Gợi ý tham khảo:
Theo Hoài Thanh toàn bộ "tinh thần thơ mới" là ở chữ tôi:
+ Điểm khác nhau cơ bản giữa thơ mới và thơ cũ là ở chữ tôi và chữ ta. Ngày trước là thời chữ ta, là ý thức đoàn thể), bây giờ là thời của chữ tôi, là ý thức cá nhân.
+ Chữ tôi trước đây nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chữ ta. Chữ tôi bây giờ là chữ tôi theo ý nghĩa tuyệt đối của nó.
+ Chữ tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp ở chỗ nó không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước như cái khí phách ngang tàng của Lí Bạch, cái tự trọng cơ hàn như Nguyễn Công Trứ mà rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, bàng hoàng mất lòng tin…Nói chung, thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi trong hồn người thanh niên.
+ Họ giải quyết bi kịch đó bằng cách gửi cả vào tiếng Việt, vì thế tiếng Việt là “tấm lụa hứng vong hồn các thế hệ đã qua”, vì họ tin vào tinh thần giống nòi và vì cảm thấy cần phải "tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai".
- Nội dung của tinh thần thơ Mới:
+ Đoạn trích nêu rõ nội dung của tinh thần thơ Mới là ở chữ tôi, nói lên bi kịch của các nhà thơ Mới.
+ Khẳng định lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của các nhà thơ Mới
- So sánh thơ Mới và thơ cũ:
+ Điểm giống: đều nói về con người có thể là chủ thể hay khách thể của hành động; có khi dùng "ta" lại diễn tả cái "tôi"
+ Khác:
Thơ cũ: cái ta:diễn tả cái chung, cái ý thức cộng đồng
Thơ mới: cai tôi: cái riêng, ý thức cá nhân
Thơ Mới có nhiều cách tân về nghệ thuật hơn thơ cũ.