Thật ra, các khách hành là do Thủy Tiên bỏ đô la thuê mướn để họ dựng chuyện bịa đặt vu khống công ty Việt Việt của Bửu Điền. Họ bị cảnh sát giữ và đã khai tất cả.
Bửu Điền rất biết ơn sự giúp đỡ tận tình của luật sư Sakhumi. Anh mời luật sư Sakhumi về nhà dùng bữa cơm thân mật.
Luật sư Sakhumi tính tình rất vui vẻ cởi mở và hào phóng. Ông nói tiếng Việt rất sỏi vì có đứa cháu Hào Trung lai Việt.
Thân mật gấp cuốn chả giò cho chú Sakhumi, Bửu Điền bảo:
– Mời chú dùng bữa cơm Việt Nam với gia đình cháu.
Hào Trung tươi cười:
– Chú không dùng thì thằng cháu này dùng hết.
Luật sư Sakhumi vui vẻ:
– Chú rất thích các món ăn Việt Nam mà.
Hào Trung hóm hỉnh:
– Ăn món ằn Việt Nam nhưng uống rượu Sakê nghe chú.
Chú Sakhumi gật đầu:
– Được! Được!
Bà Bội Trâm lên tiếng:
– Mẹ con tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của chú. Không có chú biện minh thì Bửu Điền khốn khổ biết bao nhiêu.
Luật sư Sakhumi bảo:
– Cũng do Hào Trung kể mọi chuyện, còn tôi thì đi thu thập mọi chứng cớ giấy tờ. Làm luật sư thì phải biện minh cho người vô tội.
Bà Bội Trâm vẫn tỏ vẻ ái ngại:
– Tôi đâu thể ngờ rằng con Thủy Tiên nó làm thế.
Bửu Điền lên tiếng:
– Thì tại mẹ quá tin người nên bị cô ta lừa.
Hào Trung nhún vai:
– Cả tôi và ông cũng bị hại.
Bửu Điền kể cho Hào Trung việc bà Bội Trâm bị Thủy Tiên gạt lấy tiền và viên hồng ngọc.
Chú Sakhumi bảo:
– Thôi, mọi việc đã qua cả rồi. Tốt nhất đừng nên nghĩ đến cô ta nữa.
– Vâng!
Hào Trung tiếp lời bạn:
– Lạy trời cô ta ở luôn bên Paris đừng bao giờ về đây nữa.
Bửu Điền tự tin đáp:
– Chắc chắn rồi. Tôi mong là sẽ không bao giờ gặp lại cô ta nữa.
Chú Sakhumi nhẹ giọng hỏi:
– Vậy là cậu đã dứt khoát với cô Thủy Tiên rồi.
– Vâng ạ.
Bửu Điền đáp lời chú Sakhumi mà thấy lòng nhẹ tênh.
Chú Sakhumi tặc lưỡi:
– Tội cho cậu, đường tình duyên sao mà lận đận.
Hào Trung xen vào:
– Tại Bửu Điền chưa tìm được một nửa thiên đường đó chú.
Chú Sakhumi hỏi khẽ:
– Là sao?
– Là chưa tìm được người thích hợp đó chú.
Chú Sakhumi nhìn Bửu Điền cười hóm hỉnh:
– Tôi có đề nghị thế này, chẳng biết ý Bửu Điền ra sao.
Là cương vị của nhà trong bữa ăn, Bửu Điền chợt cất giọng:
– Cháu mời chú nâng ly rồi nói tiếp.
Hào Trung sốt sắng hưởng ứng, cầm ly rượu lên trước.
– Vâng mời chú nâng ly.
Ba người đàn ông cùng nâng ly lên, còn bà Bội Trâm thì dùng nước ngọt.
Đợi cho Chú Sakhumi cầm đũa, gắp thức ăn xong, Hào Trung láu táu nhắc:
– Nào, mời chú có đề nghị gì xin cứ nói.
Chú Sakhumi rào đón:
– Chẳng biết ý Bửu Điền thế nào?
Bửu Điền lúng túng chẳng biết đề nghị của chú Sakhumi là gì mà có ý kiến. Ông chú này thật cắc cớ.
Đưa tay gãi đầu, Bửu Điền chưa biết nói sao.
Chợt Hào Trung cất tiếng giải vây cho bạn:
– Đề nghị gì chú không nói làm sao Bửu Điền có ý kiến.
Chú Sakhumi cười khà:
– Ừ nhỉ!
Rồi chú nhìn Bửu Điền tấm tắc khen ngợi:
– Cậu Bửu Điền là một kỹ sư điện tử, một giám đốc đầy tài năng.
Hào Trung pha trò:
– Có tật có tài đó chú.
– Cái thằng!
Chú Sakhumi kêu lên rồi thản nhiên nói:
– Chú muốn gả Olga cô con gái út cho Bửu Điền và hồi môn ba siêu thị thời trang ở Tokyo, cháu thấy thế nào?
Chẳng biết chú nói với Hào Trung hay hỏi Bửu Điền, mà Hào Trung ranh mảnh:
– Cháu thấy được!
Chú Sakhumi cười cười:
– Ý Bửu Điền mới quan trọng chứ cháu mà nhằm gì.
Hào Trung vờ kêu ca:
– Cháu tưởng chú hỏi cháu, vậy là thằng cháu này ra rìa rồi.
Mọi người cười xòa trước câu pha trò dí dỏm của Hào Trung.
Riêng Bửu Điền thì bối rối vô cùng. Anh phân vân quá đỗi. Không biết mở lời thế nào để nói lời từ chối. Làm sao để chú Sakhumi không phật ý?
Chú đã tận tình giúp đỡ Bửu Điền, giờ lại còn có nhã ý gả con gái cho anh nữa.
Chú Sakhumi không hỏi mà Hào Trung lại hỏi:
– Ý mày sao hả Bửu Điền, được chứ?
Bửu Điền rủa thầm:
“Thằng quỷ giỏi làm tài khôn”.
Không thể im lặng, Bửu Điền trả lời chú Sakhumi một cách từ tốn.
– Cám ơn tấm thịnh tình của chú. Đề nghị của chú bất ngờ quá, cháu chưa nghĩ đến.
Hào Trung pha trò:
– Thì bây giờ nghĩ đến đi mày.
Chú Sakhumi nghiêm nghị bảo Hào Trung.
– Cháu hãy để cho Bửu Điền nói hết câu đi!
Bửu Điền cố lựa lời khéo léo:
– Điều này cháu chưa nghĩ đến, cháu phải có thời gian.
Hào Trung quay hỏi bà bội Trâm:
– Ý bác thế nào hở bác?
Quá ê chề về cô dâu lai Việt, bà Bội Trâm không còn mấy hứng thú chọn lựa nữa. Thủy Tiên làm bà ngao ngán tột cùng.
Bà tươi cười trả lời:
Chuyện vợ con của Bửu Điền, bác để Bửu Điền quyết định, bác chẳng có ý kiến gì đâu.
Bửu Điền chọn là tốt nhất.
Bửu Điền biết chú Sakhumi đang chờ đợi câu trả lời của anh.
Khẽ nhìn Sakhumi, Bửu Điền ôn hòa đáp:
– Cám ơn chú đã nghĩ đến điều tốt đẹp cho cháu. Hiện giờ cháu chưa nghĩ đến hôn nhân, mà trước mắt phải khôi phục lại uy tín của công ty sản xuất đồ chơi trẻ em Việt Việt và đưa mẹ về Việt Nam sinh sống.
Chú Sakhumi biết là một sự từ chối. Chú cũng không trách Bửu Điền, mà cũng thấy mình có hơi đường đột.
Chú mỉm cười dễ dãi và tỏ ra thông cảm với Bửu Điền:
– Lo khôi phục uy tín của công ty để tiếp tục kinh doanh là tốt.
Đưa mẹ về Việt Nam sinh sống và thật sự Bửu Điền cũng muốn về Việt Nam. Mảnh đất quê cha đất tổ và mảnh đất có Hồng Kim sinh sống. Dù Hồng Kim căm ghét hờn giận Bửu Điền, nhưng anh vẫn muốn gặp cô. Hình bóng cô mãi tồn tại trong tim anh.
Ôi! Có bao giờ Hồng Kim hiểu được điều đó. Biết là cô gái Nhật Olga xinh đẹp giàu có nhưng Bửu Điền từ chối.
Có bao giờ Hồng Kim hiểu được lòng anh?
Thấy bà Hồng Như vẫn còn cặm cụi kết nút áo, Hồng Kim giục mẹ:
– Mẹ hãy đi ngủ sớm đi mẹ.
Bà Hồng Như mỉm cười:
– Con còn thức thì mẹ phụ với con.
– Con trẻ khỏe. Còn mẹ, coi chừng bệnh tái phát.
Ánh Hoa cô bạn mới cùng may chung với Hồng Kim cũng góp lời:
– Tụi con trẻ khỏe còn sức. Còn dì hãy cố nghỉ sớm để giữ sức khỏe.
Hồng Kim lấy chiếc áo trên tay mẹ cất đi. Bà Hồng Như buộc lòng chiếu theo congái. Thấy Hồng Kim vất vả mà bà xốn xang.
Qua hơn sáu tháng mở tiệm giặt ủi, Hồng Kim dành dụm được tiền mua một chiếc máy vi tính và nối mạng Internet để tiện việc học hỏi và thiết kế trang phục trẻ em trên mạng.
Dịp may đã đến. Bước đầu việc làm ăn có kết quả.
Qua mạng Internet, Hồng Kim được nhiều khách hàng ở Sài Gòn cũng như các nước ASIAN đặt mua các ''catalogué' quần áo trẻ em do cô thiết kế.
Từ nhà thiết kế, Hồng Kim nghiễm nhiên trở thành thợ may.
Đặc biệt gần đây có một nữ khách hàng ở Nhật Bản rất ái mộ Hồng Kim và đặt hàng liên tục.
Đợt này Hồng Kim phải hoàn thành 300 bộ trang phục trẻ em, may thành sản phẩm với ba mươi kiểu mỗi kiểu mười bộ cả nam lẫn nữ.
Còn ba ngày nữa giao hàng, Hồng Kim tất bật. Cô và Ánh Hoa cặm cụi bên bàn máy may đến tận khuya.
Bà Hồng Như luôn nhắc nhở:
– Con và Ánh Hoa cũng phải đi ngủ sớm.
– Tụi con phải may cho kịp ngày giao hàng mẹ ạ.
– Nếu không kịp thì xin người ta vơi ngày chứ gấp quá sao được.
Hồng Kim đáp nhẹ nhàng:
– Uy tín làm ăn phải giao hàng đúng hẹn mẹ ơi!
Ánh Hoa tinh nghịch:
– Dì đừng lo. Tại con thức khuya cũng phải bồi dưỡng cho cái bao tử thức theo chứ không nó làm reo thì nguy.
Tiếng máy vù vù, lạch cạch trongđêm Hồng Kim và Ánh Hoa vừa may vừa trò chuyện bên nhau.
– Bà khách đợt này đòi giao hàng gấp quá, may muốn khùng luôn.
Giọng Ánh Hoa vang lên trong lời than pha lẫn niềm vui.
Hồng Kim mỉm cười:
– Mệt muốn khùng cũng phải giao hàng đúng hẹn.
– Mi nhắm kịp không Hồng Kim?
Hồng Kim đùa đùa giọng:
– Ta với mi ''mở'' muốn chết đây này, chứ ''nhắm'' thì chắc không kịp.
Ánh Hoa buểt miệng khen:
– Mi quả là tài giỏi đó.
– Giỏi gì đâu. Làm ăn thì phải giữ uy tín với khách hàng. Người ta tin mình thì còn đặt hàng nữa.
– Ái chà! Giọng điệu sặc mùi kinh doanh giống mấy bà gíám đốc quá.
Hồng Kim hất đầu hỏi lại:
– Ta mà làm giám đốc ư?
– Nhưng ta nói mi giỏi chuyện khác kìa.
– Chuyện gì?
– Mi đã là nhà thiết kế rồi còn kiêm thợ may nữa.
– Ta thấy làm vậy cho tiện, mình chủ động với khách hàng.
Cầm chiếc áo đang may lên, Ánh Hoa trầm trồ:
– Phải công nhận mẫu mã thời trang mi thiết kế đẹp quá.
– Đẹp là do mi may đó chứ.
– Đẹp từ bàn tay người thợ vẽ đấy. Mi thật tài.
– Thiết kế thời trang con nít, có gì đâu mà mi khen hoài.
Ánh Hoa cắc cớ hỏi:
– Ta khen mi không chịu, chắc thích anh chàng nào đó khen.
Hồng Kim lắc đầu nguầy nguậy:
– Làm gì có anh chàng nào đó.
– Nè, có thì đừng có giấu nghe!
Hồng Kim bông đùa:
– Có một bầy con nít ở làng SOS đó.
Ánh Hoa cong môi hơn:
– Xí! Khéo đánh trống lảng. Ta nói anh chàng, mi lại đem con nít ra nói.
– Con nít là niềm vui của ta.
Ánh Hoa đùa giọng:
– Có anh chàng mới có con nít được... theo đúng luật mà...
Đập vào vai Ánh Hoa, Hồng Kim nhăn nhó:
– Con khỉ! Nói bậy không hà! Lo may đi!
Rồi cô dứ dứ tay trước mặt Ánh Hoa:
– May không kịp là mi bắt đền ta đó.
Ánh Hoa ré lên:
– Ta cỏ phải nguyên nhân không kịp đâu.
– Chứ còn gì nữa! Chính mi làm cho trễ.
– Con khỉ! Nói hãy nhìn lại mình đi!
– Nhìn cái gì?
Hồng Kim bỗng đưa tay phủi phủi mặt mũi quần áo thật tức cười.
Ánh Hoa hồn nhiên châm chọc:
– Chỉ ngoại trừ khi mi mãi bận hò hẹn chuyện trò với anh chàng nào đó không lo may mới trễ hẹn giao hàng.
– Mi đúng là muốn ăn gắp bỏ cho người.
– Cái gì?
– Chính mi mới hẹn hò với anh chàng chứ không phải ta đâu.
– Không có à nha.
– Đừng có chối!
Ánh Hoa thanh minh:
– Ta ở đây may suốt ngày đêm chính mi mới đi hoài.
– Ta đến làng SOS gặp sơ và bọn trẻ.
Ánh Hoa cười rúc rích:
– Ai biết đâu anh chàng ở đó.
Đôi mày thanh tú của Hồng Kim khẽ nhíu lại:
– Ma thì có chứ có anh chàng nào.
Ánh Hoa nháy mắt:
– Người gặp ma trong truyện Liêu trai đầy dẫy. À! Mi nhớ có đi theo anh chàng "ma laí' nào đó thì phải trở về nghe!
Cứ bị Ánh Hoa trêu mãi, Hồng Kim hất mặt đáp:
– Đi luôn!
– Í, đi luôn đâu được! Phải ở nhà giao hàng.
Hồng Kim nhắc khéo:
– Ta giao hàng thì mi phải may nhanh lên, con khỉ.
Ánh Hoa vờ than thở:
– Ôi! Sao mình khốn khổ, may đồ con cái của ai đâu không hà!
Hồng Kim lém lỉnh:
– Muốn may cho con cái của mi thì cũng dễ thôi.
– Dễ sao? Chính mi mới dễ vì có cả bầy con ở làng SOS. Còn ta đâu có.
Hồng Kim trêu lại Ánh Hoa:
– Mi nhờ một anh chàng nào đó kiếm cho.
Ánh Hoa thẹn thùng đập vai bạn:
– Con khỉ! Nói bậy không hà!
Hai cô bạn vừa may vừa đùa nghịch với nhau, nhờ thế mà bớt mỏi mệt, mà quên cơn buồn ngủ.
Nhờ có Ánh Hoa bầu bạn và may cùng nên Hồng Kim cũng bớt nổi vất vả, cô đơn. Ánh Hoa cũng là một cô gái chịu thương chịu khó, làm việc không ngại gian khổ Hồng Kim và Ánh Hoa rất hợp nhau. Có Ánh Hoa, Hồng Kim càng thêm hăng hái.
Hồng Kim đã quyết định chuyển hẳn sang thiết kế mẫu mã trang phục trẻ em và may. Cô truy cập mạng Internet thường xuyên để tìm hiểu nghiên cứu và sáng tạo những mẫu mã mới.
Công việc đã cuốn hút Hồng Kim, cô chẳng có thời gian buồn phiền, hay suy nghĩ vẩn vơ.
Đối với Hồng Kim bây giờ chỉ có việc thiết kế và may trang phục cho trẻ em là niềm vui.
Nếu có nhiều đơn đặt hàng nữa có lẽ Hồng Kim sẽ mở rộng tiệm may.
Hồng Kim nói điều này, Ánh Hoa tán thành ngay.
– Mi mở công ty may và làm bà giám đốc, ta sẽ phục vụ hết mình luôn.
Bửu Điền nghẹo đầu cười với Ánh Hoa:
– Nhớ nhé, mi phụ ta may mãi mãi nghe!
Ánh Hoa đính chính:
– Ta chỉ phụ cho đến khi nào lấy chồng thôi.
– Ta không chịu.
– Không chịu cũng phải chịu.
Mắt Hồng Kim vụt sáng lên:
– Ta sẽ có cách.
– Cách gì?
– Có anh chàng nào hó hé với mi, ta sẽ giao điều kiện.
– Điều kiện gì?
– Cưới mi rồi thì cũng phải để mi ở lại tiệm may với ta.
– Rủi anh chàng không chịu?
– Không chịu thì không được cưới!
– Trời! Điều kiện oái oăm!
– Còn mi thì sao?
Ánh Hoa trả lời hiền khô:
– Tao xuất giá tòng phu hà.
– Nè, hết thời đại phong kiến rồi nghe.
– Thì sao?
– Xuất giá khỏi tòng phu.
– Chắc anh chàng không chịu.
– Không chịu thì cắt.
Ánh Hoa cười hăm he Hồng Kim:
– Mi khó quá coi chừng ế đó.
Hồng Kim trề môi:
– Ế ta chẳng sợ! Ta đang ế nè.
– Bà mẹ mà nghe mi nới chắc đau khổ lắm.
– Có gì đau khổ?
– Bà mẹ nào cũng mong gả chồng cho con gái, mà mi thì... tuyên bố ế.
– Bộ mi sợ ế hả?
– Xí! Ai mà sợ. Ta có...
Không để Ánh Hoa nói hết, Hồng Kim ré lên:
– A! Vậy là có rồi hả! Khai mau! Giới thiệu đi!
Ánh Hoa trở lại:
– Nè, ta đang may quần áo cho mi kịp giao hàng đó nghe. Đừng lộn xộn!
– Ái chà! Tốt quá nhỉ! Bà khách hàng mà nghe mi nói sẽ vui lắm.
– Ta giữ uy tín cho mi đó.
– Cám ơn!
– Không hơan nghênh thì ta đi ngủ đây. Gần sáng rồi!
Nói xong, Ánh Hoa kéo Hồng Kim đi ngủ thật!
Đêm nào hai cô cũng cặm cụi bên bàn máy may đến gần sáng để hoàn thành ba trăm bộ quần áo đúng thời hạn.
Cuối cùng công việc cũng xong, Hồng Kim chỉ muốn ngã lăn ra ngủ mấy ngày.