284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Phan Chu Trinh

Phan Chu Trinh tự Hy Mã, hiệu Tây Hồ, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1900, Phan Chu Trinh thi đỗ cử nhân, năm sau thi hội đỗ Phó Bảng, được bổ làm Thừa biện bộ Lễ. Năm 1903 kết giao với Phan Bội Châu.

Năm 1904 Phan Chu Trinh từ quan tham gia cuộc vận động Duy tân. Năm 1905 ông vào Bình Định cùng với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng viết Chí Thành thông thánh. Năm 1905 sang Trung Quốc rồi sang Nhật trao đổi chính kiến với Phan Bội Châu, nhưng ông không đi theo con đường vũ trang của Hoàng Hoa Thám và Phan Bội Châu. Phan Chu Trinh muốn lợi dụng chiêu bài khai hóa của thực dân Pháp để đấu tranh hợp pháp, trước hết là mở mang trường học để khai hóa dân trí.

Năm 1906, Phan Chu Trinh ra Bắc gặp Lương Văn Can bàn việc mở một trường học tại Hà Nội để làm kiểu mẫu, rút kinh nghiệm mở các trường trong toàn quốc. Sau khi gặp Lương Văn Can, Phan Chu Trinh bí mật dời Hà Nội lên Phồn Xương gặp Hoàng Hoa Thám.

Đầu năm 1907 Phan Chu Trinh trở về Quảng Nam cùng các ông Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng thực hiện chủ trương khai hóa dân trí đã bất chấp sự cấm đoán của bọn cầm quyền Bảo hộ Pháp và chính quyền Nam triều, các ông đã đi vận động mở nhiều trường học ở Quảng Nam như trường An Phước (Hoa Phụng), Tân Thạnh (Hòa Phước), Hòa An (Hòa Phát) đều thuộc huyện Hòa Vang ra đời. Sau khi hàng chục trường học ở Quảng Nam ra đời thì tại Hà Nội, ông cử Lương Văn Can, Đốc học Nguyễn Quyền cùng nhiều nhà nho khác đã thành lập trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội. Lương Văn Can đã mời Phan Chu Trinh ra dạy ở trường Đông Kinh nghĩa thục. Phan Chu Trinh đã nhiều lần diễn thuyết về phong trào Duy tân trước công chúng Hà Nội tại trường Đông Kinh nghĩa thục và các phân hiệu như ở Chèm, Hà Đông. Ông cổ động cho lối sốngHà Nội. Phan Chu Trinh rất quan tâm đến việc đào tạo cán bộ chuyên môn cho từng ngành nghề khuyến khích việc học nghề. Trong phong trào Duy tân, Phan Chu Trinh chủ trương không tán thành bạo động vũ trang mà ông chủ trương cải cách là "khai thông dân trí, mở rộng dân quyền" trái ngược với chủ trương bạo động của Phan Bội Châu. Từ chủ trương cải cách của Phan Chu Trinh đã dẫn tới cuộc đấu tranh "xin xâu, chống thuế ở Trung Kỳ".

Phan Chu Trinh với chủ trương ""Pháp - Việt đề huề" đã có nhiều hoạt động trong giới Việt kiều và vận động các chính khách tư sản, hội Nhân quyền và Chính phủ Pháp thực hiện những cải cách ở Đông Dương trong khuôn khổ cải lương tư sản.

Ông bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo. Phan Chu Trinh khi ở Côn Đảo làm rất nhiều thơ, trong đó có bài:

CÔN LÔN TỨC CẢNH

Biển dân đời đổi mấy thu đông

Cụm núi Côn Lôn đứng vững trông

Bốn mặt dày vò oai sóng gió

Một mình che chở tội non sông

Cỏ hoa đất nở cây trăm thước

Rồng cá trời riêng cả một vùng

Nước biếc non xanh thiêng chẳng nhĩ

Gian nan xin hộ khách anh hùng

Năm 1911 ra tù ông sang Pháp, hoạt động trong Việt kiều yêu nước. Năm 1912, Phan Chu Trinh gặp Phan Văn Trường sang Pháp từ trước. Đầu năm 1914 ông và Phan Văn Trường thành lập ""Hội người Việt Nam yêu nước" tại Pháp. Tháng 4/1914 ông và Phan Văn Trường bị bắt vì bị vu cho là "Mật thông với kẻ thù của nước Pháp" (nước Đức). Phan Chu Trinh cũng đưa con là Phan Châu Dật là con thứ ba và là con trai duy nhất sang Pháp học. Trong thời gian Phan Chu Trinh bị giam ở ngục Săng đê, Châu Dật được phép mỗi tuần đến thăm cha hai lần chờ ở phòng khách thăm tù. Tháng 4/1914 chúng phải thả hai ông vì không có đủ chứng cứ buộc tội.

Ngày 3/2/1925 Phan Chu Trinh diễn thuyết lần cuối cùng ở hội Nhân quyền Paris. Ngày 28/5/1925 ông cùng Phan Văn Trường đi Mác Xây rồi về Sài Gòn.

Tháng 6/1925 Phan Chu Trinh về đến Sài Gòn. Ngày 24/3/1926, Phan Chu Trinh đột ngột qua đời tại Sài Gòn.