Làm thế nào dùng lời nói uyển chuyển biểu lộ thái độ?
1. Phương pháp dò đường
Trước ngày sự biến Tây An, Trương Học Lương và Dương Hổ Thành thường gặp nhau, đều có lòng muốn làm khó dễ Tưởng Giới Thạch. Nhưng đứng trước sự việc quan hệ tính mệnh gia đình và tiền đồ quốc gia, trước khi đối phương chưa tỏ rõ thái độ thì ai cũng không dám khinh suất mở miệng. Thời gian ngày càng gần, cả hai bên đều muốn nói ra mà đều do dự.
Dưới trướng Dương Hổ Thành có một người cộng sản nổi tiếng là Vương Bỉnh Nam. Trương Học Lương cũng có quen biết Vương Bỉnh Nam. Có một lần hội ngộ Dương Học Thành bèn mượn danh Vương Bỉnh Nam mà nói với Trương Học Lương rằng: "Vương Bỉnh Nam là một phần tư cấp tiến, ông ta muôn bắt giữ Tưởng Giới Thạch!" Trương Học Lương bèn nói tiếp ngay rằng: "Tôi xem đó cũng là lột biện pháp". Thế là hai vị tướng quân công minh hiểu nhau bắt đầu bàn bạc kế hoạch bắt giữ Tưởng Giới Thạch.
Đương thời thực lực của Trương Học đường lớn hơn thực lực của Dương Hổ Thành nhiều lần, hơn nữa lại là anh em kết nghĩa với Tưởng Giới Thạch. Nếu Dương Hổ Thành trực tiếp giãi bày quan điểm với Trương Học Lương mà họ Trương không đồng ý thì hậu quả khôn lường. Cho nên mượn lời người thứ ba không có mặt tại hiện trường nói ra dù không thành công thì cũng bảo vệ được thân mình rồi tính kế khác. Phương pháp dùng lá chắn này rất công hiệu, hết sức thần diệu.
(Đây là sự biên Tây An trong lịch sử hiện đại Trung Quôc, Trương Học Lương và Dương Hổ Thành là hai vị tướng ở Tây An bàn mưu mời Tưởng Giới Thạch đến Tây An rồi giữ lại buộc Tưởng Giới Thạch phải hợp tác với Đảng cộng sản chống Nhật - ND)
Một phương pháp vu hồi khác là dùng ý thực mà lời hư. Nhà văn Nga thế kỷ 19 là Dotoiepki đã dùng phương pháp này nắm bắt được lòng cô thư ký buộc cô ta phải thổ lộ chân thành.
Năm 1 866 là năm rất có ý nghĩa đối với Dotoiepki, vợ là Maria và anh ông nối tiếp nhau qua đời. Để trả nợ ông bèn vội vàng viết cuốn Người đánh bạc, mời một người viết tốc ký là Anna Grigoriepna mới có 20 tuổi. Cô ta lính tình hết sức hiền hậu và thông minh lanh lợi. Anna rất sùng bái Dotoiepki, làm việc rất nghiêm túc. Sau khi bản thảo Người đánh bạc hoàn tất thì tác giả đã đem lòng yêu cô thư ký tốc ký nhưng không biết Anna có bằng lòng làm vợ hay không. Ông bèn mời Anna vào phòng làm việc nói rằng: "Tôi lại cấu tạo xong một cuốn tiểu thuyết khác". Cô Anna hỏi: "Một cuộn tiểu thuyết rất hay phải không" ông đáp: "Đúng vậy. Duy chỉ phần kết thúc chưa sắp xếp xong. Tôi không nắm chắc được hoạt động tâm lý của một thiếu nữ trẻ, bây giờ xin cô giúp đỡ". Ông thấy Anna đang lắng nghe, bèn nói tiếp: "Vai chính của tiểu thuyết là một nghệ sĩ đã không còn trẻ tuổi,"Anna hiểu ra rằng vai chính là tác giả bèn không nhịn được nữa cướp lời nói rằng: "Tại sao anh lại dày vò vai chính?" ông bèn nói: "Xem ra cô đồng tình với vai chính?" Anna xúc động đáp lại rằng: "Em rất đồng tình, anh ta có một trái tim vàng đầy ắp tình yêu. Anh ta gặp bất hạnh mà vẫn khao khát tình yêu nóng lòng chờ đợi đạt được hạnh phúc". Dotoiepki nói tiếp: "Theo lời tác giả thì vai chính đã gặp một thiếu nữ nhu mì, thông minh hiền hậu, thông cảm tình người, tuy không phải mỹ nữ song cũng đẹp. Tôi rất yêu thích nàng. Nhưng hai bên rất khó kết hợp vì tính cách và tuổi tác cách nhau quá xa. Thiếu nữ trẻ có thể yêu một nghệ sĩ chăng? Có đúng với tâm lý hay không?
Tôi nhờ cô giúp đỡ cho ý kiến." Anna đáp: "Sao lại không được! Nếu hai người tình đầu ý hợp thì tại sao nàng lại không thể yêu nghệ sĩ?
Chẳng lẽ chỉ có tướng mạo và tiền tài mới đáng yêu ư?" Chỉ cần nàng thật sự yêu chàng thì nàng là người hạnh phuc và vĩnh viễn không hối hận." Dotoiepki nói: "Cô thật sư tin tưởng là nàng có thể yêu chàng u? Hơn nữa yêu suốt đời ư?" Nhà văn xúc động và còn chút do dự, tiếng nói run run tỏ ra đau khổ. Anna lặng người hiểu rằng họ không phải chỉ đang nói chuyện văn học mà đang dạo khúc nhạc tình yêu. Tấm lòng chân thực của Anna đúng như nàng đã nói. Nàng hết sức thông cảm vai chính tức nhà văn Dotoiepki, thông cảm với cảnh ngộ của nhà văn và tận đáy lòng đa yêu mến hâm mộ nhà văn vĩ đại này. Nhưng nếu nói thẳng điều đó với nhà văn thì sợ tổn thương lòng tự trọng và cao ngạo của nàng. Bây giờ nàng xúc động bảo nhà văn rằng: "Em trả lời: em yêu anh hơn nữa yêu suốt đời " Về sau Dotoiepki và Anna kết hôn thành đôi uyên ương thâm tình. Nhờ Anna giúp đỡ, Dotoiepki trả được hết các món nợ cũ và trong khoảng nửa đời cuối cùng ngắn ngủi đó ông đã viết ra nhiều tác phẩm bất hủ. Diệu kế cầu hôn của Dotoiepki bị người đời xem là giai thoại tình yêu truyền tụng mãi mãi.
2. Học được cách quanh co cứu nhà
Hai vợ chồng chung sống không tránh khỏi va chạm xích mích. Giải quyết vấn đề này không nên quá thẳng thừng, nói năng bộc trực mà phải tính đến hậu quả hành vi của mình, có lúc phải đi quanh co mới cứu vãn được gia đình.
Ví dụ như vợ cầm tay hòm chìa khóa coi việc tài chính gia đình mà lại phát hiện chồng giấu tiền riêng thì nên giải quyết như thê nào? Rõ ràng nếu cãi nhau rầm rĩ thì chỉ làm tổn thương tình cảm vợ chồng khiến cho gia đình u ám. Nhưng nếu như lặng lẽ bỏ qua chồng muốn làm gì tùy ý thì vợ thiếu trách nhiệm đối với gia đình. Có thể dùng cách sau đây: Ném đá dò đường thăm dò phản ứng. Không trực tiếp hỏi bí mật của chồng mà tìm cách thuyết phục chồng khéo léo không để cho chồng mất thể diện.
Có một ông rất yêu vợ. Một lần vợ sắp xếp lại sách vở cho chồng
vô tình phát hiện chồng cài 1000 đô la trong sách. Vợ nghĩ rằng chưa từng nghe chồng nói đến số tiền này, chồng giữ riêng món tiền này để làm gì? Người vợ khôn ngoan này bèn để vào cạnh số tiền một mảnh giấy viết: "Anh kiếm được tiền khó khăn lắm, chớ có tiêu pha vô ích nhé! Mấy ngày sau người vợ tỏ ra điềm nhiên. Cho đến một hôm chồng lại kẹp tiền vào sách mới thấy mảnh giấy của vợ bèn chủ động thổ lộ với vợ rằng: "Cuối cùng em đã phát hiện được bí mật của anh rồi, đó là tiền nhuận bút anh tích lại. Anh thấy em lấy anh nghèo khổ không có đồ trang sức định tích lũy đủ thì mua cho em một chiếc vòng vàng làm món quà bất ngờ cho em". Vợ nghe nói cảm động rơi lệ.
3. Càng đi vòng quanh càng ít vấp đinh
Một số chim ăn cá mỏ dài rộng. Khi ăn cá thì có loài chim tung cá lên trời rồi há mỏ đớp lấy. Tung cá lên trời rồi há mỏ đơpứ lấy. Tung cá lên trời khi rơi thì đầu xuống trước. chim nuốt cá không bị kỳ và vây cá đâm vào họng.
Cầu người ta giúp đỡ cũng có thê bị gai châm nên không thể đi thẳng mà phải đi vòng quanh tránh vấp phải đinh. Làm người phải có sách lược và thủ đoạn như thế mới tránh được vấp váp. Chim còn biết làm như thế huống hồ người.
Có một biên tập viên nọ đặt bản thảo với học giả Tiền Ching Thư đã đi vòng đạt đến thành công. Nghe nói học gỉa Tiền Chung Thư tính tình quái dị. Bấy giờ ban biên tập đang soạn từ điển danh nhân, à cũng nói khó lấy được tài liệu của Tiền Chung Thư. Biên tập viên này đã thành công kể lại sự việc như sau.
Tôi quyết định thử tiếp xúc với cụ Tiền Chung Thư. Tôi tương đối am hiểu thành tựu học thuật của cụ. Từ năm 1961 đọc cuốn Thông cảm của cụ, tôi đã sinh lòng mến mộ. Hơn nữa chú của Tiền Chung Thư là cụ Tiền Tôn Khanh vốn là hiệu trưởng trường của tôi học nên tôi có quen biết. Tự biết mình không tên tuổi trong giới học thuật nên tôi dùng phương pháp ném đá dò đường đi vòng tìm hiểu. Cụ Tiền là người tính tình tao nhã, hài hước, hóm hỉnh vui tính. Nữ sĩ Dương Giáng thường gọi chồng là "Hắc khuyển tài tử" vì tên tự của cụ là Mặc Tồn, chừ Mặc gồm có chữ Hắc và chữ Khuyển ghép lại (Hắc Khuyển là con chó mực, chú mặc là trầm mặc ND). Tôi bèn viết thư cho cụ Tiền trong đó có 2 câu: Văn hóa trước tác xạ tiền Chung Thư Thư; Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng xạ Dương Giáng (ý nói sách vở văn chương cụ Tiền Chung Thư, bông liễu phơi phới như Dương Giáng, chữ xạ có nghĩa là bắn nhằm vào). Và còn kể quan hệ thầy trò của cụ Tiền Tôn Khanh với tôi. Chẳng bao lâu có thư đáp lại, tôi rất vui mừng. Trong thư có danh thiếp nền lam chữ vàng rất trang trọng. Cụ Tiền ký tên ba chữ như rồng bay phượng múa. Xem ra cụ Tiền cũng không khó tính như lời đồn đại. Tiếp theo tôi viết thư trình bày việc làm từ điển danh nhân gặp khó khăn vì không đủ tư liệu viết về cụ Tiền mà mọi người đều hâm mộ. Cụ Tiền trả lời cự tuyệt không chịu cung cấp tư liệu về bản thân mình vì cho là không có gì đáng nói. Tôi bèn nghĩ ra kế khác, tự mình tập hợp tư liệu đã có dự thảo tiểu sử và thành tựu của cụ Tiền với nhiều dấu hỏi rồi gửi xin cụ cho ý kiến.
Quả nhiên cụ Tiền chữa những chỗ sai và gạt bỏ những từ tán dương cụ.
Câu chuyện trên cho ta thấy, đối với đối phương mà mọi người kiêng nể thì trước khi đưa ra yêu cầu giúp đỡ cần phải vòng quanh một lượt, nói về sở thích hay tình cảm hữu quan khiến cho đối phương thấy quen thuộc và có ấn tượng tốt.
Lại có một biên tập viên khác xin bản thảo của một nhà văn nổi tiếng. Nhà văn luôn luôn khước từ. Vị biên tập viên quyết định đến tận nhà ông làm việc. Trước khi đi trong lòng rất khẩn trương, lo lắng cho nên khi bắt đầu nói chuyện thì nhà văn nói gì, biên tập viên cũng chỉ vâng, vâng" không thể nào mở miệng yêu cầu bản thảo. Lần sau, biên tập viên lại đến gặp nhà văn thì tình cờ đã đọc trên một tập san bài nói về nhà văn này. Biên tập viên bèn nói: "thư cụ nghe nói cụ có một tác phẩm dịch ra tiếng Anh xuất bản ở Mỹ phải không?" Nhà văn bảo: "Đúng thế Biên tập viên nói tiếp: "Bút pháp của cụ độc đáo, không biết liệu bản dịch tiếng Anh có lột tả được không?" Nhà văn đáp: "tôi cũng e rằng như thế" và thao thao bất tuyệt giảng giải một cách hào hứng, cuối cùng đồng ý viết cho một bản thảo.
Tại sao nhà văn khó tính này lại thay đổi thái độ? Bởi vì ông cho rằng biên tập viên không phải chỉ đến xin bản thảo mà còn là người đã đọc sách của ông, rất hiểu ông.
Nói chung, khi gặp những người có tên tuổi hay danh vọng thì người ta thường cảm thấy nhút nhát không dám nói. Trong trường hợp đó thì đầu tiên hãy nói về vấn đề mà đối tượng hứng thú, làm cho họ có cảm giác anh rất hiểu họ mà họ sẽ mở rộng tấm lòng, thỏa mãn yêu cầu của anh.
Kế thăm dò đòi hỏi phải đi vòng quanh một cách khéo léo để thăm dò và kích thích đối tượng, tìm ra lối đi vào lòng họ thì mới thành công.