Một vị học giả nọ viết một bài thơ dài ca ngợi công đức của đức vua. Bài thơ đã khiến đức vua hết sức hài lòng và ngài ban tặng cho vị học giả kia rất nhiều vàng bạc châu báu. Không những thế, nhà vua còn cho một đám rước đưa vị học giả về quê trong tiếng nhạc rộn ràng.
Khi đám rước đi ngang một ngôi làng, có một cậu bé chăn bò tò mò đến hỏi người khiêng kiệu:
- Ông đang khiêng ai thế?
- Một học giả uyên thâm. - Người phu kiệu trả lời.
- Học giả là gì? - Chú bé hỏi.
- Là người học rộng biết nhiều. - Người phu kiệu đáp.
- Học rộng biết nhiều như thế nào? - Chú bé hỏi tiếp.
- Biết tất cả mọi thứ. - Người phu kiệu kiên nhẫn trả lời.
- Có thật là ông ấy biết hết mọi thứ không?
- Chú bé vặn lại.
Cuộc nói chuyện này đã khiến đám rước bị ngừng lại. Vị học giả bước ra khỏi kiệu, tức giận hỏi:
- Tại sao các ngươi lại dừng lại? Một người khiêng kiệu trả lời:
- Thưa ngài, ở đây có một thằng bé hỏi chúng tôi nhiều điều mà chúng tôi không biết trả lời như thế nào.
Vị học giả bước tới chỗ cậu bé và hỏi bằng giọng hách dịch:
- Vậy ư? Thế ngươi có câu hỏi gì hả bé con?
Chú bé liền ngồi xuống lấy ra một que củi vẽ lên mặt đất những đường gợn sóng không có điểm nối. Xong, chú bé ngẩng lên hỏi vị học giả:
- Ông có biết đây là gì không?
Vị học giả đứng chết lặng; hình vẽ này chẳng giống bất kỳ ký tự ngôn ngữ nào mà ông biết. Nó cũng không giống con rắn hay sợi dây thừng.
Nhìn vẻ mặt đăm chiêu của vị học giả, cậu bé cười vang:
- Ồ! Thưa ngài học giả, ngài không biết điều đơn giản này thật ư?
Vị học giả đã thừa nhận là mình không biết thật. Ông bảo cậu bé:
- Thôi được, ngươi cho ta biết đi. Cậu bé trả lời...
1 Cậu bé trả lời ra sao?
2 Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
[13]Trả lời