Viên ngọc của hoàng đế

Chương 5

Docsach24.com

ính gác ở Cửa Nam quận lỵ vẫn để hé một cánh cổng thành: dân chúng ở quận vẫn lác đác trở về thành mặc dù đêm đã khuya. Và khi vào thành sau lúc nửa đêm họ phải trao cho viên thập trưởng một thẻ bài, giống như quân bài mà Địch công thường chơi, mỗi thẻ bài đều có ghi số. Ai không có thẻ bài thì phải phạt năm tiền và bị ghi tên, địa chỉ và nghề nghiệp.

Khi viên thập trưởng nhận ra Địch công cả hai cánh cổng đều được mở rộng. Địch công dừng ngựa hỏi thập trưởng:

 Có kẻ bị thương nào vừa vào thành không?

Viên thập trưởng lau mồ hôi trán và lúng túng trả lời:

 Thật là khó nói, thưa đại nhân. Rất khó theo dõi vì quá đông người vào thành... Đông lắm!

 Được rồi, nhưng từ giờ phút này phải xét kỹ mọi người. Nếu thấy ai bị thương vì dao đâm thì bắt giữ ngay, giải về nha phủ, dù họ là ai. Hãy truyền lệnh này cho ba cửa còn lại.

Địch công vào thành. Phố xá vẫn nhộn nhịp người vui chơi, các hàng quán vẫn đông nghịt khách hàng. Ông đi về khu tây, nơi ông Khấu ở. Một người lính đưa ông đến dinh thự ông Khấu. Người gác cổng nhận ra quan án sát, vội chạy vào báo cho chủ nhân.

Ông Khấu vội ra cửa đón, vẻ rầu rĩ, và quên cả phép xã giao, ông hỏi ngay:

 Có tai nạn ạ?

 Đúng vậy! Nhưng ta vào nhà đã!

 Ồ, ngàn lần xin đại nhân thứ lỗi! - Ông Khấu nói cuống quýt và hấp tấp đưa Địch công vào phòng khách.

Khi đã an toạ, Địch công hỏi:

 Bà hai của ông có phải là bà Diên Hương không?

 Dạ, đúng vậy, - ông Khấu đứng vọt lên - Chắc là có chuyện gì đã xảy ra? Bà ấy đi có việc sau bữa ăn tối và giờ này vẫn chưa về. Tôi rất lo... - Ông Khấu ngừng nói khi thấy quản gia bưng khay trà vào.

Trong khi ông Khấu rót trà, Địch công vuốt ria ngắm nhìn khuôn mặt chủ nhân. Khi ông Khấu ngồi xuống, Địch công buồn bã nói:

 Ta rất lấy làm tiếc báo tin cho ông: bà nhà đã bị sát hại.

Ông Khấu xanh xám cả người, bất động nhìn Địch công với cặp mắt đầy kinh hãi, và rồi bất chợt kêu lên:

 Bị sát hại? Sao lại xảy ra chuyện đó? Ai là kẻ giết người? Bà ấy bị hại ở đâu?

Địch công giơ tay, nói:

 về câu hỏi cuối, thì ông đã biết rồi. Chính ông đã cử bà nhà đến khu vắng vẻ ấy!

 Ở một khu vắng vẻ? Trời ơi! Tại sao bà ấy lại không nghe lời tôi? Tôi van xin bà ấy cho tôi biết nơi bà ấy định đến, nhưng...

 Tốt nhất, ông nên kể lại từ đầu câu chuyện. Ông hãy uống trà đi. Ông đang bị xúc động mạnh đấy. Neu tôi không biết ngay các chi tiết, thì sẽ không bao giờ bắt được tên sát nhân.

Sau khi uống mấy hớp trà liền, ông Khấu hỏi, giọng bình tĩnh hơn:

 Ai là kẻ giết người?

 Một người mà ta chưa biết tên!

 Bà ấy chết ra sao?

 Một nhát dao găm đâm trúng tim, không kịp cảm thấy đau đớn.

Ông Khấu gật đầu, nói năng dịu dàng hơn:

 Đó là một phụ nữ đáng ca ngợi, thưa quan án sát. Cô ấy có tài đánh giá chính xác giá trị các đồ cổ, nhất là về các loại ngọc. Cô ấy thường đi cùng tôi trong công việc khảo cổ. Và là một bạn đường tuyệt diệu...

Ông Khấu đau khổ nhìn chiếc tủ, trong đó xếp sắp rất nghệ thuật các đồ cổ và các viên ngọc quý.

 Chính tay cô ấy đã sắp xếp chúng, lên danh mục, thế mà cách đây bốn năm, cô ấy còn mù chữ. Và chỉ sau hai năm được tôi kèm cặp, cô ta đã viết rất đẹp...

Bất chợt ông Khấu ngừng lời, lấy tay ôm mặt.

 Ông mua bà ấy của ai? - Địch công nhẹ nhàng hỏi.

 Cô ấy là đầy tớ ở nhà ông Đồng Khoan.

 Đồng Khoan à? - Địch công thốt lên. - Đó là tên ta đọc thấy dưới bảng khắc: “Biệt thự dòng sông” ở khu nhà bỏ hoang. Bà ấy cho biết là ngôi nhà bà ấy thuộc như lòng bàn tay mình, và người chờ bà ta ở đó cũng biết rõ ngôi nhà như bà ta biết!

Chợt Địch công nói lớn:

 Có phải ông ta là bố của Đồng Mai, người đánh chiêng chết chiều nay?

 Đúng như vậy, thưa đại nhân. Diên Hương mồ côi và được ông bà Đồng Khoan nuôi. Cách đây bốn năm, ông Đồng phải bán hết tài sản để trả nợ, ông ta muốn thu xếp cho Diên Hương đến ở một nhà tử tế. Tôi đã mua cô ta giá bốn mươi lượng vàng để làm nô tỳ. Và rồi, cô ta ngày càng trở nên xinh đẹp, như một viên đá quý, càng mài càng lộ rõ phẩm chất... Và cô ta... - Ông Khấu lau cặp mắt đỏ lừ, một lúc sau mới nói được tiếp - Bà cả nhà tôi bị một chứng nan y, nên hai năm sau, tôi lấy cô Diên Hương làm vợ hai. Tôi biết là tôi già hơn cô ta, nhưng chúng tôi đều có chung một say mê...

 Ta hiểu rồi! Giờ thì ông hãy cho ta biết: ông giao nhiệm vụ gì cho bà ta?

Ông Khấu chậm rãi cạn chén trà, rồi trả lời:

 Chuyện là thế này, thưa đại nhân. Cô ấy giới thiệu với tôi về khả năng thu thập, tìm kiếm các đồ cổ của Đồng Mai. Cô ấy hiếu rất rõ anh ta, vì họ cùng được dạy dỗ, nuôi nấng như nhau. Cách đây hai hôm, cô ấy cho biết là Đồng Mai đã tìm ra một chiếc lọ rất cố và có giá trị rất lớn. Đó là chiếc lọ đẹp nhất của Trung Hoa và giá là một trăm lượng vàng. Theo cô ấy thì giá trị đúng là phải gấp đôi số tiền đó. Vì là vật quý hiếm mà nhiều nhà sưu tầm đồ cổ muốn có, Đồng đề nghị là vai trò môi giới của anh ta phải tuyệt đối giữ bí mật. Cô ấy còn nói thêm: vật đó phải được giao ở một điếm bí mật, chắc chắn mà cả hai đều biết rõ. Họ hẹn gặp nhau tối nay. Tôi cố thuyết phục cô ấy là không nên đến đó vì thân gái một mình, lại mang theo một số vàng lớn... Nhưng cô ấy không nghe, nói rằng mọi việc đã thu xếp ổn thoả, không có gì phải e ngại cả. Sau cuộc đua thuyền, Đồng chết nên tôi nghĩ là cô ta sẽ uổng công chờ Đồng. Tôi hy vọng là khi về nhà sẽ gặp cô ta. Nhưng đâu có thấy! Tôi bắt đầu lo lắng, nhưng biết làm gì được, vì tôi đâu có biết nơi hẹn hò của họ!

 Điều ấy thì ta có thể cho ông biết. Họ hẹn nhau ở ngôi nhà cũ của Đồng Khoan, gần khu Rừng Cây thuốc. Bà nhà không biết tin Đồng chết. Một kẻ khác biết được cuộc hẹn hò đó, đã đến đó thay Đồng. Tên này đã giết bà Diên Hương và cướp đi số vàng. Và có thế cả chiếc lọ cổ nữa! Ông đã nói là một chiếc lọ cổ?

 Trời ơi! Ngôi nhà bỏ hoang! Đúng là nơi mà cả hai đều biết rõ, nhưng...

Địch công nhìn thăm dò ông Khấu:

 Tại sao mọi người nói ngôi nhà ấy có ma?

Ông Khấu ngạc nhiên, ngửng đầu nói:

 Có ma à? Thưa đại nhân! ô, là vì gần Rừng Cây thuốc. Cách đây hàng thế kỷ, vùng ấy còn là đầm lầy và rừng già âm u, và con sông còn rộng lớn hơn giờ đây. Vùng ấy là trung tâm thờ cúng Nữ thần Sông, tức Bạch thần. Các ngư dân và lái thuyền từ khắp nơi về đó để cúng lễ. Giữa khu Rừng Cây thuốc là một miếu thờ rất nguy nga với bức tượng Nữ thần Sông bằng đá to lớn. Mỗi năm một nam giới bị tế sống trước ban thờ. Rồi dần dần khu rừng già bị chặt phá, lụi dần và chỉ còn lại miếu thờ, dân chúng vì mê tín nên cố giữ lại. Rồi thì triều đình ra lệnh bỏ cúng Thần Sông theo cách hàng năm giết một nam giới để làm lễ vật. Và sau đó, một trận động đất dữ dội đã phá huỷ một phần toà miếu, giết chết vị trụ trì và hai người giúp việc. Dân chúng cho là Thần Sông nối giận, toà miếu bị bỏ hoang và dân chúng xây một toà miếu khác ở bờ sông gần cầu Đá. Các đường mòn dẫn đến Rừng Cây thuốc cũng bị cỏ lau xoá đi dần. Những người đi hái thuốc cũng không dám đi vào khu đó. Chắc đại nhân cũng biết là các rễ cây ở Rừng Cây thuốc rất công hiệu, giá bán rất cao.

Ông Khấu nhíu mày, hình như ông đã lạc đề nên ông hắng giọng nhiều lần, rót nước và nói tiếp:

 Cách đây mười năm, khi ông Đồng Khoan muốn xây một ngôi nhà nghỉ gần Rừng Cây thuốc, thì dân làng cho là một chuyện điên rồ kỳ lạ, làm náo động cả nơi thần bí, nên họ từ chối không làm cho ông ta, sợ rằng Bạch thần nổi giận, làm cho đất đai khô cằn và giáng thêm nhiều tai hoạ khác nữa. Nhưng ông Đồng là con người bướng bỉnh như một con lừa, hơn nữa ông ta là người miền bắc, không tin mấy vào chuyện thần thánh. Ông ta thuê thợ ở địa phương khác đến xây nhà; và cả gia đình ông ta về ở ngôi nhà đó. Tôi đã đến chơi với ông ta vài lần. Ông ta có một bộ sưu tầm giá trị đặc biệt, đó là các đồ đồng cổ mà giờ đây không ai có được. Nhưng thật đáng tiếc vì... - Ông Khấu ngừng giữa chừng, lắc đầu buồn chán, song lại chậm rãi kế tiếp:

 Cách đây bốn năm, sau một ngày nóng oi bức, ông Đồng ngồi nghỉ ở lầu phía đông để hóng mát, thì bất chợt Thần Sông - Bạch thần xuất hiện ở Rừng Cây thuốc. Sau này ông ấy có kể lại cho tôi... Thật là kinh sợ: Nữ thần trần truồng, chỉ khoác một chiếc áo dài trắng đẫm máu, bộ tóc dài ướt đẫm rủ trước mặt, các ngón tay có móng sắc nhọn nhỏ máu, tiến về phía ông ta và thét lên the thé.

Cả nhà ông Đồng vội vàng bỏ chạy. Đúng lúc đó, mưa to ào ào trút xuống. Sấm chớp liên tục xé màn đen, và một cơn lũ tràn qua khu nhà. Cả gia đình ông Đồng chạy đến khu có dân làng người ướt như chuột lột, quần áo rách bươm vì gai góc. Và ông ta quyết định phải rời bỏ ngay khu nhà đó. Đau khố hơn, là ít hôm sau, việc kinh doanh của ông ta bị thất bại, đi đến phá sản. Ông ta phải bán ngôi nhà ấy cho một nhà buôn bán thuốc và đi khỏi nơi đây.

Ông Khấu ngừng lời. Địch công chăm chú nghe câu chuyện, tay vuốt bộ râu đen. Sau một lúc im lặng, ông hỏi:

 Thế vì sao mà cô Diên Hương đã biết là nhà có ma, mà vẫn liều đến đó trong đêm tối?

 Cô ấy không tin là nhà có ma, thưa đại nhân. Cô ấy cho rằng dân làng dựng lên màn kịch đó để hù doạ ông Đồng. Hơn nữa, cô ấy là nữ giới nên không có gì phải sợ thần Sông. Vì thần Sông là tượng trưng cho các lực lượng thần bí che chở cho nữ giới mà. Người ta chỉ cống lễ nam giới cho Nữ thần, chứ đâu phải là phụ nữ hoặc con gái trẻ.

Địch công gật đầu đồng tình và uống hai, ba hớp trà. Đặt chén xuống, ông lấy vẻ nghiêm khắc nói với ông Khấu:

 Ông đã ích kỷ đẩy vợ vào một vụ mạo hiểm để ông kiếm lời và đưa bà ta đến chỗ chết. Ông phải chịu tất cả trách nhiệm về vụ này. Thế mà giờ đây ông lại đưa ra câu chuyện tầm phào về một chiếc lọ cổ. Thôi, ông đừng ngắt lời ta, ông tưởng ta ngu ngốc tin là một chiếc lọ cổ, dù cổ xưa nhất, có giá là một trăm lượng vàng à? Thôi nào, hãy nói ra sự thật. Cô Diên Hương đi mua vật gì cho ông?

Ông Khấu giậm chân, rồi đi đi lại lại, rõ ràng là đang lúng túng. Sau cùng, ông ta quyết định dừng lại trước Địch công, rồi nhìn ra cửa xem đã thật đóng lại chưa, và thầm thì vào tai Địch công.

 Đó là Viên ngọc của Hoàng đế!