- Mày qua bên đó, mỗi lần tao đi thăm mày sao được? Rồi mày cưới một con vợ Lào, nó nói tiếng nó, tao nói tiếng tao, làm sao hiểu nhau?
Thế là tôi đành chờ một cơ hội khác.
Ba tháng sau, người ta cho tôi một chỗ làm ở Sài Gòn. Sài Gòn tuy xa hơn Lào và tuy đối với mẹ tôi cũng là xứ lạ - người quê mùa lắm – nhưng đường đi có phần dễ hơn mà lại gần nơi một ông bác ở [2], nên mẹ tôi bằng lòng cho tôi đi, và tôi đi Sài Gòn sáng một ngày gần Tết.
Ở Sài Gòn được mươi ngày thì có lệnh đưa tôi đi làm tại Long Xuyên, nhằm ngay tỉnh bác tôi ở, thế là tôi có dịp ăn Tết ở một làng hẻo lánh, bên bờ sông Tiền Giang, trên Đồng Tháp Mười.
Chiều mùng một Tết, tôi và vài anh em ra sau nhà; nhìn sương, khói phủ rặng tre ở rạch Trà Bông, tôi bồi hồi nhớ những bụi tre ở Sơn Tây, và trong cảnh xa quê tôi yêu ngay làng đó, một điểm trên Tháp Mười như quê hương thứ hai của tôi vậy.
Những năm sau, Tết nào tôi cũng về đó chơi và gặp được vài bạn thân gần như ruột thịt. Năm 1937, sau khi đo khắp các tỉnh ở Hậu Giang, tôi được đo ngay tỉnh Đồng Tháp. Nằm trong một chiếc ghe hầu (1), tôi đã lênh đênh khắp các kinh, rạch từ Hồng Ngự tới Thủ Thừa, từ Cái Thia tới Mộc Hóa; có khi đi trọn một tuần giữa một vùng bát ngát toàn lau, sậy, bàng, năng, hai ba chục cây số không có một nóc nhà, một bóng người.
Sau sáu bảy tháng như vậy, tôi có thể tự hào rằng rất ít người Việt, ngay cả những bạn
Biết thì biết, mà chưa bao giờ có ý định viết về cánh đồng ấy.
Đầu năm 1944, có dịp ra Hà Nội, tôi gặp một bạn học từ lớp nhất, làm chủ bút một tờ báo (2). Anh bảo tôi:
- Đồng bào ngoài này không biết chút gì về miền
Tôi nghĩ ngay đến Đồng Tháp Mười, đáp:
- Xin lĩnh ý anh, tôi sẽ viết về cánh Đồng Tháp.
- Cánh đồng ấy ở đâu? Tôi chưa hề biết nó.
Tôi cười:
- Anh làm sao biết được? Sách địa lý chỉ nói về nó một hai hàng, mà lại đặt cho nó một cái tên khác, là “Đồng Cỏ Lác” (Plaine des Joncs), nên nói đến Đồng Tháp thì mười người Việt, chưa chắc được một người biết.
Về Sài Gòn, tôi thu thập ngay tài liệu về địa lý, thủy học (hydraulique), kinh tế, phong tục thì tôi đã có sẳn nhờ sáu bảy tháng sống trong đồng. Chỉ thiếu tài liệu về lịch sử. Thì may, nhờ người giới thiệu, tôi được ông Khuông Việt, hồi đó tòng sự tại Thư Khố Nam Kì, chỉ giùm cho một số sách, báo, bản đồ để tham khảo.
Sáu tháng sau, tôi viết xong cuốn Đồng Tháp Mười dày khoảng 150 trang, đem gởi cho tòa soạn nhưng vì giao thông trắc trở, Sở Bưu điện ở Sài Gòn không nhận đồ bảo đảm ra Bắc nữa.
Thế là đành sai hẹn với anh bạn và bản thảo phải cất trong rương, đợi một cơ hội khác, vì tôi chưa đủ tiền đem in mà cũng chưa quen một nhà xuất bản nào.
Thượng tuần tháng 10 năm 1945, tôi lại về Đồng Tháp Mười, tại nhà bác tôi. Một đêm sáu bảy tên cướp vào đánh nhà, chủ ý là bắt cóc một ông điền chủ lớn đang lánh nạn trong nhà; song, rủi cho chúng và rủi cho tôi, ông điền chủ đó trốn thoát, chúng đành vơ vét ít quần áo, mùng mền rồi ôm luôn cái va li của tôi đi. Thế là tập Đồng Tháp Mười mất ngay trong Đồng Tháp Mười. Tôi tiếc lắm!
Vậy là tôi đã có cái duyên mới được bổ vào làm ở cánh Đồng Tháp rồi gặp bà con ở đó, nên mới biết rõ được nó. Lại có cái duyên bạn một ông chủ bút trọng lịch sử và địa lý Việt
Nhưng lại vì vô duyên nên viết xong, in không được mà đến bản thảo cũng không giữ được.
°
° °
Cuối năm ngoái, sau một thời gian xa cách tám năm tôi trở về Sài Gòn, và cố ý viết lại cuốn Đồng Tháp Mười. Tôi bỏ ra một tháng tìm lại những tài liệu cũ, song mười phần thu thập được bốn, năm; hoặc vì chính những tài liệu đó đã mất, hoặc vì tôi không còn biết kiếm ở đâu ra.
Một hôm, nhân vào chào ông giám đốc Thư viện Nam Việt – vì ông đã có nhã ý giúp tôi ít nhiều tài liệu – ông giới thiệu anh Lê Ngọc Trụ với tôi. Từ trước anh Trụ và tôi chỉ biết tên nhau chứ chưa biết mặt nhau nên gặp nhau chúng tôi mừng lắm và khi hay tôi dương băn khoăn vì thiếu tài liệu về Đồng Tháp thì anh tỏ ý sẳn sàng giúp liền, và chạy đi ôm về từng chồng sách cho tôi coi. Những học giả thường tậm với văn hoá như vậy!
Thế là lần này, nhờ cái duyên văn tự, tôi lại tìm được gần đủ tài liệu về Đồng Tháp mà lần trước tôi đã kiếm ra và ăn tết Giáp Ngọ xong, tôi khởi sự viết ngay trang đầu.
Vậy là lời cổ nhân đã đúng một lần nữa: “Phải có duyên mới viết được một quyển sách”.
Hôm nay, đã viết xong trang cuối, tôi tự hỏi: “Có duyên để xuất bản không đây? Hay là bản thảo lại thành đất bùn trong Đồng Tháp một lần nữa?”. Như con chim phải tên, tôi nghi ngờ hết thảy. Chỉ khi nào sách bày trong cửa tiệm, tôi mới có thể nói chắc được.
Viết cuốn này, tôi có ý tặng các bạn Bắc và Trung để các bạn ấy biết thêm một miền trên đất Việt, nhưng cũng là để tặng các đồng bào miền
Non 20 năm sống trên đất Đồng Nai này, tới đâu tôi cũng được tiếp đón một cách chân thành và thân mật.
Một đêm ở trên kinh Phong Mĩ, trong Đồng Tháp, vào đụt mưa trước cửa một căn nhà lá. Lúc đó đã quá hai giờ khuya. Một bà già trong nhà đằng hắn hỏi tôi. Tôi đáp. Tức thì có tiếng lục đục, rồi tiếng quẹt; một tia sáng lọt qua tấm vách lá và một bà cụ mở cửa, mời tôi vào. Căn nhà nhỏ quá, chừng sáu thước vuông, kê mỗi một bộ ván gỗ tạp. Một cô độ mười bảy, mười tám, xếp vội mùng, mền, chào tôi rồi đứng nép một bên. Tôi ân hận làm mất giấc ngủ của chủ nhân, xin lỗi cụ rồi ra đứng trước cửa, nhưng bà cụ không chịu, nhất định bắt tôi vào ngồi nghỉ trong nhà vì “ngoài đó gió lạnh lắm”.
Hai bà cháu thức trên một giờ, tiếp chuyện tôi cho tới khi mưa ngớt. Đưa tôi ra cửa bà cụ nói:
- Tội nghiệp thầy Hai, đường trơn, coi chừng té đấy.
Một lần khác, vào thăm một vườn quít ở Tân Thuận, tôi được chủ nhân, một bà già góa chỉ đủ ăn chứ không giàu, tiếp đãi một cách cực kì đôn hậu, cố giữ tôi lại dùng một bữa thịnh soạn do chính tay bà nấu lấy và khi từ biệt bà, xuống ghe thì đã thấy ở dưới ghe, năm, sáu chục trái quít và hai ba nải chuối.
Tôi nhớ hoài một bà cụ khác [3] rất nghiêm khắc mà rất nhân từ, đã giúp tôi trong lúc tản cư được yên ổn học hỏi và viết sách. Cụ rất ít nói nhưng có những cử chỉ cảm động vô cùng. Một hôm gần Tết, cụ bảo tôi: “Tôi biết thầy có học Nho, không quên tổ tiên, nên bảo trẻ mua đồ cúng, thầy dọn bàn này đi mà cúng ông bà”. Tôi muốn rưng rưng nước mắt. Hương hồn cụ lúc nầy chắc tiêu diêu ở cõi Phật.
Một thi nhân vịnh Nam Việt có câu:
“Tối khả hoài nhân duy lão mỗ”
Lời ấy thật đúng! Không ai quên được tấm lòng rộng rãi, thương người của các bà già miền
Những bà cụ ấy, đều chất phác, không biết sử kí và địa lý nước Việt, mà đối với tôi – một người phương xa mới tới – thân mật như trong nhà, làm cho tôi nghĩ tới “đầu óc địa phương” của một số bạn “có học thức” của tôi mà xấu hổ thay cho họ! Họ mạt sát hết thảy những cái gì không phải ở trong cái xứ họ mà ra. Còn giữ tinh thần hẹp hòi ấy thì còn bị người ta chia rẽ, còn phải làm nô lệ.
Tôi mong rằng đọc xong cuốn này, đồng bào Trung, Bắc hiểu đồng bào miền nam hơn và hết thảy chúng ta đoàn kết, tương thân tương ái nhau hơn.
Được như thế là tôi đã đạt được mục đích và đáp lại một phần nào tấm lòng thành thực tự nhiên của các bạn miền
Sài Gòn, ngày
Chú thích
(1) Thứ ghe nhẹ và đẹp, các hương chức thường dùng để đi “hầu” quận hoặc tỉnh.
(2) Bạn học từ lớp nhất tức chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Thanh Nghị ở Hà Nội, cựu Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe (1912…) nay sống ở Hà Nội (BT).
Chú thích của Goldfish:
[1] Có người gọi là “phù sáo” có nghĩa là cô gái Lào.
[2] Tức cụ Phương Sơn ở làng Tân Thạnh lúc đó thuộc tỉnh Long Xuyên, nay là xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
[3] Tức thân mẫu bà Nguyễn Thị Liệp.