lên đến nơi, liền nói rằng:
- Ta đến đây tỷ võ cùng ngươi.
Phương Khánh nhìn xem người nầy gương mặt nỡ nang, tướng mạo kinh nhơn, bèn cất tiếng nói rằng:
- Ngươi khá bày danh tánh, rồi sẽ ra tay.
Ðình Hoài đáp rằng:
- Ta vốn họ Trương tên là Ðình Hoài đến đây tranh thắng bại cùng ngươi, bởi ngươi tự thị anh hùng coi chẳng có ai, vậy ngươi hảy ra tài đương cự cùng ta.
Nói rồi bèn dùng miếng 'mảnh hỗ hạ san' đánh tới.
Triệu Phương Khánh khen hay rồi trịch né qua một bên, lập tức dùng miếng 'song phi phò điệp' nhắm ngay mặt Ðình Hoài đánh xuống ; Ðình Hoài trờ khỏi lập thế 'xuất hải giao long' đánh trả lại, hai đàng đánh nhau có dư bảy tám chụp hiệp.
Ðình Hoài thầm biết sức mình đã yếu, khó bề chống cự, bèn đánh vẹt xuống một quờn rồi nhảy phóc xuống đài.
Lúc ấy Triệu Phương Khánh đắc ý bèn, cất tiếng hỏi rằng:
- Trong đám đông nầy, còn người nào là anh hùng có tài giỏi khá thượng đài tỷ võ cùng ta.
Vua thấy vậy nổi xung bốc nhảy lên nói rằng:
- Ta đến đây tỷ võ cùng ngươi cho biết tài cho thấp.