Nhà Thờ Đức Bà Paris

Nhà Thờ Đức Bà Paris

Tác giả: Victor Hugo
Số chương: 14
Lượt xem: 22983

“Nhà Thờ Đức Bà Paris” là một tác phẩm kinh điển trong nền văn học thế giới. Qua ngòi bút của nhà văn lẫy lừng Victo Hugo, cuốn sách như tái hiện lại một tấn bi kịch với sự tương phản sâu sắc trong xã hội nước Pháp lúc bấy giờ.

Victo Hugo là một nhà văn nổi tiếng của Pháp chuyên viết những tiểu thuyết theo chủ nghĩa lãng mạn. Bên cạnh đó, ông còn tham gia hoạt động chính trị và là một đại diện tiêu biểu của thế kỷ 19.

Sau khi ra mắt hai tác phẩm “Nhà Thờ Đức Bà Paris” và “Những Người Khốn Khổ”, tên tuổi của ông đã vang danh khắp nước Pháp. Những sáng tác của ông gồm đa dạng các thể loại và bao hàm nhiều lĩnh vực khác nhau, ông còn khẳng định tài năng của mình trên sân khấu và thơ ca trữ tình. Sau nhiều năm hoạt động nghệ thuật, ông trở thành một gương mặt nổi bật của cả thời đại. Khi ông mất, nhà nước trang trọng cử hành quốc tang để bày tỏ sự tri ân đối với những cống hiến của ông trong nền văn học cũng như chính trị nước Pháp.

Cuốn sách Nhà Thờ Đức Bà Paris tái hiện lại thành phố Paris vào năm 1482, lúc này đang diễn ra “lễ hội của những người điên” – một ngày lễ đặc trưng của nước Pháp.

Công chúng đang tụ tập lại để thưởng thức vở thánh kịch của Pierre Gringoire – một thi sĩ nghèo. Trong khi đó, cô gái Esméralda xinh đẹp đang trình diễn tiết mục múa rong trước nhà thờ Đức Bà. Chính hành động đó đã thu hút sự chú ý của giám mục nhà thờ Claude Frollo. Mặc dù tỏ thái độ cấm đoán đối với hành vi của Esméralda nhưng ông không thể cưỡng lại được sự thu hút của cô gái trẻ này. Ông tìm mọi cách để có được cô, chính vì vậy Quasimodo – một kẻ dị hình vừa mù, vừa thọt được cử đi để bắt cóc cô gái ấy. Thế nhưng, đại uý Phoebus đã kịp thời phát hiện và ngăn cản, đồng thờ bắt giam Quasimodo. Kể từ đó, cô gái trẻ đem lòng cảm mến vị đại úy oai phong kia, không hề hay biết phía sau luôn có một người dõi theo cô, tất nhiên không phải là vị giám mục tàn nhẫn…


SÁCH CÙNG CHUYÊN MỤC