28 ngày đêm quyết định vận mệnh Trung Quốc

Chương 16

Docsach24.com
iết núi có hổ mà vẫn đi về phía núi đó”, được Mao Trạch Đông giao nhiệm vụ, Đặng Tiểu Bình đã chủ trì nhiều phiên họp của Bộ Chính trị phê bình Giang Thanh và nhóm Thượng Hải. Công việc này nói thì dễ nhưng bắt tay vào thực hiện thòi khó khăn, vì chẳng khác gì chọc vào tổ ong. Song nghĩ đến hành động hại dân, hại nước của Giang và phe phái, Đặng không thể không ra tay. Ngày 28 tháng 6 năm 1975, Giang Thanh đã phải viết kiểm điểm gửi cho Chủ tịch và các ủy viên Bộ Chính trị thú nhận “nhóm bốn người” sẽ dẫn đến sự phân liệt trong Đảng v.v...

Tuy vậy, Giang Thanh còn có một con bài khá lợi hại - ấy là Mao Viễn Tân, vậy người ấy là ai?

Tân là con trai của Mao Trạch Dân, gọi Mao Trạch Đông là bác ruột. Khi về sống vơi Mao, Viễn Tân còn là cậu bé quàng khăn đỏ, nhỏ thua Lý Nạp - con gái của Mao - một tuổi, và thấp hơn cô bé này một cái đầu, mọi người gọi cậu là  “bé hạt đậu”. Vào lúc thời kỳ đầu của Cách mạng văn hóa, đám Hồng vệ binh in phát tài liệu “Cuộc nói chuyện giữa Mao Chủ tịch với người cháu Viễn Tân”; từ đó, nhờ uy vọng của Mao, tên tuổi của Viễn Tân truyền khắp bốn biển.

Sau khi tốt nghiệp ở Học viện công trình quân sự Cáp Nhĩ Tân, Viễn Tân lập tức xung vào phái tạo phản, là đầu não của Ban tuyên huấn tỉnh Liêu Ninh, sau đó nhảy lên chức Phó chính ủy quân khu Thẩm Dương và Phó chủ tịch “ủy ban cách mạng” Liêu Ninh. Viễn Tân tôn thờ Mao Trạch Đông như vị thánh sống và tôn kính Giang Thanh như mẹ đẻ, hơn nữa, còn coi bà là thần hộ mệnh của mình. Năm 1973 Viễn Tân lập công với Giang Thanh bằng chiến tích “phản hồi triều” trong các trường học. Nhiều lần về kinh thăm hai bác, Viễn Tân được chăm nom như “Đông cung thái tử”. Tuy nhiệm sở ở Liêu Ninh, nhưng Viễn Tân vẫn thao túng, điều khiển cả hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang, người ta đã phong cho Viễn Tân là “Đông bắc thái thượng hoàng”. Viễn Tân cũng học cách nắm quyền, sai khiến người khác và theo đòi Giang Thanh trong cuộc sống cá nhân, thuốc lá thơm, phim ảnh nước ngoài v.v...

Từ ngày “ở riêng”, vợ con không ai được đến với Mao Trạch Đông khi ông chưa cho phép. Nay Mao lâm bệnh, không thể để ông “trống trải” như vậy, Giang Thanh bàn mãi với ba “đại thần” (Trương, Vương, Diêu) mới chọn được Mao Viễn Tân làm “liên lạc viên”. Kế sách này làm người ta nhớ lại Võ Tắc Thiên nhà Đường đã xem người cháu là Võ Tam Tư như thái tử.

10 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1975, Mao Viễn Tân về Trung Nam Hải nhậm chức “liên lạc viên” cho Mao Trạch Đông, tâu lên truyền xuống mọi việc giữa Mao và Trung ương, Quốc vụ viện. Sự kiện Viễn Tân được điều vào Trung Nam Hải làm việc bên cạnh Mao Trạch Đông gây ngạc nhiên cho nhiều người, vì đây là hiện tượng không bình thường trong sinh hoạt Đảng và cũng chưa có tiền lệ. Nhưng vì sức khỏe của Mao, mọi người đều tỏ thái độ kềm chế, từ đó Viễn Tân nói gì tức là lời của Mao Trạch Đông nói, cứ thế mà chấp hành!

Một ngày đầu mùa đông, gió lạnh tràn cả thành phố Bắc Kinh, Viễn Tân nhẹ nhàng vào phòng ngủ của Mao và làm ông tỉnh giấc.

- Bên ngoài chắc lạnh?... Gió thổi mạnh lắm... phải không...?

Giọng nói rất bé, lại chậm, nhưng vì nghe quen giọng nói Hồ Nam của Mao Trạch Đông nên Viễn Tân hiểu ngay. Anh không muốn báo cáo với ông về khí hậu thiên nhiên, mà tuân theo sự chỉ bảo của “mẹ” Giang Thanh, nhân cơ hội này bàn sang thời tiết chính trị.

- Dạ thưa Chủ tịch, gió cũng thường thổi, nhưng người ta cảm thấy hình như có luồng gió lạ.

- Gió gì?

Vì quen với phân tích, nên Mao rất nhạy với tình hình và lập tức “ngửi” thấy một động thái chính trị mới.

- Dạ thưa Chủ tịch, lúc còn làm việc dưới tỉnh, cháu đã cảm nhận được luồng gió này, đó là sự phủ định Cách mạng văn hóa.

Nghe đến mấy chữ “Cách mạng văn hóa”, Mao liền bật dậy nửa ngồi, nửa nằm bắt Viễn Tân tường trình cặn kẽ. Cách mạng văn hóa, một trong hai đại sự của đời ông, là tác phẩm đắc ý vào những năm cuối cùng, ông đã xem xét kỹ, công lớn hơn tội, đã kinh thiên động địa chưa từng có trong lịch sử, là một chiến tích phòng chống chủ nghĩa xét lại. Nếu có sai thì chỉ mình ông thừa nhận, không cho phép một ai được trách cứ, phê phán.

Còn Viễn Tân, anh cũng đắc ý vì đã đưa ông bác vào tròng của Giang Thanh, sẵn kịch bản trong tay, Viễn Tân trình bày 5 điểm phủ định Cách mạng văn hóa và cũng là phủ định Mao Trạch Đông. Nhưng quen với cách trừ tà đuổi gió, Mao muốn biết ngọn nguồn và sức mạnh của luồng gió lạ.

- Gió thổi có mạnh không, cháu?

- Dạ thưa bác, dạ thưa Chủ tịch, còn hơn cả hồi phê phán phái cực tả 72.

- À, còn mạnh hơn hồi năm 1972.

Lúc ấy ám chỉ Chu Ân Lai đã thổi lên luồng gió “phê cực tả”. Mao cau mày và bảo Viễn Tân nói tiếp.

- Cháu rất chú ý cách phát biểu của đồng chí Tiểu Bình, - Viễn Tân hạ giọng, vẻ mặt tỏ ra quan trọng. - Cháu thấy Tiểu Bình rất ít khi nhắc tới Cách mạng văn hóa, nhắc tới Lưu Thiếu Kỳ. Chủ tịch chỉ thị ba điều, nhưng... - Viễn Tân ngừng giây lát rồi nói nhỏ - Nhưng Tiểu Bình chỉ làm một, là sản xuất mà thôi. Bên ngoài đang lo lắng rằng trong Trung ương có kẻ phản phúc.

Không được, không thể chấp nhận một ai xuyên tạc hoặc phá hoại ba điều chỉ thị “học tập lý luận, tinh thông chủ nghĩa Mác Lê, phòng chống chủ nghĩa xét lại, đoàn kết ổn định, đưa kinh tế tiến lên”. Nhẽ nào Tiểu Bình chỉ lo kinh tế, chỉ lo sản xuất mà bỏ tất cả, không muốn đấu tranh giai cấp, phủ nhận Cách mạng văn hóa. Mao Trạch Đông nhớ lại lúc Khang Sinh lâm bệnh, cũng đã “cáo trạng” Đặng Tiểu Bình như vậy, sau đó Mao tiếp cận Đặng và thấy không có gì. Hôm nay nghe thằng cháu báo cáo, ông vừa tin cháu, lại vừa nuôi hy vọng là Đặng Tiểu Bình sẽ quay về “con đường chân chính”.

Ông nghĩ, có thể là sự bất mãn của Đặng đối với Cách mạng văn hóa, có thể là Đặng tính sổ, tính nợ mà Cách mạng văn hóa phải trả... biết lý do nào đây?

Mao ra lệnh cho Viễn Tân:

- Cháu gặp ngay Đặng Tiểu Bình, Uông Đông Hưng, Trần Tích Liên, nói là bác bảo họ nói rõ ra, không úp mở nữa, nói hết mọi ý kiến. À như thế này, cháu tìm Tiểu Bình, Tích Liên, Đông Hưng mở hội nghị nhỏ, cháu nói hết mọi phẽ, rồi báo cáo cho bác hay.

Liên lạc viên thực hiện chỉ thị mới nhất, nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn kiên định quan điểm của mình, không nhận sai lầm gì cả. Viễn Tân trở về và lại “thêm mắm thêm muối” báo cáo với Mao Trạch Đông.

Hai hôm sau, Mao bảo Viễn Tân thông báo bố trí họp Bộ Chính trị.

Mao căn dặn:

- Đối với Cách mạng văn hóa, nhìn chung là đúng đắn, song còn có chỗ chưa đầy đủ, bây giờ cần nghiên cứu những chỗ chưa đầy đủ đó, phương pháp có thể khó nhất trí...

Viễn Tân lĩnh hội ý đồ của Mao, thỉnh thị trở lại, nhưng đã sửa chữa đôi điều:

- Mục tiêu của hội nghị lần này là tranh thủ sự thống nhất sơ bộ trên nhận thức về Cách mạng văn hóa, thông qua thảo luận mà đoàn kết, công tác tốt... Có phải như thế không, thưa Chủ tịch?

- Đúng, Mao gật đầu và nói thêm: Không cho Giang Thanh biết việc này nghe chưa?

Viễn Tân tiết lộ mọi cơ mật cho “mẹ” Giang Thanh, và phe phái “nhóm bốn người” như chết đuối vớ được cọc, ngày đêm bàn mưu tính kế đánh đổ Đặng Tiểu Bình một lần nữa, đánh cho cả đời không ngóc đầu lên được.

Bộ Chính trị căn cứ chỉ thị của Mao Trạch Đông do “liên lạc viên”“ truyền đạt, đã triệu tập hội nghị khẩn cấp phê phán sai lầm của Đặng Tiểu Bình. Dựa theo ý kiến của Mao, thì Cách mạng văn hóa bảy phần đúng, ba phần sai, Mao bảo Đặng chủ trì ra một quyết nghị như vậy để khẳng định thành tích của Cách mạng văn hóa, Đặng đã từ chối và với sự tấn công mãnh liệt của “nhóm bốn người”, Bộ Chính trị phải đình chỉ công tác của Đặng Tiểu Bình.

Đó là những ngày buồn bã vào cuối năm 1975, lại một bước ngoặt nữa trong đời của Đặng Tiểu Bình, về một khía cạnh nào đó, Giang Thanh thật ghê gớm.